Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Krông Ana (Đắk Lắk) giai đoạn 2021 – 2030 cập nhật 01/2025 bao gồm các công trình dân dụng, cơ quan, công nghiệp, hạ tầng giao thông.
Hành chính và vị trí địa lý
Vị trí địa lý của huyện :
- Phía đông giáp các huyện Cư Kuin và Krông Bông
- Phía tây giáp huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông
- Phía nam giáp huyện Lắk
- Phía bắc giáp thành phố Buôn Ma Thuột.
Huyện Krông Ana có 8 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Buôn Trấp và 7 xã: Băng Adrênh, Bình Hòa, Dray Sáp, Dur Kmăl, Ea Bông, Ea Na, Quảng Điền.
Nội Dung Đề Xuất
Thị trấn Buôn Trấp là trung tâm kinh tế – chính trị – xã hội của huyện cách thành phố Buôn Ma Thuột 32 km theo tỉnh lộ 2 tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu với bên ngoài, góp phần phát triển kinh tế toàn diện của huyện Krông Ana.
Quy hoạch theo ngành kinh tế huyện Krông Ana đến năm 2030
Khu vực kinh tế nông, lâm nghiệp – thủy sản
– Phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản theo hướng nông nghiệp sinh thái bền vững, có chất lượng, sạch, an toàn và có giá trị kinh tế cao đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài huyện.
– Nông, lâm nghiệp, thủy sản (theo giá so sánh 2010) đạt 2.387.079 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 3,75%; chiếm tỷ trọng 39,4% trong cơ cấu kinh tế. Bình quân lương thực đầu người đạt 1015 kg/người/năm vào năm 2025.
– Chú trọng phát triển, nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả, các vùng chuyên canh sản xuất lúa; triển khai có hiệu quả chương trình tái canh cây cà phê. Đăng ký và phát triển thương hiệu sản phẩm gạo chất lượng cao của huyện; đẩy mạnh áp dụng chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng giá trị, hiệu quả trên một đơn vị diện tích. Phát huy vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước của huyện trong việc thực hiện sự liên kết giữa nông dân với các doanh nghiệp, tổ chức khoa học, hợp tác xã, tổ chức dịch vụ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
– Phát triển cân đối giữa chăn nuôi và trồng trọt, giữa nông nghiệp với lâm nghiệp trên cơ sở khai thác lợi thế của từng ngành như: Phát triển chăn nuôi theo hình thức công nghiệp, bán công nghiệp với công nghệ tiên tiến, an toàn dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh môi trường. Khai thác, sử dụng hiệu quả diện tích mặt nước, tận dụng các hồ đập trên địa bàn để nuôi trồng thuỷ sản.
Thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ khu rừng đặc dụng Nam Ca tại xã Bình Hòa. Khoanh nuôi, bảo vệ và phát triển rừng gắn với trồng rừng sản xuất nhằm cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lâm sản, đồng thời tăng cường bảo vệ môi trường sinh thái. Phấn đấu đến năm 2020 diện tích che phủ của rừng đạt trên 90% so với tổng diện tích đất lâm nghiệp.
Quan tâm đầu tư, nâng cấp các công trình thủy lợi, kiên cố hóa kênh mương phục vụ sản xuất. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác khuyến nông, khuyến lâm, thú y, bảo vệ thực vật và các loại hình dịch vụ phục vụ nông nghiệp.
Nâng cao năng lực và hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về khoa học và công nghệ. Chủ động tiếp nhận và ứng dụng có hiệu quả các đề tài, chương trình khoa học và công nghệ nhằm tạo chuyển biến cơ bản về năng suất, chất lượng, hiệu quả và có sức cạnh tranh trên thị trường.
Khu vực kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp – xây dựng
Ưu tiên các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp và kinh tế nông thôn như công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến sản phẩm sau thu hoạch. Quan tâm phát triển các nhà máy chế biến lúa, gạo, khoai lang,.. ở các vùng nguyên liệu, tập trung chủ yếu tại các xã Bình Hòa, Quảng Điền, Dur Kmăl. Định hướng, khuyến khích các doanh nghiệp, các hộ sản xuất gạch từng bước chuyển đổi công nghệ sản xuất gạch lò đứng sang công nghệ sản xuất gạch không nung. Gắn sản xuất công nghiệp với bảo vệ môi trường sinh thái.
– Chú trọng phát triển ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp – xây dựng nhằm phát huy tiềm năng của địa phương xem đây như một giải pháp cơ bản phát triển kinh tế – xã hội.
– Hình thành các cụm công nghiệp tập trung như: Cụm công nghiệp sản xuất gạch ngói xã Ea Bông (Cụm công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng); Quy hoạch cụm công nghiệp Buôn Ê Căm thị trấn Buôn Trấp; Quy hoạch cụm công nghiệp Dray Sáp xã Dray Sáp. Tăng cường phát triển các cơ sở tiểu thủ công nghiệp đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân.
– Chú trọng công nghiệp khai thác đá, cát và khai thác sét để sản xuất vật liệu xây dựng gạch ngói kết hợp cải tạo đồng ruộng phục vụ sản xuất nông nghiệp song vẫn đảm bảo vệ môi trường (theo công văn 3460/UBND-NNMT tỉnh Đắk Lắk ngày 28/5/2015).
– Phấn đấu trong giai đoạn 2021 – 2025 cơ cấu ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng là 29,85%. Tốc độ tăng trưởng ngành là 12,5%/năm. Tổng giá trị sản xuất đến năm 2025 (theo giá so sánh 2010) là 2.376.018 triệu đồng.
Khu vực kinh tế thương mại – dịch vụ
Xây dựng trung tâm thương mại tại thị trấn Buôn Trấp và các trung tâm cụm xã. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, bình ổn giá cả, ngăn chặn các hiện tượng đầu cơ, gian lận thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, tài chính ngân hàng, giao thông vận tải. Ưu tiên phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ nông nghiệp nhằm góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tăng cường liên kết vùng, từng bước đưa du lịch phát triển
Phấn đấu trong giai đoạn 2021 – 2025, cơ cấu ngành thương mại – dịch vụ là 30,75%. Tốc độ tăng trưởng là 14,3%/năm. Tổng giá trị sản xuất ngành đến năm 2025 (theo giá so sánh 2010) là 2.438.966 triệu đồng.
Chỉ tiêu dân số, lao động, việc làm và thu nhập
– Về dân số: Với tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2020 là 1,05%; dự báo tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến năm 2025 là 1,0%, tỷ lệ tăng cơ học (dự báo số hộ đi và đến bằng nhau). Quy mô hộ trung bình năm 2020 là 4,5 người/hộ; dự báo đến năm 2025 là 4,2 người/hộ.
Quy mô dân số của huyện đến 2025 khoảng 91.900 người, số hộ là 21.880.
– Lao động, việc làm và thu nhập: Trong những năm tới, phấn đấu tạo việc làm thu hút người lao động, từng bước nâng cao thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện. Dự kiến đến năm 2025 có khoảng 53.750 người trong độ tuổi lao động. Hàng năm giải quyết việc làm khoảng trên 3.000 lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo là 55% so với tổng số lao động của huyện. Xuất khẩu lao động bình quân hàng năm từ 20 người trở lên. Giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm từ 2,5-3%, tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 3-4%. Giá trị sản xuất bình quân đầu người đến năm 2025 (theo giá hiện hành) dự kiến đạt 84,79 triệu đồng/người/năm.
Tài liệu tham khảo :
- Hồ sơ lấy ý kiến kế hoạch sử dụng đất huyện Krông Ana năm 2024
- Báo cáo thuyết minh kế hoạch sử dụng đất huyện Krông Ana năm 2023
Bản đồ KHSDĐ H. Krông Ana 2023 (15 MB)
Bản đồ QHSDĐ H. Krông Ana 2030 (thẩm định)
Bản đồ QHSDĐ H. Krông Ana 2030 (20 MB)
(Bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Krông Ana (Đắk Lắk)) năm 2021, 2022, 2023, 2024, 2025, 2026, 2027, 2028, 2029, 2030, 2035, 2040, 2045, 2050)