Tỷ giá ngoại tệ ngày hôm nay so Đồng Việt Nam (VNĐ) : USD (Đô la Mỹ), AUD (Đô la Úc), CAD (Đô la Canada), CNY (Nhân Dân Tệ), EUR , GBP (Bảng Anh), CHF (Franc Thụy Sĩ), DKK (Krone Đan Mạch), HKD (Đô la Hồng Kông), JPY (Yên Nhật), ….
Tỷ giá ngoại tệ ngày 28/12/2024
Tỷ giá được cập nhật từ Ngân hàng Vietcombank lúc 11:26 PM ngày 28/12/2024
Tên Ngoại Tệ | Mua Tiền Mặt | Mua Chuyển Khoản | Bán |
---|---|---|---|
AUSTRALIAN DOLLAR | 15,418.33 | 15,574.07 | 16,073.66 |
CANADIAN DOLLAR | 17,208.42 | 17,382.24 | 17,939.84 |
SWISS FRANC | 27,573.28 | 27,851.80 | 28,745.24 |
YUAN RENMINBI | 3,397.31 | 3,431.62 | 3,541.70 |
DANISH KRONE | - | 3,487.11 | 3,620.64 |
EURO | 25,817.03 | 26,077.81 | 27,232.54 |
POUND STERLING | 31,047.36 | 31,360.97 | 32,366.98 |
HONGKONG DOLLAR | 3,192.29 | 3,224.54 | 3,327.97 |
INDIAN RUPEE | - | 297.50 | 309.39 |
YEN | 155.50 | 157.07 | 164.54 |
KOREAN WON | 14.91 | 16.57 | 17.98 |
KUWAITI DINAR | - | 82,394.48 | 85,688.27 |
MALAYSIAN RINGGIT | - | 5,643.12 | 5,766.18 |
NORWEGIAN KRONER | - | 2,186.97 | 2,279.81 |
RUSSIAN RUBLE | - | 242.10 | 268.00 |
SAUDI RIAL | - | 6,761.53 | 7,010.04 |
SWEDISH KRONA | - | 2,255.73 | 2,351.50 |
SINGAPORE DOLLAR | 18,250.93 | 18,435.29 | 19,026.66 |
THAILAND BAHT | 658.27 | 731.42 | 759.42 |
US DOLLAR | 25,208.00 | 25,238.00 | 25,538.00 |
Tỷ giá ngoại tệ được điều hành như thế nào ?
Kể từ năm 2016, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố cách thức điều hành tỷ giá mới (dựa vào một giỏ tiền tệ của các đối tác thương mại lớn nhất), tuy nhiên bản chất của chính sách vẫn là neo chặt chẽ vào đô la Mỹ.
Theo đó, NHNN vẫn sẽ công bố tỷ giá nhưng khác ở chỗ tỷ giá có thể được điều chỉnh lên/xuống hàng ngày. Tỷ giá do NHNN công bố sẽ được xác định trên cơ sở một số cơ sở sau:
- Thứ nhất, tham chiếu diễn biến của một số đồng tiền của các nước có mối quan hệ về thương mại và đầu tư lớn với Việt Nam;
- Thứ hai, tham chiếu tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng (tỷ giá bình quân gia quyền theo mức tỷ giá và trọng số giao dịch), cách tham chiếu này sẽ khắc phục được một số điểm hạn chế của cách tham chiếu vào tỷ giá cuối ngày trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của một số nước và theo đó hạn chế được yếu tố làm giá vào cuối ngày của các thành viên tham gia thị trường;
- Thứ ba, ngoài hai yếu tố nêu trên, tỷ giá có được cân nhắc trên cơ sở các cân đối vĩ mô, tiền tệ, mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ và chính sách kinh tế vĩ mô.
Việc cân nhắc mức độ tham chiếu các yếu tố nêu trên sẽ được NHNN cân nhắc kỹ lưỡng, đảm bảo yếu tố linh hoạt nhưng vẫn đảm bảo yếu tố quản lý theo chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý đã được xác định tại các văn bản về quản lý ngoại hối hiện hành.
Việc điều hành tỷ giá theo hướng linh hoạt hơn phù hợp với bối cảnh thương mại và đầu tư quốc tế sẽ luân chuyển nhanh hơn và mạnh hơn sau hàng loạt các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã và sẽ ký kết.
Cách thức điều hành tỷ giá này sẽ cho phép tỷ giá phản ứng linh hoạt, kịp thời hơn với diễn biến trong nước và quốc tế. Bên cạnh việc điều hành tỷ giá theo cách thức mới, NHNN sẽ thực hiện các giải pháp chính sách tiền tệ đồng bộ để đảm bảo mục tiêu ổn định thị trường ngoại hối, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Thông tin về ngoại tệ
Đô la Mỹ (USD)
Đồng đô la Mỹ hay Mỹ kim, USD (tiếng Anh: United States dollar), còn được gọi ngắn là “đô la” hay “đô”, là đơn vị tiền tệ chính thức của Hoa Kỳ. Đây là đơn vị tiền tệ phổ biến nhất trong giao dịch thương mại và dự trữ ngoại hối của các nước.
Hiện nay, việc phát hành tiền được quản lý bởi các hệ thống ngân hàng của Cục Dự trữ Liên bang (Federal Reserve). Ký hiệu phổ biến nhất cho đơn vị này là dấu $. Mã ISO 4217 cho đô la Mỹ là USD; Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dùng US$. Một đồng đô la Mỹ thông thường được chia ra thành 100 cent, (ký hiệu ¢).
Đồng EURO (EUR)
Euro (€; mã ISO: EUR, còn gọi là Âu kim hay Đồng tiền chung châu Âu) là đơn vị tiền tệ của Liên minh Tiền tệ châu Âu, là tiền tệ chính thức trong 19 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (Áo, Bỉ, Bồ Đào Nha, Đức, Hà Lan, Hy Lạp, Ireland, Luxembourg, Pháp, Phần Lan, Tây Ban Nha, Ý, Slovenia, Malta, Cộng hòa Síp, Estonia, Latvia, Litva, Slovakia) và trong 6 nước và lãnh thổ không thuộc Liên minh châu Âu.
Vào ngày 1 tháng 1 năm 1999 tỷ lệ hối đoái giữa Euro và các đơn vị tiền tệ quốc gia được quy định không thể thay đổi và Euro trở thành tiền tệ chính thức. Việc phát hành đồng Euro rộng rãi đến người tiêu dùng bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2002.
Euro có thể được phát âm như iu-rô hoặc ơ-rô, oi-rô, u-rô tùy từng nơi ở châu Âu và thế giới. Tại Việt Nam, người ta thường phát âm là ơ-rô.
Đô la Hồng Kông (HKD)
Đô la Hồng Kông (tiếng Trung: 港元; phiên âm Quảng Đông: góng yùn; Hán-Việt: cảng nguyên; ký hiệu: HK$; mã ISO 4217: HKD) là tiền tệ chính thức của Đặc khu Hành chính Hồng Kông. Một đô la được chia làm 100 cents. Cục quản lý tiền tệ Hồng Kông là cơ quan tiền tệ của Chính phủ Hồng Kông, đồng thời là ngân hàng trung ương quản lý Đô la Hồng Kông.
Dưới sự cho phép của Cục quản lý tiền tệ Hồng Kông, ba ngân hàng thương mại lớn đã được cấp phép để phát hành tiền giấy phục vụ cho việc lưu thông trong công chúng. Ba ngân hàng thương mại bao gồm HSBC, Ngân hàng Trung Quốc (Hồng Kông), Standard Chartered (Hồng Kông) phát hành tiền giấy có thiết kế riêng bao gồm các mệnh giá HK$20, HK$50, HK$100, HK$500 và HK$1000, với các thiết kế giống với các tờ tiền khác có cùng mệnh giá. Tiền giấy mệnh giá HK$10 và tất cả mệnh giá tiền xu được phát hành bởi Chính quyền Hồng Kông.
Tháng 4 năm 2016, Đô la Hồng Kông là tiền tệ phổ biến thứ mười ba trên Thị trường ngoại hối. Ngoài việc được sử dụng tại Hồng Kông, Đô la Hồng Kông còn được sử dụng tại các đơn vị hành chính gần đó, Đặc khu hành chính Ma Cao. Đồng Pataca Ma Cao được neo vào Đô la Hồng Kông.
Đô la Singapore (SGD)
Đô la Singapore (ký hiệu: $; mã: SGD) là tiền tệ chính thức của Singapore. Đô la Singapore thường được viết tắt với ký hiệu đô la $, hoặc S $ để phân biệt với các đồng tiền bằng đồng đô la khác. Đô la Singapore được chia thành 100 cents.
Đô la Singapore là một đồng tiền tự do chuyển đổi và điều này cho phép nó được thả nổi theo cung và cầu trên thị trường ngoại hối, nhưng nó cũng được Cục Tiền tệ Singapore giám sát dựa vào một rổ tiền tệ theo tỷ trọng thương mại. Các đồng tiền liên quan không được công khai để bảo vệ đồng tiền này khỏi các cuộc tấn công đầu cơ và các áp lực bất thường khác lên giá trị của nó.
Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, nhiều quốc gia như Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã áp dụng hệ thống thả nổi có quản lý của Singapore.
Nhân Dân Tệ (CNY)
Nhân dân tệ (chữ Hán giản thể: 人民币, bính âm: rénmínbì, viết tắt theo quy ước quốc tế là RMB) là tên gọi chính thức của đơn vị tiền tệ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (nhưng không sử dụng chính thức ở Hong Kong và Macau). Đơn vị đếm của đồng tiền này là nguyên (sử dụng hàng ngày: tiếng Trung: 元; bính âm: Yuán) (tiền giấy), giác (角, jiao) hoặc phân (分, fen) (tiền kim loại). Người Việt Nam gọi nguyên là tệ. Một nguyên bằng mười giác. Một giác lại bằng mười phân. Trên mặt tờ tiền là chân dung chủ tịch Mao Trạch Đông.
Theo tiêu chuẩn ISO-4217, viết tắt chính thức của Nhân dân tệ là CNY, tuy nhiên thường được ký hiệu là RMB, biểu tượng là ¥, và rất dễ nhầm lẫn với biểu tượng của đồng Yên Nhật.
Ngày 28/8/2018, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ký ban hành, chính thức cho phép sử dụng đồng nhân dân tệ trong việc mua bán hàng hóa tại 7 tỉnh dọc biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc.
Yên Nhật (JPY)
Yên (Nhật: 円 (viên) Hepburn: en , biểu tượng: ¥; ISO 4217: JPY; cũng được viết tắt là JP¥) là tiền tệ chính thức của Nhật Bản. Đây là loại tiền được giao dịch nhiều thứ ba trên thị trường ngoại hối sau đồng đô la Mỹ và đồng euro. Nó cũng được sử dụng rộng rãi như một loại tiền tệ dự trữ sau đồng đô la Mỹ, đồng euro và bảng Anh.
Khái niệm đồng Yên là một thành phần của chương trình hiện đại hóa của chính phủ Minh Trị đối với nền kinh tế Nhật Bản, trong đó quy định việc thành lập đồng tiền thống nhất trong cả nước, được mô phỏng theo hệ thống tiền tệ thập phân châu Âu.
Bảng Anh (GBP)
Bảng Anh (tiếng Anh: pound, ký hiệu £, mã ISO: GBP) là đơn vị tiền tệ chính thức của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland cùng các lãnh thổ hải ngoại, thuộc địa. Một bảng Anh gồm 100 xu (pence hoặc penny).
Ký hiệu của đồng bảng ban đầu có hai gạch trên thân (₤), sau này mới chuyển thành một gạch (£), ký hiệu này xuất xứ từ ký tự L trong LSD – tên viết tắt của các đơn vị trong hệ đếm 12 – librae, solidi, denarii, chuyển sang tiếng Anh là Pound, shilling và pence (hoặc penny).
Đồng bảng Anh là đồng tiền lâu đời nhất còn được sử dụng sau khi một số quốc gia thuộc khối EU chuyển sang dùng đồng Euro (€). Nó là đồng tiền được lưu trữ trong các quỹ dự trữ ngoại tệ toàn cầu, mức phổ biến chỉ sau đồng đô la Mỹ và đồng Euro. Đồng bảng đứng thứ tư về khối lượng giao dịch ngoại tệ toàn cầu sau đồng đô la Mỹ, đồng Euro và đồng Yên Nhật.
Trích dẫn nội dung từ Wikipedia