Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050: TP Mỹ Tho, 2 thị xã Cai Lậy, Gò Công và 8 huyện : Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phú Đông, Tân Phước.
Cập nhật: Quyết định số 1762/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Vị trí địa lý của Tiền Giang
Tiền Giang là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đồng thời nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Ranh giới hành chính tỉnh Tiền Giang được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp tỉnh Long An
- Phía Đông Bắc giáp thành phố Hồ Chí Minh
- Phía Đông Nam giáp Biển Đông
- Phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp
- Phía Tây Nam giáp tỉnh Vĩnh Long
- Phía Nam giáp tỉnh Bến Tre
Vị trí địa lý của Tiền Giang thuận lợi cho phát triển kinh tế, văn hóa và du lịch nhờ nằm trên các trục đường giao thông quan trọng, nằm cách TP. Hồ Chí Minh 70 km về phía Nam và cách TP. Cần Thơ 100 km về phía Bắc. Vì vậy, đây là địa bàn trung chuyển hàng hóa giữa các tỉnh ĐBSCL với TP. Hồ Chí Minh cả về đường thuỷ lẫn đường bộ.
Tiền Giang nằm trải dọc trên bờ bắc sông Tiền (một nhánh của sông Cửu Long) với chiều dài 120 km. Nhờ vị trí thuận lợi, Tiền Giang đã trở thành trung tâm văn hóa, dịch vụ, du lịch của cả Đồng bằng sông Cửu Long, là địa bàn trung chuyển hết sức quan trọng gắn kết miền Tây Nam Bộ. Đồng thời giúp Tiền Giang trở thành một tỉnh có nền kinh tế phát triển hàng đầu trong khu vực Tây Nam Bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Hành lang phát triển liên vùng
Hành lang đường bộ
Việc xác định các không gian kinh tế theo các hành lang thủy bộ dựa trên điều kiện địa lý, tự nhiên, đặc điểm kinh tế -xã hội, văn hóa, lịch sử, liên kết vùng, hiện trạng, tiềm năng lợi thế , triển vọng trong phát triển cấp quốc gia và vùng liên. Trên cơ sở đó, có 07 hành lang chính sau đây.
– Hành lang 1: Hành lang ven biển kết nối với các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và thành phố Hồ Chí Minh.
– Hành lang 2: Hành lang cao tốc, Quốc lộ 1 kết nối với các tỉnh Vĩnh Long, Hậu Giang, Rạch Giá và thành phố Cần Thơ.
– Hành lang 3: Hành lang dọc sông Tiền kết nối với các quốc gia thượng nguồn sông Mê Kông và dải đô thị ven sông Tiền.
– Hành lang 4: Hành lang kết nối với các vùng công nghiệp thuộc Vùng ĐBSCL và vùng thành phố Hồ Chí Minh.
– Hành lang 5: Hành lang kết nối khu kinh tế ven biển các tỉnh.
– Hàng lang 6: Hành lang kết nối những vùng phát triển ngoài khơi của vùng ĐBSCL.
– Hành lang 7: Hành lang kết nối với các tiểu vùng sinh thái ngập nước của Đồng Tháp Mười. Tăng cường kết nối ngang để tối đa hóa hiệu quả mạng lưới giao thông, đảm bảo hỗ trợ cho định hướng đột phá khu vực Gò Công Đông và Gò Công Tây đủ khả năng phát triển theo từng giai đoạn.
Riêng hành lang 7 là trục kết nối một số tỉnh trong vùng nên cần thống nhất của các tỉnh liên quan để phát huy lợi thế cho phát triển.
Hành lang đường thủy
Hành lang vận tải thủy là hành lang vận tải gồm 1 hoặc nhiều tuyến vận tải thủy chính và các tuyến vận tải phụ kết nối với tuyến chính (bao gồm: các tuyến vận tải thủy và hệ thống kết cấu hạ tầng trên tuyến như cảng, bến thủy nội địa, hệ thống phao, tiêu báo hiệu, công trình bảo vệ,…) được xác định theo vị trí hướng tuyến và trung tâm đầu mối vận tải.
Theo quy hoạch kết cấu hạ tầng Đường thủy nội địa Việt Nam thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1829/QĐ-TTg ngày 31/10/2021 qua địa bàn tỉnh Tiền Giang có 3 hành lang vận tải chính bao gồm:
– Hàng lang 1: Hành lang vận tải thủy TP Hồ Chí Minh – Cần Thơ – Cà Mau: Khối lượng vận tải khoảng 99,0 ÷ 105,0 triệu tấn/năm, tổng công suất cảng bến khoảng 148,0 ÷ 157,0 triệu tấn. Phục vụ vận tải hàng hóa các tỉnh, thành phố: TP. Hồ Chí Minh; Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ, Kiên Giang, Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Đoạn đi qua Tiền Giang theo kênh Chợ Gạo – sông Tiền, đây là tuyến vận tải thủy huyết mạch kết nối vùng ĐBSCL với vùng Đông Nam Bộ và cả nước với các loại hàng hóa chính như gạo, phân bón, xăng dầu, xi măng…
– Hành lang 2: Hành lang vận tải thủy TP Hồ Chí Minh – An Giang – Kiên Lương: Khối lượng vận tải khoảng 55,2 ÷ 58,5 triệu tấn/năm, tổng công suất cảng bến khoảng 82,0 ÷ 87,0 triệu tấn. Phục vụ vận tải hàng hóa các tỉnh: TP. Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Lương. Đoạn tuyến đi qua Tiền Giang trên kênh Tháp Mười số 2 (kênh Nguyễn Văn Tiếp), tuyến vận tải hoạt động hiệu quả giảm tải cho vận tải đường thủy qua kênh Chợ Gạo.
– Hành lang 3: Hành lang vận tải thủy kết nối với Campuchia (tuyến sông Mê Kông): Khối lượng vận tải khoảng 12,7 – 15,3 triệu tấn/năm, tổng công suất cảng bến khoảng 19,0 ÷ 22,0 triệu tấn. Phục vụ vận tải hàng hóa các tỉnh: Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang kết nối với Campuchia. Đoạn tuyến đi qua Tiền Giang từ Cửa Tiểu qua sông Tiền kết nối với biên giới Campuchia …
Tài liệu, bản đồ quy hoạch tỉnh Tiền Giang
Lưu ý: Hồ sơ lấy ý kiến Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
1. Bản đồ vị trí và các mối quan hệ tỉnh
2. Các bản đồ về hiện trạng phát triển
3. Bản đồ đánh giá tổng hợp đất đai theo các mục đích sử dụng
4. Bản đồ phương án quy hoạch hệ thống đô thị nông thôn
5. Bản đồ phương án tổ chức không gian và phân vùng chức năng
6. Bản đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng xã hội
7. Bản đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật
8. Bản đồ phương án quy hoạch sử dụng đất
9. Bản đồ phương án thăm dò khai thác bảo vệ tài nguyên
11. Bản đồ phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện vùng huyện
12. Bản đồ vị trí các dự án và thứ tự ưu tiên thực hiện
Tổng hợp bởi Duan24h.net
Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG
0934.569.938 (ZALO 247)