Quy hoạch vùng Đồng Bằng Sông Hồng (ĐBSH) thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050: TP Hà Nội, TPHải Phòng và 9 tỉnh: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.

Vị trí vùng đồng bằng Sông Hồng

Vùng Đồng bằng sông Hồng gồm 11 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình)1, trong đó có 02 thành phố trực thuộc Trung ương (Hà Nội, Hải Phòng).

Vùng có diện tích tự nhiên là 21.253 km2, chiếm 6,42% diện tích của cả nước; dân số 22,92 triệu người, chiếm 23,49% dân số cả nước; mật độ dân số 1.087 người/km2, cao nhất so với các vùng khác trong cả nước và gấp 3,66 lần so với mật độ bình quân chung của cả nước (gấp 1,38 lần so với vùng đứng thứ hai là vùng Đông Nam Bộ), có 8/9 tỉnh, thành phố thuộc nhóm có mật độ dân số trên 1.000 người/km2 (bao gồm các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình)

  • Phía Bắc, Đông Bắc và phía Tây, Tây Nam giáp vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (TDMNBB);
  • Phía Nam giáp vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ (BTBDHTB);
  • Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ.

Vùng ĐBSH có vị trí địa kinh tế, chính trị chiến lược thuận lợi cho sự phát triển kinh tế – xã hội, trung tâm của sự giao lưu kinh tế – xã hội giữa vùng Đông Bắc với vùng Tây Bắc, giữa vùng núi phía Bắc với miền Trung, giữa các tỉnh phía Nam với các tỉnh phía Bắc đất nước; nằm sát với thị trường rộng lớn là Trung Quốc và các nước Đông Bắc Á; là cầu nối giao thương và là cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc và quốc tế.

Vùng ĐBSH có Thủ đô Hà Nội, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của cả nước; có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời, nhiều cảnh quan, di tích lịch sử gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước oanh liệt của dân tộc.

Cùng với Thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh đã hình thành tam giác phát triển kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Vùng đã và đang trở thành Trung tâm chính trị của cả nước, cơ quan điều hành của các Tổ chức kinh tế lớn và các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và triển khai của quốc gia.

Bên cạnh đó, vùng ĐBSH còn có vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (KTTĐ Bắc Bộ), một trong bốn vùng động lực phát triển kinh tế của quốc gia; là nơi có ba tuyến hành lang kinh tế lớn đi qua:

(i) Hành lang kinh tế Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh;

(ii) Hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh;

Nhà ở xã hội TP mới Bình Dương ✅, LOẠI THẤP TẦNG (1 TRỆT, 1 LẦU GỒM ĐẤT) hỗ trợ tư vấn làm hồ sơ trả góp lãi suất 4,8%/năm qua Ngân hàng chính sách, liên hệ 0888 266 898 (Ms Ngoan, cập nhật lúc 01:53 AM, 27/04/2024)


(iii) Hành lang kinh tế Bắc – Nam gắn tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam) là tuyến hành lang kết nối các tuyến hành lang kinh tế phía Bắc với hành lang kinh tế phía Nam tham gia vào tuyến Hành lang xuyên Á.

Hiện nay, giữa các tuyến hành lang kinh tế đã hình thành khung kết cấu hạ tầng giao thông kết nối (gồm đường bộ cao tốc, đường sắt, đường biển…) thuận lợi cho việc đi lại và giao thương.

Ngoài ra, vùng ĐBSH có thể được coi là cửa ngõ phía Bắc của cả nước và khu vực ASEAN trong các hoạt động kết nối phát triển kinh tế, thương mại với Trung Quốc và ngược lại, với hệ thống giao thông kết nối hội tụ đầy đủ tất cả 05 loại hình giao thông đồng bộ, tương đối hiện đại (đường bộ, đường sắt quốc tế, đường thủy nội địa, đường hàng không trong nước và quốc tế). Chính vì lẽ đó, có thể khẳng định rằng, vùng ĐBSH đã, đang và sẽ giữ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước.

Định hướng phát triển hệ thống đô thị và nông thôn

Phân bố không gian đô thị và nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng được phát triển cơ bản dựa vào vùng Thủ đô Hà Nội/mà trọng tâm là vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, trong đó Thủ đô Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh là tam giác tăng trưởng và Thủ đô Hà Nội là đô thị động lực chủ đạo.

Phát triển vùng Thủ đô Hà Nội

Vùng thủ đô Hà Nội bao gồm Hà Nội và 09 tỉnh xung quanh (Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang) vùng phát triển kinh tế tổng hợp, có Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị – hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước; là vùng đầu mối tập trung hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật quốc gia; có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng, có ý nghĩa quốc tế quan trọng trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Tập trung phát triển kết cấu hạ tầng đô thị và hạ tầng kết nối đồng bộ, hiện đại, bao gồm các trục từ Hà Nội kết nối với các đô thị lớn của vùng, các đường vành đai 4, vành đai 5 vùng Thủ đô Hà Nội và các tuyến đường sắt đô thị, đường sắt vành đai phía Đông thành phố Hà Nội, thúc đẩy liên kết và lan tỏa phát triển kinh tế – xã hội cho cả khu vực phía Bắc. Hình thành các vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ dọc theo các đường vành đai 4, vành đai 5 vùng Thủ đô Hà Nội.

Phát triển đô thị theo hành lang kinh tế – đô thị ven biển

Phát triển đô thị theo hành lang kinh tế – đô thị ven biển (bám dọc trục cao tốc đường bộ, đường sắt Bắc Nam và vùng Duyên hải, gắn với kinh tế biển; trong đó có các đô thị, các khu kinh tế tổng hợp, dịch vụ du lịch, cảng biển, sân bay quốc gia, quốc tế đóng vai trò là cửa ngõ hướng biển quan trọng).

Phát triển các chuỗi và chùm đô thị, tùy thuộc vào đặc điểm của điều kiện tự nhiên, các mối quan hệ, nguồn lực và thực trạng phát triển, tiếp tục thúc đẩy phát triển các chuỗi và chùm đô thị như chuỗi đô thị Móng Cái, Hải Hà, Vân Đồn, Hạ Long, Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Bình và Nam Định.

Phát triển đô thị trung bình và nhỏ, khai thác hiệu quả và mở rộng chuỗi giá trị nông thôn – thành thị và phát triển dịch vụ. Những đóng góp của quá trình đô thị hóa ngoại vi cần được khai thác hiệu quả bằng cách tận dụng hạ tầng vùng ven đã có tại chỗ (không phát triển đô thị dạng nén), đồng thời phát triển các chuỗi giá trị gia tăng của các đô thị nhỏ trong vùng đô thị lớn.

Các đô thị trung bình và nhỏ trong vùng khác chỉ tập trung khai thác chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao, dịch vụ, du lịch.

Phát triển các đô thị trung tâm

(1). Các đô thị lớn, cực tăng trưởng của quốc gia

Phát triển thành phố Hà Nội trở thành đô thị thông minh, năng động, sáng tạo, dẫn dắt; đầu tàu trong khoa học, công nghệ; trung tâm giao dịch quốc tế, dịch vụ giáo dục, đào tạo, y tế, tài chính, ngân hàng chất lượng cao; đầu mối giao thông quan trọng của khu vực và quốc tế. Tập trung xây dựng hạ tầng đô thị hiện đại, nhất là hạ tầng giao thông, thoát nước, sớm khắc phục tình trạng tắc nghẽn, ngập úng.

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án đường sắt đô thị; xây dựng thêm các cầu qua sông Hồng, sông Đuống. Quản lý, khai thác không gian ngầm gắn với nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ đất đô thị.

Xây dựng các thành phố trực thuộc thành phố Hà Nội, các đô thị vệ tinh có hạ tầng đồng bộ, tiện ích và dịch vụ đô thị, giao thông kết nối thuận tiện với trung tâm, giảm tải khu vực nội đô và mở rộng không gian phát triển của thành phố Hà Nội; Phát triển thành phố Hải Phòng trở thành thành phố công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững tầm cỡ khu vực Đông Nam Á; trung tâm dịch vụ logistics quốc tế hiện đại bằng cả đường biển, đường hàng không, đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao; trung tâm quốc tế về đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học – công nghệ với các ngành nghề hàng hải, đại dương học, kinh tế biển.

Cơ bản đạt các tiêu chí của đô thị loại đặc biệt. Hoàn thành việc chuyển đổi 50% số huyện thành đơn vị hành chính quận. Chính quyền đô thị được xây dựng và hoàn thiện phù hợp với yêu cầu của thành phố thông minh.

(2). Các đô thị trung tâm vùng

Thành phố Hạ Long

TP Hạ Long thuộc vùng đô thị Hà Nội, có vai trò là kết nối, hỗ trợ và lan tỏa sự phát triển từ Vùng động lực Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh đến vùng biên giới Việt Trung, khu vực Vịnh Bắc Bộ. Thành phố Hạ Long là điểm hội tụ của 03 Hành lang kinh tế quốc tế là Côn Minh (Trung Quốc) – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh; Hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và hành lang kinh tế ven biển Quảng Ninh – Hải Phòng – Thái Bình – Nam Định – Ninh Bình.

Tập trung phát triển dịch vụ và thương mại, du lịch di sản thiên nhiên quốc tế. Phát triển Hạ Long thành trung tâm đô thị du lịch bền vững, ứng phó BĐKH, liên kết vùng về môi trường nhằm cân bằng giữa bảo tồn và phát triển Di sản kỳ quan TNTG Vịnh Hạ Long, xây dựng thương hiệu đô thị du lịch di sản thiên nhiên quốc tế.

Thành phố Hải Dương

TP. Hải Dương có vai trò là kết nối, hỗ trợ và lan tỏa sự phát triển từ Vùng động lực Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh đến vùng phía Nam ĐBSH. Thành phố Hải Dương đóng vai trò kết nối Hà Nội – Hải Phòng là 2 cực động lực quan trọng của vùng và quốc gia.

Chú trọng phát triển dịch vụ công nghiệp – đô thị kết nối phía đông Vùng Thủ đô Hà Nội với cửa ngõ kinh tế biển; phát triển các mô hình đô thị – công nghiệp – dịch vụ, khu công nghiệp sạch, công nghiệp hỗ trợ, logistics, tổng kho trung chuyển kết hợp giao thông đường bộ, đường thủy và đường sắt.

Chia sẻ chức năng cấp vùng về y tế và giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, du lịch (Côn Sơn – Kiếp Bạc, Kinh Môn…), nguồn nhân lực chất lượng cao, phía Đông của Vùng Thủ đô Hà Nội và đông nam Vùng đồng bằng sông Hồng.

Thành phố Nam Định

Thành phố Nam Định là trung tâm tiểu vùng nam ĐBSH gắn với hành lang kinh tế ven biển Quảng Ninh – Hải Phòng – Thái Bình – Nam Định – Ninh Bình. Chú trọng phát triển dịch vụ, thương mại, du lịch, phát huy vai trò động lực của các khu kinh tế ven biển gắn với các khu đô thị ven biển.

Nam Định đóng vai trò là đầu mối liên kết vùng về đường sắt Bắc – Nam, đường sắt tốc độ cao kết nối Nam Định – Thái Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh. Phát triển đô thị cân bằng bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học các vùng ngập nước ở Nam Định.

Tài liệu, bản đồ quy hoạch vùng Đồng Bằng Sông Hồng

Báo cáo thuyết minh quy hoạch vùng Đồng Bằng Sông Hồng (trình phê duyệt)

Báo cáo tóm tắt quy hoạch vùng Đồng Bằng Sông Hồng (tình phê duyệt)

Bản đồ hiện trạng

Bản đồ quy hoạch:

3. Sơ đồ phương hướng phát triển hệ thống đô thị, nông thôn

4. Sơ đồ phương hướng tổ chức không gian và phân vùng chức năng

5.1 Sơ đồ phương hướng phát triển kết cấu hạ tầng xã hội (Y tế, GD, ASXH, KHCN)

5.2 Sơ đồ phương hướng phát triển kết cấu hạ tầng xã hội TDTT DL LOGICTICS DTLSVH DLTC

6.1 Sơ đồ phương hướng phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật (Mạng lưới giao thông đường sắt, đường bộ, đường thủy, đường hàng không)

6.2 Sơ đồ phương hướng phát triển thủy lợi, hệ thống đê điều, phòng chống thiên tai

6.3. Sơ đồ phương hướng phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật (Mạng lưới cấp điện, cung cấp năng lượng_ dự trữ, cung ứng xăng dầu_ thông tin truyền thông_ an ninh – PCCC…)

7. Sơ đồ phương hướng sử dụng tài nguyên

8. Sơ đồ phương hướng bảo vệ tài nguyên nước và bảo vệ môi trường

9. Sơ đồ phương hướng phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu

10. Sơ đồ vị trí các dự án dự kiến ưu tiên đầu tư

11.1 Sơ đồ phương hướng phát triển trồng trọt, chăn nuôi

11.2 Sơ đồ phương hướng phát triển khu công nghiệp_ các khu chức năng_ vùng sản xuất tập trung

Tổng hợp bởi Duan24h.net

4.8/5 - (6 bình chọn)


Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
| FACEBOOK
Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

Dữ liệu được chúng tôi cập nhật liên tục và chia sẻ (tải về) miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng OCB / Số TK : 0017107777799999 / Chủ TK : Lê Quang Khải
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0813 830 830 hoặc quét mã QR dưới đây:

Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

Bài trướcThông tin vụ án Tân Hoàng Minh, lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Bài tiếp theoBản đồ quy hoạch, kế hoạch huyện An Dương (TP Hải Phòng)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây