Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Thành phố Lai Châu giai đoạn 2021 – 2030 cập nhật 11/2024 bao gồm các công trình dân dụng, cơ quan, công nghiệp, hạ tầng giao thông.
Hành chính và vị trí địa lý
Vị trí địa lý của thành phố :
- Phía đông và phía nam giáp huyện Tam Đường
- Phía tây giáp huyện Sìn Hồ
- Phía bắc giáp huyện Phong Thổ.
Thành phố Lai Châu có 7 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 5 phường: Đoàn Kết, Đông Phong, Quyết Thắng, Quyết Tiến, Tân Phong và 2 xã: San Thàng, Sùng Phài.
Thành phố cách cửa khẩu Ma Lù Thàng (cửa khẩu quốc gia với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) 50 km, cách thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) khoảng 70 km, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 397 km (qua thành phố Lào Cai và thị xã Sa Pa).
Quy hoạch giao thông thành phố Lai Châu
Giao thông đối ngoại: Mạng lƣới giao thông đối ngoại của thành phố Lai Châu có một số tuyến chính:
Quốc lộ 4D: Là tuyến quốc lộ xuất phát từ Pa So, Lai Châu (điểm giao với quốc lộ 12) chạy tới Sa Pa, qua thành phố Lào Cai và kết thúc ở cửa khẩu Mường Khương. Đây là tuyến đường trục quan trọng nhất trong quan hệ vùng và góp phần phát triển kinh tế của thành phố Lai Châu.
Tổng chiều dài qua thành phố là 12,4km, chiều rộng đường 20,5m, mặt đường rộng 10,5m, hè hai bên rộng 10m, toàn bộ mặt đường được thảm bê tông nhựa.
Đường huyện lộ: Đường nối Thành phố Lai Châu với huyện Sìn Hồ, là tuyến đối ngoại và giao lưu kinh tế văn hóa xã hội giữa 2 huyện Phong Thổ và Sìn Hồ, tổng chiều dài qua khu vực nghiên cứu 14,3 km.
Hệ thống giao thông nội thị: Nhìn chung mạng lưới giao thông toàn thành phố khá phát triển, chất lượng đường tương đối tốt với tổng chiều dài đường giao thông toàn thành phố là 89,39 km gồm:
- Đường trục chính trung tâm (Đại lộ Lê Lợi): Tổng chiều dài 1,9 km, chỉ giới đường rộng 60m.
- Đường trục chính đô thị. Tổng chiều dài 9,7 km, bề rộng đường với 2 loại mặt cắt 51,0 m và 58,0m đã hoàn thiện, chất lƣợng tốt.
- Đường liên khu vực: Tổng chiều dài 27,57 km, bề rộng đường từ 17- 32 m, mặt đường nhựa, chất lượng tốt.
- Đường khu vực: Tổng chiều dài 27,37 km, bề rộng đƣờng từ 13,5 – 16,5m, mặt đường nhựa.
Công trình giao thông: Thành phố đã xây dựng bến xe liên tỉnh diện tích 15.000 m2, hàng ngày có nhiều chuyến xe từ thành phố đi các huyện và từ thành phố đi Hà Nội và các tỉnh thành trong cả nước
Định hướng phát triển đô thị đến năm 2035
Thành phố Lai Châu là khu trung tâm đô thị của tỉnh Lai Châu đã được đầu tư xây dựng từ những năm trước đây. Hiện tại việc phát triển đô thị đã hình thành và cơ bản ổn định theo quy hoạch không gian phát triển thành phố.
- Là trung tâm hành chính chính trị, trung tâm tổng hợp về kinh tế thương mại du lịch, đào tạo, y tế, văn hoá xã hội của thành phố Lai Châu và của tỉnh Lai Châu.
- Là đô thị có vị trí an ninh quốc phòng của vùng Tây Bắc và quốc gia.
- Là điểm trung gian kết nối giữa tỉnh Vân Nam Trung Quốc với các đô thị Việt Nam qua cửa khẩu Ma Lù Thàng.
Ngoài ra định hứớng phát triển đô thị thành phố Lai Châu sẽ hình thành 6 khu vực như sau:
Phân khu 1: Khu trung tâm hành chính, chính trị – là trung tâm hiện hữu, là trung tâm hành chính, chính trị của tỉnh Lai Châu, tập trung các công trình trụ sở, nhà ở, thương mại, dịch vụ, công viên, y tế…
Phân khu 2: Khu đô thị nghỉ dƣỡng, vui chơi giải trí, dự trữ phát triển – là khu vực phát triển dịch vụ, thương mại, cơ sở đào tạo và là khu vực dự trữ phát triển cho thành phố trong tƣơng lai.
Phân khu 3: Khu đô thị cửa ngõ, trung tâm thể dục thể thao, tổ chức sự kiện – là khu vực phát triển đô thị mới của thành phố Lai Châu. Trung tâm phát triển là tuyến đường Đặng Văn Ngữ mở rộng. Phát triển đô thị tầng cao trung bình, hiện đại tập trung dọc trục đường chính.
Dự kiến phát triển Sân vận động và Nhà thi đấu đa năng làm động lực phát triển cho khu vực. Các chức năng chính của phân khu 3: Công trình TDTT, Dịch vụ thương mại, Nhà ở,… kết hợp
với nghỉ dưỡng sinh thái tại khu vực phía Đông.
Phân khu 4: Khu vực phát triển du lịch, bản làng, hang động – là khu vực phát triển du lịch trọng tâm của Thành phố Lai Châu với các sản phẩm du lịch: Du lịch tâm linh, du lịch trải nghiệm, du lịch cộng đồng, du lịch khám phá, mạo hiểm.
Phân khu 5: Khu vực nghỉ dưỡng, phát triển dƣợc liệu, cây công nghiệp – là khu vực phát triển du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với văn hóa bản làng.
Phân khu 6: Khu vực nông thôn – là khu vực tập trung phát triển nông lâm nghiệp kết hợp cải tạo chỉnh trang các bản làng hiện hữu.
Tài liệu tham khảo :
- Hồ sơ điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 thành phố Lai Châu
- Quyết định Về việc phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của thành phố Lai Châu
- Bảng biểu kèm theo quyết định
Bản đồ KHSDĐ TP. Lai Châu 2023 (27,9 MB)
Bản đồ QHSDĐ TP. Lai Châu 2030 (8,9 MB)
(Bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Thành phố Lai Châu năm 2021, 2022, 2023, 2024, 2025, 2026, 2027, 2028, 2029, 2030, 2035, 2040, 2045, 2050.)
Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG
0934.569.938 (ZALO 247)