Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) được thành lập vào năm 2011 trên cơ sở sáp nhập 03 ngân hàng gồm Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank). Vì vậy SCB trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn trên thị trường, lên đến 20 nghìn tỷ đồng.
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN
- Hội sở: 19-21-23-25 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp. HCM
- Điện thoại: (028) 2222 8686 – Fax: (028) 3922 5888
- SWIFT Code: SACLVNVX
Xem các chi nhánh ngân hàng SCB gần đây »
Hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Sài Gòn (ngân hàng SCB) thành lập theo Quyết định số 2716/QĐ-NHNN ngày 26/12/2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thống đốc NHNN chính thức cấp Giấy phép số 283/GP-NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trên cơ sở hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng:
- Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB),
- Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank),
- Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank).
Trước khi hợp nhất, ba ngân hàng nói trên lâm vào tình trạng mất khả năng thanh khoản trầm trọng. Nguyên nhân chủ yếu do họ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn (chủ yếu vào lĩnh vực bất động sản), gặp khi thị trường biến động, nhất là khi nguồn vốn huy động ngắn hạn không còn dồi dào như trước nên rủi ro thanh khoản xảy ra.
Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng SCB
Theo báo cáo tài chính quý 2/2022 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), doanh thu luỹ kế 6 tháng đầu năm của ngân hàng đạt 22.597 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất trong 6 tháng đầu năm của SCB đạt 599,744 tỷ đồng, tăng mạnh 44% so với cùng kỳ.
Trong đó, lợi nhuận phân phối cho cổ đông ngân hàng mẹ là 585,876 tỷ đồng; lợi nhuận của cổ đông không kiểm soát 13,868 tỷ đồng; lãi cơ bản trên cổ phiếu đạt 385,8 đồng.
Trong khi đó, tổng tài sản của ngân hàng mẹ tại ngày 30/06 là 760.150 tỷ đồng. Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu là 761.177 tỷ đồng, trong đó tổng nợ phải trả là 738.055 tỷ đồng.
Cho vay khách hàng đạt 384.274 tỷ đồng tại thời điểm cuối quý 2, trong đó đã bao gồm dự phòng rủi ro cho vay khách hàng 5.517 tỷ đồng. Trong khi lượng tiền gửi SCB huy động từ khách hàng là 594.630 tỷ đồng.
Cũng giống như các kỳ báo cáo trước, báo cáo tài chính quý 2 của SCB chỉ công bố các thông tin cơ bản mà không có thuyết minh báo cáo tài chính cũng như không phân tích chất lượng tài sản, nhóm khách hàng cho vay,…. Do đó, những khách hàng lớn nào đang là “con nợ” lớn nhất của SCB vẫn là ẩn số.
LÃI SUẤT TIỀN GỬI, TIỀN VAY THÁNG 11/2024
Thông tin về hoạt động, tài sản, ban lãnh đạo, cổ đông, lịch sử phát triển Ngân hàng SCB độc giả có thể tham khảo :
Báo cáo thường niên năm 2020 | Báo cáo thường niên năm 2019 |
Báo cáo thường niên năm 2018 | Báo cáo thường niên năm 2017 |
Tổng hợp bởi Duan24h.net
Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG
0934.569.938 (ZALO 247)