Mục lục

    Quy hoạch Thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050: Đồ Sơn, Dương Kinh, Hải An, Hồng Bàng, Kiến An, Lê Chân, Ngô Quyền, An Dương, An Lão, Bạch Long Vĩ, Cát Hải, Kiến Thụy, Thủy Nguyên, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo.

    Cập nhật: Quyết định số 1516/QĐ-TTg ngày 02/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

    Mục tiêu phát triển thành phố Hải Phòng

    Nội dung mục tiêu phát triển tổng quát thành phố Hải Phòng được ghi rõ trong Nghị quyết 45-NQ/TW (24/01/2019) của Bộ Chính trị về Xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 có ý nghĩa chỉ đạo, phấn đấu đối với thành phố trong 10 – 30 năm tới. Cụ thể là:

    “Mục tiêu tổng quát thời kỳ đến năm 2030: Xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và của cả nước; có công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững; kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại kết nối thuận lợi với trong nước và quốc tế bằng cả đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không; trọng điểm dịch vụ logistics; trung tâm quốc tế về giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học – công nghệ, kinh tế biển; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao ngang tầm với các thành phố tiêu biểu ở Châu Á; trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, quốc phòng, an ninh được giữ vững.

    – Tầm nhìn đến năm 2045: Hải Phòng trở thành thành phố có trình độ phát triển cao trong nhóm các thành phố hàng đầu Châu Á và thế giới”.


    Đây là những mục tiêu thể hiện khát vọng lớn mà lãnh đạo cấp cao nhất của quốc gia kỳ vọng và giao nhiệm vụ cho Hải Phòng, với 8 điểm nhấn rất đáng chú ý sau:

    1. Hải Phòng phải đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa;

    2. Hải Phòng phải là động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và của cả nước;

    3. Hải Phòng phải có công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững; kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại;

    4. Hải Phòng trở thành trung tâm logistics quốc tế hiện đại;

    5. Hải Phòng phải là trung tâm quốc tế về giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học – công nghệ, kinh tế biển;

    6. Đời sống của nhân dân Hải Phòng cao ngang tầm với các thành phố tiêu biểu ở Châu Á;

    7. Trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, quốc phòng, an ninh được giữ vững.

    8. Đến năm 2045, Hải Phòng là thành phố có trình độ phát triển cao trong nhóm các thành phố hàng đầu Châu Á và thế giới.

    Những mục tiêu tổng quát mà Nghị quyết 45-NQ/TW xác định đến năm 2045 về cơ bản cũng là mục tiêu thể hiện tầm nhìn của quy hoạch thành phố Hải Phòng đến 2050, phấn đấu khôi phục vị thế trung tâm phát triển đứng thứ 3 của Việt Nam.

    Các nhiệm vụ trọng tâm

    Các nhiệm vụ trong tâm 2021-2025

    (1) Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận cao trong toàn Đảng bộ, nhân dân về quan điểm, mục tiêu, giải pháp phát triển thành phố theo quy hoạch này.

    (2) Quản lý tốt quy hoạch, nhất là các vùng đất được quy hoạch phát triển các ngành/lĩnh vực kinh tế – xã hội trên địa bàn thành phố.

    (3) Tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ công, tạo môi trường kinh doanh hấp dẫn.

    (4) Kiểm soát tốt dịch Covid-19, tái thiết và phục hồi kinh tế sau khi hết dịch.

    (5) Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư & thương mại, thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước; tìm kiếm và có chính sách đặc biệt đối với các nhà đầu tư chiến lược gắn với việc tạo ra các sản phẩm có thương hiệu đặc thù riêng của thành phố.

    (6) Có chính sách rõ ràng về đào tạo và chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp tại chỗ kết hợp với thu hút lao động từ các địa phương khác.

    (7) Đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tăng năng suất lao động và năng suất các nhân tố tổng hợp dựa trên nền tảng ứng dụng mạnh mẽ khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát huy vai trò đầu tàu, động lực của các tỉnh, thành phố trong vùng như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Cơ cấu lại nền kinh tế Hải Phòng theo định hướng phát triển kinh tế số và 3 trụ cột kinh tế chủ chốt: cảng biển – logistics; công nghiệp công nghệ cao; và du lịch – thương mại. Đầu tư thỏa đáng phát triển kết cấu hạ tầng để hình thành các khu đô thị – công nghiệp (hạ tầng kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường); trong đó đặc biệt ưu tiên xây dựng các bến cảng (3-6) thuộc cảng biển Lạch Huyện, tuyến đường sắt (tiêu chuẩn kỹ thuật hiện đại) nối cảng Lạch Huyện với các tỉnh/thành nội địa và hạ tầng kinh tế số.

    (8) Hoàn thành việc xây dựng và di chuyển trung tâm hành chính thành phố sang phía Bắc Sông Cấm; hoàn thành Đề án thành lập thành phố thuộc thành phố Hải Phòng tại huyện Thủy Nguyên; Đề án chuyển đổi huyện An Dương thành quận. Đề án Tổ chức chính quyền đô thị thành phố Hải Phòng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    (9) Thực hiện chuyển đổi số toàn diện gồm: Chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số, cơ bản hoàn thành cơ sở dữ liệu tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử.

    (10) Triển khai các dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải bằng công nghệ tiên tiến, hiện đại, thu hồi năng lượng, tài nguyên thay cho việc chôn lấp; huy động hệ thống chính trị – xã hội thực hiện giảm thiểu, phân loại rác thải tại nguồn, tăng cường năng lực tái sử dụng chất thải.

    (11) Phân vùng môi trường thành phố Hải Phòng theo vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải và vùng khác đã được định hướng trong quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia.

    (12) Triển khai hiệu quả các chương trình hợp tác đẩy mạnh liên kết vùng, trước hết là kết nối giao thông, góp phần phát triển kinh tế – xã hội trong vùng6. Đẩy mạnh liên kết vùng trong tam giác phát triển Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, các địa phương ven biển Đông Bắc, hai hành lang kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trong đó đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng logistics, xúc tiến thương mại logistics và xây dựng chuỗi cung ứng dịch vụ logisitcs, tiến tới xây dựng logistics thông minh và xuất khẩu logistics ra nước ngoài. Tập trung đầu tư phát triển các hành lang kinh tế, tăng cường liên kết nội vùng, liên vùng, quốc tế gồm: Hành lang kinh tế Bắc – Nam; Hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh; Hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh; Hành lang kinh tế ven biển Quảng Ninh – Hải Phòng – Thái Bình – Nam Định – Ninh Bình.

    (13) Đầu tư cơ sở vật chất thành lập trung tâm nghề cá lớn gắn với ngư trường Vịnh Bắc Bộ, xây dựng đảo Bạch Long Vĩ trở thành trung tâm hậu cần nghề cá và tìm kiếm cứu nạn khu vực phía Bắc.

    Các nhiệm vụ trọng tâm 2026-2030 và tầm nhìn 2050

    (1) Tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ công, duy trì môi trường kinh doanh hấp dẫn, là điểm đến của giới kinh doanh và nơi đáng sống của mọi người.

    (2) Xây dựng khu du lịch Cát Bà – Lan Hạ – Đồ Sơn thành một quần thể du lịch biển Hải Phòng – (liên kết với các tỉnh vùng Duyên hải Đông Bắc, đặc biệt là Quảng Ninh); Phấn đấu đưa vịnh Hạ Long – Cát Bà trở thành di sản thiên nhiên thế giới.

    (3) Hoàn thành việc đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo định hướng phát triển kinh tế số và 3 trụ cột kinh tế chủ chốt: cảng biển – logistics; công nghiệp công nghệ cao; và du lịch – thương mại.

    (4) Mở rộng và hiện đại hóa đô thị Hải Phòng; phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại.

    (5) Phát triển nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao.

    (6) Phát triển mạnh mẽ các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, xứng tầm thành phố cảng biển lớn.

    (7) Bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên đa dạng sinh học và nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai, sự cố môi trường.

    (8) Tiếp tục thực hiện chuyển đổi số toàn diện gồm: Chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số, dùy trì nền tảng chính quyền số đã tạo lập, tập trung phát triển kinh tế số, xã hội số.

    (9) Tiếp tục thực hiện liên kết vùng trong tam giác phát triển Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, các địa phương ven biển Đông Bắc, hai hành lang kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trong đó đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng logistics, xúc tiến thương mại logistics và xây dựng chuỗi cung ứng dịch vụ logisitcs, tiến tới xây dựng logistics thông minh và xuất khẩu logistics ra nước ngoài.

    (10) Nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi để xây dựng khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh trở thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế, hàng đầu ở Đông Nam Á, là cửa ngõ, động lực phát triển của vùng. Thực hiện thí điểm một số mô hình, cơ chế, chính sách mới vượt trội, cạnh tranh quốc tế cao nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng và tam giác động lực tăng trưởng Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.

    Tài liệu, bản đồ quy hoạch TP Hải Phòng

    Lưu ý: Hồ sơ quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 trình (sau) thẩm định

    Tóm tắt báo cáo quy hoạch TP Hải Phòng thời kỳ đến năm 2030

    Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch TP Hải Phòng thời kỳ đến năm 2030

    Bản đồ hiện trạng

    2.1. Bản đồ phương án phát triển hệ thống đô thị, nông thôn

    2.2. Bản đồ phương án tổ chức không gian và phân vùng chức năng

    2.3. Bản đồ phương án phát triển dịch vụ (bao gồm hiện trạng)

    2.4. Bản đồ phương án phát triển du lịch

    2.5. Bản đồ phương án phát triển văn hóa, thể thao

    2.6. Ban do phuong an phat trien giao duc dao tao, giao duc nghe nghiep

    2.7. Bản đồ phương án phát triển y tế

    2.8. Bản đồ phương án phát triển an sinh xã hội

    2.9. Bản đồ phương án phát triển khoa học và công nghệ

    2.10. Bản đồ phương án phát triển khu, cụm công nghiệp

    2.11.Bản đồ phương án phát triển hiện kết cấu hạ tầng giao thông vận tải

    2.12.Bản đồ phương án phát triển hệ thống thoát nước mặt

    2.13. Bản đồ phương án phát triển hệ thống cấp nước sinh hoạt

    2.14. Bản đồ phương án phát triển hệ thống thoát nước thải

    2.15. Bản đồ phương án phát triển mạng lưới cấp điện

    2.16. Bản đồ phương án phát triển thông tin và truyền thông

    2.17. Bản đồ phương án phát triển hạ tầng viễn thông thụ động

    2.18. Bản đồ phương án thoát nước xử lý chất thải rắn

    2.19. Phương án quy hoạch sử dụng đất

    2.20. Bản đồ phương án thăm dò khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên

    2.21. Bản đồ phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước

    2.22. Bản đồ phương án bảo vệ môi trường, thiên nhiên và đa dạng sinh học

    2.23. Bản đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng phòng chống thiên tai, thủy lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu

    2.24. Bản đồ phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện

    2.25. Bản đồ chuyên đề (Phân vùng môi trường)

    2.26. Bản đồ phương án quy hoạch khu, vùng nông nghiệp UDCNC

    2.27. Bản đồ phương án quy hoạch 3 loại rừng

    2.28. Bản đồ phương án xử lý chất thải rắn

    Tổng hợp bởi Duan24h.net

    Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
    TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
    | FACEBOOK
    Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

    Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
    LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây