Điểm tin bất động sản 19/03/2024 | Short News

Thông tin tiêu điểm về thị trường bất động sản, quy hoạch mới ngày  19/03/2024  được cập nhật dưới dạng điểm tin ngắn trên Fanpage Nhà đất Duan24h.net hoặc có thể tham khảo thêm các danh mục dưới đây:

BẢN ĐỒ QUY HOẠCH LÃI SUẤT NGÂN HÀNG TÁCH THỬA NHÀ Ở XÃ HỘI TƯ VẤN LUẬT HƯỚNG NHÀ THEO TUỔI XEM TUỔI XÂY DỰNG



Comments Box SVG iconsUsed for the like, share, comment, and reaction icons
3 giờ cách đây
Nhà đất Duan24h.net

Bất động sản ấm lên, người bán 'quay xe', lật kèo khiến môi giới cay đắng

Khi thấy lượng khách tới xem đông, chấp nhận chốt giá, nhiều chủ nhà, đất bất ngờ thay đổi, không nhận cọc với tâm lý chờ giá tăng thêm.

Anh Lê Minh Quốc, một môi giới bất động sản có nghề tại quận Hoàng Mai (Hà Nội) bức xúc kể lại câu chuyện của mình sau khi chật vật dẫn nhiều khách hàng đến xem mua căn nhà trong một con ngõ ở đường Minh Khai (quận Hai Bà Trưng) nhưng sau đó bị chủ nhà bất ngờ lật kèo không bán.

Theo anh Quốc, đầu tháng 2 vừa qua, chủ nhà nhờ văn phòng anh rao bán căn nhà đất diện tích 55m2, 5 tầng với giá 8,5 tỷ đồng.

“Đánh giá đây là căn nhà có vị trí đẹp, không lỗi phong thủy, mức giá hợp lý nên tôi đã lựa chọn tư vấn cho một số khách hàng có nhu cầu ở thực”, anh Quốc nói.

Trong gần 1 tháng, trong số hơn chục vị khách tới xem, một cặp vợ chồng ở Nam Định đồng ý trả 8,2 tỷ đồng mua nhà cho con trai đang học ở Hà Nội. Đây là mức giá cao nhất trong các khách hàng và cũng sát với mức giá chủ nhà đưa ra. Bên mua đồng ý đặt cọc 500 đồng triệu và sẽ hoàn tất việc thanh toán, thủ tục giấy tờ trong vòng 20 ngày.

Tuy nhiên, khi mọi việc gần đến lúc chốt thì chủ nhà bất ngờ thông báo không nhận cọc vì “muốn chờ thêm do giá nhà đất đang tăng cao".

“Chủ nhà thông báo, để bán ngay căn nhà này, giá phải 9,2 tỷ đồng, tức tăng 1 tỷ đồng so với giá đưa ra ban đầu. Khi chủ nhà đưa ra mức giá đó, không chỉ người mua ngã ngửa mà ngay cả những người làm môi giới như chúng tôi cũng thấy bất bình.

Chắc do lượng khách tới xem đông, lại chốt giá nhanh nên chủ nhà nuối tiếc. Họ cũng nghe ngóng thông tin thị trường đang khởi sắc dần nên muốn đẩy giá lên. Việc chủ nhà bất ngờ lật kèo khiến tôi liên tục phải xin lỗi khách, thậm chí còn bị nghi toa rập với chủ nhà", anh Quốc kể.

Cũng rơi tình cảnh tương tự, anh Nguyễn Thành Huy (Hà Nam) kể, từ đầu tháng 3/2022, chủ một lô đất diện tích 108m2 khu vực Bệnh viện Việt Đức 2 (thành phố Phủ Lý) nhờ môi giới rao bán.

“Lô đất hướng Nam, diện tích mặt tiền rộng 8m rất đẹp, giá mong muốn là 25 triệu đồng/m2 nhưng suốt hơn 2 năm đăng tải, chạy quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội...cũng không có người hỏi mua”, anh Huy nói.

Đầu tháng 3/2024 thị trường đất nền có dấu hiệu tích cực hơn, một số người hỏi mua, anh Huy đã nhiều lần điện thoại cho chủ đất và đồng ý chốt giá 22 triệu đồng/m2.

“Khách chốt giá, chủ đồng ý bán, văn phòng tôi đã chủ động thuê chuyến xe 7 chỗ đưa khách từ Phủ Lý lên Hà Nội gặp chủ đất để giao dịch đặt cọc. Khi các bên gặp nhau, chủ đất bất ngờ đổi giọng đòi tăng thêm 3 triệu đồng/m2. Mất công dẫn khách đi nửa ngày, lại bị lật kèo, tôi còn bị khách hàng trách mắng và phải bỏ tiền túi trả gần triệu bạc cho chuyến xe”, anh Huy nói.

Anh Trần Thanh Hải, chủ văn phòng môi giới ở Thanh Trì (Hà Nội) ngao ngán nói trường hợp chủ nhà, đất quay xe không bán nữa không phải hiếm thấy trong thời gian gần đây, nhất là từ đầu tháng 2 khi thị trường bất động sản ấm lên, còn lãi suất ngân hàng giảm sâu nên nhiều nhà đầu tư quay sang nhà đất.

Chính anh Hải từng bị rơi vào tình cảnh này. Cuối tháng 12/2023, văn phòng môi giới nhận được thông tin khách hàng cần bán gấp căn liền kề, giá thị trường thời điểm năm 2022 vào khoảng 15 tỷ đồng. Do chủ nhà cần tiền thanh khoản cho ngân hàng nên muốn cắt lỗ sâu còn 12 tỷ đồng.

“Mức giá 12 tỷ đồng dù không dễ dàng tìm được khách chốt mua nhưng cũng không phải quá khó bán. Sau 5 lần dẫn khách đến xem và chốt giá, đến công đoạn giao nhận tiền, hoàn thiện hồ sơ thủ tục thì chủ nhà bất ngờ thông báo không bán. Họ nói đã lo được tiền trả nợ nên muốn đợi thị trường sôi động trở lại, giá tăng mới bán. Bao nhiêu công sức dẫn mối của tôi đổ xuống sông, xuống biển”, anh Hải cay đắng nói.

Theo đánh giá của các chuyên gia, thị trường bất động sản đang có tín hiệu tích cực, giá không còn cắt lỗ quá sâu. Do vậy, hiện tượng chủ đất “quay xe” chờ tăng giá ở thời điểm này không phải hiếm.

“Khi thị trường có dấu hiệu phục hồi, nhà đầu tư cũng nghe ngóng để bán giá sát thị trường, không bị cắt lỗ sâu. Thế nên, có rất nhiều chủ nhà không bán với giá trước đó để bán với mức giá tốt hơn. Hoặc không bán nữa do đã xoay xở được dòng tiền”, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam giải thích.

Theo luật sư Nguyễn Doãn Hồng, Giám đốc Công ty Luật quốc tế Đà Nẵng, đây là tình huống phổ biến xảy ra trong giao dịch bất động sản.

Về mặt pháp lý trong trường hợp này không có phương án nào để xử lý vì việc giao dịch không có bất cứ một giấy tờ, cam kết nào. Trường hợp các bên đã nhận tiền, ký hợp đồng đặt cọc thì có thể xử lý hành chính và yêu cầu bồi thường % hoa hồng theo theo thỏa thuận hợp đồng, còn nói với nhau bằng miệng thì không có chế tài xử lý.

“Một sản phẩm đất, chủ đất có thể giao cho nhiều môi giới, văn phòng giao dịch BĐS phân phối. Do vậy, trước khi giao dịch, các văn phòng hoặc môi giới BĐS nên ký hợp đồng bán độc quyền với mức giá trong khoảng nào đó, thời gian mua bán nào đó. Khi có người mua, mức giá, thời gian trong hợp đồng thì dù chủ đất không bán vẫn có đủ căn cứ để khởi kiện”, luật sư Hồng tư vấn.

Theo VTC News
... Đọc thêmThu gọn

Bất động sản ấm lên, người bán quay xe, lật kèo khiến môi giới cay đắngKhi thấy lượng khách tới xem đông, chấp nhận chốt giá, nhiều chủ nhà, đất bất ngờ thay đổi, không nhận cọc với tâm lý chờ giá tăng thêm.Anh Lê Minh Quốc, một môi giới bất động sản có nghề tại quận Hoàng Mai (Hà Nội) bức xúc kể lại câu chuyện của mình sau khi chật vật dẫn nhiều khách hàng đến xem mua căn nhà trong một con ngõ ở đường Minh Khai (quận Hai Bà Trưng) nhưng sau đó bị chủ nhà bất ngờ lật kèo không bán.Theo anh Quốc, đầu tháng 2 vừa qua, chủ nhà nhờ văn phòng anh rao bán căn nhà đất diện tích 55m2, 5 tầng với giá 8,5 tỷ đồng.“Đánh giá đây là căn nhà có vị trí đẹp, không lỗi phong thủy, mức giá hợp lý nên tôi đã lựa chọn tư vấn cho một số khách hàng có nhu cầu ở thực”, anh Quốc nói.Trong gần 1 tháng, trong số hơn chục vị khách tới xem, một cặp vợ chồng ở Nam Định đồng ý trả 8,2 tỷ đồng mua nhà cho con trai đang học ở Hà Nội. Đây là mức giá cao nhất trong các khách hàng và cũng sát với mức giá chủ nhà đưa ra. Bên mua đồng ý đặt cọc 500 đồng triệu và sẽ hoàn tất việc thanh toán, thủ tục giấy tờ trong vòng 20 ngày.Tuy nhiên, khi mọi việc gần đến lúc chốt thì chủ nhà bất ngờ thông báo không nhận cọc vì “muốn chờ thêm do giá nhà đất đang tăng cao.“Chủ nhà thông báo, để bán ngay căn nhà này, giá phải 9,2 tỷ đồng, tức tăng 1 tỷ đồng so với giá đưa ra ban đầu. Khi chủ nhà đưa ra mức giá đó, không chỉ người mua ngã ngửa mà ngay cả những người làm môi giới như chúng tôi cũng thấy bất bình.Chắc do lượng khách tới xem đông, lại chốt giá nhanh nên chủ nhà nuối tiếc. Họ cũng nghe ngóng thông tin thị trường đang khởi sắc dần nên muốn đẩy giá lên. Việc chủ nhà bất ngờ lật kèo khiến tôi liên tục phải xin lỗi khách, thậm chí còn bị nghi toa rập với chủ nhà, anh Quốc kể.Cũng rơi tình cảnh tương tự, anh Nguyễn Thành Huy (Hà Nam) kể, từ đầu tháng 3/2022, chủ một lô đất diện tích 108m2 khu vực Bệnh viện Việt Đức 2 (thành phố Phủ Lý) nhờ môi giới rao bán.“Lô đất hướng Nam, diện tích mặt tiền rộng 8m rất đẹp, giá mong muốn là 25 triệu đồng/m2 nhưng suốt hơn 2 năm đăng tải, chạy quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội...cũng không có người hỏi mua”, anh Huy nói.Đầu tháng 3/2024 thị trường đất nền có dấu hiệu tích cực hơn, một số người hỏi mua, anh Huy đã nhiều lần điện thoại cho chủ đất và đồng ý chốt giá 22 triệu đồng/m2.“Khách chốt giá, chủ đồng ý bán, văn phòng tôi đã chủ động thuê chuyến xe 7 chỗ đưa khách từ Phủ Lý lên Hà Nội gặp chủ đất để giao dịch đặt cọc. Khi các bên gặp nhau, chủ đất bất ngờ đổi giọng đòi tăng thêm 3 triệu đồng/m2. Mất công dẫn khách đi nửa ngày, lại bị lật kèo, tôi còn bị khách hàng trách mắng và phải bỏ tiền túi trả gần triệu bạc cho chuyến xe”, anh Huy nói.Anh Trần Thanh Hải, chủ văn phòng môi giới ở Thanh Trì (Hà Nội) ngao ngán nói trường hợp chủ nhà, đất quay xe không bán nữa không phải hiếm thấy trong thời gian gần đây, nhất là từ đầu tháng 2 khi thị trường bất động sản ấm lên, còn  lãi suất ngân hàng giảm sâu nên nhiều nhà đầu tư quay sang nhà đất.Chính anh Hải từng bị rơi vào tình cảnh này. Cuối tháng 12/2023, văn phòng môi giới nhận được thông tin khách hàng cần bán gấp căn liền kề, giá thị trường thời điểm năm 2022 vào khoảng 15 tỷ đồng. Do chủ nhà cần tiền thanh khoản cho ngân hàng nên muốn cắt lỗ sâu còn 12 tỷ đồng.“Mức giá 12 tỷ đồng dù không dễ dàng tìm được khách chốt mua nhưng cũng không phải quá khó bán. Sau 5 lần dẫn khách đến xem và chốt giá, đến công đoạn giao nhận tiền, hoàn thiện hồ sơ thủ tục thì chủ nhà bất ngờ thông báo không bán. Họ nói đã lo được tiền trả nợ nên muốn đợi thị trường sôi động trở lại, giá tăng mới bán. Bao nhiêu công sức dẫn mối của tôi đổ xuống sông, xuống biển”, anh Hải cay đắng nói.Theo đánh giá của các chuyên gia, thị trường bất động sản đang có tín hiệu tích cực, giá không còn cắt lỗ quá sâu. Do vậy, hiện tượng chủ đất “quay xe” chờ tăng giá ở thời điểm này không phải hiếm.“Khi thị trường có dấu hiệu phục hồi, nhà đầu tư cũng nghe ngóng để bán giá sát thị trường, không bị cắt lỗ sâu. Thế nên, có rất nhiều chủ nhà không bán với giá trước đó để bán với mức giá tốt hơn. Hoặc không bán nữa do đã xoay xở được dòng tiền”, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam giải thích.Theo luật sư Nguyễn Doãn Hồng, Giám đốc Công ty Luật quốc tế Đà Nẵng, đây là tình huống phổ biến xảy ra trong giao dịch bất động sản.Về mặt pháp lý trong trường hợp này không có phương án nào để xử lý vì việc giao dịch không có bất cứ một giấy tờ, cam kết nào. Trường hợp các bên đã nhận tiền, ký hợp đồng đặt cọc thì có thể xử lý hành chính và yêu cầu bồi thường % hoa hồng theo theo thỏa thuận hợp đồng, còn nói với nhau bằng miệng thì không có chế tài xử lý.“Một sản phẩm đất, chủ đất có thể giao cho nhiều môi giới, văn phòng giao dịch BĐS phân phối. Do vậy, trước khi giao dịch, các văn phòng hoặc môi giới BĐS nên ký hợp đồng bán độc quyền với mức giá trong khoảng nào đó, thời gian mua bán nào đó. Khi có người mua, mức giá, thời gian trong hợp đồng thì dù chủ đất không bán vẫn có đủ căn cứ để khởi kiện”, luật sư Hồng tư vấn.Theo VTC NewsImage attachment
24 giờ cách đây
Nhà đất Duan24h.net

Hàng loạt dấu hiệu phục hồi tích cực từ thị trường bất động sản

Tổng Cục thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa công bố dữ liệu báo cáo tình hình kinh tế xã hội từ đầu năm đến nay, trong đó, đáng chú ý là hoạt động kinh doanh bất động sản (BĐS) đã ghi nhận những tín hiệu tích cực về thu hút vốn đầu tư, số doanh nghiệp BĐS quay trở lại thị trường, gia tăng giao dịch các sản phẩm BĐS.

Thị trường đón nhận thông tin tích cực

Từ đầu năm đến nay, cả nước có hơn 22.100 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, với tổng số vốn đăng ký là 218.700 tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 154.300 lao động, tăng 12,4% về số doanh nghiệp, tăng 32,8% về vốn đăng ký và tăng 29% về số lao động so với cùng kỳ năm trước.

Về tình hình kinh doanh BĐS, cả nước có 552 doanh nghiệp BĐS thành lập mới, bằng 100,4% so với cùng kỳ năm 2023. Doanh nghiệp BĐS quay trở lại thị trường hoạt động là 843 doanh nghiệp, bằng 138,7% so với cùng kỳ 2023.

Đáng chú ý, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, với sự chỉ đạo quyết liệt, vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước đã được các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai quyết liệt ngay sau Tết Nguyên đán, nhất là các dự án chuyển tiếp từ năm 2023.

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đến đầu tháng 3/2024 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 4,29 tỷ USD, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất; hoạt động kinh doanh BĐS đạt 1,37 tỷ USD, chiếm 38%; các ngành còn lại đạt 139,3 triệu USD, chiếm 3,9%.

Riêng về tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và điều chỉnh) đạt 25 triệu USD. Trong đó, hoạt động kinh doanh BĐS đạt 5,4 triệu USD, chiếm 21,5%; hoạt động xây dựng đạt 5 triệu USD, chiếm 20%.

Ở góc độ chính sách, các bộ, ngành liên quan đang tích cực xây dựng, ban hành các Nghị định, Thông tư hướng dẫn để sớm thực thi các bộ Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS, Luật Đất đai sửa đổi, trực tiếp liên quan tới thị trường BĐS, nhằm sớm tháo gỡ các khó khăn thị trường đang vướng mắc. Bên cạnh đó, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã vào cuộc chỉ đạo, giải quyết được 419/712 dự án vướng mắc tại Hà Nội, 67/180 dự án vướng mắc tại TP Hồ Chí Minh, chủ yếu liên quan đến giải phóng mặt bằng, định giá đất, thủ tục giao đất…

Đáng chú ý, đối với Đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội, đến nay, cả nước đã có 495 dự án, với quy mô gần 403.000 căn, nếu kịp hoàn thành đúng tiến độ, sẽ cơ bản đạt mục tiêu đến năm 2025 hoàn thành khoảng 428.000 căn hộ như mục tiêu đặt ra, góp phần trực tiếp tái cơ cấu thị trường BĐS theo hướng cân đối, phù hợp hơn.

Bất động sản tăng tốc, nhiều phân khúc “lên ngôi”

Các chuyên gia BĐS nhận định, thị trường đã dần bước qua thời kỳ trầm lắng, bắt đầu chu kỳ mới với những chỉ số tích cực. Trong đó, phân khúc đất nền với ưu điểm về suất đầu tư hợp lý, giá trị sử dụng cao được đánh giá là kênh đầu tư hiệu quả tại thời điểm này.

Đáng chú ý, phân khúc chung cư từ đầu năm đến nay đang ghi nhận lượng quan tâm lớn mặc dù mức giá đã thiết lập ở mức cao. Giá căn hộ chung cư tại Hà Nội có xu hướng tăng giá nhiều hơn TP Hồ Chí Minh. So với đầu năm 2023, mức độ tăng giá căn hộ Hà Nội hiện đã tăng khoảng 15%. Lý do chính là nguồn cung khan hiếm, sản phẩm mới bán ra thị trường thấp, kéo mặt bằng giá chung tăng lên. Còn theo dữ liệu nghiên cứu của Hiệp hội BĐS Việt Nam cho thấy, chỉ số giá căn hộ chung cư tại Hà Nội đầu năm 2024 đã tăng khoảng 38 điểm phần trăm so với năm 2019.

Theo số liệu từ batdongsan.com.vn (Kênh thông tin dịch vụ BĐS số 1 Việt Nam), trong 2 tháng đầu năm, tỷ lệ người tìm kiếm nhà đất trên cả nước tăng 66% so với cùng thời kỳ năm trước. Trong đó, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là 2 địa phương dẫn đầu về lượng người tìm mua BĐS, tập trung chủ yếu vào phần khúc chung cư với tỷ lệ lần lượt là 71% và 59%. Phân khúc thấp tầng, đất nền cũng ghi nhận lượng tìm kiếm tăng cao, tương ứng tăng 110% và 77% so với cùng kỳ...

Thực tế cho thấy, thị trường BĐS đã và đang ghi nhận sự quan tâm lớn của khách hàng. Báo cáo và chỉ số về tâm lý người tiêu dùng BĐS của batdongsan.com.vn chỉ ra: 65% người tham gia khảo sát nhu cầu có dự định mua BĐS làm kênh đầu tư trong năm 2024 và đất nền là phân khúc sản phẩm được người mua quan tâm nhiều nhất. Các dấu hiệu tích cực này đặt ra kỳ vọng phục hồi nhanh của thị trường trong năm 2024.

Bộ Xây dựng vẫn đang tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường để kịp thời có giải pháp ứng phó và tham mưu Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương quyết định các giải pháp điều hành thị trường BĐS, đáp ứng mục tiêu phát triển lành mạnh, bền vững và tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy Đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội.

“Với việc tập trung, trách nhiệm, quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp thiết thực, hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương, cũng như cộng đồng doanh nghiệp, nguồn cung và thị trường BĐS sẽ có chuyển biến, phát triển ổn định, bền vững trong thời gian tới”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị nhấn mạnh tại hội nghị triển khai đề án nhà ở xã hội mới đây của Bộ Xây dựng.

Theo Baotintuc.vn
... Đọc thêmThu gọn

Hàng loạt dấu hiệu phục hồi tích cực từ thị trường bất động sảnTổng Cục thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa công bố dữ liệu báo cáo tình hình kinh tế xã hội từ đầu năm đến nay, trong đó, đáng chú ý là hoạt động kinh doanh bất động sản (BĐS) đã ghi nhận những tín hiệu tích cực về thu hút vốn đầu tư, số doanh nghiệp BĐS quay trở lại thị trường, gia tăng giao dịch các sản phẩm BĐS.Thị trường đón nhận thông tin tích cựcTừ đầu năm đến nay, cả nước có hơn 22.100 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, với tổng số vốn đăng ký là 218.700 tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 154.300 lao động, tăng 12,4% về số doanh nghiệp, tăng 32,8% về vốn đăng ký và tăng 29% về số lao động so với cùng kỳ năm trước.Về tình hình kinh doanh BĐS, cả nước có 552 doanh nghiệp BĐS thành lập mới, bằng 100,4% so với cùng kỳ năm 2023. Doanh nghiệp BĐS quay trở lại thị trường hoạt động là 843 doanh nghiệp, bằng 138,7% so với cùng kỳ 2023.Đáng chú ý, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, với sự chỉ đạo quyết liệt, vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước đã được các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai quyết liệt ngay sau Tết Nguyên đán, nhất là các dự án chuyển tiếp từ năm 2023.Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đến đầu tháng 3/2024 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 4,29 tỷ USD, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất; hoạt động kinh doanh BĐS đạt 1,37 tỷ USD, chiếm 38%; các ngành còn lại đạt 139,3 triệu USD, chiếm 3,9%.Riêng về tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và điều chỉnh) đạt 25 triệu USD. Trong đó, hoạt động kinh doanh BĐS đạt 5,4 triệu USD, chiếm 21,5%; hoạt động xây dựng đạt 5 triệu USD, chiếm 20%.Ở góc độ chính sách, các bộ, ngành liên quan đang tích cực xây dựng, ban hành các Nghị định, Thông tư hướng dẫn để sớm thực thi các bộ Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS, Luật Đất đai sửa đổi, trực tiếp liên quan tới thị trường BĐS, nhằm sớm tháo gỡ các khó khăn thị trường đang vướng mắc. Bên cạnh đó, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã vào cuộc chỉ đạo, giải quyết được 419/712 dự án vướng mắc tại Hà Nội, 67/180 dự án vướng mắc tại TP Hồ Chí Minh, chủ yếu liên quan đến giải phóng mặt bằng, định giá đất, thủ tục giao đất…Đáng chú ý, đối với Đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội, đến nay, cả nước đã có 495 dự án, với quy mô gần 403.000 căn, nếu kịp hoàn thành đúng tiến độ, sẽ cơ bản đạt mục tiêu đến năm 2025 hoàn thành khoảng 428.000 căn hộ như mục tiêu đặt ra, góp phần trực tiếp tái cơ cấu thị trường BĐS theo hướng cân đối, phù hợp hơn.Bất động sản tăng tốc, nhiều phân khúc “lên ngôi”Các chuyên gia BĐS nhận định, thị trường đã dần bước qua thời kỳ trầm lắng, bắt đầu chu kỳ mới với những chỉ số tích cực. Trong đó, phân khúc đất nền với ưu điểm về suất đầu tư hợp lý, giá trị sử dụng cao được đánh giá là kênh đầu tư hiệu quả tại thời điểm này.Đáng chú ý, phân khúc chung cư từ đầu năm đến nay đang ghi nhận lượng quan tâm lớn mặc dù mức giá đã thiết lập ở mức cao. Giá căn hộ chung cư tại Hà Nội có xu hướng tăng giá nhiều hơn TP Hồ Chí Minh. So với đầu năm 2023, mức độ tăng giá căn hộ Hà Nội hiện đã tăng khoảng 15%. Lý do chính là nguồn cung khan hiếm, sản phẩm mới bán ra thị trường thấp, kéo mặt bằng giá chung tăng lên. Còn theo dữ liệu nghiên cứu của Hiệp hội BĐS Việt Nam cho thấy, chỉ số giá căn hộ chung cư tại Hà Nội đầu năm 2024 đã tăng khoảng 38 điểm phần trăm so với năm 2019.Theo số liệu từ batdongsan.com.vn (Kênh thông tin dịch vụ BĐS số 1 Việt Nam), trong 2 tháng đầu năm, tỷ lệ người tìm kiếm nhà đất trên cả nước tăng 66% so với cùng thời kỳ năm trước. Trong đó, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là 2 địa phương dẫn đầu về lượng người tìm mua BĐS, tập trung chủ yếu vào phần khúc chung cư với tỷ lệ lần lượt là 71% và 59%. Phân khúc thấp tầng, đất nền cũng ghi nhận lượng tìm kiếm tăng cao, tương ứng tăng 110% và 77% so với cùng kỳ...Thực tế cho thấy, thị trường BĐS đã và đang ghi nhận sự quan tâm lớn của khách hàng. Báo cáo và chỉ số về tâm lý người tiêu dùng BĐS của batdongsan.com.vn chỉ ra: 65% người tham gia khảo sát nhu cầu có dự định mua BĐS làm kênh đầu tư trong năm 2024 và đất nền là phân khúc sản phẩm được người mua quan tâm nhiều nhất. Các dấu hiệu tích cực này đặt ra kỳ vọng phục hồi nhanh của thị trường trong năm 2024.Bộ Xây dựng vẫn đang tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường để kịp thời có giải pháp ứng phó và tham mưu Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương quyết định các giải pháp điều hành thị trường BĐS, đáp ứng mục tiêu phát triển lành mạnh, bền vững và tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy Đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội.“Với việc tập trung, trách nhiệm, quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp thiết thực, hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương, cũng như cộng đồng doanh nghiệp, nguồn cung và thị trường BĐS sẽ có chuyển biến, phát triển ổn định, bền vững trong thời gian tới”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị nhấn mạnh tại hội nghị triển khai đề án nhà ở xã hội mới đây của Bộ Xây dựng.Theo Baotintuc.vnImage attachment
24 giờ cách đây
Nhà đất Duan24h.net

Techcombank đề xuất gói vay NOXH quy mô 30.000 tỷ đồng, lãi suất 4,8%/năm

Theo Chủ tịch Techcombank khó khăn của NOXH không nằm ở phía chủ đầu tư mà phải tìm ra điểm nghẽn ở phía người mua dự án. Nếu có người mua hàng và sản phẩm được tiêu thụ thì chủ đầu tư sẽ không gặp vấn đề.

Tại Hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội (NOXH), ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank - Mã: TCB), đã có đề xuất một gói vay với lãi suất chỉ 4,8%/năm, cố định trong 5 năm như Ngân hàng Chính sách Xã hội, với quy mô 30.000 tỷ đồng.

Ông Hùng Anh cũng đề xuất Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xem xét về khung tín dụng, bù đắp lãi suất và rủi ro bởi rõ ràng phân khúc này đầy rủi ro, khiến ngân hàng ngại cho vay. “Được như vậy, Techcombank sẽ chịu trách nhiệm về rủi ro liên quan đến việc cho vay như với khách hàng bình thường chứ không bị ràng buộc các điều kiện cho vay như đối với NOXH”, ông nói.

“Về thời hạn, chúng tôi sẵn sàng cho vay 20 – 30 năm tùy theo khả năng trả nợ của khách hàng và chủ đầu tư”, Chủ tịch Techcombank cho biết thêm.

Cũng tại hội nghị, trả lời về đề xuất gói vay 30.000 tỷ đồng cho NOXH của Techcombank, Thống đốc NHNN cho biết có thể áp dụng với cả những ngân hàng khác.

Ngoài ra, trong hội nghị, ông Hùng Anh cũng nêu lên một số khó khăn về vấn đề phát triển NOXH. Ở góc độ một ngân hàng, Chủ tịch Techcombank cho rằng về pháp lý dự án, bên cạnh một số khó khăn thì hiện tại rất nhiều dự án đã được phê duyệt, rất nhiều dự án ở các tỉnh đều có những quỹ đất công và tiến hành đấu thầu.

“Nếu chúng ta tập trung đẩy mạnh thì quỹ đất đó sẽ mở ra. Hiện nay một số doanh nghiệp lớn đã được phê duyệt về chủ đầu tư. Những tập đoàn lớn như VinGroup đã có quỹ về NOXH rất lớn”, ông nói.

Với vấn đề đối tượng được tham gia NOXH, ông Hùng Anh kiến nghị các địa phương cần phân loại sớm để xác định đối tượng được mua nhà.

Về câu chuyện tiếp cận vay vốn ngân hàng, theo Chủ tịch Techcombank, việc để triển khai tùy vào mỗi dự án, cho đến khi huy động được vốn sẽ mất khoảng 3 - 6 tháng. Sau khi xây dựng xong phần móng, chủ đầu tư hoàn toàn có thể huy động vốn và bán căn nhà hình thành trong tương lai.

Đối với các chủ đầu tư, nếu triển khai xây dựng nhanh, đúng đối tượng, người mua được vay sớm từ ngân hàng thì hiện tượng đọng vốn không nhiều. Còn nếu chủ đầu tư vướng pháp lý thì có thể mất rất nhiều thời gian để hoàn thiện và tất nhiên là đọng vốn, ông nhận định.

“Tôi cho rằng trước đây các ngân hàng thận trọng vấn đề pháp lý, khi mà tài sản này chưa đóng tiền quyền sử dụng đất thì rất ngại làm tài sản đảm bảo cho vay ngắn hạn. Nếu bây giờ với Luật Đất đai sửa đổi, Luật bất động sản thì ngân hàng cho vay 20 - 30 năm là bình thường. Áp lực về lãi suất rất thấp”, Chủ tịch Techcombank nhận định.

Theo ông, muốn NOXH phát triển thì phải có sự hài hòa giữa nhà nước và doanh nghiệp và người dân. Các doanh nghiệp cũng phải chủ động hỗ trợ cho cán bộ nhân viên.

“Hiện nay Techcombank đã làm việc với một số doanh nghiệp. Họ rất chủ động hỗ trợ nhân viên về lãi suất. Có những doanh nghiệp khu công nghiệp chủ động đưa ra các quỹ đất của mình để xây dựng NOXH. Tôi cho rằng tất cả cùng bắt tay vào làm thì mới giải quyết được”, ông nói.

Chủ tịch Techcombank cũng tiết lộ đã có đề án gửi NHNN đề xuất tạo ra cơ chế chung cho các ngân hàng thương mại cùng tham gia. Theo ông, khó khăn của NOXH không nằm ở phía chủ đầu tư mà phải tìm ra điểm nghẽn ở phía người mua dự án. Nếu có người mua hàng và sản phẩm được tiêu thụ thì chủ đầu tư sẽ không gặp vấn đề.

Theo Vietnambiz.vn
... Đọc thêmThu gọn

Techcombank đề xuất gói vay NOXH quy mô 30.000 tỷ đồng, lãi suất 4,8%/nămTheo Chủ tịch Techcombank khó khăn của NOXH không nằm ở phía chủ đầu tư mà phải tìm ra điểm nghẽn ở phía người mua dự án. Nếu có người mua hàng và sản phẩm được tiêu thụ thì chủ đầu tư sẽ không gặp vấn đề.Tại Hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội (NOXH), ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank - Mã: TCB), đã có đề xuất một gói vay với lãi suất chỉ 4,8%/năm, cố định trong 5 năm như Ngân hàng Chính sách Xã hội, với quy mô 30.000 tỷ đồng.Ông Hùng Anh cũng đề xuất Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xem xét về khung tín dụng, bù đắp lãi suất và rủi ro bởi rõ ràng phân khúc này đầy rủi ro, khiến ngân hàng ngại cho vay. “Được như vậy, Techcombank sẽ chịu trách nhiệm về rủi ro liên quan đến việc cho vay như với khách hàng bình thường chứ không bị ràng buộc các điều kiện cho vay như đối với NOXH”, ông nói.“Về thời hạn, chúng tôi sẵn sàng cho vay 20 – 30 năm tùy theo khả năng trả nợ của khách hàng và chủ đầu tư”, Chủ tịch Techcombank cho biết thêm.Cũng tại hội nghị, trả lời về đề xuất gói vay 30.000 tỷ đồng cho NOXH của Techcombank, Thống đốc NHNN cho biết có thể áp dụng với cả những ngân hàng khác.Ngoài ra, trong hội nghị, ông Hùng Anh cũng nêu lên một số khó khăn về vấn đề phát triển NOXH. Ở góc độ một ngân hàng, Chủ tịch Techcombank cho rằng về pháp lý dự án, bên cạnh một số khó khăn thì hiện tại rất nhiều dự án đã được phê duyệt, rất nhiều dự án ở các tỉnh đều có những quỹ đất công và tiến hành đấu thầu.“Nếu chúng ta tập trung đẩy mạnh thì quỹ đất đó sẽ mở ra. Hiện nay một số doanh nghiệp lớn đã được phê duyệt về chủ đầu tư. Những tập đoàn lớn như VinGroup đã có quỹ về NOXH rất lớn”, ông nói.Với vấn đề đối tượng được tham gia NOXH, ông Hùng Anh kiến nghị các địa phương cần phân loại sớm để xác định đối tượng được mua nhà.Về câu chuyện tiếp cận vay vốn ngân hàng, theo Chủ tịch Techcombank, việc để triển khai tùy vào mỗi dự án, cho đến khi huy động được vốn sẽ mất khoảng 3 - 6 tháng. Sau khi xây dựng xong phần móng, chủ đầu tư hoàn toàn có thể huy động vốn và bán căn nhà hình thành trong tương lai.Đối với các chủ đầu tư, nếu triển khai xây dựng nhanh, đúng đối tượng, người mua được vay sớm từ ngân hàng thì hiện tượng đọng vốn không nhiều. Còn nếu chủ đầu tư vướng pháp lý thì có thể mất rất nhiều thời gian để hoàn thiện và tất nhiên là đọng vốn, ông nhận định.“Tôi cho rằng trước đây các ngân hàng thận trọng vấn đề pháp lý, khi mà tài sản này chưa đóng tiền quyền sử dụng đất thì rất ngại làm tài sản đảm bảo cho vay ngắn hạn. Nếu bây giờ với Luật Đất đai sửa đổi, Luật bất động sản thì ngân hàng cho vay 20 - 30 năm là bình thường. Áp lực về lãi suất rất thấp”, Chủ tịch Techcombank nhận định.Theo ông, muốn NOXH phát triển thì phải có sự hài hòa giữa nhà nước và doanh nghiệp và người dân. Các doanh nghiệp cũng phải chủ động hỗ trợ cho cán bộ nhân viên.“Hiện nay Techcombank đã làm việc với một số doanh nghiệp. Họ rất chủ động hỗ trợ nhân viên về lãi suất. Có những doanh nghiệp khu công nghiệp chủ động đưa ra các quỹ đất của mình để xây dựng NOXH. Tôi cho rằng tất cả cùng bắt tay vào làm thì mới giải quyết được”, ông nói.Chủ tịch Techcombank cũng tiết lộ đã có đề án gửi NHNN đề xuất tạo ra cơ chế chung cho các ngân hàng thương mại cùng tham gia. Theo ông, khó khăn của NOXH không nằm ở phía chủ đầu tư mà phải tìm ra điểm nghẽn ở phía người mua dự án. Nếu có người mua hàng và sản phẩm được tiêu thụ thì chủ đầu tư sẽ không gặp vấn đề.Theo Vietnambiz.vn
4 ngày cách đây
Nhà đất Duan24h.net

Đất nền âm thầm trở lại

Trao đổi với một số đội nhóm đầu tư tại thị trường phía Nam, có thể thấy nhu cầu tìm kiếm và mức độ quan tâm đến nhà đất bật tăng, nhất là với đất nền.

Lượng quan tâm tăng trở lại

Trong cuộc trò chuyện mới đây với người viết, ông Phương, chủ một doanh nghiệp môi giới địa ốc tại TP.HCM cho biết, ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn, doanh nghiệp ông đã nhận được “đơn đặt hàng” từ một nhóm nhà đầu tư yêu cầu tìm kiếm “số lượng không hạn chế các lô đất nền ở gần khu vực đường vành đai 3 TP.HCM và xa hơn là các tỉnh Long An, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh”. Nhóm này đưa ra yêu cầu khá dễ tính là “đất phải có sổ, vị trí cạnh các tuyến đường đang được quy hoạch, gần các khu công nghiệp hay khu dân cư”, còn diện tích, hướng… đều có thể thương lượng.

“Những đơn đặt hàng dạng này bắt đầu xuất hiện từ giữa tháng 1/2024, cho thấy người cầm tiền bắt đầu sốt ruột săn tìm những quỹ đất đẹp, nhất là trước quy định siết chặt tình trạng phân lô bán nền ở đô thị từ năm 2025, họ bắt đầu chủ động tìm kiếm đất nền có pháp lý rõ ràng để tích lũy”, ông Phương nói đồng thời cho biết thêm, từ cuối năm ngoái, loại hình này dù không được rầm rộ nhưng giao dịch đã có sự cải thiện đáng kể, tỷ lệ môi giới thành công tăng nhiều.

Theo dữ liệu mới nhất của chuyên trang Batdongsan, 2 tháng đầu năm 2024, các giao dịch bất động sản đã nhanh chóng tăng trở lại. Đáng chú ý, tại Hà Nội và TP.HCM, đất nền dân cư và đất dự án có mức độ quan tâm tăng mạnh hơn cả chung cư.

Riêng trong tháng 1/2024, lượng tìm kiếm đất nền tại Hà Nội tăng 110%, đất dự án tăng 77% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, lượng tìm kiếm chung cư Hà Nội tăng 71%; ở TP.HCM, nhu cầu tìm kiếm tăng từ 71 - 73% đối với đất nền, đất dự án và chỉ tăng 59% đối với chung cư.

Những dữ liệu trên phần nào phản ánh nhu cầu sở hữu bất động sản của nhiều người dân tăng trở lại, mặc dù thị trường không còn xảy ra sốt đất như đầu năm 2022. Báo cáo chỉ số về tâm lý người tiêu dùng bất động sản của Batdongsan cũng chỉ ra, có đến 65% người được hỏi có dự định mua bất động sản trong 1 năm tới. Trong đó, tỷ trọng mua để đầu tư chiếm 60% và đất nền vẫn là loại hình được người mua tương lai quan tâm nhiều nhất.

Ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc Batdongsan khu vực miền Nam đánh giá, động thái đi săn đất của nhà đầu tư được xem là vừa tranh thủ thời gian thị trường bắt đầu hồi lại, dễ thương lượng mua, vừa đón đầu cơ hội trước khi Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 được thực thi và khả năng lớn sẽ làm thay đổi mặt bằng giá của mọi loại hình bất động sản.

Một trong những vấn đề được nhiều nhà đầu tư bất động sản quan tâm là câu chuyện giá bán bất động sản sẽ tăng - giảm ra sao sau khi 3 sắc luật lớn có liên quan được thực thi cùng một thời điểm. Trên thực tế, chưa từng có tiền lệ các luật mới có liên quan nói trên được thông qua mà giá bất động sản sẽ giảm. Với nhiều thay đổi mang tính quyết định của Luật Đất đai 2024, việc giá bất động sản sẽ tăng trở lại từ năm 2025 là điều đã được dự báo trước.

“Theo tìm hiểu của tôi với hơn 10 đơn vị kinh doanh đất nền tại Đồng Nai, Bình Dương, Long An, các doanh nghiệp đều chia sẻ đầu năm nay số lượng giao dịch đất nền tăng lên. Trong đó, hầu hết tập trung vào những lô đất có pháp lý chuẩn, mức giá dưới 2 tỷ đồng, nằm trong bán kính 60 km xung quanh TP.HCM”, ông Tuấn nói.

Thực tế, trong báo cáo của Bộ Xây dựng chỉ ra giao dịch đất nền đã có sự tăng trưởng tích cực nửa cuối năm ngoái. Cụ thể, quý IV/2023, cả nước có khoảng 27.590 giao dịch đất nền thành công, lũy kế 6 tháng cuối năm 2023, lượng giao dịch đất nền tăng 28,4% so với nửa đầu năm. Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cũng cho biết, giai đoạn này, giao dịch nhà đất có sự cải thiện rõ nét, tăng mạnh nhất ở loại hình đất nền bao gồm cả đất thổ cư và đất dự án.

Cần thêm thời gian hồi phục

Việc xuất hiện các chỉ báo tích cực về sự quan tâm của các nhà đầu tư cho thấy, đất nền vẫn là một phân khúc đầy tiềm năng. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của ông Phương, thị trường khó sốt trở lại trong một sớm một chiều vì “giá chưa giảm đủ hấp dẫn đa số nhà đầu tư và nguồn cung lớn hơn do các công trình hạ tầng lớn ngày càng làm phát lộ các thị trường mới, nguồn cung mới”.

Theo dữ liệu báo cáo thị trường bất động sản TP.HCM và vùng phụ cận của DKRA Group, tính đến cuối năm 2023, mặt bằng giá sơ cấp ghi nhận mức giảm 10 - 13% so với năm 2022. Thị trường thứ cấp ghi nhận mức giảm 13 - 17% so với đầu năm 2023, mức giảm ở nhóm khách hàng sử dụng vốn vay, dự án có quy mô lớn chưa hoàn thiện hạ tầng - pháp lý. Thanh khoản thị trường ở mức trung bình, các dự án đã hoàn thiện hạ tầng, cấp sổ, nằm trong khu dân cư có đầy đủ tiện ích nội - ngoại khu, có mức giá trong khoảng 12 - 19 triệu đồng/m2 thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư.

Hiện mặt bằng giá đất nền TP.HCM đạt trung bình 74,7 triệu đồng/m2, thấp nhất là 37,5 triệu đồng/m2. Trong khi tại Đồng Nai, giá đất nền cao nhất vào mức 56,4 triệu đồng/m2, thấp nhất 9,2 triệu đồng/m2. Tại Long An, mặt bằng giá đất nền cao nhất là hơn 60 triệu đồng/m2, thấp nhất 16,4 triệu đồng/m2. Còn ở Bình Dương, hiện giá đất nền dự án khoảng 23 triệu đồng/m2, thấp nhất 12,2 triệu đồng/m2. Riêng ở Tây Ninh mặt bằng giá đất nền còn khá thấp vào khoảng 5,7 - 7,5 triệu đồng/m2…

“Làn sóng giảm giá này với người bán đã là giảm sâu nhưng với người mua thì chưa đáng kể. Do từng bị thổi giá sau những cơn sốt đất trước đó, nên người mua vẫn còn tâm lý hoài nghi, sợ mua hớ”, ông Phương nhận định thêm.

Theo đánh giá của Viện Kinh tế xây dựng (Bộ Xây dựng), tình hình giao dịch dự báo vẫn chưa thể sôi động trong thời gian tới. Thanh khoản thấp trong năm 2023 và tâm lý của nhà đầu tư vẫn cẩn trọng trong việc đưa ra quyết định đầu tư khiến cho thị trường đất nền 2024 vẫn cần thêm thời gian để hồi phục.

Chưa kể, quy định siết chặt hoạt động phân lô bán nền của Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có thể tác động tới nguồn cung, tâm lý người mua và giá cả của phân khúc này trong thời gian tới. Nhu cầu mua và giá giao dịch đối với các lô đất có diện tích lớn dự báo tiếp tục giảm.

Ngược lại, đối với các lô đất có diện tích nhỏ, tính thanh khoản sẽ cải thiện hơn và giá giao dịch thứ cấp có thể tăng nhẹ so với năm 2023.

Theo Tinnhanhchungkhoan
... Đọc thêmThu gọn

Đất nền âm thầm trở lạiTrao đổi với một số đội nhóm đầu tư tại thị trường phía Nam, có thể thấy nhu cầu tìm kiếm và mức độ quan tâm đến nhà đất bật tăng, nhất là với đất nền.Lượng quan tâm tăng trở lạiTrong cuộc trò chuyện mới đây với người viết, ông Phương, chủ một doanh nghiệp môi giới địa ốc tại TP.HCM cho biết, ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn, doanh nghiệp ông đã nhận được “đơn đặt hàng” từ một nhóm nhà đầu tư yêu cầu tìm kiếm “số lượng không hạn chế các lô đất nền ở gần khu vực đường vành đai 3 TP.HCM và xa hơn là các tỉnh Long An, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh”. Nhóm này đưa ra yêu cầu khá dễ tính là “đất phải có sổ, vị trí cạnh các tuyến đường đang được quy hoạch, gần các khu công nghiệp hay khu dân cư”, còn diện tích, hướng… đều có thể thương lượng.“Những đơn đặt hàng dạng này bắt đầu xuất hiện từ giữa tháng 1/2024, cho thấy người cầm tiền bắt đầu sốt ruột săn tìm những quỹ đất đẹp, nhất là trước quy định siết chặt tình trạng phân lô bán nền ở đô thị từ năm 2025, họ bắt đầu chủ động tìm kiếm đất nền có pháp lý rõ ràng để tích lũy”, ông Phương nói đồng thời cho biết thêm, từ cuối năm ngoái, loại hình này dù không được rầm rộ nhưng giao dịch đã có sự cải thiện đáng kể, tỷ lệ môi giới thành công tăng nhiều.Theo dữ liệu mới nhất của chuyên trang Batdongsan, 2 tháng đầu năm 2024, các giao dịch bất động sản đã nhanh chóng tăng trở lại. Đáng chú ý, tại Hà Nội và TP.HCM, đất nền dân cư và đất dự án có mức độ quan tâm tăng mạnh hơn cả chung cư.Riêng trong tháng 1/2024, lượng tìm kiếm đất nền tại Hà Nội tăng 110%, đất dự án tăng 77% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, lượng tìm kiếm chung cư Hà Nội tăng 71%; ở TP.HCM, nhu cầu tìm kiếm tăng từ 71 - 73% đối với đất nền, đất dự án và chỉ tăng 59% đối với chung cư.Những dữ liệu trên phần nào phản ánh nhu cầu sở hữu bất động sản của nhiều người dân tăng trở lại, mặc dù thị trường không còn xảy ra sốt đất như đầu năm 2022. Báo cáo chỉ số về tâm lý người tiêu dùng bất động sản của Batdongsan cũng chỉ ra, có đến 65% người được hỏi có dự định mua bất động sản trong 1 năm tới. Trong đó, tỷ trọng mua để đầu tư chiếm 60% và đất nền vẫn là loại hình được người mua tương lai quan tâm nhiều nhất.Ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc Batdongsan khu vực miền Nam đánh giá, động thái đi săn đất của nhà đầu tư được xem là vừa tranh thủ thời gian thị trường bắt đầu hồi lại, dễ thương lượng mua, vừa đón đầu cơ hội trước khi Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 được thực thi và khả năng lớn sẽ làm thay đổi mặt bằng giá của mọi loại hình bất động sản.Một trong những vấn đề được nhiều nhà đầu tư bất động sản quan tâm là câu chuyện giá bán bất động sản sẽ tăng - giảm ra sao sau khi 3 sắc luật lớn có liên quan được thực thi cùng một thời điểm. Trên thực tế, chưa từng có tiền lệ các luật mới có liên quan nói trên được thông qua mà giá bất động sản sẽ giảm. Với nhiều thay đổi mang tính quyết định của Luật Đất đai 2024, việc giá bất động sản sẽ tăng trở lại từ năm 2025 là điều đã được dự báo trước.“Theo tìm hiểu của tôi với hơn 10 đơn vị kinh doanh đất nền tại Đồng Nai, Bình Dương, Long An, các doanh nghiệp đều chia sẻ đầu năm nay số lượng giao dịch đất nền tăng lên. Trong đó, hầu hết tập trung vào những lô đất có pháp lý chuẩn, mức giá dưới 2 tỷ đồng, nằm trong bán kính 60 km xung quanh TP.HCM”, ông Tuấn nói.Thực tế, trong báo cáo của Bộ Xây dựng chỉ ra giao dịch đất nền đã có sự tăng trưởng tích cực nửa cuối năm ngoái. Cụ thể, quý IV/2023, cả nước có khoảng 27.590 giao dịch đất nền thành công, lũy kế 6 tháng cuối năm 2023, lượng giao dịch đất nền tăng 28,4% so với nửa đầu năm. Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cũng cho biết, giai đoạn này, giao dịch nhà đất có sự cải thiện rõ nét, tăng mạnh nhất ở loại hình đất nền bao gồm cả đất thổ cư và đất dự án.Cần thêm thời gian hồi phụcViệc xuất hiện các chỉ báo tích cực về sự quan tâm của các nhà đầu tư cho thấy, đất nền vẫn là một phân khúc đầy tiềm năng. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của ông Phương, thị trường khó sốt trở lại trong một sớm một chiều vì “giá chưa giảm đủ hấp dẫn đa số nhà đầu tư và nguồn cung lớn hơn do các công trình hạ tầng lớn ngày càng làm phát lộ các thị trường mới, nguồn cung mới”.Theo dữ liệu báo cáo thị trường bất động sản TP.HCM và vùng phụ cận của DKRA Group, tính đến cuối năm 2023, mặt bằng giá sơ cấp ghi nhận mức giảm 10 - 13% so với năm 2022. Thị trường thứ cấp ghi nhận mức giảm 13 - 17% so với đầu năm 2023, mức giảm ở nhóm khách hàng sử dụng vốn vay, dự án có quy mô lớn chưa hoàn thiện hạ tầng - pháp lý. Thanh khoản thị trường ở mức trung bình, các dự án đã hoàn thiện hạ tầng, cấp sổ, nằm trong khu dân cư có đầy đủ tiện ích nội - ngoại khu, có mức giá trong khoảng 12 - 19 triệu đồng/m2 thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư.Hiện mặt bằng giá đất nền TP.HCM đạt trung bình 74,7 triệu đồng/m2, thấp nhất là 37,5 triệu đồng/m2. Trong khi tại Đồng Nai, giá đất nền cao nhất vào mức 56,4 triệu đồng/m2, thấp nhất 9,2 triệu đồng/m2. Tại Long An, mặt bằng giá đất nền cao nhất là hơn 60 triệu đồng/m2, thấp nhất 16,4 triệu đồng/m2. Còn ở Bình Dương, hiện giá đất nền dự án khoảng 23 triệu đồng/m2, thấp nhất 12,2 triệu đồng/m2. Riêng ở Tây Ninh mặt bằng giá đất nền còn khá thấp vào khoảng 5,7 - 7,5 triệu đồng/m2…“Làn sóng giảm giá này với người bán đã là giảm sâu nhưng với người mua thì chưa đáng kể. Do từng bị thổi giá sau những cơn sốt đất trước đó, nên người mua vẫn còn tâm lý hoài nghi, sợ mua hớ”, ông Phương nhận định thêm.Theo đánh giá của Viện Kinh tế xây dựng (Bộ Xây dựng), tình hình giao dịch dự báo vẫn chưa thể sôi động trong thời gian tới. Thanh khoản thấp trong năm 2023 và tâm lý của nhà đầu tư vẫn cẩn trọng trong việc đưa ra quyết định đầu tư khiến cho thị trường đất nền 2024 vẫn cần thêm thời gian để hồi phục.Chưa kể, quy định siết chặt hoạt động phân lô bán nền của Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có thể tác động tới nguồn cung, tâm lý người mua và giá cả của phân khúc này trong thời gian tới. Nhu cầu mua và giá giao dịch đối với các lô đất có diện tích lớn dự báo tiếp tục giảm.Ngược lại, đối với các lô đất có diện tích nhỏ, tính thanh khoản sẽ cải thiện hơn và giá giao dịch thứ cấp có thể tăng nhẹ so với năm 2023.Theo Tinnhanhchungkhoan
5 ngày cách đây
Nhà đất Duan24h.net

Tín dụng bất động sản chiếm gần 1/4 tổng dư nợ đối với nền kinh tế

Trong 2 tháng đầu năm nay, tăng trưởng tín dụng ở mức khá thấp, thậm chí có nhiều ngân hàng tăng trưởng âm.

Với mục tiêu giải ngân khoảng 2 triệu tỷ đồng trong năm nay, tương đương 15% tăng tín dụng toàn ngành là áp lực lớn. Vì thế, cần đẩy mạnh tín dụng, tránh hiện tượng ngân hàng thừa tiền, còn doanh nghiệp lại khát vốn.

Phúc Sinh Group cho biết, dù có dòng tiền khá tốt nhưng doanh nghiệp vẫn gặp khó khi muốn tăng thêm hạn mức vay từ 1.000 lên 1.200 tỷ đồng để thu mua nguyên liệu. Trong bối cảnh giá cà phê thu mua đã tăng lên gấp đôi so với cùng kỳ.

Ngay cả với những lĩnh vực được ưu tiên và đã có những gói tín dụng dành riêng như cho vay lâm thuỷ sản hay cho vay nhà ở xã hội cũng còn những rào cản cần tháo gỡ.

"Ví dụ chứng minh đầu vào đầu ra, các hợp đồng bao tiêu, chứng nhận phòng cháy chữa cháy thì để thực hiện các danh mục đó quả là khó", bà Lê Hằng - Giám đốc Truyền thông, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết.

Việc thúc đẩy tín dụng gặp khó, còn do các dự án bất động sản được cấp phép mới trong năm ngoái và đầu năm nay đều rất thấp.

Tín dụng bất động sản chiếm tỷ trọng gần 1/4 tổng dư nợ đối với nền kinh tế. Hiện cả nước có khoảng 1,200 dự án bất động sản, nhà ở thương mại bị vướng mắc pháp lý. Nếu không giải quyết thì không có cách nào để giải quyết thủ tục vay vốn.

Trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng chậm, mới đây nhất, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các tổ chức tín dụng công bố các loại lãi suất từ ngày 1/4 tới. Điều này được kì vọng sẽ tăng tính minh bạch, cạnh tranh và đưa lãi suất về mức hỗ trợ nhất cho các doanh nghiệp.

Theo VTV
... Đọc thêmThu gọn

Tín dụng bất động sản chiếm gần 1/4 tổng dư nợ đối với nền kinh tếTrong 2 tháng đầu năm nay, tăng trưởng tín dụng ở mức khá thấp, thậm chí có nhiều ngân hàng tăng trưởng âm.Với mục tiêu giải ngân khoảng 2 triệu tỷ đồng trong năm nay, tương đương 15% tăng tín dụng toàn ngành là áp lực lớn. Vì thế, cần đẩy mạnh tín dụng, tránh hiện tượng ngân hàng thừa tiền, còn doanh nghiệp lại khát vốn.Phúc Sinh Group cho biết, dù có dòng tiền khá tốt nhưng doanh nghiệp vẫn gặp khó khi muốn tăng thêm hạn mức vay từ 1.000 lên 1.200 tỷ đồng để thu mua nguyên liệu. Trong bối cảnh giá cà phê thu mua đã tăng lên gấp đôi so với cùng kỳ.Ngay cả với những lĩnh vực được ưu tiên và đã có những gói tín dụng dành riêng như cho vay lâm thuỷ sản hay cho vay nhà ở xã hội cũng còn những rào cản cần tháo gỡ.Ví dụ chứng minh đầu vào đầu ra, các hợp đồng bao tiêu, chứng nhận phòng cháy chữa cháy thì để thực hiện các danh mục đó quả là khó, bà Lê Hằng - Giám đốc Truyền thông, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết.Việc thúc đẩy tín dụng gặp khó, còn do các dự án bất động sản được cấp phép mới trong năm ngoái và đầu năm nay đều rất thấp.Tín dụng bất động sản chiếm tỷ trọng gần 1/4 tổng dư nợ đối với nền kinh tế. Hiện cả nước có khoảng 1,200 dự án bất động sản, nhà ở thương mại bị vướng mắc pháp lý. Nếu không giải quyết thì không có cách nào để giải quyết thủ tục vay vốn.Trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng chậm, mới đây nhất, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các tổ chức tín dụng công bố các loại lãi suất từ ngày 1/4 tới. Điều này được kì vọng sẽ tăng tính minh bạch, cạnh tranh và đưa lãi suất về mức hỗ trợ nhất cho các doanh nghiệp.Theo VTV
6 ngày cách đây
Nhà đất Duan24h.net

Bất động sản phía Nam có chuyển động mới

Sau khoảng thời gian im ắng, đến nay thị trường bất động sản phía Nam đã rục rịch trở lại. Các bên cùng lúc "bắt nhịp" với thị trường khiến cả nguồn cung và sức cầu cải thiện.

Động thái mới từ chính sách

Các thông tin mới về chính sách đang tác động đến thị trường nhà đất phía Nam. Đây là giai đoạn kì vọng “độ thấm” của chính sách với bất động sản.

Mới đây, Chính phủ sẽ sớm ban hành các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai sửa đổi. Dự kiến sẽ có 9 Nghị định và 6 Thông tư hướng dẫn chi tiết việc thi hành Luật đất đai sửa đổi trong năm 2024. Song song đó, Chính Phủ cũng giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành, địa phương rà soát các văn bản pháp luật hiện hành để đảm bảo đồng bộ, thống nhất với Luật.

Cùng với đó, Chính phủ ban hành Nghị định 12/2024/NĐ-CP về 4 phương pháp định giá đất mới. Đây là Nghị định đầu tiên hướng dẫn thi hành Luật Đất đai sửa đổi và điều kiện áp dụng cụ thể. 4 Phương pháp (đã loại bỏ Phương pháp chiết trừ trong Luật cũ) bao gồm: Phương pháp so sánh; Phương pháp thu nhập; Phương pháp thặng dư và phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất.

Bên cạnh đó, Chính phủ tổ chức Hội nghị toàn quốc về nhà ở xã hội. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tổ chức Hội nghị toàn quốc về Nhà ở xã hội (NƠXH) trong tháng 2/2024 với mục tiêu hoàn thành 130.000 căn NƠXH trong năm nay. Tính đến cuối năm 2023, đã có 27 tỉnh công bố danh mục 63 dự án đủ điều kiện vay theo Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng với nhu cầu vay vốn là 27.966 tỷ đồng.

Ngoài ra, năm 2024 Chính phủ sẽ “mạnh tay” cho đầu tư công. Chủ yếu Ngân sách sẽ được dành để đầu tư hạ tầng giao thông với mục tiêu giải ngân ít nhất là 95%. Theo Bộ Giao thông Vận tải, hiện nay cả nước có 34 dự án trọng điểm. Trong đó có 5 dự án đường sắt, 2 dự án cảng hàng không, còn lại là các dự án đường bộ, chủ yếu là đường bộ cao tốc và các đường vành đai vùng Thủ đô Hà Nội & vùng Tp.HCM.

Kết quả mang lại từ tác động của chính sách là gần đây kinh doanh bất động sản tại Tp.HCM khởi sắc hơn. Theo Báo cáo kinh tế-xã hội 2 tháng đầu năm 2024 của Cục Thống kê Tp.HCM, tình hình kinh doanh bất động sản có những dấu hiệu phục hồi, với doanh thu 2 tháng đầu 2024 ước đạt 42.300 tỷ đồng, tăng 20,1% so với cùng kỳ. Theo Cục Thống kê, sự phục hồi là nhờ các chính sách tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản được Chính phủ ban hành thời gian qua.

Doanh nghiệp địa ốc tăng tốc “bắt nhịp” thị trường

Theo ghi nhận, trong suốt tháng 2/2024, tại thị trường phía Nam liên tục diễn ra các lễ kick off, giới thiệu, khởi công dự án. Chẳng hạn, tại Bình Dương loạt dự án như Phú Đông SkyOne của Phú Đông Group đã giới thiệu thông tin ra thị trường, dự kiến sẽ chào bán trong năm nay. Hay các lễ kick off của một số dự án như dự án A&T Sky Garden; Phú An Residence; khởi công dự án Sycamore; công bố dự án CLD Maison Ngã Bảy; lễ ra quân giai đoạn 3 dự án Pi City Sky Park…

Cùng với đó, một số dự án có tiến độ triển khai tốt đã chính thức cho nhận chỗ booking, nhận cọc. Chẳng hạn như dự án Eaton Park; Opus One; The Global City…

Cuộc chạy đua về chính sách bán hàng, ưu đãi vẫn diễn ra liên tục giữa các chủ đầu tư đang giữ nhịp cho thị trường bất động sản sau Tết. Trong đó, chính sách giãn tiến độ thanh toán được các chủ đầu tư áp dụng diện rộng với các dự án. Chẳng hạn thanh toán giãn cách chỉ trả 1%/tháng; giãn tiến độ thanh toán trong 3-4 năm; thanh toán 20% nhận vào vào ở ngay. Cùng với đó, chính sách ân hạn nợ gốc 32-48 tháng, hỗ trợ lãi suất 18-24 tháng; miễn phí quản lý 2-5 năm, tặng vàng và loạt chính sách đi kèm đang được các chủ đầu tư áp dụng "mạnh tay" trong giai đoạn này.

Ngoài ra, các đơn vị môi giới tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyển dụng quân để chuẩn bị cho các dự án mới cũng cho thấy thị trường bất động sản đã có tín hiệu.

Như vậy, khi các bên cùng lúc “bắt nhịp” thị trường đang tạo ra kì vọng khả quan về sức cầu của thị trường địa ốc. Dù thách thức được dự báo vẫn còn nhưng theo hầu hết các chuyên gia trong ngành, từ năm 2024, thị trường bất động sản sẽ có nhiều điểm sáng.

Theo CafeF
... Đọc thêmThu gọn

Bất động sản phía Nam có chuyển động mớiSau khoảng thời gian im ắng, đến nay thị trường bất động sản phía Nam đã rục rịch trở lại. Các bên cùng lúc bắt nhịp với thị trường khiến cả nguồn cung và sức cầu cải thiện.Động thái mới từ chính sáchCác thông tin mới về chính sách đang tác động đến thị trường nhà đất phía Nam. Đây là giai đoạn kì vọng “độ thấm” của chính sách với bất động sản.Mới đây, Chính phủ sẽ sớm ban hành các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai sửa đổi. Dự kiến sẽ có 9 Nghị định và 6 Thông tư hướng dẫn chi tiết việc thi hành Luật đất đai sửa đổi trong năm 2024. Song song đó, Chính Phủ cũng giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành, địa phương rà soát các văn bản pháp luật hiện hành để đảm bảo đồng bộ, thống nhất với Luật.Cùng với đó, Chính phủ ban hành Nghị định 12/2024/NĐ-CP về 4 phương pháp định giá đất mới. Đây là Nghị định đầu tiên hướng dẫn thi hành Luật Đất đai sửa đổi và điều kiện áp dụng cụ thể. 4 Phương pháp (đã loại bỏ Phương pháp chiết trừ trong Luật cũ) bao gồm: Phương pháp so sánh; Phương pháp thu nhập; Phương pháp thặng dư và phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất.Bên cạnh đó, Chính phủ tổ chức Hội nghị toàn quốc về nhà ở xã hội. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tổ chức Hội nghị toàn quốc về Nhà ở xã hội (NƠXH) trong tháng 2/2024 với mục tiêu hoàn thành 130.000 căn NƠXH trong năm nay. Tính đến cuối năm 2023, đã có 27 tỉnh công bố danh mục 63 dự án đủ điều kiện vay theo Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng với nhu cầu vay vốn là 27.966 tỷ đồng.Ngoài ra, năm 2024 Chính phủ sẽ “mạnh tay” cho đầu tư công. Chủ yếu Ngân sách sẽ được dành để đầu tư hạ tầng giao thông với mục tiêu giải ngân ít nhất là 95%. Theo Bộ Giao thông Vận tải, hiện nay cả nước có 34 dự án trọng điểm. Trong đó có 5 dự án đường sắt, 2 dự án cảng hàng không, còn lại là các dự án đường bộ, chủ yếu là đường bộ cao tốc và các đường vành đai vùng Thủ đô Hà Nội & vùng Tp.HCM.Kết quả mang lại từ tác động của chính sách là gần đây kinh doanh bất động sản tại Tp.HCM khởi sắc hơn. Theo Báo cáo kinh tế-xã hội 2 tháng đầu năm 2024 của Cục Thống kê Tp.HCM, tình hình kinh doanh bất động sản có những dấu hiệu phục hồi, với doanh thu 2 tháng đầu 2024 ước đạt 42.300 tỷ đồng, tăng 20,1% so với cùng kỳ. Theo Cục Thống kê, sự phục hồi là nhờ các chính sách tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản được Chính phủ ban hành thời gian qua.Doanh nghiệp địa ốc tăng tốc “bắt nhịp” thị trườngTheo ghi nhận, trong suốt tháng 2/2024, tại thị trường phía Nam liên tục diễn ra các lễ kick off, giới thiệu, khởi công dự án. Chẳng hạn, tại Bình Dương loạt dự án như Phú Đông SkyOne của Phú Đông Group đã giới thiệu thông tin ra thị trường, dự kiến sẽ chào bán trong năm nay. Hay các lễ kick off của một số dự án như dự án A&T Sky Garden; Phú An Residence;  khởi công dự án Sycamore; công bố dự án CLD Maison Ngã Bảy; lễ ra quân giai đoạn 3 dự án Pi City Sky Park…Cùng với đó, một số dự án có tiến độ triển khai tốt đã chính thức cho nhận chỗ booking, nhận cọc. Chẳng hạn như dự án Eaton Park; Opus One; The Global City…Cuộc chạy đua về chính sách bán hàng, ưu đãi vẫn diễn ra liên tục giữa các chủ đầu tư đang giữ nhịp cho thị trường bất động sản sau Tết. Trong đó, chính sách giãn tiến độ thanh toán được các chủ đầu tư áp dụng diện rộng với các dự án. Chẳng hạn thanh toán giãn cách chỉ trả 1%/tháng; giãn tiến độ thanh toán trong 3-4 năm; thanh toán 20% nhận vào vào ở ngay. Cùng với đó, chính sách ân hạn nợ gốc 32-48 tháng, hỗ trợ lãi suất 18-24 tháng; miễn phí quản lý 2-5 năm, tặng vàng và loạt chính sách đi kèm đang được các chủ đầu tư áp dụng mạnh tay trong giai đoạn này.Ngoài ra, các đơn vị môi giới tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyển dụng quân để chuẩn bị cho các dự án mới cũng cho thấy thị trường bất động sản đã có tín hiệu.Như vậy, khi các bên cùng lúc “bắt nhịp” thị trường đang tạo ra kì vọng khả quan về sức cầu của thị trường địa ốc. Dù thách thức được dự báo vẫn còn nhưng theo hầu hết các chuyên gia trong ngành, từ năm 2024, thị trường bất động sản sẽ có nhiều điểm sáng.Theo CafeF
6 ngày cách đây
Nhà đất Duan24h.net

Hàng trăm dự án bất động sản chờ tổ công tác của Thủ tướng gỡ vướng

Tại TP.HCM có 143 dự án bất động sản, Hà Nội 246 dự án, Hải Phòng 4 dự án, Bình Định 16 dự án, Cần Thơ 34 dự án… đang nằm chờ tổ công tác của Thủ tướng, các bộ, ngành và địa phương gỡ vướng.

Số liệu được Bộ Xây dựng đưa ra tại cuộc họp trực tuyến Tổ công tác của Thủ tướng về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản, tổ chức ngày 11-3.

2 tháng đầu năm có 4 văn bản báo cáo khó khăn
Bộ Xây dựng cho biết trong năm 2023 và 2 tháng đầu năm 2024, tổ công tác đã làm việc với TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, Đồng Nai, Bình Thuận, Bình Định và một số doanh nghiệp bất động sản để nghe báo cáo, nắm thông tin, trao đổi, hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn trong triển khai thực hiện dự án.

Trong năm 2023, tổ công tác đã nhận được 142 văn bản báo cáo khó khăn, vướng mắc và kiến nghị của địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội và người dân liên quan đến 191 dự án bất động sản.

Theo chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, tổ công tác của Thủ tướng đã xem xét, xử lý 142 văn bản.

Trong đó có: 129 văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đôn đốc, hướng dẫn và đề nghị xem xét, giải quyết theo thẩm quyền; 13 văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị xem xét giải quyết, hướng dẫn địa phương, doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ được giao.

Trong 2 tháng đầu năm nay, tổ công tác nhận được 4 văn bản báo cáo khó khăn, vướng mắc và kiến nghị của địa phương, doanh nghiệp liên quan đến 4 dự án bất động sản.

Tổ công tác đã xem xét, xử lý 4 văn bản, trong đó có 3 văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đôn đốc, hướng dẫn và đề nghị xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

Một văn bản gửi Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị xem xét giải quyết, hướng dẫn địa phương, doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền.

Tổ công tác của Thủ tướng gỡ vướng nhiều dự án
Về kết quả tháo gỡ khó khăn cho các dự án bất động sản trên cả nước thời gian qua, Bộ Xây dựng cho biết tại TP.HCM có khoảng 77 dự án bất động sản được gỡ vướng, và 143 dự án đang tiếp tục được bộ, các bộ liên quan và địa phương gỡ vướng.

Còn tại Hà Nội, theo báo cáo của UBND TP có 404 dự án đã được rà soát, phân loại khó khăn, vướng mắc.

Trong đó có 81 dự án được Hà Nội đưa ra khỏi danh sách chậm triển khai, 10 dự án đã thu hồi đất, chấm dứt hoạt động, 67 dự án được kéo dài thời gian gia hạn sử dụng đất 24 tháng do nguyên nhân khách quan.

Hiện Hà Nội tiếp tục triển khai thực hiện tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho 246 dự án theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng và các bộ, ngành.

Tương tự trong thời gian qua Hải Phòng đã gỡ vướng cho 11 dự án, Cần Thơ đã gỡ vướng cho 17 dự án.

Tỉnh Bình Định đã có văn bản chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho 26 dự án, trong đó có 19 dự án khu đô thị, 7 dự án nhà ở xã hội.

Theo Tuoitre.vn
... Đọc thêmThu gọn

Hàng trăm dự án bất động sản chờ tổ công tác của Thủ tướng gỡ vướngTại TP.HCM có 143 dự án bất động sản, Hà Nội 246 dự án, Hải Phòng 4 dự án, Bình Định 16 dự án, Cần Thơ 34 dự án… đang nằm chờ tổ công tác của Thủ tướng, các bộ, ngành và địa phương gỡ vướng.Số liệu được Bộ Xây dựng đưa ra tại cuộc họp trực tuyến Tổ công tác của Thủ tướng về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản, tổ chức ngày 11-3.2 tháng đầu năm có 4 văn bản báo cáo khó khăn
Bộ Xây dựng cho biết trong năm 2023 và 2 tháng đầu năm 2024, tổ công tác đã làm việc với TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, Đồng Nai, Bình Thuận, Bình Định và một số doanh nghiệp bất động sản để nghe báo cáo, nắm thông tin, trao đổi, hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn trong triển khai thực hiện dự án.Trong năm 2023, tổ công tác đã nhận được 142 văn bản báo cáo khó khăn, vướng mắc và kiến nghị của địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội và người dân liên quan đến 191 dự án bất động sản.Theo chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, tổ công tác của Thủ tướng đã xem xét, xử lý 142 văn bản.Trong đó có: 129 văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đôn đốc, hướng dẫn và đề nghị xem xét, giải quyết theo thẩm quyền; 13 văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị xem xét giải quyết, hướng dẫn địa phương, doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ được giao.Trong 2 tháng đầu năm nay, tổ công tác nhận được 4 văn bản báo cáo khó khăn, vướng mắc và kiến nghị của địa phương, doanh nghiệp liên quan đến 4 dự án bất động sản.Tổ công tác đã xem xét, xử lý 4 văn bản, trong đó có 3 văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đôn đốc, hướng dẫn và đề nghị xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.Một văn bản gửi Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị xem xét giải quyết, hướng dẫn địa phương, doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền.Tổ công tác của Thủ tướng gỡ vướng nhiều dự án
Về kết quả tháo gỡ khó khăn cho các dự án bất động sản trên cả nước thời gian qua, Bộ Xây dựng cho biết tại TP.HCM có khoảng 77 dự án bất động sản được gỡ vướng, và 143 dự án đang tiếp tục được bộ, các bộ liên quan và địa phương gỡ vướng.Còn tại Hà Nội, theo báo cáo của UBND TP có 404 dự án đã được rà soát, phân loại khó khăn, vướng mắc.Trong đó có 81 dự án được Hà Nội đưa ra khỏi danh sách chậm triển khai, 10 dự án đã thu hồi đất, chấm dứt hoạt động, 67 dự án được kéo dài thời gian gia hạn sử dụng đất 24 tháng do nguyên nhân khách quan.Hiện Hà Nội tiếp tục triển khai thực hiện tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho 246 dự án theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng và các bộ, ngành.Tương tự trong thời gian qua Hải Phòng đã gỡ vướng cho 11 dự án, Cần Thơ đã gỡ vướng cho 17 dự án.Tỉnh Bình Định đã có văn bản chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho 26 dự án, trong đó có 19 dự án khu đô thị, 7 dự án nhà ở xã hội.Theo Tuoitre.vn

Comment on Facebook

Hưng yên không biết có dự án nào không

6 ngày cách đây
Nhà đất Duan24h.net

Tồn kho của 60 doanh nghiệp bất động sản: trên 14 tỉ USD, vượt cao điểm COVID-19

Như "cục máu đông", tồn kho bất động sản dưới dạng dở dang khi vướng mắc pháp lý kéo dài, tiếp cận vốn khó khăn không chỉ mài sức doanh nghiệp mà còn thu hẹp nguồn cung, đẩy giá bán.

Thống kê Tuổi Trẻ Online từ báo cáo tài chính (kiểm toán và chưa kiểm toán cập nhật đến ngày 11-3) của khoảng 60 doanh nghiệp bất động sản niêm yết, lượng hàng tồn kho đến cuối năm 2023 gần 348.000 tỉ đồng (khoảng 14 tỉ USD quy đổi tỉ giá hiện tại), tăng xấp xỉ 3% so với cuối năm 2022 và tăng 30% so với năm 2021.

Dự án bất động sản dở dang kéo dài
Lượng hàng tồn kho ghi nhận trên báo cáo tài chính các doanh nghiệp gồm cả bất động sản để bán xây dựng dở dang và đã hoàn thành…

Chiếm chủ yếu 14 tỉ USD hàng tồn kho là bất động sản xây dựng dở dang. Với đặc thù doanh nghiệp địa ốc, lượng tồn kho phần nào thể hiện tiềm năng phát triển dự án, doanh thu tương lai nên được ví như "của để dành".

Nhưng trong trường hợp hàng tồn kho bởi dự án dở dang kéo dài vì vướng mắc pháp lý, tiếp cận vốn khó khăn thì không khác "cục máu đông", mài mòn sức doanh nghiệp.

Việc "om" dự án quá lâu là nguyên nhân quan trọng đẩy chi phí vốn, đẩy giá bán. Tình trạng khan hiếm nguồn cũng là yếu tố chính khiến giá chung cư liên tục thiết lập mặt bằng mới.

Nếu nhìn dữ liệu trong một quá trình dài, tồn kho năm 2023 đang ở mức "đỉnh", ngay cả đợt dịch COVID-19 bùng phát trước đây, cũng không lớn như năm vừa qua.

Tại cuộc họp do Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì hôm 11-3, lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết hiện vẫn còn hàng trăm dự án bất động sản tiếp tục chờ tổ công tác và địa phương gỡ vướng.

Trong đó Hà Nội đứng đầu với 246 dự án, tiếp đến TP.HCM có 143. Chưa kể ở nhiều địa phương khác.

Với những khó khăn về pháp lý, ngoài sự nỗ lực tự cứu mình của doanh nghiệp, chuyên gia cho rằng cần sự vào cuộc thực chất từ các cơ quan liên quan và chính quyền địa phương trong việc khơi thông thủ tục, tháo điểm nghẽn, "cởi trói" các dự án dở dang.

Báo động vòng quay hàng tồn kho
Kết hợp cả yếu thanh khoản, cấp phép dự án, vướng pháp lý, siết tín dụng... làm cho triển khai dự án và mở bán chậm. Điều này làm số ngày tồn kho bình quân của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết tăng lên ở mức rất cao, đáng báo động.

Theo dữ liệu Tuổi Trẻ Online, nếu như năm 2018, vòng quay hàng tồn kho trung bình của doanh nghiệp bất động sản chỉ ở mức 659 ngày thì năm 2022 đỉnh điểm lên 1.562 ngày, sang 2023 là 1.283 ngày.

Báo cáo công bố năm ngoái của Ban IV còn cho biết cá biệt có doanh nghiệp bất động sản phải mất đến 149 năm mới bán hết được giỏ hàng.

Ông Dương Đức Hiếu, giám đốc - chuyên gia phân tích cao cấp Visrating, chỉ ra xác định giá đất tính tiền sử dụng đất là một trong những trở ngại trọng yếu gây ra các chậm trễ trong việc phê duyệt pháp lý dự án bất động sản trong 5 năm qua. Yếu tố này cũng chiếm hơn 50% trường hợp chậm trễ pháp lý tại các dự án bất động sản.

"Sự chậm trễ pháp lý của dự án khiến nguồn vốn vay ngân hàng dài hạn bị suy giảm đối với một số công ty bất động sản niêm yết", theo chuyên gia Visrating.

Điểm tích cực, so với Luật Đất đai 2013, Luật Đất đai 2024 đã đưa ra hướng dẫn chi tiết và theo định hướng thị trường hơn về định giá đất. Điều này sẽ giúp các cơ quan chức năng xác định giá đất phù hợp.

Từ đó, đẩy nhanh quá trình phê duyệt pháp lý dự án và cho phép các dự án bất động sản đủ điều kiện tiếp cận nguồn vốn, đặc biệt là từ các ngân hàng, vốn đã bị ảnh hưởng tiêu cực bởi sự chậm trễ pháp lý trong 5 năm qua.

Theo Tuoitre.vn
... Đọc thêmThu gọn

Tồn kho của 60 doanh nghiệp bất động sản: trên 14 tỉ USD, vượt cao điểm COVID-19Như cục máu đông, tồn kho bất động sản dưới dạng dở dang khi vướng mắc pháp lý kéo dài, tiếp cận vốn khó khăn không chỉ mài sức doanh nghiệp mà còn thu hẹp nguồn cung, đẩy giá bán.Thống kê Tuổi Trẻ Online từ báo cáo tài chính (kiểm toán và chưa kiểm toán cập nhật đến ngày 11-3) của khoảng 60 doanh nghiệp bất động sản niêm yết, lượng hàng tồn kho đến cuối năm 2023 gần 348.000 tỉ đồng (khoảng 14 tỉ USD quy đổi tỉ giá hiện tại), tăng xấp xỉ 3% so với cuối năm 2022 và tăng 30% so với năm 2021.Dự án bất động sản dở dang kéo dài
Lượng hàng tồn kho ghi nhận trên báo cáo tài chính các doanh nghiệp gồm cả bất động sản để bán xây dựng dở dang và đã hoàn thành…Chiếm chủ yếu 14 tỉ USD hàng tồn kho là bất động sản xây dựng dở dang. Với đặc thù doanh nghiệp địa ốc, lượng tồn kho phần nào thể hiện tiềm năng phát triển dự án, doanh thu tương lai nên được ví như của để dành.Nhưng trong trường hợp hàng tồn kho bởi dự án dở dang kéo dài vì vướng mắc pháp lý, tiếp cận vốn khó khăn thì không khác cục máu đông, mài mòn sức doanh nghiệp.Việc om dự án quá lâu là nguyên nhân quan trọng đẩy chi phí vốn, đẩy giá bán. Tình trạng khan hiếm nguồn cũng là yếu tố chính khiến giá chung cư liên tục thiết lập mặt bằng mới.Nếu nhìn dữ liệu trong một quá trình dài, tồn kho năm 2023 đang ở mức đỉnh, ngay cả đợt dịch COVID-19 bùng phát trước đây, cũng không lớn như năm vừa qua.Tại cuộc họp do Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì hôm 11-3, lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết hiện vẫn còn hàng trăm dự án bất động sản tiếp tục chờ tổ công tác và địa phương gỡ vướng.Trong đó Hà Nội đứng đầu với 246 dự án, tiếp đến TP.HCM có 143. Chưa kể ở nhiều địa phương khác.Với những khó khăn về pháp lý, ngoài sự nỗ lực tự cứu mình của doanh nghiệp, chuyên gia cho rằng cần sự vào cuộc thực chất từ các cơ quan liên quan và chính quyền địa phương trong việc khơi thông thủ tục, tháo điểm nghẽn, cởi trói các dự án dở dang.Báo động vòng quay hàng tồn kho
Kết hợp cả yếu thanh khoản, cấp phép dự án, vướng pháp lý, siết tín dụng... làm cho triển khai dự án và mở bán chậm. Điều này làm số ngày tồn kho bình quân của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết tăng lên ở mức rất cao, đáng báo động.Theo dữ liệu Tuổi Trẻ Online, nếu như năm 2018, vòng quay hàng tồn kho trung bình của doanh nghiệp bất động sản chỉ ở mức 659 ngày thì năm 2022 đỉnh điểm lên 1.562 ngày, sang 2023 là 1.283 ngày.Báo cáo công bố năm ngoái của Ban IV còn cho biết cá biệt có doanh nghiệp bất động sản phải mất đến 149 năm mới bán hết được giỏ hàng.Ông Dương Đức Hiếu, giám đốc - chuyên gia phân tích cao cấp Visrating, chỉ ra xác định giá đất tính tiền sử dụng đất là một trong những trở ngại trọng yếu gây ra các chậm trễ trong việc phê duyệt pháp lý dự án bất động sản trong 5 năm qua. Yếu tố này cũng chiếm hơn 50% trường hợp chậm trễ pháp lý tại các dự án bất động sản.Sự chậm trễ pháp lý của dự án khiến nguồn vốn vay ngân hàng dài hạn bị suy giảm đối với một số công ty bất động sản niêm yết, theo chuyên gia Visrating.Điểm tích cực, so với Luật Đất đai 2013, Luật Đất đai 2024 đã đưa ra hướng dẫn chi tiết và theo định hướng thị trường hơn về định giá đất. Điều này sẽ giúp các cơ quan chức năng xác định giá đất phù hợp.Từ đó, đẩy nhanh quá trình phê duyệt pháp lý dự án và cho phép các dự án bất động sản đủ điều kiện tiếp cận nguồn vốn, đặc biệt là từ các ngân hàng, vốn đã bị ảnh hưởng tiêu cực bởi sự chậm trễ pháp lý trong 5 năm qua.Theo Tuoitre.vn
1 tuần cách đây
Nhà đất Duan24h.net

Khắc phục tình trạng đẩy giá bất động sản

Các nhà đầu tư, doanh nghiệp phải nhìn nhận trách nhiệm của mình trong việc khắc phục nghịch lý thừa nhà cấp cao, thiếu sản phẩm dành cho người thu nhập trung bình và thấp

Sáng 11-3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp và trực tuyến Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản (BĐS) cho địa phương, doanh nghiệp (Tổ công tác) sau khi Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) được ban hành.

Nhiều dự án được tháo gỡ

Phát biểu tại cuộc họp, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP HCM (HoREA), cho biết cả nước có khoảng 1.200 dự án BĐS, nhà ở thương mại bị vướng mắc pháp lý, riêng TP HCM hơn 148 dự án không thể triển khai hoặc không thể thực hiện được các thủ tục đầu tư xây dựng. "Vướng mắc pháp lý chiếm đến 70% khó khăn của các doanh nghiệp (DN) chủ đầu tư các dự án BĐS, nhà ở" - ông Châu cho hay.

Một trong số những kiến nghị mà HoREA đưa ra là đề nghị các địa phương xem xét giải quyết cho phép chủ đầu tư được tiếp tục huy động vốn đối với 30%-50% sản phẩm nhà ở còn lại của dự án, trừ phần diện tích kinh doanh thương mại, dịch vụ cho đến khi chủ đầu tư hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ tài chính và nghĩa vụ tài chính bổ sung (nếu có) với Nhà nước.

Một số DN kiến nghị rút ngắn thời gian rà soát thủ tục pháp lý, nguồn gốc sử dụng đất dự án nhà ở xã hội; đơn giản hóa quy trình, thủ tục hành chính; nới lỏng điều kiện tiếp cận tín dụng cho chủ đầu tư và người mua có thu nhập trung bình và thấp…

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết thời gian qua, thị trường BĐS nói chung và việc tháo gỡ khó khăn trong triển khai thực hiện dự án BĐS đã có nhiều chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Tiêu biểu là Hà Nội hiện có 404 dự án, qua rà soát phân loại khó khăn, vướng mắc, đã giải quyết đưa ra khỏi danh sách chậm triển khai 81 dự án; 10 dự án đã thu hồi đất, chấm dứt hoạt động; 67 dự án tiếp tục đôn đốc nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Hiện tại, Hà Nội đang tiếp tục triển khai thực hiện tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho 246 dự án. Tương tự, TP HCM đã triển khai giải quyết theo thẩm quyền 33/72 dự án do Tổ công tác yêu cầu; 44/148 dự án do HoREA tổng hợp kiến nghị; đang tiếp tục triển khai tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho 143 dự án…

Cần có giá bán phù hợp

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết lĩnh vực BĐS "luôn đi cùng" với ngành ngân hàng và liên quan tới hàng loạt lĩnh vực khác như sản xuất, vật tư, vật liệu xây dựng... "Ngành ngân hàng kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào những lĩnh vực rủi ro mà đối với ngành BĐS là đầu cơ và thổi giá khiến khó tiêu thụ sản phẩm, không luân chuyển được dòng vốn, khó thu hồi nợ" - ông Đào Minh Tú nói.

Do đó, bài toán đặt ra là phải vừa hỗ trợ cho thị trường BĐS vừa kiểm soát rủi ro cho hoạt động ngân hàng. Càng tháo gỡ nhanh cho thị trường BĐS bao nhiêu sẽ tháo gỡ cho ngành ngân hàng nhanh bấy nhiêu.

Về vướng mắc trong gói tín dụng 120.000 tỉ đồng cho nhà ở xã hội, Phó Thống đốc chỉ ra vấn đề mấu chốt là cần tạo điều kiện để "cầu tiếp cận được nguồn cung", tức phải đẩy mạnh nguồn cung, trên cơ sở đó giảm giá khách quan của thị trường trên quan hệ cung - cầu.

Đại diện các ngân hàng BIDV, Agribank, VietinBank và UBND TP Hà Nội… nhất trí rằng khó khăn trong giải ngân gói tín dụng thương mại 120.000 tỉ đồng nằm ở khả năng đáp ứng của chủ đầu tư về năng lực tài chính, tài sản bảo đảm, tính thanh khoản của dự án, giới hạn về tỉ suất lợi nhuận của các dự án. "Không phải tất cả DN xây nhà ở xã hội mà BIDV tiếp cận đều có nhu cầu vay vốn, vì nhiều dự án chưa có đầy đủ điều kiện để triển khai hoặc đang sử dụng vốn tự có" - ông Trần Phương, Phó Tổng Giám đốc BIDV, cho hay.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh những khó khăn, vướng mắc của thị trường BĐS có ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều ngành nghề như ngân hàng, xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng… Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hết sức quan tâm, có nhiều chỉ đạo, cuộc họp, diễn đàn để ghi nhận ý kiến góp ý, tìm giải pháp tháo gỡ cho thị thường BĐS. Chính phủ, Quốc hội đã khẩn trương sửa đổi các luật liên quan, chuẩn bị ban hành văn bản hướng dẫn luật. Nhà nước sẽ làm hết sức, quyết tâm cao, nỗ lực lớn để thực hiện những gì thuộc trách nhiệm, thẩm quyền. "Các nhà đầu tư, DN BĐS cũng phải nhìn nhận trách nhiệm của mình trong việc khắc phục nghịch lý thừa phân khúc cấp cao, thiếu sản phẩm dành cho người thu nhập trung bình và thấp, giải quyết tình trạng thổi giá, đẩy giá để cung và cầu gặp nhau…" - Phó Thủ tướng nêu rõ.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị các DN, nhà đầu tư tính toán chi phí hợp lý, đưa ra các sản phẩm nhà ở thương mại, nhà ở xã hội có giá bán phù hợp, bảo đảm mức lợi nhuận hợp lý, hài hòa lợi ích với Nhà nước, người dân; góp phần phát triển lành mạnh thị trường BĐS.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Tổ công tác thống kê số dự án BĐS đã được giao đất nhưng đang vướng mắc về thủ tục pháp lý; xây dựng tiêu chí nhà đầu tư BĐS có năng lực; mở rộng đối tượng tiếp cận nhà ở xã hội; hướng dẫn đầy đủ cho địa phương thực hiện theo đúng cơ chế, chính sách đã có về thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, tái định cư, xác định giá đất. "Việc giải quyết các kiến nghị của DN, địa phương phải có địa chỉ, thời hạn cụ thể. Bộ, ngành nào chịu trách nhiệm, bao giờ hoàn thành" - Phó Thủ tướng nói.

Theo NLD.vn
... Đọc thêmThu gọn

Khắc phục tình trạng đẩy giá bất động sảnCác nhà đầu tư, doanh nghiệp phải nhìn nhận trách nhiệm của mình trong việc khắc phục nghịch lý thừa nhà cấp cao, thiếu sản phẩm dành cho người thu nhập trung bình và thấpSáng 11-3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp và trực tuyến Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản (BĐS) cho địa phương, doanh nghiệp (Tổ công tác) sau khi Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) được ban hành.Nhiều dự án được tháo gỡPhát biểu tại cuộc họp, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP HCM (HoREA), cho biết cả nước có khoảng 1.200 dự án BĐS, nhà ở thương mại bị vướng mắc pháp lý, riêng TP HCM hơn 148 dự án không thể triển khai hoặc không thể thực hiện được các thủ tục đầu tư xây dựng. Vướng mắc pháp lý chiếm đến 70% khó khăn của các doanh nghiệp (DN) chủ đầu tư các dự án BĐS, nhà ở - ông Châu cho hay.Một trong số những kiến nghị mà HoREA đưa ra là đề nghị các địa phương xem xét giải quyết cho phép chủ đầu tư được tiếp tục huy động vốn đối với 30%-50% sản phẩm nhà ở còn lại của dự án, trừ phần diện tích kinh doanh thương mại, dịch vụ cho đến khi chủ đầu tư hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ tài chính và nghĩa vụ tài chính bổ sung (nếu có) với Nhà nước.Một số DN kiến nghị rút ngắn thời gian rà soát thủ tục pháp lý, nguồn gốc sử dụng đất dự án nhà ở xã hội; đơn giản hóa quy trình, thủ tục hành chính; nới lỏng điều kiện tiếp cận tín dụng cho chủ đầu tư và người mua có thu nhập trung bình và thấp…Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết thời gian qua, thị trường BĐS nói chung và việc tháo gỡ khó khăn trong triển khai thực hiện dự án BĐS đã có nhiều chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Tiêu biểu là Hà Nội hiện có 404 dự án, qua rà soát phân loại khó khăn, vướng mắc, đã giải quyết đưa ra khỏi danh sách chậm triển khai 81 dự án; 10 dự án đã thu hồi đất, chấm dứt hoạt động; 67 dự án tiếp tục đôn đốc nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Hiện tại, Hà Nội đang tiếp tục triển khai thực hiện tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho 246 dự án. Tương tự, TP HCM đã triển khai giải quyết theo thẩm quyền 33/72 dự án do Tổ công tác yêu cầu; 44/148 dự án do HoREA tổng hợp kiến nghị; đang tiếp tục triển khai tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho 143 dự án…Cần có giá bán phù hợpPhó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết lĩnh vực BĐS luôn đi cùng với ngành ngân hàng và liên quan tới hàng loạt lĩnh vực khác như sản xuất, vật tư, vật liệu xây dựng... Ngành ngân hàng kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào những lĩnh vực rủi ro mà đối với ngành BĐS là đầu cơ và thổi giá khiến khó tiêu thụ sản phẩm, không luân chuyển được dòng vốn, khó thu hồi nợ - ông Đào Minh Tú nói.Do đó, bài toán đặt ra là phải vừa hỗ trợ cho thị trường BĐS vừa kiểm soát rủi ro cho hoạt động ngân hàng. Càng tháo gỡ nhanh cho thị trường BĐS bao nhiêu sẽ tháo gỡ cho ngành ngân hàng nhanh bấy nhiêu.Về vướng mắc trong gói tín dụng 120.000 tỉ đồng cho nhà ở xã hội, Phó Thống đốc chỉ ra vấn đề mấu chốt là cần tạo điều kiện để cầu tiếp cận được nguồn cung, tức phải đẩy mạnh nguồn cung, trên cơ sở đó giảm giá khách quan của thị trường trên quan hệ cung - cầu.Đại diện các ngân hàng BIDV, Agribank, VietinBank và UBND TP Hà Nội… nhất trí rằng khó khăn trong giải ngân gói tín dụng thương mại 120.000 tỉ đồng nằm ở khả năng đáp ứng của chủ đầu tư về năng lực tài chính, tài sản bảo đảm, tính thanh khoản của dự án, giới hạn về tỉ suất lợi nhuận của các dự án. Không phải tất cả DN xây nhà ở xã hội mà BIDV tiếp cận đều có nhu cầu vay vốn, vì nhiều dự án chưa có đầy đủ điều kiện để triển khai hoặc đang sử dụng vốn tự có - ông Trần Phương, Phó Tổng Giám đốc BIDV, cho hay.Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh những khó khăn, vướng mắc của thị trường BĐS có ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều ngành nghề như ngân hàng, xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng… Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hết sức quan tâm, có nhiều chỉ đạo, cuộc họp, diễn đàn để ghi nhận ý kiến góp ý, tìm giải pháp tháo gỡ cho thị thường BĐS. Chính phủ, Quốc hội đã khẩn trương sửa đổi các luật liên quan, chuẩn bị ban hành văn bản hướng dẫn luật. Nhà nước sẽ làm hết sức, quyết tâm cao, nỗ lực lớn để thực hiện những gì thuộc trách nhiệm, thẩm quyền. Các nhà đầu tư, DN BĐS cũng phải nhìn nhận trách nhiệm của mình trong việc khắc phục nghịch lý thừa phân khúc cấp cao, thiếu sản phẩm dành cho người thu nhập trung bình và thấp, giải quyết tình trạng thổi giá, đẩy giá để cung và cầu gặp nhau… - Phó Thủ tướng nêu rõ.Phó Thủ tướng cũng đề nghị các DN, nhà đầu tư tính toán chi phí hợp lý, đưa ra các sản phẩm nhà ở thương mại, nhà ở xã hội có giá bán phù hợp, bảo đảm mức lợi nhuận hợp lý, hài hòa lợi ích với Nhà nước, người dân; góp phần phát triển lành mạnh thị trường BĐS.Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Tổ công tác thống kê số dự án BĐS đã được giao đất nhưng đang vướng mắc về thủ tục pháp lý; xây dựng tiêu chí nhà đầu tư BĐS có năng lực; mở rộng đối tượng tiếp cận nhà ở xã hội; hướng dẫn đầy đủ cho địa phương thực hiện theo đúng cơ chế, chính sách đã có về thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, tái định cư, xác định giá đất. Việc giải quyết các kiến nghị của DN, địa phương phải có địa chỉ, thời hạn cụ thể. Bộ, ngành nào chịu trách nhiệm, bao giờ hoàn thành - Phó Thủ tướng nói.Theo NLD.vn
Tải thêm tin mới

Cơ sở pháp lý tham khảo bao gồm : Luật đất đai, Luật nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản, … và các quy định tách thửa, giao đất tại từng địa phương.