Doanh nhân Đỗ Quý Hải và Hải Phát Invest (MCK: HPX)

249
Thông tin doanh nhân Đỗ Quý hải và Hải Phát Invest
Thông tin doanh nhân Đỗ Quý hải và Hải Phát Invest
Mục lục

    Ông Đỗ Quý Hải sinh ngày 26/3/1069 tại Hà Tây (nay là Hà Nội), là một kỹ sư xây dựng dân dụng – công nghiệp. Ông cũng có bằng thạc sỹ quản trị kinh doanh, tên tuổi ông gắn liền với Hải Phát Invest.

    Quá trình công tác và xây dựng Hải Phát Invest

    • Năm 1989 ông vào làm việc tại Công ty Đá Xẻ Hà Tây
    • Năm 1994 trước khi rời cơ quan tiếp tục công cuộc học hành tại Đại học Kiến Trúc từ 1995 đến năm 2000.
    • Sau khi tốt nghiệp Đại học ông tới làm việc tại Công ty Xây lắp 665 BĐ11 – Bộ Quốc Phòng được 1 năm.
    • Năm 2002-2003 ông lại tới làm Phó Giám đốc chi nhánh Hà Nội của CTCP Đầu tư và kinh doanh Nhà Quảng Ninh.

    Kinh qua nhiều vị trí, nhiều công ty khác nhau, năm 2003 ông Đỗ Quý Hải quyết định khởi nghiệp, cùng 3 cổ đông sáng lập khác thành lập CTCP Xây dựng – Du lịch Hải Phát – tiền thân của CTCP Đầu tư Hải Phát hiện nay. Vốn điều lệ ban đầu chỉ 8 tỷ đồng.

    Logo nhận diện thương hiệu Hải Phát Invest
    Logo nhận diện thương hiệu Hải Phát Invest

    Những cổ đông sáng lập Hải Phát Invest cùng doanh nhân Đỗ Quý Hải thời điểm đó gồm bà Nguyễn Thị Phương Mai, bà Lê Thị Hoàng Anh, ông Nguyễn Hồng Thái đều đã rút vốn. Hiện tại chỉ còn lại mình ông Đỗ Quý Hải gắn bó cùng Hải Phát Invest. Tại Hải Phát Invest, ông luôn nắm giữ những chức vụ cao nhất, làm Chủ tịch HĐQT từ khi thành lập đến nay, và cũng kiêm luôn vị trí Tổng Giám đốc trong nhiều quãng thời gian dài.

    Số liệu cập nhật đến 15/11/2022 vừa qua ông Đỗ Quý Hải còn nắm giữ hơn 121,78 triệu cổ phiếu HPX tương ứng 40,04% vốn điều lệ công ty.

    Về phía gia đình, vợ ông – bà Chu Thị Lương đang nắm giữ hơn 11,41 triệu cổ phiếu; em trai Đỗ Quý Đường sở hữu hơn 3 triệu cổ phiếu và người em trai khác, ông Đỗ Quý Thành sở hữu gần 1,17 triệu cổ phiếu.


    GỢI Ý LỌC NỘI DUNG CÙNG CHỦ ĐỀ

    DOANH NGHIỆP DOANH NHÂN DUAN24H.NET

    Đối với công việc tại Hải Phát Invest, người nhà doanh nhân Đỗ Quý Hải tham gia công tác điều hành tại công ty chỉ có ông Đỗ Quý Thành, Phó Tổng Giám đốc công ty. Ngoài ra ông Đỗ Quý Thành còn tham gia nắm giữ nhiều chức vụ tại các công ty khác như Phó TGĐ Địa ốc Châu Sơn, Chủ tịch HĐQT Bê tông Phúc Thành…

    Sau khi thành lập từ năm 2003 đến năm 2007 công ty vẫn giữ nguyên mức vốn điều lệ. Lần đầu công ty tiến hành tăng vốn vào năm 2007, từ 8 tỷ đồng lên 15 tỷ đồng trên cơ sở góp của cổ đông sáng lập – lúc đó Hải Phát vẫn chỉ có 4 cổ đông đầu tiên.

    CTCP Đầu tư Hải Phát tiền thân là CTCP Xây dựng – Du lịch Hải Phát, thành lập năm 2003, chuyên thực hiện những hợp đồng kinh doanh vận tải và xây lắp quy mô nhỏ. Cái tên Hải Phát Invest gắn liền với công ty từ năm 2008.

    Năm 2008 công ty tiến hành tăng vốn điều lệ “khủng” từ 15 tỷ đồng lên 300 tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu – là các cổ đông sáng lập góp thêm vốn vào công ty. Đây cũng là năm công ty thực hiện dự án lớn đầu tiên: Dự án Khu đô thị mới Văn Phú và tổ hợp thương mại và căn hộ The Pride thuộc Khu đô thị An Hưng.

    Năm 2011 tăng vốn điều lệ từ 300 tỷ đồng lên 750 tỷ đồng bằng cách phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu – là các cổ đông sáng lập góp thêm vốn vào công ty. Sau phát hành Hải Phát Invets vẫn chỉ có 4 cổ đông duy nhất

    Năm 2017 đóng dấu thêm một cột mốc quan trọng khi công ty mở rộng địa bàn hoạt động ra các tỉnh thành phía Nam, tiến hành 2 đợt tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.200 tỷ đồng và rồi lên 1.500 tỷ đồng.

    Ông Đỗ Quý Hải còn nắm giữ 40,04% vốn điều lệ Hải Phát Invest
    Ông Đỗ Quý Hải còn nắm giữ 40,04% vốn điều lệ Hải Phát Invest

    Lần tăng vốn này, có đợt phát hành 30 triệu cổ phần riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược, còn lại là phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và phát hành cổ phiếu trả cổ tức.

    Số lượng cổ đông cũng đã tăng lên đáng kể, trong đó đợt phát hành riêng lẻ 30 triệu cổ phiếu là cho 13 cổ đông. Sau đợt này Hải Phát Invest có tổng cộng 102 cổ đông. Đến nay vốn điều lệ công ty trên 3.000 tỷ đồng.

    Dự án bất động sản nổi bật của Hải Phát Invest

    Hiện nay Hải Phát Invets được biết đến là doanh nghiệp bất động sản với nhiều dự án được nhắc đến. Trong đó dự án đầu tiên viết nên tên tuổi công ty trong giới bất động sản là Dự án Khu đô thị Văn Phú.

    Dự án để lại nhiều ấn tượng nữa là Tổ hợp thương mại dịch vụ và căn hộ THE PRIDE khu đô thị mới An Hưng, phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội với tổng vốn đầu tư 3.260 tỷ đồng.

    Dự án Roma Plaza Hải Phát khởi công năm 2016 có tổng mức đầu tư 2.700 tỷ đồng. Năm 2018 Hải Phát Invest còn được nhắc đến với dự án BT của 5 tuyến đường giao thông nằm trên địa bàn quận Hà Đông và huyện Hoài Đức có tổng vốn đầu tư gần 2.000 tỷ đồng…

    Tổ hợp thương mại dịch vụ và căn hộ THE PRIDE
    Tổ hợp thương mại dịch vụ và căn hộ THE PRIDE

    Ngoài ra còn có các dự án đối ứng tại Khu đô thị Bắc Lãm tổng vốn đầu tư 4.653 tỷ đồng; dự án BT các tuyến đường giao thông tiếp theo với tổng mức đầu tư gần 7.600 tỷ đồng dự kiến hoàn thành vào quý 3/2020; và dự án đối ứng Khi đô thị Mỹ Hưng có tổng quy mô vốn đầu tư hơn 17.000 tỷ đồng…

    Phát hành trái phiếu

    Năm 2017 Hải Phát Invets lần đầu tiên huy động vốn qua kênh trái phiếu. Lô trái phiếu 500 tỷ đồng này được ông Đỗ Quý Hải và bà Chu Thị Lương dùng 15,2 triệu cổ phần của Hải Phát Invest làm tài sản đảm bảo tại Ngân hàng TNHH Indovina.

    Từ 2017 đến nay Hải Phát Invest đã thực hiện 21 đợt phát hành trái phiếu theo số liệu trên HNX. Lô trái phiếu phát hành gần đây nhất từ tháng 1/2022 có tổng giá trị 350 tỷ đồng.

    Tăng vốn, Hải Phát Invest cũng tăng quy mô hoạt động bằng việc tái cấu trúc công ty, thành lập các công ty con, tài sản của Hải Phát Invest cũng tăng lên nhanh chóng từ gần 6.600 tỷ đồng đến cuối năm 2017 đến gần 10.300 tỷ đồng tính đến hết quý 3/2022.

    Cùng với tài sản tăng, nợ phải trả cũng tăng nhanh chóng lên trên 6.650 tỷ đồng tính đến 30/9/2022, trong đó riêng dư vay nợ thuê tài chính ngắn và dài hạn hơn 4.600 tỷ đồng. Các khoản nợ của Hải Phát Invets thể hiện qua các hợp đồng vay với các ngân hàng và đặc biệt là danh sách các khoản nợ lớn tại các công ty chứng khoán.

    Danh sách nợ của Hải Phát Invest cũng một phần phản ánh bức tranh phát hành trái phiếu của công ty, thay vì ghi nhận nợ trái phiếu, các khoản nợ này được ghi nhận về cho các công ty chứng khoán và các ngân hàng.

    Ví dụ đợt phát hành trái phiếu 500 tỷ đồng năm 2017 được đảm bảo bởi 15,2 triệu cổ phần Hải Phát Invest tại Ngân hàng Indovina được ghi nhận là khoản nợ tại ngân hàng Indovina. Đợt phát hành gần đây nhất, tháng 1/2000 trị giá 350 tỷ đồng được ghi nhận là khoản nợ tại Công ty Chứng khoán Navibank…

    Về tình hình kinh doanh, từ 2015 đến nay doanh thu công ty đều đạt trên 1.000 tỷ đồng, trong đó năm 2019 bất ngờ đạt mức cao nhất trên 3.400 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cao nhất năm 2018 đạt gần 500 tỷ đồng. Năm 2019 cũng đạt mức lãi hơm 450 tỷ đồng.

    Tuy vậy từ 2020 đến nay khi công ty mở rộng quy mô, tăng vốn, tăng tài sản thì doanh thu tại có phần sụt giảm so với năm 2018, 2019. Năm 2020 doanh thu đạt 1.330 tỷ đồng và năm 2021 đạt hơn 1.400 tỷ đồng. 9 tháng đầu năm 2022 doanh thu hơn 1.300 tỷ đồng.

    Lợi nhuận sau thuế năm 2020 thậm chí còn xuống dưới 100 tỷ đồng – lần đầu tiên trong lịch sử niêm yết của Hải Phát Invest. Còn so với năm 2017, 2018 và 2019 thì lãi đạt được năm 2020, 2021 đều thấp hơn nhiều.

    Tính đến 30/9/2022 Hải Phát Invest có hệ thống 11 công ty con. Không chỉ Hải Phát Invets mà hệ thống các công ty trong hệ sinh thái của Hải Phát Invest đã huy động rất nhiều qua kênh trái phiếu như CTCP Đầu tư Kinh doanh bất động sản Hải Phát, Hải Phát Retail, Hải Phát Thủ Đô…

    Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
    LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây