Mục lục

    Quy hoạch thành phố Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Long Biên, HàĐông, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Sóc Sơn, Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Đan Phượng, Hoài Đức, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Chương Mỹ, Ba Vì, Sơn Tây.

    Vị trí địa lý TP Hà Nội

    Thành phố Hà Nội nằm ở phía Tây Bắc của vùng ĐBSH, tiếp giáp với 8 tỉnh trong vùng. Nhờ vị thế Thủ đô, Hà Nội là “trung tâm chính trị – hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở của các cơ quan trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị – xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước”.

    Thành phố Hà Nội nằm ở phía Tây Bắc của vùng ĐBSH, có vị trí địa lý: theo chiều nam – bắc từ xã Hương Sơn (huyện Mỹ Đức) đến xã Ba Tường (huyện Sóc Sơn) là từ 20o34’01” đến 21o23’06” vĩ độ Bắc; theo chiều tây – đông từ xã Bất Bạt (huyện Ba Vì) đến xã Đức Hiệp (huyện Gia Lâm) là từ 105o16’55” đến 106o01’14” kinh độ Đông, nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng nhưng tập trung chủ yếu ở hữu ngạn. Tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố năm 2020 là 3.359,84 km². Địa giới hành chính giáp với các tỉnh như sau:


    • Phía Bắc tiếp giáp tỉnh Thái Nguyên.
    • Phía Đông Bắc tiếp giáp tỉnh Bắc Giang.
    • Phía Đông tiếp giáp tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên.
    • Phía Nam tiếp giáp tỉnh Hà Nam.
    • Phía Tây Nam tiếp giáp tỉnh Hòa Bình.
    • Phía Tây giáp tiếp tỉnh Phú Thọ.
    • Phía Tây Bắc tiếp giáp tỉnh Vĩnh Phúc.

    Thủ đô Hà Nội có hệ thống giao thông đa dạng và phát triển, gồm: đường bộ, sắt, thủy và hàng không kết nối với các tỉnh và thành phố của vùng đồng bằng Bắc Bộ, các tỉnh phía Bắc, cả nước và quốc tế.

    Phát triển các hành lang và vành đai kinh tế

    (1) Hành lang kinh tế phía Đông Thủ đô – Tổng quan: Hành lang kinh tế phía Đông Thủ đô gắn với hành lang kinh tế Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Đây là tuyến hành lang quốc tế gồm nhiều hình thức vận tải, gồm cả đường bộ, đường sắt, và đường sông. Trong đó, đường sông dựa vào hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Đường bộ dựa vào tuyến đường cao tốc Côn Minh – Hà Khẩu trên lãnh thổ Trung Quốc, các tuyến đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai, quốc lộ 5, đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long.


    – Tính chất: Là tuyến kết nối chủ đạo của vùng động lực phía Bắc; kết nối các tỉnh trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc với các trung tâm kinh tế, cảng biển lớn của cả nước, thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư giữa các địa phương của Việt Nam và khu vực phía Tây Nam Trung Quốc. Tuyến hành lang có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo sự liên kết, giao thương giữa Thủ đô Hà Nội và các tỉnh biên giới Trung Quốc, cũng như kết nối Thủ đô Hà Nội với hệ thống cảng biển, các tỉnh trên tuyến hành lang. Đây là tuyến hành lang thủ đô Hà Nội có thể khai thác các điều kiện thuận lợi để phát triển đô thị, dịch vụ, du lịch và hệ sinh thái công nghiệp.

    – Định hướng: Tập trung đầu tư tại khu vực Nội Bài giao cắt với QL18, hình thành trung tâm logistics phía Tây Bắc. Tập trung phát triển thương mại, trung tâm phân phối hàng hóa khu vực phía Bắc và công nghiệp công nghệ cao, có khối lượng nhẹ, vận chuyển theo đường hàng không. Thủ đô Hà Nội phối hợp với các đơn vị có liên quan đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình giao thông trọng điểm quốc gia có tính liên kết vùng, nghiên cứu đầu tư các tuyến đường sắt đô thị kết nối Hà Nội với các tỉnh trong vùng như tuyến Hà Nội – Hải Phòng, tuyến vành đai phía Đông Thủ đô; Mở rộng đường bộ cao tốc Hà Nội – Lào Cai; Xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng khổ 1.435 mm; Hình thành các tuyến du lịch kết nối với các tỉnh Tây Nam Trung Quốc, các tuyến du lịch kết hợp du lịch nghỉ dưỡng trên núi và du lịch biển; Phát triển đô thị, thương mại và dịch vụ dọc tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.

    (2) Hành lang kinh tế Đông Bắc Thủ đô – Tổng quan: Hành lang kinh tế Đông Bắc Thủ đô gắn với hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Đây là tuyến hành lang kinh tế lấy tuyến giao thông đường bộ (Quốc lộ 1, quốc lộ 5, cao tốc Nội Bài – Hạ Long) và đường sắt liên vận Nam Ninh – Hà Nội, đường sắt Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh làm trục. Còn đường bộ là tuyến đường từ Nam Ninh tới Lạng Sơn.

    – Tính chất: Đây là tuyến hành lang đối ngoại quan trọng của quốc gia về kết nối trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc; Kết nối giữa Thủ đô Hà Nội và tỉnh Nam Ninh (Trung Quốc), kết nối Thủ đô Hà Nội hướng biển.

    – Định hướng: Phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp cơ khí, công nghiệp phần mềm; Phát triển các trung tâm logistics hiện đại gắn với cảng hàng không quốc tế Nội Bài, cảng thủy nội địa Giang Biên.

    (3) Hành lang kinh tế Bắc – Nam – Tổng quan: Hành lang kinh tế Bắc Nam của Thủ đô gắn với hành lang Quốc gia Lạng Sơn – Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh – Cà Mau. Hành lang này được hình thành dựa trên trục giao thông kết nối đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông, Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc – Nam và đường sắt tốc độ cao trong tương lai.

    – Tính chất: Hành lang có ý nghĩa quan trọng trong đóng góp lớn cho phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, kết nối các vùng động lực, các đô thị, trung tâm kinh tế, tạo tác động lan tỏa thúc đẩy sự phát triển của khu vực phía Tây và dải ven biển. Liên kết phát triển Hành lang kinh tế Bắc – Nam với các hành lang kinh tế trong khu vực (như hành lang kinh tế Nam Ninh – Singapore); tạo sự lan tỏa, liên kết phát triển từ vùng động lực phía Bắc tới vùng Trung du và miền núi phía Bắc và khu vực các tỉnh Nam ĐBSH.

    – Định hướng: Phát triển tuyến hành lang theo hướng kinh tế – công nghiệp – đô thị – dịch vụ. Phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ chất lượng cao, giá trị gia tăng lớn, các trung tâm khoa học và công nghệ, giáo dục, đào tạo, y tế chuyên sâu, hiện đại… tập trung đầu tư tại khu vực Ngọc Hồi – Thường Tín. Hình thành các trung tâm logistics, trung tâm trung chuyển, hệ thống cảng cạn, ga lập tàu hàng và ga đường sắt phía Nam. Tập trung phát triển thương mại, dịch vụ lưu chuyển hàng hóa, phân phối bán lẻ hàng hóa và công nghiệp hỗ trợ vận tải đường bộ, công nghiệp đường sắt; Phối hợp triển khai xây dựng đường sắt tốc độ cao Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh.

    (4) Hành lang kinh tế Tây Bắc – Tổng quan: Hành lang kinh tế Tây Bắc của Thủ đô gắn với hành lang kinh tế Điện Biên – Sơn La – Hòa Bình – Hà Nội, gồm các tỉnh: Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình và Thủ đô Hà Nội. Đây là tuyến hành lang kết nối tiểu vùng Tây Bắc với vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, liên kết với hành lang kinh tế Bắc – Nam và kết nối với khu vực phía Bắc Lào, có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội tiểu vùng Tây Bắc.

    – Tính chất: Là tuyến hành lang tăng trưởng xanh của khu vực miền Bắc. Đây là tuyến hành lang phục vụ du lịch và vận chuyển nông, lâm sản từ các tỉnh Tây Bắc xuống Thủ đô Hà Nội. Tuyến hành lang đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối khu vực Tây Bắc với các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng; tuyến hành lang kết nối năng lượng của Thủ đô.

    – Định hướng: Phát triển đô thị, thương mại, dịch vụ, công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên tuyến cao tốc Láng – Hòa Lạc; Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; Hình thành trung tâm đầu mối nông sản, chuỗi liên kết cung ứng – tiêu thụ nông sản.

    (5) Vành đai kinh tế Thủ đô – Tổng quan: Vành đai kinh tế Thủ đô là sự kết hợp trong việc khai thác tổng thể không gian phát triển của đường vành đai 4 và vành đai 5 trên địa bàn Thủ đô; Vành đai kinh tế cùng với việc hình thành thành phố phía Tây Thủ đô, thành phố phía Bắc sông Hồng sẽ tạo tạo sự liên kết chặt chẽ, lan tỏa từ khu vực đô thị trung tâm tới các khu vực phía Tây Nam và khu vực phía Bắc của Thủ đô.

    – Tính chất: Đây là tuyến vành đai mang tính đột phá trong việc thể hiện vai trò là trung tâm của Thủ đô Hà Nội đối với các tỉnh trong vùng Thủ đô; kết nối giữa Sân bay Nội Bài và sân bay thứ 2 dự kiến ở phía Nam của Thủ đô; kết nối giữa thành phố phía Bắc và Thành phố phía Tây, đô thị phía Nam và đô thị Sơn Tây – Ba Vì.

    – Định hướng: Khai thác có hiệu quả các điều kiện về quỹ đất, hạ tầng giao thông kết nối giữa các sân bay, các đô thị, các thành phố trong Thủ đô. Vành đai kinh tế Thủ đô được định hướng là tuyến vành đai xanh; vành đai phát triển hạ tầng đô thị hiện đại và dịch vụ logistics, công nghiệp; phát triển các hoạt động thương mại; các trung tâm phân phối liên vùng. Trong giai đoạn tới, cần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các tuyến đường vành đai 4 và vành đai 5; hoàn thiện hệ thống các tuyến giao thông kết nối.

    Phát triển các trục phát triển

    (1). Trục sông Hồng: Là trục cảnh quan chính của Thủ đô; Là trục kinh tế thương mại dịch vụ, du lịch văn hóa, điểm nhấn của vùng đô thị trung tâm kết nối đô thị phía Nam và phía Bắc sông Hồng, với trục sông Hồng ở chính giữa. Hình thành con đường di sản và cảnh quan hai bên dòng chảy sông Hồng với định hướng là khu vực tái hiện lịch sử dân tộc, lịch sử thủ đô và qui tụ hình ảnh đất nước con người Việt Nam; nơi tái hiện các lễ hội văn hóa truyền thống từ mọi miền đất nước, nơi tổ chức các lễ hội, sự kiện văn hóa – nghệ thuật ngoài trời; hình thành không gian công cộng kết hợp kinh doanh thương mại, dịch vụ và lưu trú cho khách du lịch, các khu nghỉ dưỡng chăm sóc người cao tuổi; ngoài khu vực trung tâm hình thành các khu chức năng thể thao, các khu nông nghiệp cảnh quan bãi ven sông… Khai thác không gian mặt nước sông Hồng, kết hợp với việc hình thành tuyến tàu thủy bus dọc sông kết nối hai bên bờ sông Hồng và kết nối cảnh quan và các địa danh du lịch dọc sông; Tạo dựng và khai thác trục không gian hành trình di sản sông Hồng và các điểm di tích liên vùng từ Phú Thọ – Hà Nội – Hưng Yên.

    (2). Trục Hồ Tây – Cổ Loa: Là trục kết nối lịch sử Thành Cổ Loa với Thành Thăng Long với Hồ Tây, là điểm hội tụ của hai trục không gian lịch sử văn hóa Hồ Tây – Cổ Loa và Hồ Tây – Ba Vì. Đây cũng là trục kết nối trung tâm hành chính mới của Thủ đô (Đông Anh) với trung tâm hành chính Quốc gia tại Ba Đình lịch sử với đại lộ – quảng trường, cầu qua sông Hồng với các công trình kiến trúc biểu tượng là điểm nhấn của Thủ đô.

    Định hướng phát triển trục Hồ Tây – Cổ Loa với việc hình thành các khu chức năng công cộng, gồm: Công viên cây xanh, văn hóa, vui chơi giải trí, thương mại dịch vụ, kết nối khu vực đô thị phía Bắc sông Hồng với bờ Nam sông Hồng; Là nơi có thể tổ chức các hoạt động và sự kiện văn hóa lớn của Thủ đô.

    (3). Trục Nhật Tân – Nội Bài: Là trục kết nối từ trung tâm thành phố đến Cảng hàng không quốc tế Nội Bài thông qua cầu Nhật Tân, cầu Thăng Long; Là trục đô thị thông minh – kết nối toàn cầu, là trục động lực kinh tế phía Bắc sông Hồng. Định hướng là trục đối ngoại, đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện hình ảnh của Thủ đô Hà Nội và Việt Nam ra thế giới. Khai thác có hiệu quả quỹ đất để phát triển các trung tâm mới như: Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia, Trung tâm công cộng, thương mại tài chính, đô thị thông minh, dịch vụ logistics, vui chơi giải trí, nơi tổ chức các sự kiện của khu vực và quốc tế.

    (4). Trục Hồ Tây – Ba Vì: Là trục di sản văn hóa, kết nối không gian cảnh quan phía Tây Thủ đô để liên kết các không gian cảnh quan lớn từ Ba Đình – Hồ Tây – Tây Hồ Tây; Đóng vai trò kết nối giữa đô thị trung tâm với các đô thị TOD thông qua tuyến đường sắt đô thị; Tuyến trục này có ý nghĩa quan trọng về giao thông và kết nối các vùng văn hóa và lịch sử Thăng Long – Xứ Đoài; Khai thác có hiệu quả các khu, điểm du lịch, gồm: làng cổ Đường Lâm, Thành cổ Sơn Tây, Di tích Đá Chông – Ba Vì; gìn giữ và bảo tồn các làng nghề lâu đời.

    (5). Trục liên kết phía Nam: Là trục đóng vai trò trong liên kết Thủ đô với các tỉnh phía Nam vùng ĐBSH (Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định); gắn kết khu vực trung tâm với sân bay quốc tế thứ hai và đô thị Phú Xuyên; Gắn kết với trục văn hóa Mỹ Đình – Ba Sao – Bái Đính; kết nối di sản Thăng Long – Hoa Lư gắn với di tích Hương Sơn – Tam Chúc.

    Tài liệu, bản đồ quy hoạch thành phố Hà Nội

    Luu ý: Hồ sơ Quy hoạch Thành phố Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trình rà soát sau thẩm định

    Báo cáo tổng hợp quy hoạch TP Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

    Báo cáo tóm tắt quy hoạch TP Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

    BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG

    BẢN ĐỒ QUY HOẠCH:

    1. BẢN ĐỒ PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VÀ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG LIÊN KẾT HỆ THỐNG ĐÔ THỊ, NÔNG THÔN THỦ ĐÔ HÀ NỘI

    2. BẢN ĐỒ PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH HỆ THỐNG ĐÔ THỊ NÔNG THÔN THỦ ĐÔ HÀ NỘI

    3. BẢN ĐỒ PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP THỦ ĐÔ HÀ NỘI

    4. BẢN ĐỒ PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN CỤM CÔNG NGHIỆP THỦ ĐÔ HÀ NỘI

    5. BẢN ĐỒ PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH THỦ ĐÔ HÀ NỘI

    6. BẢN ĐỒ PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHỆ CAO, KHU NGHIÊN CỨU – ĐÀO TẠO THỦ ĐÔ HÀ NỘI

    7. BẢN ĐỒ PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, THỂ DỤC, THỂ THAO THỦ ĐÔ HÀ NỘI

    8. BẢN ĐỒ PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI THỦ ĐÔ HÀ NỘI

    9. BẢN ĐỒ PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG Y TẾ THỦ ĐÔ HÀ NỘI

    10. BẢN ĐỒ PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG BẢO TRỢ XÃ HỘI CÔNG LẬP THỦ ĐÔ HÀ NỘI

    11. BẢN ĐỒ PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI

    12. BẢN ĐỒ PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CẤP ĐIỆN THỦ ĐÔ HÀ NỘI

    13. BẢN ĐỒ PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI THỦY LỢI THỦ ĐÔ HÀ NỘI

    14. BẢN ĐỒ PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

    15. BẢN ĐỒ PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN KHU XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ NGHĨA TRANG THỦ ĐÔ HÀ NỘI

    16. BẢN ĐỒ PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI

    17. BẢN ĐỒ PHƯƠNG ÁN PHÂN BỔ VÀ KHOANH VÙNG CÁC CHỈ TIÊU SỬ DỤNG ĐẤT THỦ ĐÔ HÀ NỘI

    18. BẢN ĐỒ PHƯƠNG ÁN THĂM DÒ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THỦ ĐÔ HÀ NỘI

    19. BẢN ĐỒ PHƯƠNG ÁN PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI

    20. BẢN ĐỒ PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG BA LOẠI RỪNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI

    21. BẢN ĐỒ PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP CÔNG LẬP THỦ ĐÔ HÀ NỘI

    22. BẢN ĐỒ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC KHÔNG GIAN THỦ ĐÔ HÀ NỘI

    23. BẢN ĐỒ PHƯƠNG ÁN PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI

    24. BẢN ĐỒ PHƯƠNG ÁN ĐỊNH HƯỚNG BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

    25. BẢN ĐỒ PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI VÀ ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU THỦ ĐÔ HÀ NỘI

    Tổng hợp bởi Duan24h.net

    Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
    TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
    | FACEBOOK
    Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây