Điểm tin doanh nghiệp | Short News

Thông tin tiêu điểm về liên quan đến doanh nghiệp, doanh nhân đang đươc dư luận quan tâm ngày  23/09/2023  được cập nhật dưới dạng điểm tin ngắn trên Fanpage Doanh nghiệp Duan24h.net.

DOANH NGHIỆP LÃI SUẤT NGÂN HÀNG DOANH NHÂN NHÀ Ở XÃ HỘI TƯ VẤN LUẬT HƯỚNG NHÀ THEO TUỔI XEM TUỔI XÂY DỰNG



Comments Box SVG iconsUsed for the like, share, comment, and reaction icons

Nhà Tân Hiệp Phát: Một tuần lập 10 công ty BĐS, liên tục "ôm" đất vàng

Dù mới chỉ lấn sân sang lĩnh vực bất động sản vài năm trở lại đây nhưng gia đình ông chủ Tân Hiệp Phát đã sở hữu quỹ đất trải dài khắp các tỉnh thành phía Nam.

Lập hàng chục công ty bất động sản

Thành lập vào năm 1994, Tân Hiệp Phát được biết đến là doanh nghiệp lớn trong ngành đồ uống, nước giải khát. Gia đình chủ tịch Tân Hiệp Phát chỉ mới lấn sân sang lĩnh vực kinh doanh bất động sản (BĐS) từ năm 2018.

Giai đoạn 2018 – 2019, gia đình ông chủ Tân Hiệp Phát gây chú ý khi thành lập hơn 20 công ty có ngành nghề kinh doanh BĐS với tổng vốn điều lệ lên đến 20.000 tỷ đồng.

Đỉnh điểm năm 2019, chỉ trong vòng một tuần, vợ ông Trần Quí Thanh và hai con gái Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích đã thành lập 10 công ty BĐS. Mỗi công ty có vốn điều lệ 1.500 tỷ đồng.

Về cơ cấu sở hữu, bà Trần Uyên Phương thường nắm 99,9% vốn tại các công ty này. Phần vốn góp ít ỏi còn lại do bà Trần Ngọc Bích và bà Phạm Thị Nụ, vợ ông Trần Quí Thanh, nắm giữ.

Ông Thanh rất ít khi xuất hiện trong thành phần cổ đông của các công ty BĐS thuộc hệ sinh thái Tân Hiệp Phát. Hầu hết do vợ ông và hai con gái đứng tên góp vốn.

Chỉ ít tháng sau khi thành lập, 10 công ty BĐS bất ngờ giải thể, với cùng lý do “không có dự án để đầu tư, phát triển và việc duy trì hoạt động của doanh nghiệp không có hiệu quả”.

Trong hơn 20 công ty, hiện chỉ còn một số ít công ty còn hoạt động. Đơn cử như Công ty Cổ phần Đầu tư Century Bay Đà Nẵng (Century Bay Đà Nẵng) do bà Trần Uyên Phương đại diện pháp luật.

Century Bay Đà Nẵng là chủ sử dụng 2 khu “đất vàng” tổng diện tích gần 15.000m2 tại P.An Hải Bắc (Q.Sơn Trà, Đà Nẵng). Năm 2018, Công ty Tân Hiệp Phát nhận chuyển nhượng quyền sử dụng của hai khu đất này từ một cá nhân rồi lại chuyển nhượng cho Century Bay Đà Nẵng.

Do chậm đưa đất vào sử dụng, tháng 3/2022, Sở TN&MT TP. Đà Nẵng yêu cầu Century Bay Đà Nẵng thực hiện cam kết triển khai thủ tục để xây dựng dự án, trường hợp vi phạm sẽ thu hồi đất.

Một doanh nghiệp khác là Công ty Cổ phần BĐS Song Thanh. Công ty này đang triển khai dự án khu phức hợp Suntory Bay nằm trên đường Bạch Đằng (Q.Hải Châu, Đà Nẵng), với tổng mức đầu tư 5.000 tỷ đồng.

Tại TP.HCM, năm 2018, gia đình ông chủ Tân Hiệp Phát đã bỏ ra 163 tỷ đồng để nhận chuyển nhượng 8 lô “đất vàng” từ một cá nhân.

Kể từ khi gia nhập lĩnh vực BĐS, Tân Hiệp Phát đã âm thầm gom quỹ đất. BĐS của doanh nghiệp này trải dài khắp các tỉnh thành nhưng chủ yếu ở TP.Đà Nẵng, TP.HCM và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Liên tiếp trúng đấu giá ‘đất vàng’

Ngoài tích luỹ các khu “đất sạch” để không phải giải phóng mặt bằng, chiến thuật thu gom quỹ đất của gia đình ông chủ Tân Hiệp Phát còn đến từ việc tham gia các cuộc đấu giá đất.

Tháng 12/2022, ông Trần Quí Thanh có mặt tại buổi đấu giá 4 lô “đất vàng” tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm gây xôn xao dư luận. Được đồn thổi là “đại gia có nhiều tiền mặt nhất Việt Nam”, nhưng khi kết thúc buổi đấu giá này, ông chủ Tân Hiệp Phát chỉ ra về tay trắng.

Giai đoạn 2017 – 2020, trong 9 khu đất tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bán đấu giá thành công, thì có 3 khu đất về tay ông Thanh và con gái Trần Ngọc Bích.

Đầu tiên là khu đất 18.165,8m2 đường D5, P.10, TP.Vũng Tàu. Khu đất này được mang ra bán đấu giá vào tháng 5/2019 với giá khởi điểm 255,2 tỷ đồng. Bước giá áp dụng cho mỗi vòng trả giá là 8 tỷ đồng.

Sau khi có thông báo bán đấu giá khu đất trên, ông Trần Quí Thanh và 5 tổ chức nộp hồ sơ. Sau 9 vòng, ông chủ Tân Hiệp Phát đã trúng đấu giá khu đất khi bỏ giá 394,1 tỷ đồng.

Khu đất này được quy hoạch xây dựng chung cư cao 33 tầng. Đến cuối năm 2022, ông Thanh vẫn chưa thể xây dựng vì dự án chưa được duyệt chỉ tiêu quy hoạch, xây dựng.

Khu đất thứ hai về tay gia đình ông chủ Tân Hiệp Phát là 9.994,8m2 đất tại đường Bến Đầm, huyện Côn Đảo. Theo quy hoạch xây dựng, khu đất này được xây công trình cao 3 tầng, chiều cao tối đa 14m, mật độ xây dựng 25%.

Khu đất trên có giá khởi điểm 64 tỷ đồng, chỉ có bà Trần Ngọc Bích và một doanh nghiệp tham gia đấu giá vào tháng 2/2020. Tại vòng thứ 8, bà Trần Ngọc Bích bỏ giá 80,1 tỷ đồng để giành quyền sử dụng khu đất.

Sau khu đất gần 10.000m2 tại huyện Côn Đảo, vào tháng 3/2020, bà Trần Ngọc Bích tiếp tục trúng đấu giá khu đất 20.040,1m2 tại thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ khi bỏ giá 170 tỷ đồng.

Nhiều nghi vấn nhất là cuộc đấu giá khu đất 79.481,9m2 khu An Hải – An Hội, huyện Côn Đảo diễn ra vào ngày 25/12/2019. Khu đất này có giá khởi điểm 537,129 tỷ đồng, chỉ có bà Trần Ngọc Bích và một người khác tham gia đấu giá.

Tại vòng 1, bà Trần Ngọc Bích trả giá hơn 537,3 tỷ đồng, trong khi đó đối thủ của bà trả mức giá 537,2 tỷ đồng. Bước qua vòng 2, cả hai người tham gia đấu giá đều không nhận phiếu trả giá và kết quả con gái ông Trần Quí Thanh là người trúng đấu giá.

Qua thẩm định, cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xác định hai cá nhân tham gia đấu giá có sự trùng hợp về thời gian, địa điểm xác nhận số dư tài khoản ngân hàng, cam kết cấp tín dụng của ngân hàng; trùng khớp về địa điểm công chứng uỷ quyền tham gia đấu giá.

Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đã giao cơ quan công an phối hợp với các sở, ngành liên quan rà soát, thẩm tra mối quan hệ giữa hai người tham gia đấu giá, trực tiếp đấu giá. Đến nay, vẫn chưa có quyết định công nhận kết qủa trúng đấu giá khu đất này cho bà Trần Ngọc Bích.

Theo PLO
... See MoreSee Less

Nhà Tân Hiệp Phát: Một tuần lập 10 công ty BĐS, liên tục ôm đất vàng

Dù mới chỉ lấn sân sang lĩnh vực bất động sản vài năm trở lại đây nhưng gia đình ông chủ Tân Hiệp Phát đã sở hữu quỹ đất trải dài khắp các tỉnh thành phía Nam.

Lập hàng chục công ty bất động sản  

Thành lập vào năm 1994, Tân Hiệp Phát được biết đến là doanh nghiệp lớn trong ngành đồ uống, nước giải khát. Gia đình chủ tịch Tân Hiệp Phát chỉ mới lấn sân sang lĩnh vực kinh doanh bất động sản (BĐS) từ năm 2018. 

Giai đoạn 2018 – 2019, gia đình ông chủ Tân Hiệp Phát gây chú ý khi thành lập hơn 20 công ty có ngành nghề kinh doanh BĐS với tổng vốn điều lệ lên đến 20.000 tỷ đồng. 

Đỉnh điểm năm 2019, chỉ trong vòng một tuần, vợ ông Trần Quí Thanh và hai con gái Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích đã thành lập 10 công ty BĐS. Mỗi công ty có vốn điều lệ 1.500 tỷ đồng.

Về cơ cấu sở hữu, bà Trần Uyên Phương thường nắm 99,9% vốn tại các công ty này. Phần vốn góp ít ỏi còn lại do bà Trần Ngọc Bích và bà Phạm Thị Nụ, vợ ông Trần Quí Thanh, nắm giữ. 

Ông Thanh rất ít khi xuất hiện trong thành phần cổ đông của các công ty BĐS thuộc hệ sinh thái Tân Hiệp Phát. Hầu hết do vợ ông và hai con gái đứng tên góp vốn. 

Chỉ ít tháng sau khi thành lập, 10 công ty BĐS bất ngờ giải thể, với cùng lý do “không có dự án để đầu tư, phát triển và việc duy trì hoạt động của doanh nghiệp không có hiệu quả”. 

Trong hơn 20 công ty, hiện chỉ còn một số ít công ty còn hoạt động. Đơn cử như Công ty Cổ phần Đầu tư Century Bay Đà Nẵng (Century Bay Đà Nẵng) do bà Trần Uyên Phương đại diện pháp luật. 

Century Bay Đà Nẵng là chủ sử dụng 2 khu “đất vàng” tổng diện tích gần 15.000m2 tại P.An Hải Bắc (Q.Sơn Trà, Đà Nẵng). Năm 2018, Công ty Tân Hiệp Phát nhận chuyển nhượng quyền sử dụng của hai khu đất này từ một cá nhân rồi lại chuyển nhượng cho Century Bay Đà Nẵng. 

Do chậm đưa đất vào sử dụng, tháng 3/2022, Sở TN&MT TP. Đà Nẵng yêu cầu Century Bay Đà Nẵng thực hiện cam kết triển khai thủ tục để xây dựng dự án, trường hợp vi phạm sẽ thu hồi đất. 

Một doanh nghiệp khác là Công ty Cổ phần BĐS Song Thanh. Công ty này đang triển khai dự án khu phức hợp Suntory Bay nằm trên đường Bạch Đằng (Q.Hải Châu, Đà Nẵng), với tổng mức đầu tư 5.000 tỷ đồng. 

Tại TP.HCM, năm 2018, gia đình ông chủ Tân Hiệp Phát đã bỏ ra 163 tỷ đồng để nhận chuyển nhượng 8 lô “đất vàng” từ một cá nhân. 

Kể từ khi gia nhập lĩnh vực BĐS, Tân Hiệp Phát đã âm thầm gom quỹ đất. BĐS của doanh nghiệp này trải dài khắp các tỉnh thành nhưng chủ yếu ở TP.Đà Nẵng, TP.HCM và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 

Liên tiếp trúng đấu giá ‘đất vàng’

Ngoài tích luỹ các khu “đất sạch” để không phải giải phóng mặt bằng, chiến thuật thu gom quỹ đất của gia đình ông chủ Tân Hiệp Phát còn đến từ việc tham gia các cuộc đấu giá đất. 

Tháng 12/2022, ông Trần Quí Thanh có mặt tại buổi đấu giá 4 lô “đất vàng” tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm gây xôn xao dư luận. Được đồn thổi là “đại gia có nhiều tiền mặt nhất Việt Nam”, nhưng khi kết thúc buổi đấu giá này, ông chủ Tân Hiệp Phát chỉ ra về tay trắng. 

Giai đoạn 2017 – 2020, trong 9 khu đất tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bán đấu giá thành công, thì có 3 khu đất về tay ông Thanh và con gái Trần Ngọc Bích.

Đầu tiên là khu đất 18.165,8m2 đường D5, P.10, TP.Vũng Tàu. Khu đất này được mang ra bán đấu giá vào tháng 5/2019 với giá khởi điểm 255,2 tỷ đồng. Bước giá áp dụng cho mỗi vòng trả giá là 8 tỷ đồng.

Sau khi có thông báo bán đấu giá khu đất trên, ông Trần Quí Thanh và 5 tổ chức nộp hồ sơ. Sau 9 vòng, ông chủ Tân Hiệp Phát đã trúng đấu giá khu đất khi bỏ giá 394,1 tỷ đồng. 

Khu đất này được quy hoạch xây dựng chung cư cao 33 tầng. Đến cuối năm 2022, ông Thanh vẫn chưa thể xây dựng vì dự án chưa được duyệt chỉ tiêu quy hoạch, xây dựng. 

Khu đất thứ hai về tay gia đình ông chủ Tân Hiệp Phát là 9.994,8m2 đất tại đường Bến Đầm, huyện Côn Đảo. Theo quy hoạch xây dựng, khu đất này được xây công trình cao 3 tầng, chiều cao tối đa 14m, mật độ xây dựng 25%. 

Khu đất trên có giá khởi điểm 64 tỷ đồng, chỉ có bà Trần Ngọc Bích và một doanh nghiệp tham gia đấu giá vào tháng 2/2020. Tại vòng thứ 8, bà Trần Ngọc Bích bỏ giá 80,1 tỷ đồng để giành quyền sử dụng khu đất. 

Sau khu đất gần 10.000m2 tại huyện Côn Đảo, vào tháng 3/2020, bà Trần Ngọc Bích tiếp tục trúng đấu giá khu đất 20.040,1m2 tại thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ khi bỏ giá 170 tỷ đồng. 

Nhiều nghi vấn nhất là cuộc đấu giá khu đất 79.481,9m2 khu An Hải – An Hội, huyện Côn Đảo diễn ra vào ngày 25/12/2019. Khu đất này có giá khởi điểm 537,129 tỷ đồng, chỉ có bà Trần Ngọc Bích và một người khác tham gia đấu giá. 

Tại vòng 1, bà Trần Ngọc Bích trả giá hơn 537,3 tỷ đồng, trong khi đó đối thủ của bà trả mức giá 537,2 tỷ đồng. Bước qua vòng 2, cả hai người tham gia đấu giá đều không nhận phiếu trả giá và kết quả con gái ông Trần Quí Thanh là người trúng đấu giá. 

Qua thẩm định, cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xác định hai cá nhân tham gia đấu giá có sự trùng hợp về thời gian, địa điểm xác nhận số dư tài khoản ngân hàng, cam kết cấp tín dụng của ngân hàng; trùng khớp về địa điểm công chứng uỷ quyền tham gia đấu giá.

Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đã giao cơ quan công an phối hợp với các sở, ngành liên quan rà soát, thẩm tra mối quan hệ giữa hai người tham gia đấu giá, trực tiếp đấu giá. Đến nay, vẫn chưa có quyết định công nhận kết qủa trúng đấu giá khu đất này cho bà Trần Ngọc Bích. 

Theo PLOImage attachment

Comment on Facebook

chào c Em check page c hiện tại rất yếu c nên kéo người theo dõi vào đi c Page càng nhiều người theo dõi thì page đó càng mạnh Lượng tương tác và độ hiển thị càng cao đó ạ 1000 người theo dõi giá 198k Người thật và vĩnh viễn luôn c nha Và bên em kéo người theo dõi đúng đối tượng khách hàng mà chị muốn kéo luôn đó ạ Giúp c có nhiều khách hàng😗: 😁: Và bên em làm xog rồi mới thanh toán nên chị yên tâm✋: Đc thì c đồng hành cùng với em 1000 người chị nha👆:

Gần 149.000 lao động mất việc vì doanh nghiệp giảm đơn hàng

Số lao động mất việc chủ yếu tập trung tại các ngành dệt may, da giày, sản xuất linh kiện và sản phẩm điện tử...

Báo cáo tình hình lao động việc làm quý I/2023 được Tổng cục Thống kê công bố cho biết tình trạng nhiều doanh nghiệp ở các ngành nghề, địa phương cắt giảm đơn hàng đã diễn ra từ quý IV/2022 và tiếp tục tiếp diễn sang quý I/2023. Điều này dẫn đến hàng trăm nghìn người lao động bị giảm giờ làm, mất việc làm, ảnh hưởng tới đời sống của người lao động.

Theo Tổng cục Thống kê, báo cáo nhanh từ các địa phương cho biết số lao động nghỉ giãn việc của các doanh nghiệp trên cả nước trong quý I/2023 có giảm 2.000 người so với quý IV/2022 song vẫn ở mức là gần 294.000 người.

Số lao động bị giãn việc trong 3 tháng đầu năm đa số ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 83,8%). Trong đó, tập trung chủ yếu ở ngành da giày với 44,2%, dệt may 18,8%. Cũng như tập trung ở một số địa phương như: Bắc Giang (16.000 người), Ninh Bình (19,7 nghìn người), Thanh Hóa (62.400 người), Tây Ninh (khoảng 21.800 người), Bình Dương (khoảng 36.400 người), Đồng Nai (khoảng 35.000 người), TP Hồ Chí Minh (khoảng 19.800 người)…

Trong khi đó theo thống kê, trong quý I/2023, cả nước có đến 149.000 lao động bị mất việc tại các doanh nghiệp (so với 118.000 lao đông bị mất việc trong quý IV/2022). Trong đó, tập trung đa số ở các lao động thuộc các ngành dệt may, da giày, sản xuất linh kiện và sản phẩm điện tử. Cũng như chủ yếu tập trung ở một số tỉnh có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất như Đồng Nai (khoảng gần 32.600 người), Bình Dương (khoảng gần 21.700 người), Bắc Ninh (14.000 người), Bắc Giang (khoảng 7.700 người)…

1,05 triệu người thất nghiệp

Cũng theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I/2023 là khoảng 1,05 triệu người, giảm 34.600 người so với quý IV/2022, cũng như giảm 65.100 người so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I là 2,25%, giảm 0,07 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,21 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Dù tỷ lệ thất nghiệp trên cả nước giảm song tỷ lệ thất nghiệp tại hai vùng đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ lại có xu hướng tăng cao.

Cụ thể, quý I/2023, tỷ lệ thất nghiệp cao nhất thuộc về đồng bằng sông Cửu Long với 2,64%, tương ứng với gần 220.000 người thất nghiệp. Tiếp theo là vùng Đông Nam Bộ với 2,63%, tương ứng với gần 263.000 người thất nghiệp.

Đáng chú ý, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên 15-24 tuổi quý I là 7,61%, giảm 0,09 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,32 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 9,46%, cao hơn 2,81 điểm phần trăm so với khu vực nông thôn.

Lực lượng lao động 52,2 triệu người

Báo cáo của Tổng cục Thống kê cũng cho biết lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý I năm 2023 là 52,2 triệu người. Con số này tăng 88.700 người so với quý trước và tăng hơn 1 triệu người so với cùng kỳ năm trước.

Tổng cục Thống kê đánh giá tỷ lệ tăng lực lượng lao động đang có dấu hiệu chậm lại. Quý I/2023, tốc độ tăng lực lượng lao động duy trì tại mức 0,2 phần trăm so với 0,5% của quý IV/2022.

Ngoài ra theo báo cáo, quý I/2023, số người từ 15 tuổi trở lên có việc làm đạt 51,1 triệu người, tăng 113.500 người so với quý trước, tăng 1,1 triệu người so với cùng kỳ năm trước và tăng 677.900 người so với cùng kỳ năm 2019 (năm trước khi COVID-19 xảy ra).

"Số người có việc làm trên toàn quốc vẫn tiếp tục tăng so với quý trước, tuy nhiên có sự sụt giảm tại một số địa phương như TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Bắc Ninh, Bắc Giang", Tổng cục Thống kê cho biết.

So với quý IV/2022, số lao động có việc làm ở TP Hồ Chí Minh giảm 0,4%, Vũng Tàu giảm 2,6%, Bình Phước giảm gần 4%, Nghệ An giảm 5,5%, Bắc Giang giảm 4,5%, Bắc Ninh giảm 0,9%, Thái Nguyên giảm 2,2%

Theo VTV
... See MoreSee Less

Gần 149.000 lao động mất việc vì doanh nghiệp giảm đơn hàng

Số lao động mất việc chủ yếu tập trung tại các ngành dệt may, da giày, sản xuất linh kiện và sản phẩm điện tử...

Báo cáo tình hình lao động việc làm quý I/2023 được Tổng cục Thống kê công bố cho biết tình trạng nhiều doanh nghiệp ở các ngành nghề, địa phương cắt giảm đơn hàng đã diễn ra từ quý IV/2022 và tiếp tục tiếp diễn sang quý I/2023. Điều này dẫn đến hàng trăm nghìn người lao động bị giảm giờ làm, mất việc làm, ảnh hưởng tới đời sống của người lao động.

Theo Tổng cục Thống kê, báo cáo nhanh từ các địa phương cho biết số lao động nghỉ giãn việc của các doanh nghiệp trên cả nước trong quý I/2023 có giảm 2.000 người so với quý IV/2022 song vẫn ở mức là gần 294.000 người.

Số lao động bị giãn việc trong 3 tháng đầu năm đa số ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 83,8%). Trong đó, tập trung chủ yếu ở ngành da giày với 44,2%, dệt may 18,8%. Cũng như tập trung ở một số địa phương như: Bắc Giang (16.000 người), Ninh Bình (19,7 nghìn người), Thanh Hóa (62.400 người), Tây Ninh (khoảng 21.800 người), Bình Dương (khoảng 36.400 người), Đồng Nai (khoảng 35.000 người), TP Hồ Chí Minh (khoảng 19.800 người)…

Trong khi đó theo thống kê, trong quý I/2023, cả nước có đến 149.000 lao động bị mất việc tại các doanh nghiệp (so với 118.000 lao đông bị mất việc trong quý IV/2022). Trong đó, tập trung đa số ở các lao động thuộc các ngành dệt may, da giày, sản xuất linh kiện và sản phẩm điện tử. Cũng như chủ yếu tập trung ở một số tỉnh có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất như Đồng Nai (khoảng gần 32.600 người), Bình Dương (khoảng gần 21.700 người), Bắc Ninh (14.000 người), Bắc Giang (khoảng 7.700 người)…

1,05 triệu người thất nghiệp

Cũng theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I/2023 là khoảng 1,05 triệu người, giảm 34.600 người so với quý IV/2022, cũng như giảm 65.100 người so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I là 2,25%, giảm 0,07 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,21 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. 

Dù tỷ lệ thất nghiệp trên cả nước giảm song tỷ lệ thất nghiệp tại hai vùng đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ lại có xu hướng tăng cao.

Cụ thể, quý I/2023, tỷ lệ thất nghiệp cao nhất thuộc về đồng bằng sông Cửu Long với 2,64%, tương ứng với gần 220.000 người thất nghiệp. Tiếp theo là vùng Đông Nam Bộ với 2,63%, tương ứng với gần 263.000 người thất nghiệp.

Đáng chú ý, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên 15-24 tuổi quý I là 7,61%, giảm 0,09 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,32 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 9,46%, cao hơn 2,81 điểm phần trăm so với khu vực nông thôn.

Lực lượng lao động 52,2 triệu người

Báo cáo của Tổng cục Thống kê cũng cho biết lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý I năm 2023 là 52,2 triệu người. Con số này tăng 88.700 người so với quý trước và tăng hơn 1 triệu người so với cùng kỳ năm trước.

Tổng cục Thống kê đánh giá tỷ lệ tăng lực lượng lao động đang có dấu hiệu chậm lại. Quý I/2023, tốc độ tăng lực lượng lao động duy trì tại mức 0,2 phần trăm so với 0,5% của quý IV/2022.

Ngoài ra theo báo cáo, quý I/2023, số người từ 15 tuổi trở lên có việc làm đạt 51,1 triệu người, tăng 113.500 người so với quý trước, tăng 1,1 triệu người so với cùng kỳ năm trước và tăng 677.900 người so với cùng kỳ năm 2019 (năm trước khi COVID-19 xảy ra).

Số người có việc làm trên toàn quốc vẫn tiếp tục tăng so với quý trước, tuy nhiên có sự sụt giảm tại một số địa phương như TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Bắc Ninh, Bắc Giang, Tổng cục Thống kê cho biết.

So với quý IV/2022, số lao động có việc làm ở TP Hồ Chí Minh giảm 0,4%, Vũng Tàu giảm 2,6%, Bình Phước giảm gần 4%, Nghệ An giảm 5,5%, Bắc Giang giảm 4,5%, Bắc Ninh giảm 0,9%, Thái Nguyên giảm 2,2%

Theo VTVImage attachmentImage attachment

‘Hiện tượng lạ’ đang diễn ra với kinh tế Việt Nam

Kết thúc quý I năm nay, kinh tế Việt Nam có dấu hiệu xấu đi khi nhiều tỉnh thành tăng trưởng âm về tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), đáng chú ý nhất là đầu tàu kinh tế TPHCM đứng thứ 56/63 địa phương.

Theo Tiền Phong
... See MoreSee Less

‘Hiện tượng lạ’ đang diễn ra với kinh tế Việt Nam

Kết thúc quý I năm nay, kinh tế Việt Nam có dấu hiệu xấu đi khi nhiều tỉnh thành tăng trưởng âm về tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), đáng chú ý nhất là đầu tàu kinh tế TPHCM đứng thứ 56/63 địa phương.

Theo Tiền Phong

Gói tín dụng lớn chưa từng có

Các ngân hàng thương mại nhà nước tung những gói tín dụng quy mô lớn, lãi suất giảm là tín hiệu tích cực cho thị trường và doanh nghiệp.

Với mục đích hỗ trợ khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để thúc đẩy sản xuất - kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu phục hồi tăng trưởng kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN), cả 4 ngân hàng (NH) thương mại nhà nước cùng triển khai gói tín dụng quy mô lớn chưa từng có với lãi suất ưu đãi.

470.000 tỉ đồng và 500 triệu USD

Cụ thể, NH TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) vừa tung gói tín dụng lên tới 100.000 tỉ đồng với lãi suất từ 7,1%/năm nhằm hỗ trợ nhu cầu sản xuất - kinh doanh của khách hàng cá nhân. Gói tín dụng triển khai từ nay đến hết ngày 30-6, thời gian vay tối đa 12 tháng.

NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) tung ra gói tín dụng ưu đãi cho DN với quy mô lên đến 100.000 tỉ đồng và 500 triệu USD. Đối tượng áp dụng là các DN có hoạt động kinh doanh hiệu quả, có nhu cầu vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất - kinh doanh hoặc vay vốn hỗ trợ hoạt động xuất khẩu. Chương trình kéo dài từ nay đến hết ngày 30-6.

"Chương trình triển khai cho các khoản vay ngắn hạn (dưới 12 tháng), mức lãi suất thấp hơn tới 1,5 điểm % với khoản vay giải ngân bằng VNĐ và 1 điểm % với khoản vay bằng USD so với mức lãi suất hiện hành, tùy theo từng kỳ hạn cho vay, hồ sơ cụ thể của DN" - đại diện Agribank nói.

Một "ông lớn" khác là NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tung gói vay quy mô lên tới 170.000 tỉ đồng cho khách hàng cá nhân, đáp ứng nhu cầu vay vốn tiêu dùng và phục vụ sản xuất - kinh doanh. Cụ thể, từ nay đến hết ngày 31-12, BIDV triển khai gói tín dụng trung - dài hạn với quy mô 100.000 tỉ đồng, lãi suất từ 9,5%/năm cho khách hàng cá nhân vay vốn phục vụ tiêu dùng, mua ôtô hoặc sản xuất - kinh doanh.

Bên cạnh đó, BIDV triển khai các gói vay 70.000 tỉ đồng, lãi suất từ 7%/năm, đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ mục đích sản xuất - kinh doanh của khách hàng trong năm 2023 với các kỳ hạn dưới 12 tháng. Trong đó, 20.000 tỉ đồng áp dụng cho khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; còn gói 50.000 tỉ đồng dành cho khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất - kinh doanh trong mọi lĩnh vực, từ nay đến hết ngày 31-5, lãi suất từ 7,5%/năm đối với khoản vay có kỳ hạn dưới 6 tháng và từ 8,5%/năm đối với khoản vay từ 6 tháng đến 12 tháng…

Cuối cùng là NH TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), triển khai gói tín dụng 100.000 tỉ đồng cho vay bổ sung vốn lưu động với lãi suất 7,5%-8,6%/năm đối với các khoản vay dưới 3 tháng đến dưới 12 tháng.

Cần giảm thêm chi phí

Bà Nguyễn Thị Điền, Tổng Giám đốc Công ty TNHH May thêu An Phước, cho biết An Phước phụ thuộc khá nhiều vào vốn vay để mua nguyên phụ liệu, vận hành sản xuất - kinh doanh. Việc được tiếp cận vốn vay với lãi suất ưu đãi trong giai đoạn này là vô cùng quý giá với DN. "Lâu nay, bộ phận kế toán công ty luôn nỗ lực cân đối, tìm kiếm nguồn vay với lãi suất phù hợp. Công ty cũng có nguồn tài chính tốt, tăng trưởng ổn định và có tài sản bảo đảm nên được các NH hỗ trợ. Hy vọng với gói tín dụng quy mô "chưa từng có" mà 4 NH thương mại nhà nước cùng triển khai, công ty sẽ sớm được vay vốn ngắn hạn với lãi suất ưu đãi để nhập thêm nguyên phụ liệu chất lượng cao về phục vụ sản xuất" - bà Điền lạc quan.

Ông Cù Văn Thành, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Chế biến dừa Lương Quới, cho hay lãi suất giảm giúp đỡ gánh nặng cho DN vì lãi suất cao khiến giá thành sản phẩm thiếu sức cạnh tranh, khó khăn của DN chồng chất nhiều hơn. "Lãi suất hiện nay đang ở mức rất cao so với các nước trong khu vực. Việt Nam đã hội nhập toàn cầu, cạnh tranh không chỉ ở thị trường xuất khẩu mà ngay ở sân nhà, sản phẩm các nước đưa qua Việt Nam bán. Nếu lãi suất giảm về mức hợp lý sẽ giúp DN cải thiện khả năng cạnh tranh với hàng hóa các nước trong khu vực" - ông Thành phân tích.

Giám đốc một DN sản xuất nông sản ở Bến Tre kỳ vọng việc 4 NH lớn đồng loạt giảm lãi suất vay sẽ kéo theo những NH khác cũng xem xét điều chỉnh lãi suất trong thời gian tới. "Quan trọng nhất là NH giảm lãi suất nhưng có giảm chi phí cho DN vay vốn không. Bởi thời gian qua, NH cũng công bố giảm lãi suất nhưng thực chất DN vẫn phải trả chi phí cao để được duyệt vay vốn" - Giám đốc này nói.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động ngày 23-3, TS Nguyễn Hữu Huân, Trường Đại học Kinh tế TP HCM, nhận định việc các NH thương mại nhà nước đồng loạt tung các gói tín dụng quy mô lớn, lãi suất giảm là tín hiệu tích cực cho thị trường và DN. Dù vậy, nếu phân tích kỹ sẽ thấy tổng quy mô tín dụng của nền kinh tế có thể không tăng trưởng được nhiều. Bởi đang có sự phân hóa khá rõ giữa các NH thương mại nhỏ và lớn. Trong khi NH thương mại lớn thanh khoản dồi dào, sẵn sàng triển khai những gói tín dụng ưu đãi quy mô lớn để tăng thị phần thì NH thương mại nhỏ vẫn gặp khó khăn về thanh khoản. "Sẽ có tránh trường hợp DN tất toán khoản vay ở NH thương mại nhỏ để chuyển sang vay NH thương mại lớn với lãi suất thấp hơn. Thực tế là từ đầu năm đến nay, chủ yếu các NH thương mại lớn công bố giảm lãi suất cho vay chứ làn sóng giảm chưa lan nhiều xuống NH nhỏ. Do đó, cần sự hỗ trợ về thanh khoản của NH Nhà nước cho các NH nhỏ, tránh sự vênh quá lớn giữa các NH thương mại sẽ khó khăn trong điều hành chính sách tiền tệ trong thời gian tới" - TS Nguyễn Hữu Huân nói.

Liên quan đến room tín dụng tăng trưởng thấp trong vài tháng gần đây, TS Nguyễn Hữu Huân cho rằng vấn đề nằm chủ yếu ở phía DN, khi sức cầu trên thị trường yếu, kinh tế các nước suy thoái khiến hoạt động sản xuất - kinh doanh, xuất khẩu của DN gặp khó. Lãi suất cho vay cũng chưa giảm nhiều khiến DN chưa mặn mà vay mới để tái đầu tư, mở rộng sản xuất - kinh doanh như trước. Chưa kể, bao nhiêu tài sản thế chấp đều nằm ở NH để bảo đảm cho các khoản vay trước đó. Nay, vay vốn mới không có thêm tài sản thế chấp cũng không dễ nên sẽ khó tránh trường hợp DN đảo nợ (tất toán khoản vay ở NH lãi suất cao để chuyển sang NH lãi suất thấp hơn).

Theo Người Lao Động
... See MoreSee Less

Gói tín dụng lớn chưa từng có

Các ngân hàng thương mại nhà nước tung những gói tín dụng quy mô lớn, lãi suất giảm là tín hiệu tích cực cho thị trường và doanh nghiệp.

Với mục đích hỗ trợ khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để thúc đẩy sản xuất - kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu phục hồi tăng trưởng kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN), cả 4 ngân hàng (NH) thương mại nhà nước cùng triển khai gói tín dụng quy mô lớn chưa từng có với lãi suất ưu đãi.

470.000 tỉ đồng và 500 triệu USD

Cụ thể, NH TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) vừa tung gói tín dụng lên tới 100.000 tỉ đồng với lãi suất từ 7,1%/năm nhằm hỗ trợ nhu cầu sản xuất - kinh doanh của khách hàng cá nhân. Gói tín dụng triển khai từ nay đến hết ngày 30-6, thời gian vay tối đa 12 tháng.

NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) tung ra gói tín dụng ưu đãi cho DN với quy mô lên đến 100.000 tỉ đồng và 500 triệu USD. Đối tượng áp dụng là các DN có hoạt động kinh doanh hiệu quả, có nhu cầu vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất - kinh doanh hoặc vay vốn hỗ trợ hoạt động xuất khẩu. Chương trình kéo dài từ nay đến hết ngày 30-6. 

Chương trình triển khai cho các khoản vay ngắn hạn (dưới 12 tháng), mức lãi suất thấp hơn tới 1,5 điểm % với khoản vay giải ngân bằng VNĐ và 1 điểm % với khoản vay bằng USD so với mức lãi suất hiện hành, tùy theo từng kỳ hạn cho vay, hồ sơ cụ thể của DN - đại diện Agribank nói.

Một ông lớn khác là NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tung gói vay quy mô lên tới 170.000 tỉ đồng cho khách hàng cá nhân, đáp ứng nhu cầu vay vốn tiêu dùng và phục vụ sản xuất - kinh doanh. Cụ thể, từ nay đến hết ngày 31-12, BIDV triển khai gói tín dụng trung - dài hạn với quy mô 100.000 tỉ đồng, lãi suất từ 9,5%/năm cho khách hàng cá nhân vay vốn phục vụ tiêu dùng, mua ôtô hoặc sản xuất - kinh doanh.

Bên cạnh đó, BIDV triển khai các gói vay 70.000 tỉ đồng, lãi suất từ 7%/năm, đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ mục đích sản xuất - kinh doanh của khách hàng trong năm 2023 với các kỳ hạn dưới 12 tháng. Trong đó, 20.000 tỉ đồng áp dụng cho khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; còn gói 50.000 tỉ đồng dành cho khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất - kinh doanh trong mọi lĩnh vực, từ nay đến hết ngày 31-5, lãi suất từ 7,5%/năm đối với khoản vay có kỳ hạn dưới 6 tháng và từ 8,5%/năm đối với khoản vay từ 6 tháng đến 12 tháng…

Cuối cùng là NH TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), triển khai gói tín dụng 100.000 tỉ đồng cho vay bổ sung vốn lưu động với lãi suất 7,5%-8,6%/năm đối với các khoản vay dưới 3 tháng đến dưới 12 tháng.

Cần giảm thêm chi phí

Bà Nguyễn Thị Điền, Tổng Giám đốc Công ty TNHH May thêu An Phước, cho biết An Phước phụ thuộc khá nhiều vào vốn vay để mua nguyên phụ liệu, vận hành sản xuất - kinh doanh. Việc được tiếp cận vốn vay với lãi suất ưu đãi trong giai đoạn này là vô cùng quý giá với DN. Lâu nay, bộ phận kế toán công ty luôn nỗ lực cân đối, tìm kiếm nguồn vay với lãi suất phù hợp. Công ty cũng có nguồn tài chính tốt, tăng trưởng ổn định và có tài sản bảo đảm nên được các NH hỗ trợ. Hy vọng với gói tín dụng quy mô chưa từng có mà 4 NH thương mại nhà nước cùng triển khai, công ty sẽ sớm được vay vốn ngắn hạn với lãi suất ưu đãi để nhập thêm nguyên phụ liệu chất lượng cao về phục vụ sản xuất - bà Điền lạc quan.

Ông Cù Văn Thành, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Chế biến dừa Lương Quới, cho hay lãi suất giảm giúp đỡ gánh nặng cho DN vì lãi suất cao khiến giá thành sản phẩm thiếu sức cạnh tranh, khó khăn của DN chồng chất nhiều hơn. Lãi suất hiện nay đang ở mức rất cao so với các nước trong khu vực. Việt Nam đã hội nhập toàn cầu, cạnh tranh không chỉ ở thị trường xuất khẩu mà ngay ở sân nhà, sản phẩm các nước đưa qua Việt Nam bán. Nếu lãi suất giảm về mức hợp lý sẽ giúp DN cải thiện khả năng cạnh tranh với hàng hóa các nước trong khu vực - ông Thành phân tích.

Giám đốc một DN sản xuất nông sản ở Bến Tre kỳ vọng việc 4 NH lớn đồng loạt giảm lãi suất vay sẽ kéo theo những NH khác cũng xem xét điều chỉnh lãi suất trong thời gian tới. Quan trọng nhất là NH giảm lãi suất nhưng có giảm chi phí cho DN vay vốn không. Bởi thời gian qua, NH cũng công bố giảm lãi suất nhưng thực chất DN vẫn phải trả chi phí cao để được duyệt vay vốn - Giám đốc này nói.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động ngày 23-3, TS Nguyễn Hữu Huân, Trường Đại học Kinh tế TP HCM, nhận định việc các NH thương mại nhà nước đồng loạt tung các gói tín dụng quy mô lớn, lãi suất giảm là tín hiệu tích cực cho thị trường và DN. Dù vậy, nếu phân tích kỹ sẽ thấy tổng quy mô tín dụng của nền kinh tế có thể không tăng trưởng được nhiều. Bởi đang có sự phân hóa khá rõ giữa các NH thương mại nhỏ và lớn. Trong khi NH thương mại lớn thanh khoản dồi dào, sẵn sàng triển khai những gói tín dụng ưu đãi quy mô lớn để tăng thị phần thì NH thương mại nhỏ vẫn gặp khó khăn về thanh khoản. Sẽ có tránh trường hợp DN tất toán khoản vay ở NH thương mại nhỏ để chuyển sang vay NH thương mại lớn với lãi suất thấp hơn. Thực tế là từ đầu năm đến nay, chủ yếu các NH thương mại lớn công bố giảm lãi suất cho vay chứ làn sóng giảm chưa lan nhiều xuống NH nhỏ. Do đó, cần sự hỗ trợ về thanh khoản của NH Nhà nước cho các NH nhỏ, tránh sự vênh quá lớn giữa các NH thương mại sẽ khó khăn trong điều hành chính sách tiền tệ trong thời gian tới - TS Nguyễn Hữu Huân nói.

Liên quan đến room tín dụng tăng trưởng thấp trong vài tháng gần đây, TS Nguyễn Hữu Huân cho rằng vấn đề nằm chủ yếu ở phía DN, khi sức cầu trên thị trường yếu, kinh tế các nước suy thoái khiến hoạt động sản xuất - kinh doanh, xuất khẩu của DN gặp khó. Lãi suất cho vay cũng chưa giảm nhiều khiến DN chưa mặn mà vay mới để tái đầu tư, mở rộng sản xuất - kinh doanh như trước. Chưa kể, bao nhiêu tài sản thế chấp đều nằm ở NH để bảo đảm cho các khoản vay trước đó. Nay, vay vốn mới không có thêm tài sản thế chấp cũng không dễ nên sẽ khó tránh trường hợp DN đảo nợ (tất toán khoản vay ở NH lãi suất cao để chuyển sang NH lãi suất thấp hơn).

Theo Người Lao Động

Novaland đề xuất phương án trả nợ bằng bất động sản lô trái phiếu 1.500 tỷ

Novaland đề xuất hai phương án thanh toán lô trái phiếu 1.500 tỷ. Trong đó, ở phương thứ hai, Novaland đề xuất thanh toán bằng tài sản (sản phẩm Bất động sản, quyền tài sản liên quan đến sản phẩm Bất động sản) thuộc dự án do công ty con của Novaland làm chủ đầu tư.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư địa ốc Nova (Novaland) vừa công bố thông tin về việc sửa đổi, bổ sung các điều khoản, điều kiện của trái phiếu mã NVLH2224006.

Lô trái phiếu mã NVLH2224006 được phát hành vào ngày 11/3/2022, là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có tài sản đảm bảo bằng Việt Nam đồng, đáo hạn năm 2024, có tổng mệnh giá phát hành là 1.500 tỷ đồng.

Bên đại diện người sở hữu trái phiếu là Công ty Cổ phần Chứng khoán Dầu khí (PSI)

Trong công văn ngày 10/3/2023, Novaland đề xuất hai phương án thanh toán gốc, lãi trái phiếu. Cụ thể, với phương án thứ nhất, tiền gốc trái phiếu sẽ được tổ chức phát hành thanh toán chậm nhất vào ngày tròn 24 tháng kể từ ngày đáo hạn trái phiếu theo bản công bố thông tin trái phiếu. Tiền lãi phát sinh đối với khoản nợ trong thời gian thanh toán nợ được tính bằng mức lãi suất trái phiếu theo quy định tại các điều khoản và điều kiện của trái phiếu. Khoản nợ sẽ được thanh toán một lần vào ngày cuối cùng của thời gian thanh toán nợ.

Ở phương án thứ hai, Novaland đề xuất thanh toán bằng tài sản (sản phẩm bất động sản, quyền tài sản liên quan đến sản phẩm bất động sản) thuộc dự án do công ty con của Novaland làm chủ đầu tư.

Trước đó, Novaland cũng đưa ra phương án thanh toán với lô trái phiếu NVLH2123009. Tính đến ngày 17/2, Novaland chưa thanh toán 53,2 tỷ đồng tiền lãi và 1.000 tỷ đồng tiền gốc đối với lô trái phiếu này.

Theo đó, doanh nghiệp đề xuất 2 phương án là giãn thời hạn thanh toán tiền gốc trái phiếu trong thời gian phù hợp, hoặc hoán đổi tiền gốc trái phiếu với các sản phẩm bất động sản do doanh nghiệp đang đầu tư và phát triển.

Theo doanh nghiệp bất động sản này, việc đưa ra các đề xuất nêu trên hoàn toàn xuất phát từ sự kiện bất khả kháng theo các biến động không thể lường trước của thị trường và phù hợp với quy định tại văn kiện phát hành trái phiếu.

Mặt khác, các phương án đề xuất đảm bảo về mặt pháp lý và phù hợp định hướng xử lý các vấn đề liên quan đến trái phiếu trong bối cảnh hiện nay theo nội dung dự thảo sửa đổi Nghị định 65 của Bộ Tài chính.

"Đây cũng là những giải pháp phù hợp để đảm bảo hài hòa lợi ích cho các trái chủ trong bối cảnh hiện tại", Novaland nói thêm.

Thực tế, lô trái phiếu NVLH2123009 được Novaland phát hành ngày 12/8/2022 và đáo hạn ngày 12/2 (kỳ hạn 18 tháng) có lãi suất cố định 10,5%/năm và 6 tháng trả lãi một lần, được bảo đảm bằng cổ phần Novaland thuộc sở hữu của bên thứ ba.

Đây là cũng khoản huy động do PSI tư vấn, đồng thời là tổ chức đại diện người sở hữu trái phiếu và đại lý quản lý tài sản bảo đảm. Mục đích phát hành để Novaland tăng quy mô vốn hoạt động, qua đó thực hiện góp vốn, hợp tác đầu tư phát triển dự án Khu đô thị tại xã Long Hưng, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai và các dự án khác.

Theo CafeLand
... See MoreSee Less

Novaland đề xuất phương án trả nợ bằng bất động sản lô trái phiếu 1.500 tỷ

Novaland đề xuất hai phương án thanh toán lô trái phiếu 1.500 tỷ. Trong đó, ở phương thứ hai, Novaland đề xuất thanh toán bằng tài sản (sản phẩm Bất động sản, quyền tài sản liên quan đến sản phẩm Bất động sản) thuộc dự án do công ty con của Novaland làm chủ đầu tư.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư địa ốc Nova (Novaland) vừa công bố thông tin về việc sửa đổi, bổ sung các điều khoản, điều kiện của trái phiếu mã NVLH2224006.

Lô trái phiếu mã NVLH2224006 được phát hành vào ngày 11/3/2022, là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có tài sản đảm bảo bằng Việt Nam đồng, đáo hạn năm 2024, có tổng mệnh giá phát hành là 1.500 tỷ đồng.

Bên đại diện người sở hữu trái phiếu là Công ty Cổ phần Chứng khoán Dầu khí (PSI)

Trong công văn ngày 10/3/2023, Novaland đề xuất hai phương án thanh toán gốc, lãi trái phiếu. Cụ thể, với phương án thứ nhất, tiền gốc trái phiếu sẽ được tổ chức phát hành thanh toán chậm nhất vào ngày tròn 24 tháng kể từ ngày đáo hạn trái phiếu theo bản công bố thông tin trái phiếu. Tiền lãi phát sinh đối với khoản nợ trong thời gian thanh toán nợ được tính bằng mức lãi suất trái phiếu theo quy định tại các điều khoản và điều kiện của trái phiếu. Khoản nợ sẽ được thanh toán một lần vào ngày cuối cùng của thời gian thanh toán nợ.

Ở phương án thứ hai, Novaland đề xuất thanh toán bằng tài sản (sản phẩm bất động sản, quyền tài sản liên quan đến sản phẩm bất động sản) thuộc dự án do công ty con của Novaland làm chủ đầu tư.

Trước đó, Novaland cũng đưa ra phương án thanh toán với lô trái phiếu NVLH2123009. Tính đến ngày 17/2, Novaland chưa thanh toán 53,2 tỷ đồng tiền lãi và 1.000 tỷ đồng tiền gốc đối với lô trái phiếu này.

Theo đó, doanh nghiệp đề xuất 2 phương án là giãn thời hạn thanh toán tiền gốc trái phiếu trong thời gian phù hợp, hoặc hoán đổi tiền gốc trái phiếu với các sản phẩm bất động sản do doanh nghiệp đang đầu tư và phát triển.

Theo doanh nghiệp bất động sản này, việc đưa ra các đề xuất nêu trên hoàn toàn xuất phát từ sự kiện bất khả kháng theo các biến động không thể lường trước của thị trường và phù hợp với quy định tại văn kiện phát hành trái phiếu.

Mặt khác, các phương án đề xuất đảm bảo về mặt pháp lý và phù hợp định hướng xử lý các vấn đề liên quan đến trái phiếu trong bối cảnh hiện nay theo nội dung dự thảo sửa đổi Nghị định 65 của Bộ Tài chính.

Đây cũng là những giải pháp phù hợp để đảm bảo hài hòa lợi ích cho các trái chủ trong bối cảnh hiện tại, Novaland nói thêm.

Thực tế, lô trái phiếu NVLH2123009 được Novaland phát hành ngày 12/8/2022 và đáo hạn ngày 12/2 (kỳ hạn 18 tháng) có lãi suất cố định 10,5%/năm và 6 tháng trả lãi một lần, được bảo đảm bằng cổ phần Novaland thuộc sở hữu của bên thứ ba.

Đây là cũng khoản huy động do PSI tư vấn, đồng thời là tổ chức đại diện người sở hữu trái phiếu và đại lý quản lý tài sản bảo đảm. Mục đích phát hành để Novaland tăng quy mô vốn hoạt động, qua đó thực hiện góp vốn, hợp tác đầu tư phát triển dự án Khu đô thị tại xã Long Hưng, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai và các dự án khác.

Theo CafeLand

Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng tốt nhất Việt Nam năm 2023

Ngày 16/3, Công ty CP báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet công bố Bảng xếp hạng FAST500 - Top 500 DN tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2023.

Theo kết quả khảo sát của Vietnam Report, 81,3% DN cho biết vẫn giữ vững được đà tăng trưởng doanh thu trong năm 2022. Khoảng 70,0% số DN ghi nhận lợi nhuận tăng lên so với năm trước, đặc biệt hơn một nửa trong số đó đạt mức tăng trưởng lợi nhuận cao trên 75%. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng lên của doanh thu và lợi nhuận trong giai đoạn 2021-2022 đều thấp hơn so với giai đoạn 2020-2021, do số lượng đơn hàng tăng lên trong năm vừa qua chỉ đạt 69,6%, giảm đáng kể so với một năm trước đó (82,1%), tương đương giảm 17,6%. Bên cạnh đó, nhu cầu thị trường biến động, bất ổn kinh tế-chính trị trên thế giới, gián đoạn chuỗi cung ứng và khó khăn trong tuyển dụng, giữ chân nhân sự cũng là những “tảng đá” lớn cản trở DN trên lộ trình tăng trưởng.

Theo khảo sát của Vietnam Report, suy thoái toàn cầu là rào cản lớn nhất mà các DN phải đối mặt trong năm 2023. Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo, GDP toàn cầu năm nay chỉ tăng ở mức 1,7%, thấp hơn nhiều so với mức 3% mà WB công bố hồi tháng 6/2022. Trong nước, thị trường tài chính, tiền tệ diễn biến phức tạp, tiềm ẩn rủi ro; lãi suất, tỷ giá đều phải điều chỉnh tăng; thị trường bất động sản trầm lắng và DN gặp khó khăn trong huy động vốn phát hành trái phiếu (do ảnh hưởng của khủng hoảng niềm tin). Cùng với đó, việc giá cả chi phí đầu vào, chi phí nguyên vật liệu, giá xăng dầu, vật tư tăng cao... là “chướng ngại vật” mà DN tiếp tục phải đối mặt.

Mặc dù có nhiều lo ngại về một tương lại ảm đạm, song theo chia sẻ của các chuyên gia và DN, vẫn còn có cơ sở cho những kỳ vọng tích cực. Đặc biệt, vào nửa sau của năm 2023, triển vọng của nền kinh tế thế giới sẽ khả quan hơn khi mối lo ngại lạm phát dần được giải tỏa và các ngân hàng trung ương đi đến chu kỳ cuối của chính sách thắt lưng buộc bụng. Báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu của WB dự báo, tăng trưởng GDP sẽ đạt mức 6,3%-cao thứ hai trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Báo cáo mới nhất của Ngân hàng Standard Chartered cũng dự báo rất tích cực về tăng trưởng của toàn nền kinh tế Việt Nam với tốc độ 7,2% trong cả năm 2023.

Ngoài ra, với việc Việt Nam đã có những “nước cờ” tốt, trở thành một đối tác đáng tin cậy, nhanh nhạy và nổi lên như một nền kinh tế kiên cường trong thế giới đầy bất ổn của năm 2022, đã giúp các DN trở nên linh hoạt và tăng khả năng cạnh tranh hơn. Cùng đó, mức FDI cao trong năm 2022, đặc biệt là tỷ lệ FDI trong lĩnh vực công nghệ cao, các dự án phức hợp sản xuất hoặc nghiên cứu phát triển (R&D) ngày càng tăng, được kỳ vọng sẽ có tác động lan tỏa, tạo sức ép cạnh tranh, đổi mới công nghệ đối với các DN trong nước. Hơn nữa, việc đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc tái mở cửa vào năm 2023 tạo thêm cơ hội mới cho DN Việt như: giúp hàng hóa, kể cả nông sản lẫn sản phẩm công nghiệp của Việt Nam được xuất khẩu mạnh mẽ sang Trung Quốc. Việc xuất nhập khẩu thuận lợi hơn sẽ giúp giảm chi phí sản xuất, nhất là chi phí logistics, từ đó tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và giảm áp lực về lạm phát. Ngoài ra, hoạt động du lịch sôi động trở lại cũng tạo thêm xung lực mới cho tăng trưởng năm 2023 khi tính chung hai tháng đầu năm nay, khách quốc tế đến nước ta đạt 1.804,1 nghìn lượt người, gấp 36,6 lần cùng kỳ năm trước. Một động lực khác được kỳ vọng là tốc độ giải ngân đầu tư công sẽ được đẩy nhanh trong thời gian tới.

Để đạt được sự kỳ vọng này, các DN FAST500 cần ưu tiên 5 chiến lược chủ đạo để vượt qua thách thức trong thời gian này, đó là: tăng cường đào tạo và cải thiện chất lượng nhân sự, tăng cường hệ thống quản trị rủi ro, phát triển các dòng sản phẩm và dịch vụ mới, ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất kinh doanh và tái cấu trúc DN. Đồng thời phân bổ lại nguồn lực, thu hẹp hoạt động nếu không mang lại hiệu quả cao, mở rộng những lĩnh vực kinh doanh tiềm năng có thể giúp các DN hợp lý hóa hoạt động và loại bỏ hạng mục dư thừa, qua đó tiết kiệm chi phí, giảm nợ vay, cải thiện dòng tiền và tăng khả năng sinh lời.

Theo Thuế Nhà Nước
... See MoreSee Less

Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng tốt nhất Việt Nam năm 2023

Ngày 16/3, Công ty CP báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet công bố Bảng xếp hạng FAST500 - Top 500 DN tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2023.

Theo kết quả khảo sát của Vietnam Report, 81,3% DN cho biết vẫn giữ vững được đà tăng trưởng doanh thu trong năm 2022. Khoảng 70,0% số DN ghi nhận lợi nhuận tăng lên so với năm trước, đặc biệt hơn một nửa trong số đó đạt mức tăng trưởng lợi nhuận cao trên 75%. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng lên của doanh thu và lợi nhuận trong giai đoạn 2021-2022 đều thấp hơn so với giai đoạn 2020-2021, do số lượng đơn hàng tăng lên trong năm vừa qua chỉ đạt 69,6%, giảm đáng kể so với một năm trước đó (82,1%), tương đương giảm 17,6%. Bên cạnh đó, nhu cầu thị trường biến động, bất ổn kinh tế-chính trị trên thế giới, gián đoạn chuỗi cung ứng và khó khăn trong tuyển dụng, giữ chân nhân sự cũng là những “tảng đá” lớn cản trở DN trên lộ trình tăng trưởng.

Theo khảo sát của Vietnam Report, suy thoái toàn cầu là rào cản lớn nhất mà các DN phải đối mặt trong năm 2023. Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo, GDP toàn cầu năm nay chỉ tăng ở mức 1,7%, thấp hơn nhiều so với mức 3% mà WB công bố hồi tháng 6/2022. Trong nước, thị trường tài chính, tiền tệ diễn biến phức tạp, tiềm ẩn rủi ro; lãi suất, tỷ giá đều phải điều chỉnh tăng; thị trường bất động sản trầm lắng và DN gặp khó khăn trong huy động vốn phát hành trái phiếu (do ảnh hưởng của khủng hoảng niềm tin). Cùng với đó, việc giá cả chi phí đầu vào, chi phí nguyên vật liệu, giá xăng dầu, vật tư tăng cao... là “chướng ngại vật” mà DN tiếp tục phải đối mặt.

Mặc dù có nhiều lo ngại về một tương lại ảm đạm, song theo chia sẻ của các chuyên gia và DN, vẫn còn có cơ sở cho những kỳ vọng tích cực. Đặc biệt, vào nửa sau của năm 2023, triển vọng của nền kinh tế thế giới sẽ khả quan hơn khi mối lo ngại lạm phát dần được giải tỏa và các ngân hàng trung ương đi đến chu kỳ cuối của chính sách thắt lưng buộc bụng. Báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu của WB dự báo, tăng trưởng GDP sẽ đạt mức 6,3%-cao thứ hai trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Báo cáo mới nhất của Ngân hàng Standard Chartered cũng dự báo rất tích cực về tăng trưởng của toàn nền kinh tế Việt Nam với tốc độ 7,2% trong cả năm 2023.

Ngoài ra, với việc Việt Nam đã có những “nước cờ” tốt, trở thành một đối tác đáng tin cậy, nhanh nhạy và nổi lên như một nền kinh tế kiên cường trong thế giới đầy bất ổn của năm 2022, đã giúp các DN trở nên linh hoạt và tăng khả năng cạnh tranh hơn. Cùng đó, mức FDI cao trong năm 2022, đặc biệt là tỷ lệ FDI trong lĩnh vực công nghệ cao, các dự án phức hợp sản xuất hoặc nghiên cứu phát triển (R&D) ngày càng tăng, được kỳ vọng sẽ có tác động lan tỏa, tạo sức ép cạnh tranh, đổi mới công nghệ đối với các DN trong nước. Hơn nữa, việc đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc tái mở cửa vào năm 2023 tạo thêm cơ hội mới cho DN Việt như: giúp hàng hóa, kể cả nông sản lẫn sản phẩm công nghiệp của Việt Nam được xuất khẩu mạnh mẽ sang Trung Quốc. Việc xuất nhập khẩu thuận lợi hơn sẽ giúp giảm chi phí sản xuất, nhất là chi phí logistics, từ đó tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và giảm áp lực về lạm phát. Ngoài ra, hoạt động du lịch sôi động trở lại cũng tạo thêm xung lực mới cho tăng trưởng năm 2023 khi tính chung hai tháng đầu năm nay, khách quốc tế đến nước ta đạt 1.804,1 nghìn lượt người, gấp 36,6 lần cùng kỳ năm trước. Một động lực khác được kỳ vọng là tốc độ giải ngân đầu tư công sẽ được đẩy nhanh trong thời gian tới.  

Để đạt được sự kỳ vọng này, các DN FAST500 cần ưu tiên 5 chiến lược chủ đạo để vượt qua thách thức trong thời gian này, đó là: tăng cường đào tạo và cải thiện chất lượng nhân sự, tăng cường hệ thống quản trị rủi ro, phát triển các dòng sản phẩm và dịch vụ mới, ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất kinh doanh và tái cấu trúc DN. Đồng thời phân bổ lại nguồn lực, thu hẹp hoạt động nếu không mang lại hiệu quả cao, mở rộng những lĩnh vực kinh doanh tiềm năng có thể giúp các DN hợp lý hóa hoạt động và loại bỏ hạng mục dư thừa, qua đó tiết kiệm chi phí, giảm nợ vay, cải thiện dòng tiền và tăng khả năng sinh lời.

Theo Thuế Nhà Nước

Ngân hàng nắm giữ 8 tỷ USD trái phiếu doanh nghiệp, 'đo' độ rủi ro

Các ngân hàng nắm giữ nhiều tỷ USD trái phiếu doanh nghiệp. Tỷ trọng trái phiếu trong tài sản không lớn tuy nhiên rủi ro là hiện hữu, đặc biệt đối với trái phiếu của một số doanh nghiệp bất động sản yếu kém.

Ông Lê Hồng Khang - Giám đốc Xếp hạng Tín nhiệm FiinRatings của Tập đoàn FiinGroup chia sẻ với PV. VietNamNet về tình hình nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) của các ngân hàng cũng như rủi ro dây chuyền và hướng phát triển kênh huy động vốn quan trọng này.

- Theo số liệu của FiinRatings, các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán nắm giữ bao nhiêu tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp sẵn sàng để bán? Tăng hay giảm so với đầu năm?

-Ông Lê Hồng Khang: Theo số liệu cập nhật của FiinRatings, dựa trên các báo tài chính của các ngân hàng thương mại (NHTM) đã công bố thông tin, đã có 17 ngân hàng đã thống kê số lượng TPDN nắm giữ sẵn sàng để bán tại ngày 31/12/2022, với tổng giá trị 188 nghìn tỷ đồng. Con số này thấp hơn khoảng 28 nghìn tỷ đồng so với thời điểm ngày 31/12/2021.

Xu hướng giảm này gắn liền với hoạt động đầu tư mới suy giảm, hoạt động phát hành trái phiếu giảm mạnh năm 2022 và do hoạt động mua lại trước hạn diễn ra mạnh, nhất là đối với các tổ chức phát hành là doanh nghiệp bất động sản. Tại thời điểm cuối năm 2021, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phi tài chính mà 28 ngân hàng niêm yết sở hữu ở mức gần 290 nghìn tỷ đồng.

- Các ngân hàng đang nắm giữ nhiều trái phiếu nhất? Xin ông cho biết, danh mục trái phiếu doanh nghiệp của một số ngân hàng có tiềm ẩn rủi ro hay không khi thị trường đã xuất hiện một số trường hợp chậm trả lãi và gốc trái phiếu?

- Ông Lê Hồng Khang: Đối với các ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính nêu trên, nhóm 5 ngân hàng nắm giữ lượng trái phiếu doanh nghiệp tập trung chủ yếu ở MBBank (MBB), Techcombank (TCB), VPBank (VPB), TPBank (TPB) và SHB.

Việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của trái phiếu doanh nghiệp đến ngân hàng hay mức độ rủi ro ra sao phụ thuộc nhiều yếu tố chứ không phải cứ ngân hàng nào sở hữu hoặc đầu tư nhiều trái phiếu thì có mức độ ảnh hưởng lớn.

Các yếu tố đó không chỉ là mức độ hay quy mô trái phiếu đang nắm giữ mà còn phụ thuộc vào mức xếp hạng tín nhiệm của các doanh nghiệp phát hành hay nói cách khác là khả năng đáp ứng nghĩa vụ nợ nói chung.

Tỷ trọng danh mục sở hữu trái phiếu trên tổng dư nợ tín dụng hoặc tổng tài sản sinh lời của mỗi ngân hàng cũng khác nhau và trên bình diện chung như chúng tôi đã phân tích là không lớn.

Hiện tổng dư nợ trái phiếu sở hữu bởi ngân hàng trên tổng tài sản sinh lời ở mức chỉ khoảng 2,3% trên toàn hệ thống. Do đó, mức ảnh hưởng nếu có sẽ không quá lo ngại nếu như vấn đề tái cấu trúc nợ trái phiếu được diễn ra mạnh hơn theo Nghị định 08 và các giải pháp hỗ trợ thị trường này của Chính phủ trong thời gian gần đây được thực hiện một cách hiệu quả.

- Liệu có rủi ro gia tăng nợ xấu vì trái phiếu hay không?

- Ông Lê Hồng Khang: Đối với các ngân hàng nắm giữ các trái phiếu hoặc cho vay các doanh nghiệp bất động sản có năng lực tín dụng ở mức trung bình hoặc yếu kém, khả năng ảnh hưởng dây chuyền đến các khoản nợ vay, trái phiếu do ngân hàng nắm giữ của các doanh nghiệp này là có và mang tính hiện hữu.

Trường hợp xảy ra các sự kiện vi phạm được quy định trong giao ước giữa tổ chức phát hành và tổ chức cho vay ví dụ như việc tổ chức phát hành chậm trả các khoản nợ khác, điều khoản cross-default (vỡ nợ chéo) lúc này có thể được áp dụng và cho phép tổ chức cho vay thu hồi sớm các khoản nợ vay để bảo toàn lợi ích của tổ chức cho vay.

Tuy nhiên, chúng tôi kỳ vọng các ngân hàng có thể xúc tiến tái cơ cấu nợ trái phiếu và tín dụng tùy theo tình huống của từng doanh nghiệp và từng dự án. Hiện Nghị định 08 đã quy định và tạo cơ chế để các nhà đầu tư bao gồm ngân hàng thực hiện điều này.

Tuy nhiên, đối với trường hợp các doanh nghiệp đã thông báo chậm trả gốc lãi trái phiếu hiện nay do mất khả năng thanh toán thì nếu không tìm được các giải pháp cải thiện thanh khoản thì khả năng các doanh nghiệp này không đáp ứng các nghĩa vụ nợ khác là tương đối cao.

- Ông đánh giá như thế nào về áp lực trả nợ khi trái phiếu đến hạn?

- Ông Lê Hồng Khang: Tổng giá trị TPDN riêng lẻ của các tổ chức phát hành là doanh nghiệp phi tài chính sẽ đến kỳ thanh toán hay đáo hạn trong năm 2023 được ước tính ở mức 235 nghìn tỷ đồng.

Trong đó, các doanh nghiệp bất động sản có số dư trái phiếu sẽ đến hạn ở mức khoảng 100 nghìn tỷ đồng. Tổng dư nợ trái phiếu riêng lẻ đáo hạn trong hai quý sắp tới lần lượt ở mức 36,2 nghìn tỷ đồng vào quý II và 35,4 nghìn tỷ đồng vào quý III.

Đây rõ ràng là áp lực dòng tiền rất lớn, nhất là trong bối cảnh ảm đạm của các ngành đang có dư nợ trái phiếu lớn như ngành bất động sản và năng lượng và một số ngành liên quan đến bất động sản như xây dựng và vật liệu.

Chúng tôi kỳ vọng các chính sách mới hiện nay, bao gồm Nghị định 08 về trái phiếu riêng lẻ và Nghị quyết 33 vừa ban hành của Chính phủ, sẽ là nền tảng tạo điều kiện cho các thành viên thị trường tích cực đẩy mạnh thực hiện hoạt động tái cấu trúc nợ, cũng như chung tay hỗ trợ chủ đầu tư tiếp cận nguồn tín dụng mới với kỳ hạn dài hơn khi các biện pháp cho vấn đề pháp lý bất động sản được triển khai song song.

- Ông đánh giá như thế nào về triển vọng thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong năm 2023?

- Ông Lê Hồng Khang: Việc thị trường TPDN tiếp tục trầm lắng trong quý I/2023 là diễn biến đã được dự đoán trước từ nửa sau năm 2022 khi động lực để hoạt động phát hành trái phiếu riêng lẻ sôi động trong các năm trước (chiếm tới hơn 95% số lượng phát hành trên thị trường TPDN) đến từ nhóm các doanh nghiệp bất động sản và năng lượng. Nhóm này đang gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh trước các diễn biến không thuận lợi về điều kiện kinh doanh hiện nay. Bên cạnh đó, sức hút từ trái phiếu doanh nghiệp đã suy giảm mạnh khi mức độ quan tâm của nhà đầu tư cá nhân thấp hơn thời điểm trước tương đối đáng kể.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay vẫn có một số lô phát hành của các doanh nghiệp trong một số ngành như thực phẩm, xây dựng hạ tầng và một số giao dịch phát hành khác có tham gia xếp hạng tín nhiệm hoặc đánh giá tín dụng. Đặc điểm chung của các đợt phát hành này là thường gắn với các doanh nghiệp đầu ngành hoặc có dự án kinh doanh và có thông tin minh bạch về phương án sử dụng vốn và một số trong đó được hỗ trợ bởi kết quả xếp hạng tín nhiệm hoặc đánh giá tín dụng độc lập.

Ngoài ra, chúng tôi cho rằng hoạt động trái phiếu cũng sẽ dần khởi động trở lại như là một giải pháp tái tài trợ các nghĩa vụ nợ vay nói chung, trong đó nợ trái phiếu. Tuy nhiên, điều này chỉ thực hiện được khi có sự tham gia của nhà đầu tư mới, nhất là tổ chức. Hiện các tổ chức bảo hiểm không được đầu tư trái phiếu doanh nghiệp với mục đích tái tài trợ theo Luật Kinh doanh Bảo hiểm mới đi vào hiệu lực đầu năm 2023. Do đó, cầu về trái phiếu sẽ chủ yếu đến từ tổ chức tín dụng, các nhà đầu tư tổ chức trong và ngoài nước khác và có thể là phát hành đại chúng.

Chúng tôi cho rằng thị trường trái phiếu sẽ dần khôi phục nhưng rất chậm và chưa kỳ vọng về trái phiếu bất động sản cho đến khi vấn đề pháp lý được tháo gỡ, cung tín dụng được mở một cách chọn lọc và các doanh nghiệp chấp nhận giảm giá bán bất động sản. Thị trường hồi phục chậm nhưng sẽ đi vào chiều sâu. Thị trường TPDN sẽ dành cho những nhà đầu tư tổ chức hoặc nhà đầu tư doanh nghiệp hoặc cá nhân thực sự chuyên nghiệp có am hiểu về doanh nghiệp và hiểu rõ những rủi ro tương ứng với mức lãi suất được chào bán.

- Ông đánh giá như thế nào về việc cần thiết định mức tín nhiệm trong hoạt động phát hành trái phiếu của doanh nghiệp?

- Ông Lê Hồng Khang: Từ thực tế việc yêu cầu xếp hạng tín nhiệm (XHTN) bắt buộc trước khi thành thông lệ đối với hoạt động phát hành trái phiếu đã được áp dụng nhiều thập kỷ bởi các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng như tại các quốc gia có cơ cấu thị trường trái phiếu tương đồng với Việt Nam như Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan, v.v. Ngoài ra, riêng tại Thái Lan thì quy định yêu cầu tất cả các công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí và định chế đầu tư chỉ được đầu tư vào các trái phiếu được xếp hạng tín nhiệm. Đó cũng là một phần lý do mà nhà đầu tư cá nhân tại Thái Lan chiếm tới hơn 40% giá trị trái phiếu lưu hành tại thị trường này nhưng chưa gặp phải các vấn đề như tại Việt Nam.

Mặc dù không phải là cây đũa thần có thể giải quyết tất cả các khiếm khuyết của thị trường vốn, tuy nhiên, XHTN là một trong những hạ tầng quan trọng đối với sự phát triển bền vững lâu dài của thị trường.

XHTN giúp giảm bất cân xứng thông tin giữa các chủ thể tham gia thị trường vốn, cung cấp các phân tích có chiều sâu về rủi ro của đơn vị phát hành công cụ nợ. Để hỗ trợ hoạt động huy động vốn được diễn ra hiệu quả, nhà đầu tư cần được cập nhật những đánh giá về khả năng trả nợ của doanh nghiệp và những rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải do môi trường và điều kiện kinh doanh thay đổi. Đối với doanh nghiệp, cần phải minh bạch trong việc cung cấp thông tin đến nhà đầu tư để các quyết định đầu tư được đưa ra nhanh chóng, kịp thời và hợp lý. Tổ chức XHTN với vai trò là đơn vị trung gian sẽ đưa ra các phân tích và đánh giá độc lập sẽ hỗ trợ làm giảm những rào cản về bất cân xứng thông tin này, đặc biệt trong bối cảnh điều kiện và môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng như hiện nay

Hơn nữa, có một đặc điểm quan trọng là chất lượng trái phiếu hay công cụ nợ đó cần được đánh giá thông qua xếp hạng tín nhiệm trong suốt vòng đời đến khi đáo hạn thay vì chỉ tại thời điểm phát hành theo thông tin kê khai trên bản cáo bạch hoặc phương án phát hành. Bởi trái phiếu là một sản phầm đầu tư có kỳ hạn dài và rất dài và có thể được phân phối và giao dịch thứ cấp trên thị trường.

Ngoài ra cũng bởi điều kiện và môi trường kinh doanh là luôn thay đổi và do cả các yếu tố khách quan và môi trường bên ngoài mà tại thời điểm phát hành đã là thông tin quá cũ. Do đó, việc sở hữu bởi nhà đầu tư tổ chức thông qua phát hành riêng lẻ thì xếp hạng tín nhiệm cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cập nhật chất lượng tín dụng của doanh nghiệp. Đây là thông lệ đã hình thành trên các thị trường quốc tế và vai trò của xếp hạng tín nhiệm là góp phần nhằm giảm bất đối xứng về thông tin và giúp các doanh nghiệp và nhà đầu tư đến gần với nhau hơn, hiểu nhau hơn và tiến đến giao dịch một cách tự tin hơn cũng như công tác quản trị rủi ro sau này.

Theo Vietnamnet
... See MoreSee Less

Ngân hàng nắm giữ 8 tỷ USD trái phiếu doanh nghiệp, đo độ rủi ro

Các ngân hàng nắm giữ nhiều tỷ USD trái phiếu doanh nghiệp. Tỷ trọng trái phiếu trong tài sản không lớn tuy nhiên rủi ro là hiện hữu, đặc biệt đối với trái phiếu của một số doanh nghiệp bất động sản yếu kém.

Ông Lê Hồng Khang - Giám đốc Xếp hạng Tín nhiệm FiinRatings của Tập đoàn FiinGroup chia sẻ với PV. VietNamNet về tình hình nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) của các ngân hàng cũng như rủi ro dây chuyền và hướng phát triển kênh huy động vốn quan trọng  này.

- Theo số liệu của FiinRatings, các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán nắm giữ bao nhiêu tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp sẵn sàng để bán? Tăng hay giảm so với đầu năm?

-Ông Lê Hồng Khang: Theo số liệu cập nhật của FiinRatings, dựa trên các báo tài chính của các ngân hàng thương mại (NHTM) đã công bố thông tin, đã có 17 ngân hàng đã thống kê số lượng TPDN nắm giữ sẵn sàng để bán tại ngày 31/12/2022, với tổng giá trị 188 nghìn tỷ đồng. Con số này thấp hơn khoảng 28 nghìn tỷ đồng so với thời điểm ngày 31/12/2021. 

Xu hướng giảm này gắn liền với hoạt động đầu tư mới suy giảm, hoạt động phát hành trái phiếu giảm mạnh năm 2022 và do hoạt động mua lại trước hạn diễn ra mạnh, nhất là đối với các tổ chức phát hành là doanh nghiệp bất động sản. Tại thời điểm cuối năm 2021, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phi tài chính mà 28 ngân hàng niêm yết sở hữu ở mức gần 290 nghìn tỷ đồng.

- Các ngân hàng đang nắm giữ nhiều trái phiếu nhất? Xin ông cho biết, danh mục trái phiếu doanh nghiệp của một số ngân hàng có tiềm ẩn rủi ro hay không khi thị trường đã xuất hiện một số trường hợp chậm trả lãi và gốc trái phiếu?

- Ông Lê Hồng Khang: Đối với các ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính nêu trên, nhóm 5 ngân hàng nắm giữ lượng trái phiếu doanh nghiệp tập trung chủ yếu ở MBBank (MBB), Techcombank (TCB), VPBank (VPB), TPBank (TPB) và SHB. 

Việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của trái phiếu doanh nghiệp đến ngân hàng hay mức độ rủi ro ra sao phụ thuộc nhiều yếu tố chứ không phải cứ ngân hàng nào sở hữu hoặc đầu tư nhiều trái phiếu thì có mức độ ảnh hưởng lớn. 

Các yếu tố đó không chỉ là mức độ hay quy mô trái phiếu đang nắm giữ mà còn phụ thuộc vào mức xếp hạng tín nhiệm của các doanh nghiệp phát hành hay nói cách khác là khả năng đáp ứng nghĩa vụ nợ nói chung.

Tỷ trọng danh mục sở hữu trái phiếu trên tổng dư nợ tín dụng hoặc tổng tài sản sinh lời của mỗi ngân hàng cũng khác nhau và trên bình diện chung như chúng tôi đã phân tích là không lớn.

Hiện tổng dư nợ trái phiếu sở hữu bởi ngân hàng trên tổng tài sản sinh lời ở mức chỉ khoảng 2,3% trên toàn hệ thống. Do đó, mức ảnh hưởng nếu có sẽ không quá lo ngại nếu như vấn đề tái cấu trúc nợ trái phiếu được diễn ra mạnh hơn theo Nghị định 08 và các giải pháp hỗ trợ thị trường này của Chính phủ trong thời gian gần đây được thực hiện một cách hiệu quả.

- Liệu có rủi ro gia tăng nợ xấu vì trái phiếu hay không?

- Ông Lê Hồng Khang: Đối với các ngân hàng nắm giữ các trái phiếu hoặc cho vay các doanh nghiệp bất động sản có năng lực tín dụng ở mức trung bình hoặc yếu kém, khả năng ảnh hưởng dây chuyền đến các khoản nợ vay, trái phiếu do ngân hàng nắm giữ của các doanh nghiệp này là có và mang tính hiện hữu. 

Trường hợp xảy ra các sự kiện vi phạm được quy định trong giao ước giữa tổ chức phát hành và tổ chức cho vay ví dụ như việc tổ chức phát hành chậm trả các khoản nợ khác, điều khoản cross-default (vỡ nợ chéo) lúc này có thể được áp dụng và cho phép tổ chức cho vay thu hồi sớm các khoản nợ vay để bảo toàn lợi ích của tổ chức cho vay.

Tuy nhiên, chúng tôi kỳ vọng các ngân hàng có thể xúc tiến tái cơ cấu nợ trái phiếu và tín dụng tùy theo tình huống của từng doanh nghiệp và từng dự án. Hiện Nghị định 08 đã quy định và tạo cơ chế để các nhà đầu tư bao gồm ngân hàng thực hiện điều này.

Tuy nhiên, đối với trường hợp các doanh nghiệp đã thông báo chậm trả gốc lãi trái phiếu hiện nay do mất khả năng thanh toán thì nếu không tìm được các giải pháp cải thiện thanh khoản thì khả năng các doanh nghiệp này không đáp ứng các nghĩa vụ nợ khác là tương đối cao.

- Ông đánh giá như thế nào về áp lực trả nợ khi trái phiếu đến hạn?

- Ông Lê Hồng Khang: Tổng giá trị TPDN riêng lẻ của các tổ chức phát hành là doanh nghiệp phi tài chính sẽ đến kỳ thanh toán hay đáo hạn trong năm 2023 được ước tính ở mức 235 nghìn tỷ đồng.

Trong đó, các doanh nghiệp bất động sản có số dư trái phiếu sẽ đến hạn ở mức khoảng 100 nghìn tỷ đồng. Tổng dư nợ trái phiếu riêng lẻ đáo hạn trong hai quý sắp tới lần lượt ở mức 36,2 nghìn tỷ đồng vào quý II và 35,4 nghìn tỷ đồng vào quý III.

Đây rõ ràng là áp lực dòng tiền rất lớn, nhất là trong bối cảnh ảm đạm của các ngành đang có dư nợ trái phiếu lớn như ngành bất động sản và năng lượng và một số ngành liên quan đến bất động sản như xây dựng và vật liệu. 

Chúng tôi kỳ vọng các chính sách mới hiện nay, bao gồm Nghị định 08 về trái phiếu riêng lẻ và Nghị quyết 33 vừa ban hành của Chính phủ, sẽ là nền tảng tạo điều kiện cho các thành viên thị trường tích cực đẩy mạnh thực hiện hoạt động tái cấu trúc nợ, cũng như chung tay hỗ trợ chủ đầu tư tiếp cận nguồn tín dụng mới với kỳ hạn dài hơn khi các biện pháp cho vấn đề pháp lý bất động sản được triển khai song song.

- Ông đánh giá như thế nào về triển vọng thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong năm 2023?

- Ông Lê Hồng Khang:  Việc thị trường TPDN tiếp tục trầm lắng trong quý I/2023 là diễn biến đã được dự đoán trước từ nửa sau năm 2022 khi động lực để hoạt động phát hành trái phiếu riêng lẻ sôi động trong các năm trước (chiếm tới hơn 95% số lượng phát hành trên thị trường TPDN) đến từ nhóm các doanh nghiệp bất động sản và năng lượng. Nhóm này đang gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh trước các diễn biến không thuận lợi về điều kiện kinh doanh hiện nay. Bên cạnh đó, sức hút từ trái phiếu doanh nghiệp đã suy giảm mạnh khi mức độ quan tâm của nhà đầu tư cá nhân thấp hơn thời điểm trước tương đối đáng kể.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay vẫn có một số lô phát hành của các doanh nghiệp trong một số ngành như thực phẩm, xây dựng hạ tầng và một số giao dịch phát hành khác có tham gia xếp hạng tín nhiệm hoặc đánh giá tín dụng. Đặc điểm chung của các đợt phát hành này là thường gắn với các doanh nghiệp đầu ngành hoặc có dự án kinh doanh và có thông tin minh bạch về phương án sử dụng vốn và một số trong đó được hỗ trợ bởi kết quả xếp hạng tín nhiệm hoặc đánh giá tín dụng độc lập. 

Ngoài ra, chúng tôi cho rằng hoạt động trái phiếu cũng sẽ dần khởi động trở lại như là một giải pháp tái tài trợ các nghĩa vụ nợ vay nói chung, trong đó nợ trái phiếu. Tuy nhiên, điều này chỉ thực hiện được khi có sự tham gia của nhà đầu tư mới, nhất là tổ chức. Hiện các tổ chức bảo hiểm không được đầu tư trái phiếu doanh nghiệp với mục đích tái tài trợ theo Luật Kinh doanh Bảo hiểm mới đi vào hiệu lực đầu năm 2023. Do đó, cầu về trái phiếu sẽ chủ yếu đến từ tổ chức tín dụng, các nhà đầu tư tổ chức trong và ngoài nước khác và có thể là phát hành đại chúng.  

Chúng tôi cho rằng thị trường trái phiếu sẽ dần khôi phục nhưng rất chậm và chưa kỳ vọng về trái phiếu bất động sản cho đến khi vấn đề pháp lý được tháo gỡ, cung tín dụng được mở một cách chọn lọc và các doanh nghiệp chấp nhận giảm giá bán bất động sản. Thị trường hồi phục chậm nhưng sẽ đi vào chiều sâu. Thị trường TPDN sẽ dành cho những nhà đầu tư tổ chức hoặc nhà đầu tư doanh nghiệp hoặc cá nhân thực sự chuyên nghiệp có am hiểu về doanh nghiệp và hiểu rõ những rủi ro tương ứng với mức lãi suất được chào bán.

- Ông đánh giá như thế nào về việc cần thiết định mức tín nhiệm trong hoạt động phát hành trái phiếu của doanh nghiệp?

- Ông Lê Hồng Khang: Từ thực tế việc yêu cầu xếp hạng tín nhiệm (XHTN) bắt buộc trước khi thành thông lệ đối với hoạt động phát hành trái phiếu đã được áp dụng nhiều thập kỷ bởi các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng như tại các quốc gia có cơ cấu thị trường trái phiếu tương đồng với Việt Nam như Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan, v.v. Ngoài ra, riêng tại Thái Lan thì quy định yêu cầu tất cả các công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí và định chế đầu tư chỉ được đầu tư vào các trái phiếu được xếp hạng tín nhiệm. Đó cũng là một phần lý do mà nhà đầu tư cá nhân tại Thái Lan chiếm tới hơn 40% giá trị trái phiếu lưu hành tại thị trường này nhưng chưa gặp phải các vấn đề như tại Việt Nam. 

Mặc dù không phải là cây đũa thần có thể giải quyết tất cả các khiếm khuyết của thị trường vốn, tuy nhiên, XHTN là một trong những hạ tầng quan trọng đối với sự phát triển bền vững lâu dài của thị trường.

XHTN giúp giảm bất cân xứng thông tin giữa các chủ thể tham gia thị trường vốn, cung cấp các phân tích có chiều sâu về rủi ro của đơn vị phát hành công cụ nợ. Để hỗ trợ hoạt động huy động vốn được diễn ra hiệu quả, nhà đầu tư cần được cập nhật những đánh giá về khả năng trả nợ của doanh nghiệp và những rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải do môi trường và điều kiện kinh doanh thay đổi. Đối với doanh nghiệp, cần phải minh bạch trong việc cung cấp thông tin đến nhà đầu tư để các quyết định đầu tư được đưa ra nhanh chóng, kịp thời và hợp lý. Tổ chức XHTN với vai trò là đơn vị trung gian sẽ đưa ra các phân tích và đánh giá độc lập sẽ hỗ trợ làm giảm những rào cản về bất cân xứng thông tin này, đặc biệt trong bối cảnh điều kiện và môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng như hiện nay

Hơn nữa, có một đặc điểm quan trọng là chất lượng trái phiếu hay công cụ nợ đó cần được đánh giá thông qua xếp hạng tín nhiệm trong suốt vòng đời đến khi đáo hạn thay vì chỉ tại thời điểm phát hành theo thông tin kê khai trên bản cáo bạch hoặc phương án phát hành. Bởi trái phiếu là một sản phầm đầu tư có kỳ hạn dài và rất dài và có thể được phân phối và giao dịch thứ cấp trên thị trường. 

Ngoài ra cũng bởi điều kiện và môi trường kinh doanh là luôn thay đổi và do cả các yếu tố khách quan và môi trường bên ngoài mà tại thời điểm phát hành đã là thông tin quá cũ. Do đó, việc sở hữu bởi nhà đầu tư tổ chức thông qua phát hành riêng lẻ thì xếp hạng tín nhiệm cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cập nhật chất lượng tín dụng của doanh nghiệp. Đây là thông lệ đã hình thành trên các thị trường quốc tế và vai trò của xếp hạng tín nhiệm là góp phần nhằm giảm bất đối xứng về thông tin và giúp các doanh nghiệp và nhà đầu tư đến gần với nhau hơn, hiểu nhau hơn và tiến đến giao dịch một cách tự tin hơn cũng như công tác quản trị rủi ro sau này.

Theo Vietnamnet

Đại gia mới nổi giải thể công ty ở điểm nóng bất động sản miền Bắc

CTCP Đầu tư Hải Phát - Hải Phát Invest (HPX) giải thể công ty bất động sản ở Bắc Giang sau khi thành lập chưa được một năm trong bối cảnh thị trường địa ốc ảm đạm, nhiều doanh nghiệp sụt giảm dòng tiền và gặp khó vì nợ nần.
CTCP Đầu tư Hải Phát (HPX) vừa thông qua nghị quyết HĐQT về việc giải thể CTCP Đầu tư Greenland Bắc Giang với lý do thay đổi định hướng đầu tư. Đáng chú ý, pháp nhân này chỉ mới được thành lập chưa đầy một năm (đăng ký lần đầu ngày 10/6/2022).

Greenland Bắc Giang có trụ sở đặt tại TP. Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang với lĩnh vực hoạt động chính là kinh doanh bất động sản.

Hải Phát Invest hiện là chủ đầu tư dự án HP Intermix Bắc Giang, trên quy mô 2,4ha và tổng mức đầu tư 1.662 tỷ đồng. Bắc Giang được biết đến là một tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế rất nhanh nhờ có nhiều khu công nghiệp và hút dòng vốn FDI lớn. Thị trường bất động sản Bắc Giang trong năm 2020-2021 sôi sục, trở thành "điểm nóng" của thị trường bất động sản miền Bắc.

Gần đây, Hải Phát tổ chức bất thành Đại hội đồng cổ đông bất thường do không đủ số lượng cổ đông theo luật định và điều lệ công ty.

Hải Phát Invest sẽ thông báo kế hoạch tổ chức ĐHĐCĐ bất thường lần tới vào thời gian sớm nhất. Theo quy định, với đại hội lần thứ hai, tỷ lệ này phải đạt ít nhất 33%.

Trong năm 2022, Hải Phát Invest ghi nhận doanh thu tăng 17,4% lên hơn 1.634 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận sau thuế giảm gần 57%, xuống còn hơn 142 tỷ đồng so với năm 2021.

Trong năm 2022, Hải Phát Invest (HPX) gặp nhiều khó khăn và cổ phiếu tụt giảm. Gia đình Chủ tịch HPX Đỗ Quý Hải bị bán giải chấp một lượng lớn cổ phiếu.

Trong phiên giao dịch ngày 30/11/2022, thị trường chứng khoán ghi nhận một kỷ lục hiếm có: hơn 54% số lượng cổ phiếu đang lưu hành của CTCP Đầu tư Hải Phát - một doanh nghiệp bất động sản nổi tiếng phía Bắc - được giao dịch thông qua khớp lệnh trên Sở GDCK TP.HCM trong chỉ một phiên.

Cụ thể, hơn 165 triệu cổ phần HPX được chuyển nhượng trong phiên ngày 30/11.

Như vậy, chỉ vài giờ, phần lớn vốn của một doanh nghiệp bất động sản với nhiều dự án tại Hà Nội, Quảng Ninh, Hòa Bình, Bắc Giang,... đã được đổi chủ. Theo báo cáo, tới cuối năm 2021, ông Hải nắm giữ gần 121,8 triệu cổ phiếu HPX, tương đương hơn 40% vốn. Dragon Capital nắm giữ hàng chục triệu cổ phiếu HPX.

Tới đầu tháng 2/2023, ông Hải chỉ còn nắm giữ hơn 44,8 triệu cổ phiếu HPX (tương đương 14,73%).

Ở vào thời kỳ cao điểm, khối tài sản của gia đình ông Hải đạt 5.000-6.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện tại tài sản quy từ cổ phiếu HPX đã giảm mạnh bởi giá cổ phiếu này đã giảm gần 80% và số lượng cổ phiếu của ông Hải cũng giảm do bị bán giải chấp.

Theo Vietnamnet
... See MoreSee Less

Đại gia mới nổi giải thể công ty ở điểm nóng bất động sản miền Bắc

CTCP Đầu tư Hải Phát - Hải Phát Invest (HPX) giải thể công ty bất động sản ở Bắc Giang sau khi thành lập chưa được một năm trong bối cảnh thị trường địa ốc ảm đạm, nhiều doanh nghiệp sụt giảm dòng tiền và gặp khó vì nợ nần.
CTCP Đầu tư Hải Phát (HPX) vừa thông qua nghị quyết HĐQT về việc giải thể CTCP Đầu tư Greenland Bắc Giang với lý do thay đổi định hướng đầu tư. Đáng chú ý, pháp nhân này chỉ mới được thành lập chưa đầy một năm (đăng ký lần đầu ngày 10/6/2022).

Greenland Bắc Giang có trụ sở đặt tại TP. Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang với lĩnh vực hoạt động chính là kinh doanh bất động sản.

Hải Phát Invest hiện là chủ đầu tư dự án HP Intermix Bắc Giang, trên quy mô 2,4ha và tổng mức đầu tư 1.662 tỷ đồng. Bắc Giang được biết đến là một tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế rất nhanh nhờ có nhiều khu công nghiệp và hút dòng vốn FDI lớn. Thị trường bất động sản Bắc Giang trong năm 2020-2021 sôi sục, trở thành điểm nóng của thị trường bất động sản miền Bắc.

Gần đây, Hải Phát tổ chức bất thành Đại hội đồng cổ đông bất thường do không đủ số lượng cổ đông theo luật định và điều lệ công ty.

Hải Phát Invest sẽ thông báo kế hoạch tổ chức ĐHĐCĐ bất thường lần tới vào thời gian sớm nhất. Theo quy định, với đại hội lần thứ hai, tỷ lệ này phải đạt ít nhất 33%.

Trong năm 2022, Hải Phát Invest ghi nhận doanh thu tăng 17,4% lên hơn 1.634 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận sau thuế giảm gần 57%, xuống còn hơn 142 tỷ đồng so với năm 2021.

Trong năm 2022, Hải Phát Invest (HPX) gặp nhiều khó khăn và cổ phiếu tụt giảm. Gia đình Chủ tịch HPX Đỗ Quý Hải bị bán giải chấp một lượng lớn cổ phiếu.

Trong phiên giao dịch ngày 30/11/2022, thị trường chứng khoán ghi nhận một kỷ lục hiếm có: hơn 54% số lượng cổ phiếu đang lưu hành của CTCP Đầu tư Hải Phát - một doanh nghiệp bất động sản nổi tiếng phía Bắc - được giao dịch thông qua khớp lệnh trên Sở GDCK TP.HCM trong chỉ một phiên.

Cụ thể, hơn 165 triệu cổ phần HPX được chuyển nhượng trong phiên ngày 30/11.

Như vậy, chỉ vài giờ, phần lớn vốn của một doanh nghiệp bất động sản với nhiều dự án tại Hà Nội, Quảng Ninh, Hòa Bình, Bắc Giang,... đã được đổi chủ. Theo báo cáo, tới cuối năm 2021, ông Hải nắm giữ gần 121,8 triệu cổ phiếu HPX, tương đương hơn 40% vốn. Dragon Capital nắm giữ hàng chục triệu cổ phiếu HPX.

Tới đầu tháng 2/2023, ông Hải chỉ còn nắm giữ hơn 44,8 triệu cổ phiếu HPX (tương đương 14,73%).

Ở vào thời kỳ cao điểm, khối tài sản của gia đình ông Hải đạt 5.000-6.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện tại tài sản quy từ cổ phiếu HPX đã giảm mạnh bởi giá cổ phiếu này đã giảm gần 80% và số lượng cổ phiếu của ông Hải cũng giảm do bị bán giải chấp.

Theo Vietnamnet

Công ty Xây dựng Hòa Bình đề nghị trả nợ bằng bất động sản, thiết bị xây dựng

Ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Xây dựng Hòa Bình, cam kết sẽ trả nợ cho các nhà thầu bằng mọi cách, đồng thời mong muốn họ cấn trừ nợ bằng bất động sản.

Mới đây, một số nhà thầu phụ - gồm: Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Sản xuất Bách Việt, Công ty TNHH Dịch vụ Kinh tế và Xây dựng Hoàng Anh, Công ty CP XDCD-TM Mạnh Tiến, Công ty CP Thương mại và Xây dựng Phú Đức, Công ty CP Cơ điện KDG Việt Nam, Công ty CP Kỹ Thuật Long Giang, Công ty Vật liệu và Dịch vụ Kỹ Thuật ICD Việt Nam - đã có văn bản thông báo sẽ tạm dừng thi công các dự án do Công ty CP Đầu tư Xây dựng Hòa Bình (Xây dựng Hòa Bình, mã chứng khoán HBC) làm tổng thầu.

Các nhà thầu này chủ yếu thi công về cơ điện cho một loạt dự án lớn tại Hà Nội, Hưng Yên, Lào Cai.

Theo các doanh nghiệp này, họ dừng vì Xây dựng Hòa Bình chưa thanh toán công nợ. Trước đó, họ đã gửi văn bản nhiều lần nhưng vẫn chưa được thanh toán và Xây dựng Hòa Bình cũng không có văn bản trả lời. Việc kéo dài công nợ này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của họ vì liên quan đến lãi vay, tiền lương công nhân…

Nhóm này tuyên bố dừng thi công các dự án từ ngày 15-3 nếu không nhận được thanh toán.

Về việc này, ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT Xây dựng Hòa Bình, giải thích do thị trường bất động sản đang gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp, chủ đầu tư cũng đang gặp khó nên ảnh hưởng đến tổng thầu.

Theo ông Hải, trong tình hình hiện nay, việc thanh toán nợ bằng tiền mặt gặp khó khăn nên một số khách hàng đã tiến hành thanh toán cho Xây dựng Hòa Bình bằng chính sản phẩm bất động sản của họ.

"Dù khá bất lợi nhưng công ty sẵn sàng chia sẻ khó khăn cùng những người bạn đồng hành của mình. Chúng tôi cũng rất mong nhận được sự chia sẻ đó từ các nhà thầu phụ" - ông Hải nêu trong văn bản gửi các nhà thầu phụ.

Cụ thể, ông Hải đề nghị các nhà thầu phụ xem xét thay thế việc thanh toán bằng bất động sản do Xây dựng Hòa Bình đã nhận để cấn trừ nợ. Ngoài ra, công ty có một danh sách thiết bị xây dựng tồn kho, nếu nhà thầu nào nhận thấy phù hợp với nhu cầu, có thể thỏa thuận với Hòa Bình để trừ công nợ theo giá phù hợp được hai bên thống nhất.

"Hòa Bình sẵn sàng xác nhận công nợ đối với các nhà thầu phụ để tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc các nhà thầu phụ vay vốn ngân hàng. Bằng tất cả thiện chí và với những nỗ lực cao nhất, chúng tôi hy vọng có thể giải quyết mọi vấn đề theo hướng tốt nhất cho các nhà thầu phụ" - ông Hải nêu cam kết trong văn bản.

Theo Người Lao Động
... See MoreSee Less

Công ty Xây dựng Hòa Bình đề nghị trả nợ bằng bất động sản, thiết bị xây dựng

Ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Xây dựng Hòa Bình, cam kết sẽ trả nợ cho các nhà thầu bằng mọi cách, đồng thời mong muốn họ cấn trừ nợ bằng bất động sản.

Mới đây, một số nhà thầu phụ - gồm: Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Sản xuất Bách Việt, Công ty TNHH Dịch vụ Kinh tế và Xây dựng Hoàng Anh, Công ty CP XDCD-TM Mạnh Tiến, Công ty CP Thương mại và Xây dựng Phú Đức, Công ty CP Cơ điện KDG Việt Nam, Công ty CP Kỹ Thuật Long Giang, Công ty Vật liệu và Dịch vụ Kỹ Thuật ICD Việt Nam - đã có văn bản thông báo sẽ tạm dừng thi công các dự án do Công ty CP Đầu tư Xây dựng Hòa Bình (Xây dựng Hòa Bình, mã chứng khoán HBC) làm tổng thầu. 

Các nhà thầu này chủ yếu thi công về cơ điện cho một loạt dự án lớn tại Hà Nội, Hưng Yên, Lào Cai.

Theo các doanh nghiệp này, họ dừng vì Xây dựng Hòa Bình chưa thanh toán công nợ. Trước đó, họ đã gửi văn bản nhiều lần nhưng vẫn chưa được thanh toán và Xây dựng Hòa Bình cũng không có văn bản trả lời. Việc kéo dài công nợ này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của họ vì liên quan đến lãi vay, tiền lương công nhân…

Nhóm này tuyên bố dừng thi công các dự án từ ngày 15-3 nếu không nhận được thanh toán.

Về việc này, ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT Xây dựng Hòa Bình, giải thích do thị trường bất động sản đang gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp, chủ đầu tư cũng đang gặp khó nên ảnh hưởng đến tổng thầu. 

Theo ông Hải, trong tình hình hiện nay, việc thanh toán nợ bằng tiền mặt gặp khó khăn nên một số khách hàng đã tiến hành thanh toán cho Xây dựng Hòa Bình bằng chính sản phẩm bất động sản của họ. 

Dù khá bất lợi nhưng công ty sẵn sàng chia sẻ khó khăn cùng những người bạn đồng hành của mình. Chúng tôi cũng rất mong nhận được sự chia sẻ đó từ các nhà thầu phụ - ông Hải nêu trong văn bản gửi các nhà thầu phụ. 

Cụ thể, ông Hải đề nghị các nhà thầu phụ xem xét thay thế việc thanh toán bằng bất động sản do Xây dựng Hòa Bình đã nhận để cấn trừ nợ. Ngoài ra, công ty có một danh sách thiết bị xây dựng tồn kho, nếu nhà thầu nào nhận thấy phù hợp với nhu cầu, có thể thỏa thuận với Hòa Bình để trừ công nợ theo giá phù hợp được hai bên thống nhất.

Hòa Bình sẵn sàng xác nhận công nợ đối với các nhà thầu phụ để tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc các nhà thầu phụ vay vốn ngân hàng. Bằng tất cả thiện chí và với những nỗ lực cao nhất, chúng tôi hy vọng có thể giải quyết mọi vấn đề theo hướng tốt nhất cho các nhà thầu phụ - ông Hải nêu cam kết trong văn bản. 

Theo Người Lao Động
Tải thêm tin mới

Tính đến hết năm 2021, Việt Nam đã có gần 860.000 doanh nghiệp đang hoạt động, khoảng 15.300 hợp tác xã phi nông nghiệp và khoảng 5,1 triệu hộ kinh doanh. Với tổng dân số gần 100 triệu người, ước tính bình quân cứ 116 người dân có 1 doanh nghiệp.

Đây là tỷ lệ khá thấp nếu so với bình quân các nước trong khu vực ASEAN là 80 – 90 người dân sẽ có 1 doanh nghiệp hay ở các nước Mỹ, Nhật Bản thì cứ 10 – 12 người dân sẽ có 1 doanh nghiệp.

Tính chung 10 tháng năm 2022, cả nước có 125.800 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký gần 1.379,2 nghìn tỷ đồng.


Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
GOOGLE NEWS | ZALO GROUP | TELEGRAM GROUP

Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ, Duan24h.net xin cảm ơn !!