Phương án quy hoạch xây dựng phát triển đô thị Thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa) thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn năm 2045.
Phạm vi, tính chất, hướng phát triển trọng tâm
Phạm vi: Gồm toàn bộ địa giới hành chính thị xã Bỉm Sơn hiện nay, bao gồm 07 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 6 phường: Ba Đình, Bắc Sơn, Đông Sơn, Lam Sơn, Ngọc Trạo, Phú Sơn và 1 xã: Quang Trung; ranh giới cụ thể:
- Phía Đông giáp huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình và xã Hà Vinh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa;
- Phía Tây giáp các xã Hà Bắc, Hà Long, huyện Hà Trung;
- Phía Nam giáp các xã Hoạt Giang, Yên Dương, huyện Hà Trung;
- Phía Bắc giáp thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.
Quy mô: Diện tích tự nhiên thị xã Bỉm Sơn khoảng 70 km2. Dự kiến đến năm 2030, sáp nhập thị xã Bỉm Sơn và huyện Hà Trung, đảm bảo tiêu chuẩn quy mô thành lập thành phố, diện tích 315,55 km2, dân số đô thị gồm cả quy đổi đến năm 2030 khoảng 240.000 người, trong đó dân số nội thành đạt khoảng 65%.
Tính chất đô thị: Là đô thị cửa ngõ phía Bắc của tỉnh, trung tâm vùng động lực kinh tế phía Bắc; có chức năng chủ yếu là công nghiệp, dịch vụ; có vị trí quan trọng về quốc phòng an ninh và đầu mối giao thông.
Hướng phát triển trọng tâm: Phát triển công nghiệp với trọng tâm là công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến, chế tạo, chế biến nông lâm sản và dệt may; phát triển dịch vụ thương mại, du lịch gắn với vị trí là cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Thanh Hóa, kết nối với tỉnh Ninh Bình và các tỉnh phía Bắc; phát triển thị trường bất động sản công nghiệp, dịch vụ thương mại.
Định hướng phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội (trước khi sáp nhập)
Định hướng phát triển hạ tầng xã hội
Trung tâm hành chính, chính trị: Cơ bản ổn định hệ thống công trình Trung tâm hành chính – chính trị của đô thị theo Quy hoạch chung thị xã Bỉm Sơn. Các công trình cơ quan, công sở khác cơ bản ổn định vị trí và nâng cấp, cải tạo phục vụ đô thị.
Hạ tầng giáo dục: Ổn định các trường học thuộc hệ thống giáo dục cấp đô thị, các trường đại học, cao đẳng và đào tạo nghề cung cấp nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp.
Hạ tầng y tế: Nâng cấp, cải tạo các cơ sở y tế công lập đảm bảo tiêu chuẩn đô thị. Phát triển hệ thống y tế ngoài công lập từng bước tăng quy mô phục vụ nhu cầu cấp vùng liên huyện.
Hạ tầng văn hóa, thể thao: Tập trung đầu tư xây dựng mới trung tâm văn hóa – thể dục, thể thao kết hợp công viên trung tâm đô thị tại khu vực phía Bắc đường Trần Phú; đáp ứng các nhu cầu hưởng thụ và sinh hoạt văn hóa của nhân dân thị xã, đồng thời là nơi tổ chức các sự kiện văn hóa tại khu vực vùng liên huyện.
Định hướng phát triển hạ tầng kinh tế
Hạ tầng du lịch: Đầu tư, khoanh vùng bảo vệ và phát huy giá trị hệ thống di tích lị ch sử, văn hóa – danh thắng được xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh như đền Sòng, đền Chín Giếng, đường Thiên Lý, đèo Ba Dội, hồ Cánh Chim, động Cửa Buồng, đồi Ông, đền Cây V ải, đình Làng Gạo, chùa Khánh Quang. Phát triển hệ thống cơ sở lưu trú, nhà hàng, khách sạn chất lượng cao, đảm bảo nhu cầu của du khách.
Hạ tầng dịch vụ thương mại: Phát triển theo 4 khu vực chính, gồm:
- Trung tâm dịch vụ – thương mại phía Bắc: Các cơ sở dịch vụ thương mại, kinh doanh tổng hợp, bến xe và các dịch vụ phục vụ cho các nhà máy trong KCN.
- Trung tâm dịch vụ – thương mại phía Nam: Các cơ sở dịch vụ – tài chính – thương mại, văn phòng cấp vùng tại khu vực phía Đông nút giao QL1A và QL217B.
Cụm dịch vụ – thương mại trung tâm đô thị hiện hữu: Khu vực chợ Bỉm Sơn, các công trình dọc quốc lộ 1A, đường Trần Phú, Nguyễn Văn Cừ là các phố dịch vụ thương mại phục vụ nhu cầu đô thị.
Trung tâm dịch vụ – thương mại phía Đông: Khu vực ngã tư giao giữa đường Trần Phú và đường Trần Hưng Đạo với đường Lê Lợi, bố trí xây dựng các trung tâm dịch vụ – thương mại phục vụ dân cư và các KCN khu vực phía Đông đô thị cũng như các huyện Nga Sơn, Hà Trung.
Hạ tầng công nghiệp: Các khu vực sản xuất công nghiệp xác định vị trí tại phía Bắc thị xã và một phần tại khu vực phía Đông. Phát triển công nghiệp theo hướng đa ngành, tập trung. Di chuyển các cơ sở công nghiệp nhỏ lẻ trong lòng đô thị vào các khu, cụm công nghiệp. Hoàn nguyên các mỏ sét sau khi hoàn thành giai đoạn khai thác để làm quỹ đất cây xanh và phát triển đô thị.
Tập trung đầu tư hạ tầng kỹ thuật và thu hút các dự án đầu tư thứ cấp. Từ năm 2021, tách Khu công nghiệp Bỉm Sơn thành 3 khu riêng biệt cho thuận lợi trong công tác quản lý, gồm: KCN Bỉm Sơn 1 (Khu B), KCN Bỉm Sơn 2 (Nam khu A), KCN Bỉm Sơn 3 (Bắc khu A).
Quy hoạch hạ tầng giao thông Thị xã Bỉm Sơn (trước khi sáp nhập)
Hoàn chỉnh hệ thống giao thông đối ngoại, gồm quốc lộ 1A, quốc lộ 217B và các đường tỉnh qua thị xã Bỉm Sơn. Xây dựng các tuyến đường giao thông vành đai đảm bảo vận hành cho các khu vực công nghiệp và kho tàng.
Dành quỹ đất phát triển ga Bỉm Sơn đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách đảm bảo quy mô phát triển đô thị theo dự kiến.
Xây dựng mạng lưới đường chính đô thị và đường liên khu vực đáp ứng lưu lượng và khả năng thông hành lớn, nối liền các trung tâm dân cư lớn, các công trình cấp đô thị.
Phát triển giao thông công cộng hiện đại, thân thiện với môi trường để kết nối các khu vực chức năng ; kết hợp sử dụng các tuyến xe bus của tỉnh và bố trí mới các tuyến xe bus nội thị phục vụ giao thông công cộng và khách du lịch.
BẢN ĐỒ QH THANH HÓA 2021 – 2030
(Quy hoạch thị xã Bỉm Sơn)
[100% FREE DOWNLOAD]
TRỌN BỘ BẢN ĐỒ QUY HOẠCH TỈNH THANH HÓA
THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN NĂM 2045
Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG
0934.569.938 (ZALO 247)