Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương là tuyến đường huyết mạch nối thành phố Đà Lạt, trung tâm của tỉnh Lâm Đồng với TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.

Thông tin Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương

Tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương có tổng chiều dài 200,3 km, chia thành 3 đoạn để đầu tư gồm :

  • Đoạn Dầu Giây – Tân Phú thuộc địa bàn tỉnh Đồng Nai dài 60,1 km;
  • Đoạn Tân Phú – Bảo Lộc dài 66,3 km, nằm trên địa phận 2 tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai;
  • Đoạn Bảo Lộc – Liên Khương nối thành phố Bảo Lộc với cao tốc Liên Khương – Prenn dài 73,64 km, nằm hoàn toàn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Cập nhật tiến độ dự án

Cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương

(15/05/2023) Tỉnh Lâm Đồng sẽ tổ chức cắm mốc trên toàn tuyến cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương và hoàn tất các thủ tục khác để sớm khởi công dự kiến vào ngày 2/9. Tổng mức đầu tư của dự án là 19.521 tỉ đồng.

(21/12/2022) HĐND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường bộ cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương theo phương thức đối tác công – tư (PPP) giai đoạn 1.

Dự án Cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương chia làm 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 (2022-2025) xây dựng 4 làn xe, rộng 17m, vận tốc 80km/h. Giai đoạn 2 (sau năm 2030), cao tốc mở rộng lên 8 làn, rộng gần 25m, tốc độ khai thác 100km/h, có làn dừng khẩn cấp.

Tổng mức đầu tư của dự án trong giai đoạn 1 là 12.532 tỷ đồng và giai đoạn 2 khoảng 5.420 tỷ đồng do liên danh Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T và Công ty Cổ phần Tập đoàn Phương Trang (Futa Group) đề xuất triển khai.

(23/03/2022) UBND tỉnh Lâm Đồng gửi tờ trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương. Đây là dự án thành phần ba trong tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương dài 210 km đã được Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư trong giai đoạn 2020-2025.

Cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương có điểm đầu tại đường Nguyễn Văn Cừ, TP Bảo Lộc và điểm cuối tại đường cao tốc Liên Khương – Prenn, huyện Đức Trọng. Dự án chia làm hai giai đoạn, trong đó giai đoạn một (2022-2025) xây dựng 4 làn xe, rộng 17 m, vận tốc 80km/h.

Giai đoạn hai (sau năm 2030), cao tốc mở rộng lên 8 làn, rộng gần 25 m, tốc độ khai thác 100km/h, có làn dừng khẩn cấp.

Nhà ở xã hội TP mới Bình Dương ✅, LOẠI THẤP TẦNG (1 TRỆT, 1 LẦU GỒM ĐẤT) hỗ trợ tư vấn làm hồ sơ trả góp lãi suất 4,8%/năm qua Ngân hàng chính sách, liên hệ 0888 266 898 (Ms Ngoan, cập nhật lúc 10:17 AM, 24/04/2024)


Toàn tuyến có tổng mức đầu tư giai đoạn một là 12.532 tỷ đồng và giai đoạn hai khoảng 5.420 tỷ đồng. Dự án do liên danh nhà đầu tư Tập đoàn T&T và Công ty cổ phần Tập đoàn Phương Trang đề xuất triển khai xây dựng.

Tỉnh Lâm Đồng cho biết, trong giai đoạn một nhà nước sẽ hỗ trợ 4.000 tỷ đồng, trong đó 1.500 tỷ đồng sẽ lấy từ ngân sách địa phương và 2.500 tỷ đồng từ vốn Trung ương. Riêng giai đoạn hai, nhà đầu tư sẽ huy động toàn bộ.

Dự án được tính toán hoàn vốn giai đoạn một trong vòng 17 năm 7 tháng và giai đoạn hai trong 10 năm 7 tháng.

UBND tỉnh Lâm Đồng thúc đẩy tiến độ, phấn đấu khởi công tuyến cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương vào tháng 11/2022.

(20/01/2022) UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản về việc thẩm định, có ý kiến về hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương theo phương thức đối tác công tư, theo đề nghị của Liên danh nhà đầu tư T&T Group JSC – FUTA Group – Phương Thành.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo từ UBND tỉnh, qua rà soát nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của Liên danh nhà đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều ý kiến có liên quan.

Cụ thể, dự án xây dựng đường cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương thuộc một phần cao tốc Dầu Giây – Liên Khương, được đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), có tổng chiều dài khoảng 73,64 km với sơ bộ tổng mức đầu tư cho cả 2 giai đoạn là 16.407 tỷ đồng.

Tiến độ thực hiện dự án dự kiến giai đoạn 1 từ năm 2021 – 2025 và giai đoạn 2 từ năm 2035 – 2036.

(09/12/2021) Để đảm bảo đầu tư đồng bộ tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương, UBND tỉnh Lâm Đồng tiếp tục kiến nghị Thủ tướng Chính Phủ giao cho địa phương thực hiện đoạn cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương theo hình thức đối tác công tư (PPP) và đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý tại văn bản số 1554/TTr-CN ngày 10/11/2021.

Cao tốc Dầu Giây – Tân Phú

Điểm đầu dự án trùng với điểm cuối cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, thuộc địa phận xã Xuân Thạnh, huyện Thống Nhất → điểm cuối tại Km60+100, thuộc địa phận xã Phú Trung, huyện Tân Phú (kết nối với dự án đường cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc). Hướng tuyến đi qua các huyện Thống Nhất, Định Quán, Xuân Lộc và Tân Phú.

(06/09/2022) Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 1045/QĐ-TTg ngày 6/9/2022 phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây – Tân Phú (giai đoạn 1) theo phương thức PPP.

Sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án: 8.365,651 tỷ đồng. Phần vốn nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chịu trách nhiệm thu xếp khoảng 7.065,651 tỷ đồng. Phần vốn nhà nước tham gia trong dự án: khoảng 1.300 tỷ đồng.

(27/06/2022) Phó thủ tướng Lê Văn Thành chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai các thủ tục theo quy định pháp luật, phấn đấu khởi công đoạn Dầu Giây – Tân Phú trong quý II/2023 và hoàn thành các dự án trong năm 2026.

(11/06/2022) Văn phòng Chính phủ vừa có công văn số 3627/VPCP – CN gửi Bộ Kế hoạch và đầu tư để truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Dầu Giây – Tân Phú (giai đoạn 1) theo phương thức PPP.

Theo đó, Phó Thủ tướng giao Hội đồng thẩm định liên ngành xem xét Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án được Bộ GTVT trình, có báo cáo Thủ tướng Chính phủ khẳng định các nội dung Dự án về phù hợp với quy định của pháp luật và đủ điều kiện để quyết định chủ trương đầu tư, kiến nghị rõ phê duyệt hay không phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án theo quy định của Luật Đầu tư theo phương thức PPP và Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật đầu tư theo phương thức PPP.

Trước đó tại Tờ trình số 4393/TTr-BGTVT ngày 6/5/2022, Bộ GTVT đã kiến nghị Thủ tướng xem xét, phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây – Tân Phú (giai đoạn 1) theo phương thức đầu tư PPP.

(28/04/2022) Ban quản lý (BQL) dự án Thăng Long vừa có tờ trình đề nghị Bộ GTVT phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường cao tốc Dầu Giây – Tân Phú (giai đoạn 1), theo phương thức PPP, loại hợp đồng BOT.

Để bảo đảm hiệu quả đầu tư, BQL dự án Thăng Long kiến nghị, phân kỳ đầu tư giai đoạn 1 với quy mô bốn làn xe, bề rộng nền đường 17 m, vận tốc thiết kế 100 km/giờ. Thay vì theo quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, quy mô của tuyến cao tốc Dầu Giây – Tân Phú có bề rộng nền đường rộng hơn là 24,75 m.

Dự án có tổng mức đầu tư trên 8.365 tỉ đồng, trong đó vốn nhà nước hơn 1.300 tỉ đồng, vốn nhà đầu tư trên 7.065 tỉ đồng (gồm 1.413 tỉ đồng vốn chủ sở hữu và 5.652 tỉ đồng vốn vay thương mại). Với mức phí khởi điểm là 1.700 đồng/km/xe tiêu chuẩn, dự kiến tăng 200-400 đồng/km/xe tiêu chuẩn sau hai năm.

Thời gian thu phí hoàn vốn của nhà đầu tư dự kiến 20 năm ba tháng (sẽ được xác định cụ thể trong bước lập báo cáo nghiên cứu khả thi và hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư), hết thời hạn nhà đầu tư chuyển giao công trình cho cơ quan có thẩm quyền quản lý.

Về tiến độ, BQL dự án Thăng Long dự kiến chuẩn bị dự án giai đoạn 2021-2022; lựa chọn nhà đầu tư giai đoạn 2022-2023; giải phóng mặt bằng, tái định cư giai đoạn 2022-2023; thi công xây dựng công trình giai đoạn 2023-2025.

(09/12/2021) Đoạn Dầu Giây – Tân Phú, Bộ Giao thông Vận tải đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 17 m với tổng mức đầu tư khoảng 7.717 tỷ đồng.

Ngày 22/10/2021, Bộ Giao thông Vận tải đã đề xuất dự án vào danh mục các dự án chuyển sang đầu tư công, sử dụng vốn của Chương trình phục hồi kinh tế bền vững. UBND các tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông Vận tải sớm triển khai khởi công và hoàn thành trong giai đoạn 2023 – 2025.

Cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc

(15/05/2023) Tỉnh Lâm Đồng sẽ tổ chức cắm mốc trên toàn tuyến cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc và hoàn tất các thủ tục khác để sớm khởi công dự kiến vào ngày 2/9. Dự án do liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả, Công ty cổ phần Tập đoàn Hưng Thịnh và Công ty cổ phần Tập đoàn Nam Miền Trung làm chủ đầu tư.

(10/11/2022) UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường cao tốc Tân Phú (Đồng Nai) – Bảo Lộc (Lâm Đồng) theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc có vận tốc thiết kế 80 km/giờ, chiều dài khoảng 66km (11km đi qua địa phận huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai; 55km thuộc địa phận tỉnh Lâm Đồng), tổng mức đầu tư giai đoạn phân kỳ 17.200 tỷ đồng; trong đó, vốn nhà nước tham gia dự án 6.500 tỷ đồng (ngân sách Trung ương 2.000 tỷ đồng, ngân sách tỉnh Lâm Đồng 4.500 tỷ đồng); vốn chủ sở hữu nhà đầu tư 1.605 tỷ đồng và 9.095 tỷ đồng từ các nguồn huy động khác.

Điểm đầu Dự án tại Km 60+100 (trùng với điểm cuối của Dự án đường bộ cao tốc Dầu Giây – Tân Phú tại cầu vượt trực thông nút giao Quốc lộ 20) thuộc địa phận xã Phú Trung, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Điểm cuối Dự án tại Km126+360, giao với đường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.

Dự án được đầu tư theo tiêu chuẩn đường cao tốc, vận tốc thiết kế 80 km/h. Bố trí chiều rộng nền đường với 4 làn xe ô tô.

(27/06/2022) Phó thủ tướng Lê Văn Thành chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai các thủ tục theo quy định pháp luật, phấn đấu khởi công đoạn Tân Phú – Bảo Lộc trong quý II/2023 và hoàn thành các dự án trong năm 2026.

(25/06/2022) UBND tỉnh Lâm Đồng vừa kiến nghị Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư cao tốc Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) – Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) theo hình thức đối tác công tư.

Tổng mức đầu tư của dự án là 16.220 tỷ đồng, giảm hơn 3.000 tỷ so với phương án ban đầu 19.500 tỷ đồng được trình Chính phủ năm 2021. Trong đó, ngân sách nhà nước 6.500 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư khoảng 1.460 tỷ đồng, vốn huy động 8.260 tỷ đồng.

Liên danh các nhà đầu tư được đề xuất tham gia dự án là Tập đoàn Đèo Cả – Công ty cổ phần Tập đoàn Hưng Thịnh – Công ty Tập đoàn Nam Miền Trung. Theo lãnh đạo Tập đoàn Đèo Cả, dự án giảm tổng vốn để thu hút các nhà đầu tư.

(29/12/2021) Đoạn Tân Phú – Bảo Lộc, tỉnh phấn đấu khởi công vào tháng 10/2022. Tuyến từ xã Phú Trung, huyện Tân Phú đến đường Nguyễn Văn Cừ, TP Bảo Lộc dài 66 km (55 km của địa phận Lâm Đồng, còn lại ở Đồng Nai).

Dự án quy mô bốn làn ôtô và hai làn dừng khẩn cấp, tổng mức đầu tư hơn 16.200 tỷ đồng, đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) có sự góp vốn của nhà nước.

Sơ đồ hướng tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương, đoạn Tân Phú - Bảo Lộc sẽ được triển khai trước. Đồ hoạ: Trần Nam (Vnexpress.net)
Sơ đồ hướng tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương, đoạn Tân Phú – Bảo Lộc sẽ được triển khai trước. Đồ hoạ: Trần Nam (Vnexpress.net)

(17/03/2021) Quyết định số 388/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) – Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) theo phương thức đối tác công tư

Quyết định số 388/QĐ-TTg

(05/02/2021) Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc giao UBND tỉnh Lâm Đồng, là cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Tân Phú (Đồng Nai) – Bảo Lộc (Lâm Đồng).

Thủ tướng đồng ý giao Lâm Đồng triển khai dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc
Thủ tướng đồng ý giao Lâm Đồng triển khai dự án cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc

Dự án đường cao tốc đoạn Tân Phú – Bảo Lộc trong giai đoạn 2021-2025 theo hình thức PPP, có sự tham gia hỗ trợ của Nhà nước.

Đường cao tốc Tân Phú (Đồng Nai) – Bảo Lộc (Lâm Đồng) dài khoảng 67 km, quy mô 4 làn xe thuộc tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương, dự án có tổng mức đầu tư (chưa bao gồm lãi vay) khoảng 18.200 tỉ đồng bao gồm :

  • Vốn do nhà đầu tư thu xếp khoảng 9.700 tỉ đồng (trước mắt, bố trí 5.000 tỉ đồng để thực hiện)
  • Vốn ngân sách Nhà nước tham gia trong dự án dự kiến bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 – 2025 khoảng 9.700 tỉ đồng.

Đoạn cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc thuộc tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương nằm trong quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam giai đoạn 2020, định hướng 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 326 ngày 1.3.2016.

Dự án được xem là công trình có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng của tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng cũng như khu vực Tây Nguyên.

Tổng hợp bởi Duan24h.net (Tiến độ dự án năm 2022)

Đánh giá bài viết

Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

Bài trướcBản đồ quy hoạch, kế hoạch TX Bỉm Sơn (Thanh Hóa)
Bài tiếp theoTóm tắt tiểu sử Hồ Chí Minh (Bác Hồ) ngắn gọn nhất

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây