Quy hoạch giao thông tỉnh Hòa Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm TP Hòa Bình và 9 huyện : Cao Phong, Đà Bắc, Kim Bôi, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Lương Sơn, Mai Châu, Tân Lạc, Yên Thủy.
Hiện trạng giao thông tỉnh Hòa Bình
Giao thông đường bộ
Đường quốc lộ
Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có 07 tuyến quốc lộ chạy qua là QL.6, QL.12B, QL.15,Đ QL.21, QL.70B, Đường Hồ Chí Minh, Hòa Lạc – Hòa Bình, với tổng chiều dài 322,10 km.
Nội Dung Đề Xuất
Quốc lộ 6: Điểm đầu tại vành đai 3, Hà Nội và điểm cuối giao với quốc lộ 12 tại thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên có chiều dài toàn tuyến là 478 km.
- Đoạn tuyến đi qua địa phận tỉnh Hòa Bình chiều dài 115 Km có điểm đầu từ Km38+00 Thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn, Hòa Bình (giáp ranh TP. Hà Nội), đến điểm cuối tại Km153+00 xã Pà Cò, huyện Mai Châu, Hòa Bình (giáp ranh tỉnh Sơn La).
- Đoạn tuyến có 13% đạt quy mô đường cấp III đồng bằng, 87% đạt quy mô đường cấp III miền núi và kết cấu mặt đường bê tông nhựa. Đoạn tuyến đi qua các huyện Lương Sơn, TP. Hòa Bình, huyện Cao Phong, huyện Tân Lạc, huyện Mai Châu.
Quốc lộ 12B: Điểm đầu tại TP. Tam Điệp, Ninh Bình, điểm cuối tại tại Thị trấn Mãn Đức, Tân Lạc, Hòa Bình có chiều dài 94,72 Km. Đoạn tuyến qua tỉnh Hòa Bình có chiều dài 59,1 Km, điểm đầu tại Km30+300 xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy và điểm cuối tại Km94+00 giao với QL.6, thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc. Đoạn tuyến đạt quy mô đường cấp IV miền núi và kết cấu mặt đường 96% là bê tông nhựa và 4% là láng nhựa. Tuyến đi qua địa bàn các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn và Yên Thủy.
Quốc lộ 15: Điểm đầu từ xã Tòng Đậu (Km125, QL.6, tỉnh Hòa Bình), điểm cuối thị trấn Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị có chiều dài 729 Km.
- Đoạn tuyến đi qua tỉnh Hòa Bình có chiều dài 20 Km, điểm đầu từ Km00+00 là xã Tòng Đậu, huyện Mai Châu, giao với QL6 đến điểm cuối Km20+00 xã Vạn Mai, huyện Mai Châu (giáp ranh tỉnh Thanh Hóa).
- Đoạn tuyến có 33% đạt quy mô đường cấp VI miền núi và 67% đường cấp A miền núi (chưa đạt tiêu chuẩn cấp kỹ thuật đối với đường quốc lộ) và kết cấu mặt đường 90% láng nhựa, 10% bê tông nhựa. Tuyến đi qua địa bàn huyện Mai Châu.
Quốc lộ 21: Điểm đầu là phường Sơn Lộc, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, điểm cuối là thị trấn Thịnh Long huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định dài 151,33 km.
- Đoạn tuyến đi qua tỉnh Hòa Bình có chiều dài 35 Km, điểm đầu giao với đường Hồ Chí Minh tại Km59+200 xã Cao Thắng, huyện Lương Sơn, đến điểm cuối tại Km95+00 xã Đồng Tâm, Lạc Thủy, Hòa Bình (giáp ranh tỉnh Hà Nam).
- Đoạn tuyến có 6% đạt quy mô đường cấp III miền núi, 59% đạt quy mô đường cấp IV miền núi, 35% đạt quy mô đường cấp V miền núi và kết cấu mặt đường 6% là BTXM, 59% thảm bê tông nhựa, 35% là láng nhựa, đoạn tuyến đi qua địa bàn các huyện Lương Sơn và Lạc Thủy.
Quốc lộ 70B: Điểm đầu tại Tây Cốc, Đoan Hùng, Phú Thọ, điểm cuối tại phường Tân Hòa, thành phố Hòa Bình.
- Đoạn tuyến qua tỉnh Hòa Bình có chiều dài 10.04 km, điểm đầu từ Km132+720 xã Yên Mông, thành phố Hòa Bình đến điểm cuối Km142+760 phường Tân Hòa, thành phố Hòa Bình.
- Đoạn tuyến đạt quy mô đường cấp V miền núi và kết cấu mặt đường 96% láng nhựa, 4% bê tông xi măng và đoạn tuyến nằm trong địa bàn TP. Hòa Bình.
Đường Hồ Chí Minh: Điểm đầu tại Cao Bằng và điểm cuối là Đất Mũi, Cà Mau. Đoạn tuyến đi qua tỉnh Hòa Bình có chiều dài 63,64 Km, , điểm đầu tại Km438+00 xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn, đến điểm cuối tại Km501+640 xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn (giáp ranh tỉnh Thanh Hóa).
Đoạn tuyến đạt quy mô đường cấp III đồng bằng và kết cấu mặt đường bê tông nhựa. Tuyến đi qua địa bàn các huyện Lương Sơn, Lạc Thủy, Yên Thủy, Lạc Sơn.
Đường Hòa Lạc – Hòa Bình: Điểm đầu tại Hòa Lạc, Thạch Thất, Hà Nội, điểm cuối tại quốc lộ 6 thuộc phường Trung Minh, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, dài 32,367 km.
Đoạn tuyến đi qua tỉnh Hòa Bình có chiều dài 19,32 Km, điểm đầu từ Km13+050 xã Quang Tiến, thành phố Hòa Bình (giáp ranh Hà Nội) hướng Tây Nam về trung tâm thành phố Hòa Bình và điểm cuối Km32+367 giao QL6 tại phường Trung Minh, thành phố Hòa Bình. Đoạn tuyến đạt quy mô đường cấp III đồng bằng và kết cấu mặt đường bê tông nhựa.
Hệ thống đường 229
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có 6 tuyến đường 229, bao gồm: đường 12B, đường TSA (BL – BC), đường TSA (Khăm – Chỉ), đường TSA (Ve – Chám), đường tuyến C, đường tuyến X2, đường tuyến Y1, đường tuyến Y2, đường tuyến T (Khoang – Nội), đường tuyến T (Chiêng – Lốc).
Các tuyến có kết cấu mặt đường 58% láng nhựa, 39% thảm bê tông nhựa và còn 3% là bê tông xi măng và có 39% đạt quy mô đường cấp IV miền núi và 61% đạt quy mô đường cấp V miền núi.
Đường tỉnh
Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có 21 tuyến đường tỉnh, với tổng chiều dài 490,5 km. Các tuyến đường tỉnh có kết cấu mặt đường chủ yếu là láng nhựa (chiếm 79%), còn lại là bê tông xi măng (chiếm 13%) và bê tông nhựa (chiếm 8%), tuy nhiên cấp đường còn rất thấp không đạt quy mô theo quy hoạch đến năm 2020 được duyệt, chỉ có hơn 37% là đạt quy mô từ cấp III – VI miền núi và 2% đạt quy mô cấp III-IV đồng bằng, còn lại 61% đạt quy mô cấp B miền núi (chưa đạt tiêu chuẩn đường tỉnh tối thiểu đạt cấp VI trở lên).
Chất lượng mặt đường đã và đang xuống cấp, chất lượng tốt chỉ có 8%, chất lượng trung bình chiếm 83% và chất lượng đường xấu có 9%.
Giao thông đường thủy
Là một tỉnh miền núi có hệ thống sông suối tương đối đa dạng, phong phú nhưng phần lớn là các sông, suối nhỏ có độ dốc dọc lớn, ít nước về mùa khô, việc khai thác giao thông vận tải, đi lại của các phương tiện vận tải thủy rất khó khăn; trên địa bàn tỉnh chỉ có hồ Hòa Bình, sông Đà và sông Bôi có khả năng khai thác vận tải thủy.
Hệ thống tuyến sông
Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 02 tuyến sông khai thác vận tải thủy nội địa, trong đó: Tuyến đường thủy nội địa quốc gia sông Đà dài 103 km (thượng lưu đập thủy điện là 78 km, hạ lưu là 25 km); Tuyến đường thủy nội địa địa phương sông Bôi dài 19 km.
Ngoài tuyến chính, trên hồ Hòa Bình có 05 tuyến nhánh ngập với tổng chiều dài 33,6 km đã được công bố là danh mục tuyến đường thủy nội địa địa phương bao gồm: nhánh Hiền Lương dài 7,5 km; nhánh Vầy Nưa dài 3,5 km; nhánh Ngòi Hoa 11,0 km; nhánh Phúc Sạn 4,8 km; nhánh Đồng Nghê dài 6,8 km.
Hệ thống cảng
Hệ thống cảng thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình tập trung nhiều ở vùng hồ Hòa Bình, sông Đà. Trên địa bàn tỉnh hiện có 04 cảng trong Cụm cảng Hòa Bình được coi là cảng đầu mối,gồm các cảng: Hòa Bình (Bến Ngọc), Bích Hạ, Ba Cấp, cảng Nhà máy xi măng Sông Đà do công ty xếp dỡ đường thủy nội địa khai thác, quản lý.
Quy hoạch giao thông tỉnh Hòa Bình
Giao thông đường bộ
Quy hoạch giai đoạn 2021-2030
Đường bộ cao tốc và quốc lộ được cập nhật theo quyết định Quy hoạch số 1454/QĐ-TTg về Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Cao tốc trên địa bàn tỉnh: 02 tuyến
(1) Trục cao tốc Bắc Nam phía Tây (CT.02)
Quy hoạch cao tốc CT.02: Trục cao tốc đi qua địa phận tỉnh Hòa Bình có 2 đoạn tuyến:
– Đoạn tuyến Ba Vì (Hà Nội) – Chợ Bến (Hòa Bình): Đoạn tuyến đi qua địa phận Hòa Bình có điểm đầu tại xã Hòa Sơn, Lương Sơn và điểm cuối tại xã Chợ Bến, Thanh Cao, huyện Lương Sơn có chiều dài khoảng 35,4km. Quy mô kỹ thuật đường cao tốc, 6 làn xe.
– Đoạn tuyến Chợ Bến (Hòa Bình) – Thạch Quảng (Thanh Hóa): Đoạn tuyến đi qua địa phận Hòa Bình có điểm đầu tại xã Chợ Bến, Thanh Cao, huyện Lương Sơn và điểm cuối tại xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn; tuyến có chiều dài khoảng 49,6 km, quy mô kỹ thuật đường cao tốc, 4 làn xe.
(2) Cao tốc Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên (CT.03)
Quy hoạch cao tốc CT.03: Điểm đầu tại nút giao Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội và điểm cuối tại cửa khẩu Tây Trang, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Hướng tuyến đi theo đường Đại lộ Thăng Long (Cao tốc Láng Hòa Lạc), Hòa Lạc – Hòa Bình hiện tại. Từ điểm cuối đường cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình tại khu vực xã Kỳ Sơn, TP. Hòa Bình tỉnh Hòa Bình tuyến vượt sông Đà đi về phía Bắc của TP. Hòa Bình, hồ Hòa Bình rồi cắt sông Đà lần 2 đi sang địa phận huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.
Tuyến đi men theo khu vực lòng hồ Hòa Bình sang địa phận huyện Vân Hồ, Sơn La. Từ khu vực ranh giới, tuyến đi theo hướng Đông Bắc đến xã Mường Men, rồi dọc theo đường nối từ Mường Men về trung tâm huyện Chiềng Khoa đi sang địa phận huyện Mộc Châu.
Từ huyện Mộc Châu đến TP. Sơn La tuyến đi theo hướng QL.6. Từ TP. Sơn La sang tỉnh Điện Biên tuyến theo hướng Tây đến khu vực TP. Điện Biên rồi đi về phía cửa khẩu Tây Trang theo hướng QL.279.
Tuyến đi qua địa phận tỉnh Hòa Bình có 2 đoạn tuyến:
– Đoạn tuyến cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình là tuyến đường đáp ứng nhu cầu vận tải trên hành lang đường bộ nối Tây Bắc với Hà Nội, đồng thời tăng hiệu quả khai thác tuyến đường Đại lộ Thăng Long, tuyến đường sẽ là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội cho khu vực Tây Bắc nói chung và tỉnh Hoà Bình nói riêng.
Đoạn qua địa bàn tỉnh Hòa Bình: Điểm đầu từ xã Quang Tiến, TP. Hòa Bình (giáp ranh Hà Nội) hướng phía Tây Nam về trung tâm thành phố Hòa Bình.
Điểm cuối giao QL.6 phường Trung Minh, thành phố Hòa Bình; Hướng tuyến trên cơ sở tuyến hiện trạng, không thay đổi; Chiều dài tuyến đoạn qua địa phận tỉnh Hòa Bình có chiều dài khoảng 19,32 km;
Quy mô kỹ thuật đạt tiêu chuẩn đường cao tốc TCVN5729-2012 có đường gom, đoạn không qua đô thị (cao tốc loại B) có vận tốc thiết kế 100 km/h, mở rộng 10 làn xe trong đó 6 làn cao tốc (có dự trữ quỹ đất hai bên đường để xây dựng hệ thống đường bên quy mô 4 làn xe – mỗi bên 02 làn và xây dựng đường sắt liên vùng trong tương lai), với tổng chiều rộng nền đường hoàn thiện khoảng từ 80m – 110m.
– Đoạn tuyến Hòa Lạc – Hòa Bình qua địa bàn tỉnh có 04 Nút giao: (1) Km14+104 – Khu công nghiệp Yên Quang; (2) Km 19+600, giao với ĐT.445C quy hoạch; (3) Km23+420 – Đường liên kết vùng nối cầu Hòa Bình 6; (4) Km29+400(P) – đường dẫn sang cầu Hòa Bình 5.
– Đoạn tuyến cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu: Đoạn qua địa bàn tỉnh Hòa Bình: điểm đầu tại nút giao với đường Hòa Lạc – Hòa Bình, lý trình Km29+400 tại phường Trung Minh – TP Hòa Bình rẽ sang cầu Hòa Bình 5, đi qua các xã Yên Mông, xã Hòa Bình TP. Hòa Bình; xã Toàn Sơn, TT. Đà Bắc, xã Cao Sơn, xã Tiền Phong huyện Đà Bắc; xã Tân Thành huyện Mai Châu đến điểm cuối tại xã Sơn Thủy, huyện Mai Châu, chiều dài khoảng 53 km, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật cao tốc, 4 làn xe.
Đoạn tuyến Hoà Bình – Mộc Châu trên địa bàn tỉnh Hoà Bình có 06 nút giao: (1) giao với cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình (Km29 LT Hòa Lạc – Hòa Bình); (2) Giao QL.70B (đầu cầu Hoà Bình 5); (3) Giao QL 32D (ĐT.433 cũ – Km7); (4) Giao QL.32D (ĐT.433 cũ km19-Thị trấn Đà Bắc); (5) Giao QL.32D ( ĐT.433 cũ- km29- Cao Sơn); (6) Km53 – giao ĐT.432 (kết nối ra QL.6 địa phận Mai Châu).
Quốc lộ: 09 tuyến
(1) Quốc lộ 6:
– Điểm đầu tại nút giao Vành đai 3, quận Thanh Xuân, Thủ đô Hà Nội đến điểm cuối giao QL.12, thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên. Hướng tuyến cơ bản đi theo hướng đường hiện tại. Sau khi đầu tư xong đường Vành đại 4 thủ đô Hà Nội chuyển đoạn từ Vành đai 4 trở vào thành đường đo thị theo quy hoạch GTVT Thủ đô Hà Nội. Chiều dài tuyến khoảng 466 km, quy mô tiêu chuẩn kỹ thật cấp III, 2 – 6 làn xe.
– Đoạn QL.6 qua địa bàn tỉnh: Điểm đầu tại xã Hoài Sơn, huyện Lương Sơn và điểm cuối tại xã Pà Cò, huyện Mai Châu có chiều dài khoảng 115 km. Giai đoạn 2021 -2030 bổ sung xây dựng 4 tuyến tránh và nâng cấp cải tạo quy mô chuẩn kỹ thuật tối thiểu đường cấp III đồng bằng, 2 – 6 làn xe. /
Tuyến tránh Thị trấn Mãn Đức: Điểm đầu tuyến tách khỏi Quốc lộ 6 tại lý trình Km99+700, đi về phía bên phải qua xã Mỹ Hòa, huyện Tân Lạc đến điểm cuối lý trình Km106+100, Quốc lộ 6 hiễn hữu tại xã Phong Phú huyện Tân Lạc. Quy mô tối thiểu đường cấp III với chiều dài khoảng 5,5 Km.
Tuyến tránh thị trấn Lương Sơn (đường Thị trấn Lương Sơn – Hòa Sơn – Đường Hồ Chí Minh): Điểm đầu tuyến giao với Quốc lộ 6 tại lý trình Km40+900; điểm cuối tuyến giao với đường Hồ Chí Minh tại lý trình Km418+400 thuộc địa phận xã Hòa Sơn, huyện Lương Sơn.
Tuyến đi qua địa phận thị trấn Lương Sơn và xã Hòa Sơn. Quy mô tối thiểu đường cấp III với chiều dài khoảng 8 Km.
Tuyến tránh Dốc Cun, Cao Phong: Điểm đầu tuyến tách khỏi Quốc lộ 6 tại lý trình Km74+200, đi về phía bên trái và qua các phường Dân Chủ, phường Thống Nhất, xã Thu Phong, thị trấn Cao Phong, xã Hợp Phong đến điểm cuối lý trình Km94+800, Quốc lộ 6 tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong. Quy mô tối thiểu đường cấp III miền núi với chiều dài khoảng 18,5km.
Tuyến tránh Đèo Thung Khe: Điểm bắt đầu từ xã Phú Cường đi theo ĐT.450 đến lý trình Km9+00, xã Sơn Thủy, Mai Châu đi theo hướng xã Tòng Đậu huyện Mai Châu – Thiết kế hầm đi qua núi khoảng 4 Km đến điểm cuối giao với QL.6 tại xã Đồng Tân, Mai Châu, Hòa Bình. Quy mô tối thiểu đường cấp III miền núi với chiều dài khoảng 14 km.
(2) Tuyến QL.12B: Quy hoạch tuyến QL.12B: tuyến có điểm đầu giao với QL.10, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đến điểm cuối giao với QL.6, Mãn Đức, huyện Tân Lạc, Hòa Bình. Hướng tuyến cơ bản đi theo hướng hiện tại, chiều dài tuyến khoảng 140 Km; Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp III miền núi, 2 – 4 làn xe.
– Quy hoạch QL.12B trên địa bàn tỉnh: Điểm đầu xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy và điểm cuối Thị trấn Mãn Đức. Chiều dài tuyến khoảng 59,1 km; quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu đường cấp III đồng bằng, 2 – 4 làn xe.
Hướng tuyến cơ bản theo hướng hiện tại. Quy hoạch xây dựng tuyến tránh QL.12B đoạn qua thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn với quy mô tối thiểu đường cấp II. Điểm đầu tuyến tách khỏi QL.12B tại lý trình Km66+900, xã Xuất Hóa đi về phía bên phải và qua các xã Yên Phú, thị trấn Vụ Bản đến điểm cuối nhập lại vào QL.12B tại lý trình Km70+500.
(3) Tuyến Quốc lộ 21: Quy hoạch tuyến QL.21: tuyến có điểm đầu giao QL.32, thị xã Sơn Tây, thủ đô Hà Nội đến điểm cuối xã Thịnh Long, Hải Hậu, Nam Định. Hướng tuyến theo hướng đường hiện tại, chiều dài 210 Km; quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp III, 2-6 làn xe
– Quy hoạch QL.21 trên địa bàn tỉnh: Điểm đầu xã Thanh Cao, huyện Lương Sơn điểm cuối xã Đồng Tâm, Lạc Thủy chiều dài khoảng 40Km, nâng cấp quy mô tối thiểu đường cấp III, 2-6 làn xe. Đoạn đi qua thị trấn Ba Hàng Đồi dài 2,0km đạt tiêu chẩn đường đô thị, chiều rộng 22m.
Bổ sung tuyến tránh QL.21 đoạn qua thị trấn Chi Nê, huyện Lạc Thủy với quy mô tối thiểu đường cấp III miền núi, chiều dài khoảng 5Km. Điểm đầu tuyến tách khỏi QL.21 tại lý trình 86+150, xã Phú Nghĩa, huyện Lạc Thủy đi về phía bên trái và qua tiểu khu 13 thị trấn Chi Nê sau đó nhập lại vào QL.21 tại lý trình Km91+010 thuộc địa phận xã Đồng Tâm huyện Lạc Thủy.
(4) Quốc lộ 21C (Mỹ Đình – Ba Sao – Bái Đính): Điểm đầu, giao đường Vành đai 3 Thủ đô Hà Nội, Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội đến điểm cuối, nút Mai Sơn trên đường cao tốc Bắc Nam, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.
Hướng tuyến: Đi theo hướng tuyến đường Nguyễn Xiển – Ba La và tuyến Mỹ Đình – Ba Sao – Bái Đính, tuyến tránh phía Tây thành phố Ninh Bình nối về nút Mai Sơn trên đường cao tốc Bắc Nam, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Chiều dài tuyến khoảng 104 Km. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu cấp III, 4-6 làn xe.
– Quy hoạch QL 21C trên địa bàn tỉnh: Điểm đầu tại xã Đồng Tâm, Lạc Thủy giao với QL.21 giáp ranh với Hà Nam, điểm kết thúc tại xã Đồng Tâm, Lạc Thủy giáp ranh với Ninh Bình. Tuyến qua địa bàn tỉnh có chiều dài khoảng 9,7 Km; quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu tối thiểu đường cấp III, 2 – 4 làn xe.
(5) Quốc lộ 6D: Điểm đầu giao với QL.6 tại xã Thu Phong, huyện Cao Phong đi theo đường 12B đến khu vực suối nước khoáng Kim Bôi, sau đó đi dọc sông Bôi theo hướng tuyến QL.21 đến điểm cuối tại khu du lịch Tam Chúc, Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Chiều dài tuyến khoảng 76 km. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu cấp IV, 2 làn xe.
– Quy hoạch QL.6D trên địa bàn tỉnh: Đoạn tuyến qua địa bàn tỉnh nâng cấp từ đường 12B và mở mới đoạn từ giao Quốc lộ 21 đến giáp ranh tỉnh Hà Nam. Điểm đầu, giao QL.6, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình đến điểm cuối xã Đồng Tâm, Lạc Thủy, Hòa Bình giáp ranh tỉnh Hà Nam. Chiều dài đoạn tuyến khoảng 61 km, quy mô tối thiểu cấp IV, 2 làn xe.
(6) Tuyến quốc lộ 32D: Điểm đầu giao với cao tốc Nội Bài – Lào Cai, Mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái và điểm cuối giao với QL.70B thành phố Hòa Bình. Hướng tuyến từ Mậu A tuyến đi theo hướng tuyến nối Nghĩa Lộ với cao tốc Nội Bài – Lào Cai đến giao với QL.32 tại xã Nghĩa Lộ, Yên Bái.
Tuyến tiếp tục đi theo hướng ĐT.174 sang địa phận Sơn La và đi theo hướng ĐT.112 về QL.37 tại thị trấn Bắc Yên. Từ đây tuyến đi trùng với QL.37 ròi đi theo hướng ĐT.114 đi sang địa phận tỉnh Hòa Bình và đi theo hướng ĐT.433 về thành phố Hòa Bình giao với QL.70B. Chiều dài tuyến khoảng 289 Km; quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp IV, 2 làn xe.
– Quy hoạch QL.32D trên địa bàn tỉnh: Đoạn tuyến qua tỉnh Hòa Bình nâng cấp từ Đường tỉnh 433 có điểm đầu tại xã Nánh Nghệ, Đà Bắc, Hòa Bình vị trí giáp ranh với xã Mường Bang, Phù Yên, Sơn La đi theo hướng ĐT.433 về thành phố Hòa Bình đến điểm cuối giao với QL.70B. Chiều dài khoảng 90,6 km; Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu cấp IV, 2 làn xe.
(7) Tuyến quốc lộ 37C: Điểm đầu giao với QL.37B, xã Ninh Cường, huyện Ý Yên, Nam Định và điểm cuối tại cầu Thung Trâm trên đường Hồ Chí Minh, Hưng Thi, huyện Lạc Thủy. Hướng tuyến cơ bản đi theo hướng đường hiện tại; Chiều dài tuyến khoảng 74km; Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp IV, 2 làn xe.
– Quy hoạch QL.37C trên địa bàn tỉnh: Đoạn tuyến qua địa phận tỉnh có điểm đầu tại xã Yên Bồng, huyện Lạc Thủy vị trí giáp ranh tỉnh Ninh Bình (một phần hướng tuyến khoảng 07Km nâng cấp từ ĐT.438) hướng tuyến phát triển qua xã Khoan Dụ huyện Lạc Thủy và điểm cuối gần khu vực Cầu Thung Trâm trên đường Hồ Chí Minh, xã Hưng Thi, huyện Lạc Thủy, Hòa Bình. Chiều dài tuyến khoảng 20,5 km; Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu cấp IV, 2 làn xe.
(8) Tuyến QL.15: Điểm đầu giao với QL.6 tại Tòng Đậu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đến điểm cuối Sơn Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Hướng tuyến cơ bản đi theo hướng đường hiện tại; Chiều dài tuyến khoảng 401Km; Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp III – IV, 2 làn xe.
– Quy hoạch QL.15 trên địa bàn tỉnh: Điểm đầu xã Tòng Đậu, huyện Mai Châu điểm cuối Xã Vạn Mai, huyện Mai Châu. Chiều dài tuyến dài khoảng 20km, nâng cấp quy mô tối thiểu cấp III – IV, 2 làn xe.
(9) Tuyến Quốc lộ 70B: Điểm đầu giao với QL.70, huyện Đoạn Hùng, tỉnh Phú Thọ đến điểm cuối tại TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. Hướng tuyến cơ bản theo hướng đường hiện tại. Chiều dài tuyến 144 km; quy mô tiêu chuẩn kỹ thuật cấp III – IV, 2-4 làn xe.
Quy hoạch QL.70B trên địa bàn tỉnh: Kéo dài tuyến thêm khoảng 1,5Km trên cơ sở đi trùng với đường Trương Hán Siêu, thành phố Hòa Bình khoảng 1Km, vượt sông Đà thông qua cầu Hòa Bình 4 (dài khoảng 500m) giao nhau với QL.6 tại lý trình Km67+100. Đoạn tuyến có chiều dài khoảng 11,54km; quy mô đường đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp III-IV, 2 – 4 làn xe.
Đường tỉnh
Nhóm các tuyến đường tỉnh hiện có:
(1) Đường tỉnh 431: Điểm đầu giao với QL.21 tại xã Thanh Cao, Lương Sơn và điểm cuối tại xã Thanh Cao, Lương Sơn có chiều dài 2km. Duy trì quy mô cấp III miền núi.
Nhóm các tuyến đường tỉnh điều chỉnh, bổ sung (quy mô, chiều dài):
(2) Đường tỉnh 432: Quy hoạch xây dựng cầu vượt sông Đà tại điểm cuối xã Tân Thành, Mai Châu kéo dài ĐT.432 sang huyện Đà Bắc đến giao với QL.32D tại xã Tân Minh, Đà Bắc, tiếp tục đi lên xóm Náy, xã Tân Pheo trùng với ĐT.433 (QL.32D) khoảng 11km và kéo dài khoảng 1,3km từ ĐT 433 (QL32D) đến giáp ranh tỉnh Phú Thọ, xã Tân Pheo, huyện Đà Bắc.
Tuyến có điểm đầu từ nút giao QL.6 tại ngã 3 Đồng Bảng, xã Đồng Tân và điểm cuối giáp ranh tỉnh Phú Thọ, xã Tân Pheo, huyện Đà Bắc. Chiều dài toàn tuyến khoảng 74,15 km, nâng cấp quy mô tối thiểu cấp IV miền núi.
(3) Đường tỉnh 432B: Quy hoạch kéo dài đường tỉnh 432B từ Km13+00 đi theo hướng qua xã Thành Sơn, Mai Châu đến điểm cuối giao với ĐT.440 tại xã Vân Sơn, Huyện Tân Lạc. Tuyến có điểm đầu giao với QL.6 tại xã Thành Sơn, Mai Châu đến điểm cuối giao với ĐT.440 tại xã Vân Sơn, Huyện Tân Lạc. Chiều dài tuyến khoảng 28,9km, nâng cấp quy mô tối thiểu cấp IV miền núi.
(4) Đường tỉnh 435: Nhánh 1: Điểm đầu từ phường Thái Bình, TP. Hòa Bình và kết thúc tại Xã Bình Thanh, huyện Cao Phong, có chiều dài khoảng 10,2 Km. Duy trì quy mô cấp IV miền núi.
Nhánh 2: Điểm đầu từ xã Bình Thanh, huyện Cao Phong và kết thúc tại xã Suối Hoa, huyện Tân Lạc, có chiều dài khoảng 21,18Km. Duy trì quy mô cấp III miền núi.
Nhánh 3: chuyển ĐT 435B hiện hữu thành nhánh 3 của ĐT.435, điểm đầu giao với ĐT.435 xã Thung Nai và điểm cuối tại xã Thung Nai, Cao Phong. Chiều dài khoảng 1,7 Km; nâng cấp quy mô tối thiểu cấp IV miền núi.
Toàn tuyến có 3 nhánh, chiều dài khoảng 33,08Km, quy mô tối thiểu cấp IV – III miền núi.
(5) Đường tỉnh 435B: Quy hoạch chuyển ĐT.435B vào thành nhánh 3 của ĐT.435.
(6) Đường tỉnh 436: Quy hoạch chuyển đoạn tuyến dài 1,7km (từ Km00 – Km01+700) của ĐT.436 thành ĐT.440 và đoạn tuyến dài 2,3 km (từ Km33+800 – Km36+100) thành ĐT.443.
Quy hoạch điều chỉnh đoạn tuyến từ giao với QL.6 tại xã Phong Phú, huyện Tân Lạc đến ĐT.436 cũ tại xã Nhân Mỹ, huyện Tân Lạc, chiều dài khoảng 6,5km, quy mô tối tiểu cấp IV miền núi; quy hoạch kéo dài đoạn tuyến từ Km33+800 ĐT 436 hiện hữu (ĐT 443 quy hoạch) đến giao với ĐT.437 tại xã Tân Mỹ, Huyện Lạc Sơn, chiều khoảng 9,1km, quy mô tối thiểu cấp IV miền núi.
Tuyến có điểm đầu giao với QL.6 tại xã Phong Phú, Tân Lạc và điểm cuối tại xã Tân Mỹ, Huyện Lạc Sơn. Chiều dài toàn tuyến khoảng 47,9 km, quy mô tối thiểu cấp IV miền núi.
(7) Đường tỉnh 437: Tuyến có điểm đầu giao với QL.12B tại xã Tân Mỹ, Lạc Sơn và điểm cuối giao với đường Hồ Chí Minh tại xã Ân Nghĩa, Lạc Sơn giao với đường Hồ Chí Minh. Chiều dài tuyến khoảng 6,03 Km, nâng cấp quy mô tối thiểu cấp IV miền núi.
(8) Đường 438: Quy hoạch nâng cấp ĐT.438 lên QL.37C.
(9) Đường tỉnh 438B: Điểm đầu giao với QL.438 tại xã Khoan Dụ, Lạc Thủy và điểm cuối xã An Bình, Lạc Thủy, Hòa Bình có chiều dài 24 km. Nâng cấp quy mô đường cấp III miền núi.
(10) Đường tỉnh 439: Quy hoạch kéo dài tuyến từ Cun Pheo, Mai Châu qua các xã Hang Kia, Pà Cò đến giao QL.6 tại khoảng lý trình Km53+250. Tuyến có điểm đầu giao QL.15 xã Vạn Mai, Mai Châu và điểm cuối giao với QL.6, khoảng lý trình km53+250 tại xã Pà Cò, Mai Châu. Chiều dài toàn tuyến khoảng 51,2 km, nâng cấp quy mô cấp IV miền núi.
(11) Đường tỉnh 440: Quy hoạch chuyển đoạn tuyến ĐT.436 dài 1,7km thành ĐT.440. Điều chỉnh hướng tuyến các đoạn qua xã Phong Phú và xã Quyết Chiến. Kéo dài tuyến từ xã Vân Sơn theo đường huyện ĐH.57 hướng về tỉnh Thanh Hóa, điểm cuối nối với đường tỉnh 521B của tỉnh Thanh Hóa, chiều dài khoảng 20,6 km; nâng cấp quy mô tối thiểu cấp IV miền núi.
Tuyến có điểm đầu giao QL.6 tại xã Phong Phú, Tân Lạc và điểm cuối xã Vân Sơn, Tân Lạc vị trí giáp ranh tỉnh Thanh Hóa. Chiều dài toàn tuyến khoảng 22,3km; quy mô tối thiểu cấp IV miền núi.
(12) Đường tỉnh 442: Điểm đầu giao với QL.12B tại xã Yên Trị, Yên Thuỷ và điểm cuối tại Ngọc Lương, Yên Thuỷ, Hòa Bình có chiều dài 11km, nâng cấp toàn tuyến tối thiểu đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp IV miền núi.
(13) Đường tỉnh 443: Điểm đầu giao với đường Hồ Chí Minh tại xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy đến điểm cuối xã Tự Do, huyện Lạc Sơn có chiều dài 48,3 km, nâng cấp quy mô tối thiểu cấp IV miền núi.
(14) Đường tỉnh 444: Quy hoạch kéo dài tuyến ĐT.444 đi qua xã Miền Đồi, xã Tân Lập, huyện Lạc Sơn đến điểm cuối giao với tuyến C của đường 229 tại Chợ Vó, xã Nhân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình; nâng cấp quy mô tối thiểu cấp IV miền núi.
Tuyến có điểm đầu giao với QL.6 tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong và điểm cuối tại giao với tuyến C của đường 229 tại Chợ Vó, xã Nhân Nghĩa, huyện Lạc Sơn. Chiều dài tuyến khoảng 29,4 Km, quy mô tối thiểu cấp IV miền núi.
(15) Đường tỉnh 445: Điểm đầu giao với QL.6 tại phường Kỳ Sơn, TP. Hòa Bình điểm cuối tại xã Thịnh Minh, TP. Hòa Bình có chiều dài khoảng 16,5km, nâng cấp quy mô tối thiểu cấp IV miền núi.
(16) Đường tỉnh 446: Điểm đầu giao với QL.6 tại xã Mông Hóa, TP. Hòa Bình và điểm cuối tại xã Quang Tiến, TP. Hòa Bình có chiều dài khoảng 13,2km, nâng cấp quy mô tối thiểu cấp IV miền núi.
(17) Đường 447: Điểm đầu giao với tuyến Y1 tại xã Thanh Sơn, huyện Lương Sơn và điểm cuối giao với tuyến X2 tại xã Cao Dương, huyện Lương Sơn. Chiều dài tuyến khoảng 11,8 Km, nâng cấp quy mô tối thiểu cấp IV miền núi.
(18) Đường tỉnh 448: Nhánh 1: Điểm đầu giao với đường TSA (BL – BC) tại xã Vĩnh Tiến, Kim Bôi và điểm cuối giao với QL.6 tại phường Kỳ Sơn, TP. Hòa Bình có chiều dài khoảng 24,05 km, nâng cấp quy mô tối thiểu cấp IV miền núi.
Nhánh 2: Điểm đầu từ xã Độc Lập, TP. Hòa Bình và điểm cuối giao với QL.6 tại phường Đồng Tiến, TP. Hòa Bình có chiều dài khoảng 7,19 km, nâng cấp quy mô tối thiểu cấp IV miền núi.
Nhánh 3: quy hoạch bổ sung nhánh 3, điểm đầu giao với QL.6, phường Dân Chủ đi theo hướng qua phường Quỳnh Lâm đến xã Độc Lập, TP. Hòa Bình; điểm cuối giao với nhánh 1 của tuyến có chiều dài khoảng 6 Km, quy mô tối thiểu cấp IV miền núi. Tuyến gồm có 03 nhánh, chiều dài khoảng 37,24 Km, quy mô tối thiểu cấp IV miền núi.
(19) Đường tỉnh 449: Quy hoạch kéo dài tuyến khoảng 4,7 Km đến xã Hưng Thi, huyện Lạc Thủy giao với đường Hồ Chí Minh; nâng cấp quy mô tối thiểu cấp IV miền núi.
Tuyến có điểm đầu giao với tuyến C tại xã Kim Bôi và điểm cuối đến xã Hưng Thi, huyện Lạc Thủy giao với đường Hồ Chí Minh. Chiều dài toàn tuyến khoảng 22,5 km; quy mô tối thiểu cấp IV miền núi.
(20) Đường tỉnh 450: Nâng cấp đoạn đường tỉnh ĐT.450 từ lý trình Km0+00 đến lý trình Km9+00 thành đường tránh QL.6, đoạn qua Đèo Thung Khe; nâng cấp quy mô tối thiểu cấp IV miền núi.
Tuyến có điểm đầu giao QL.6 (đề xuất quy hoạch mới) tại xã Sơn Thủy, Mai Châu và điểm cuối giáp ranh với tỉnh Sơn La, tại xã Sơn Thủy, Mai Châu. Chiều dài tuyến khoảng 23,65 km, quy mô tối thiểu cấp IV miền núi.
Đề xuất phương án quy hoạch mở tuyến đường tỉnh, liên huyện mới:
Phát triển thêm một số đường đường tỉnh, liên huyện mới với mục tiêu tăng cường kết nối trực tiếp, rút ngắn cự ly đi lại giữa tỉnh với các tỉnh lân cận và giữa các huyện với nhau.
(21) Đường tỉnh 448B (tuyến liên kết vùng): Điểm đầu giao với đường nội thị thị trấn Bo, thuộc địa phận huyện Kim Bôi, điểm cuối giao với đường Hòa Lạc – Hòa Bình tại lý trình Km23+420 thuộc địa phận thành phố Hòa Bình, chiều dài khoảng 32 Km, quy mô tối thiểu cấp IV miền núi.
Tuyến từ huyện Kim Bôi kết nối với trục cao tốc quy hoạch Hòa Lạc – Hòa Bình tại thành phố Hòa Bình đi qua thị trấn Bo, xã Vĩnh Đồng, xã Đông Bắc, xã Vĩnh Tiến, xã Bình Sơn, xã Đú Sáng thuộc huyện Kim Bôi, xã Cao Sơn thuộc huyện Lương Sơn, xã Mông Hóa thuộc thành phố Hòa Bình.
(22) Đường tỉnh 436B: Nâng cấp từ tuyến đường huyện ĐH.58, ĐH.77 Tuyến có điểm đầu giao với ĐT.440 tại xã Quyết Chiến, huyện Tân Lạc đi theo đường huyện ĐH.58 hường về xã Ngổ Luông, Ngọc Sơn đến xã Ngọc Lâu theo đường huyện ĐH.77; điểm cuối giao với ĐT.437 tại xã Ân Nghĩa huyện Lạc Sơn. Chiều dài toàn tuyến khoảng 49,4km, nâng cấp quy mô tối thiểu cấp IV miền núi.
(23) Đường tỉnh ĐT.433B: Nâng cấp từ tuyến đường huyện ĐH.32, ĐH.33, ĐH.38
Nhánh 1: điểm đầu tại xã Tú Lý giáp ranh tỉnh Phú Thọ đi theo đường huyện ĐH.32 và ĐH.33 đến UBND xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc tiếp tục kéo dài tuyến đi theo đường ven vùng hồ khoảng 7 km, chiều dài tuyến khoảng 49,5km, nâng cấp quy mô tối thiểu cấp IV miền núi.
Nhánh 2: điểm đầu tại xóm Phiếu, xã Tiền Phong, điểm cuối tại nút giao giữa đường đường huyện ĐH 38 với ĐT.433 (QL 32.D quy hoạch) ra bến Lanh, xã Cao Sơn. chiều dài tuyến khoảng 21 km, nâng cấp quy mô tối thiểu cấp IV miền núi.
Tuyến gồm 02 nhánh, chiều dài khoảng 70,5km, quy mô tối thiểu cấp IV miền núi.
(24) ĐT.434: Điểm đầu từ khoảng lý trình Km76+480 QL.6, đi về phía bên trái và qua phường Dân Chủ, phường Thống Nhất, xã Thu Phong, thị trấn Cao Phong, xã Hợp Phong đến điểm cuối lý giao với QL.12B tại xã Tây Phong, Cao Phong. Chiều dài tuyến khoảng 7km; quy mô tối thiểu đường cấp III miền núi.
(25) Đường tỉnh 445B: Điểm đầu giao với CT.03 (đoạn tuyến Hòa Lạc – Hòa Bình), tại xã Quang Tiến, TP. Hòa Bình và điểm cuối giao với ĐT.445, tại xã Thịnh Minh, TP. Hòa Bình. Chiều dài tuyến khoảng 8,3km, quy mô tối thiểu đường cấp III miền núi.
(26) Đường tỉnh 445C: Điểm đầu giao với tuyến CT.03 (đoạn tuyến Hòa Lạc – Hòa Bình) tại xã Quang Tiến, TP. Hòa Bình và điểm cuối giáp ranh tỉnh Phú Thọ, tại xã Hợp Thành, TP. Hòa Bình kết nối qua cầu Hòa Bình 7 (Quy hoạch). Chiều dài toàn tuyến khoảng 7,5 km, quy mô tối thiểu cấp III miền núi.
Tầm nhìn đến 2050
– Đường bộ cao tốc: Hoàn chỉnh mở rộng, nâng cấp tuyến đường cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu và tuyến cao tốc Bắc Nam phía Tây đoaanj tuyến Chợ Bến – Thạch Quảng theo tiêu chuẩn đường bộ cao tốc, từ 4 làn xe trở lên.
– Quốc lộ và đường đối ngoại: Hoàn chỉnh hệ thống quốc lộ trên địa bàn tỉnh theo quy mô đường cấp III miền núi. Một số tuyến quốc lộ quan trọng như QL.6, QL.12B, QL.21, QL.15, QL.6D, QL.32D… mở rộng 4 làn xe hoặc nâng cấp theo tiêu chuẩn đường bộ cao tốc. Một số tuyến đường tránh QL.6, QL.12B, QL.21, QL.32.D ưu tiên nghiên cứu, đầu tư để giảm thiểu vấn đề ùn tắc và tiềm ẩn nguy hiểm gây tai nạn trên các tuyến quốc lộ.
– Hệ thống đường tỉnh:
Đầu tư hoàn thiện các tuyến đường tỉnh có quy mô tối thiểu đạt cấp IV miền núi trở lên, đường tỉnh chính đạt cấp III miền núi; nâng cấp hệ thống đường GTNT vào cấp và đạt chuẩn theo tiêu chuẩn thiết kế đường bộ.
Xem xét đầu tư một số tuyến đường tỉnh quan trọng, đoạn đường kết nối từ đường tỉnh đến các khu công nghiệp, các khu chế biến, các tuyến đường có tính chất kết nối liên vùng theo quy mô đường cao tốc địa phương để phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh, đảm bảo có kết nối đường bộ thuận lợi với các huyện của tỉnh Sơn La, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Nam và TP. Hà Nội.
Giao thông đường thủy
Giai đoạn 2021-2030:
Đường thủy nội địa được cập nhật theo Quyết định số 1826/QĐ-TTg về Phê duyệt Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
a. Hành lang vận tải thủy: 01 hành lang vận tải thủy quốc gia qua địa bàn tỉnh Hòa Bình. Hành lang vận tải thủy Hà Nội – Việt Trì – Lào Cai: Khối lượng vận tải (27,8 ÷ 30,1) triệu tấn/năm. Phục vụ hàng hóa các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai và quốc tế.
Bao gồm các tuyến đường thủy: Tuyến Hà Nội – Việt Trì – Lào Cai chạy dọc theo sông Hồng và sông Thao; Tuyến Việt Trì – Tuyên Quang – Na Hang; Tuyến Việt Trì – Hòa Bình và các tuyến nhánh, kết nối khác…
b. Luồng tuyến: 02 tuyến vận tải thủy nội địa quốc gia qua địa bàn tỉnh Hòa Bình.
+ Tuyến đường thủy vùng hồ Thủy điện Hòa Bình – Sơn La – Lai Châu: quy mô cấp III, dài 442 Km.
+ Tuyến Việt Trì – Hòa Bình: Từ cảng Việt Trì đến cảng Hòa Bình; quy mô cấp III, dài khoảng 74 km.
c. Về cảng thủy nội địa trung ương
(1) Cụm cảng hàng hóa: Cụm cảng Hòa Bình quy hoạch tiếp nhận cỡ tàu tối đa 600T, công suất đạt 2.500 ngàn tấn/năm. Trong đó bao gồm 2 khu cảng:
– Khu cảng sông Đà: Quy hoạch đến 2030 có 03 cảng hàng hoá gồm Cảng Bến Ngọc – Hòa Bình công suất đạt 300 nghìn tấn/năm; cảng tổng hợp Sông Đà (Hưng Long) công suất đạt 900 nghìn tấn/năm; Xây dựng mới 01 cảng có công suất đạt 500 nghìn tấn/năm.
– Khu cảng vùng hồ Hòa Bình: Quy hoạch đến 2030 có 03 cảng hàng hoá gồm Cảng Ba Cấp – Hoà Bình (cảng tổng hợp), công suất đạt 400 nghìn tấn/năm, cảng Bích Hạ (cảng tổng hợp), công suất đạt 200 nghìn tấn/năm; xây dựng mới 01 cảng có công suất đạt 200 nghìn tấn/năm.
(2) Cụm cảng hành khách: Các cụm cảng khách hồ thủy điện Hòa Bình: quy hoạch tiếp nhận cỡ tàu lớn nhất 100 khách, công suất đạt 300 ngàn HK/năm.
d. Tuyến vận tải thủy địa phương
Đầu tư, phát triển luồng vận tải sông Bôi (Hòa Bình) – sông Hoàng Long – sông Đáy phục vụ phát triển, giao thương hàng hóa. e. Cảng thủy nội địa địa phương.
Quy hoạch xây dựng mới trên địa bàn tỉnh 01 cảng tổng hợp và 03 cảng hành khách:
(1) Cảng Xuân Thiện – Lạc Thủy trên bờ phải và bờ trái sông Bôi, Yên Bồng, Lạc Thủy, Hòa Bình.
– Vị trí: Trên bờ phải và bờ trái sông Bôi, Yên Bồng, Lạc Thủy, Hòa Bình.
– Chức năng: là cảng hàng tổng hợp (vừa xếp dỡ hàng hóa xi măng và hàng hóa khác) phục vụ phát triển kinh tế các huyện phía Đông – Nam của tỉnh Hòa Bình và các vùng phụ cận.
– Quy hoạch chi tiết: Cỡ tàu lớn nhất: Tiếp nhận tàu trọng tải 400T; đoàn sà lan 1600T (400 Tx4). Quy hoạch đến năm 2025: Xây dựng 10 bến bên bờ phải sông Bôi, chiều dài mỗi bến 50m; xây dựng hệ thống nhà điều hành cảng, bãi và cơ sở hạ tầng của cảng. Công suất cảng đến năm 2025 đạt 5,4 triệu tấn/năm; Diện tích sử dụng đất khoảng 20 ha.
Định hướng đến năm 2030: Xây dựng thêm 05 bến bên bờ trái sông Bôi, chiều dài mỗi bến 50m. Tổng công suất cảng đạt 8,2 triệu tấn/ năm; Diện tích sử dụng đất khoảng 30 ha.
(2) Cảng Hiền Lương (nâng cấp bến thủy nội địa Hiền Lương)
– Vị trí: xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc.
– Chức năng: là cảng hàng tổng hợp phục vụ phát triển kinh tế các huyện Đà Bắc.
– Quy hoạch chi tiết: Cỡ tàu lớn nhất: Tiếp nhận tàu trọng tải 400T. Quy hoạch đến năm 2030: Công suất cảng đạt 0,5 triệu tấn/ năm; Diện tích sử dụng đất khoảng 2-3 ha.
(3) Cảng Thung Nai
– Vị trí: Nằm trên nhánh ngập Bình Thanh bờ phải hồ Hòa Bình (Km16+700), thuộc xã Thung Nai, Cao Phong, Hòa Bình
– Chức năng: Cảng hành khách đón trả khách du lịch
– Quy hoạch chi tiết: tiếp nhận cỡ tàu lớn nhất có trọng tải 300 khách Đến 2025 mở rộng cảng phía hạ lưu 500m, mở rộng hạ tầng bến bãi, nâng cao chất lượng dịch vụ khách du lịch, nâng phạm vi vùng đất của cảng lên 10ha; xây dựng bổ sung thêm 3 cầu bến. Công suất đến năm 2025 đạt 320.000 HK/năm, đến 2030 đạt 460.000 HK/năm.
(4) Cảng Đảo Sung
– Vị trí: Lòng hồ Hòa Bình (km23+800) xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc
– Chức năng: Cảng hành khách đón trả khách du lịch
– Quy hoạch chi tiết: tiếp nhận cỡ tàu lớn nhất có trọng tải 300 khách Đến 2025 xây dựng mới cảng chiều dài 200m, xây dựng hệ thống đường bến nghiêng dạng kè bờ bao quanh mom của đảo; xây dựng khu nhà bán vé phục vụ khách lên xuống bến; xây dựng hệ thống nhà điều hành cảng, cơ sở hạ tầng của cảng.
Công suất đến năm 2025 đạt 150.000 HK/năm, đến 2030 đạt 217.000 HK/năm. Diện tích sử dụng đất khoảng 2 ha.
(5) Cảng vinh Ngòi Hoa
– Vị trí: Trên nhánh ngập Ngòi Hoa, bờ phải hồ Hòa Bình (km23+500), thuộc xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình
– Chức năng: Cảng hành khách đón trả khách du lịch
– Quy hoạch chi tiết: tiếp nhận cỡ tàu lớn nhất có trọng tải 300 khách Đến 2025 xây dựng mới cảng chiều dài 200m, xây dựng hệ thống đường bến nghiêng dạng kè bờ bao quanh mom của đảo; xây dựng khu nhà bán vé phục vụ khách lên xuống bến; xây dựng hệ thống nhà điều hành cảng, cơ sở hạ tầng của cảng.
Công suất đến năm 2025 đạt 120.000 HK/năm, đến 2030 đạt 185.000 HK/năm. Diện tích sử dụng đất khoảng 2 ha.
f. Bến thủy nội địa
– Cải thiện cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảo an toàn giao thông đường thủy, nâng cao chất lượng dịch vụ tại các bến, đáp ứng nhu cầu xếp dỡ hàng hóa và phục vụ hành khách ngày càng tốt hơn. Đưa vào quy hoạch các bến mới phù hợp với điều kiện tự nhiên phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
– Quy hoạch trên địa bàn tỉnh 32 khu bến bao gồm 108 bến và cụm bến thuộc khu vực hồ Hòa Bình, sông Bôi, sông Đà và sông Mã. (41 bến hàng hóa, 25 bến hành khách, 39 bến tổng hợp và 3 bến khách ngang sông.
(1) Hồ Hòa Bình
– Quy hoạch trên khu vực hồ Hòa Bình 16 khu bến trong đó có tổng 44 bến thủy nội địa trên Hồ Hòa Bình thuộc huyện Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc, Mai Châu, bao gồm: 19 bến hành khách và 25 bến tổng hợp.
(2) Sông Đà
– Quy hoạch trên sông Đà 8 khu bến trong đó có tổng 40 bến bao gồm 21 bến hàng hóa, 2 bến hành khách, 14 bến tổng hợp và 3 bến khách ngang sông (Một số bến thuộc khu bến trên Hồ Hòa Bình).
(3) Sông Bôi
– Quy hoạch trên sông Bôi 6 khu bến gồm 21 bến thủy nội địa thuộc các xã ven sông Bôi từ xã Yên Bồng đến xã Hưng Thi. Bao gồm 18 bến hàng hóa và 03 bến hành khách ở bờ trái khu vực hấp dẫn là khu du lịch Hang Luồn, nhà máy in tiền và các địa điểm danh lam thắng cảnh của huyện Lạc Thủy.
(4) Sông Mã
– Quy hoạch trên sông Mã 2 khu bến gồm 3 bến hàng hóa thuộc xã Vạn Mai và Mai Hịch huyện Mai Châu.
g. Bến thủy phi cơ (tầm nhìn đến năm 2050)
Nghiên cứu đầu tư 03 bến thủy phi cơ trên khu vực lòng hồ Hoà Bình: 01 bến trên khu vực ở cảng Bích Hạ; 01 bến dự kiến gần khu vực cảng vịnh Ngòi Hoa và 01 bến ở khu vực cảng Đảo Sung nhằm thu hút đầu tư, phát triển du lịch, dịch vụ phù hợp với tiềm năng của tỉnh.
Tầm nhìn đến 2050:
Tiếp tục duy trì, khai thác các tuyến đường thủy hiện có và xây dựng, nâng cấp cải tạo các cảng và bến khách đạt tiêu chuẩn. Nghiên cứu việc đầu tư các âu thuyền nếu nhu cầu cao hoặc đầu tư hệ thống chuyển tải qua các khu vực đập thủy điện để phát huy tối đa hiệu quả khai thác của các tuyến thủy nội địa.
Bổ sung bến, cảng, cụm cảng để phát huy hiệu quả khai thác các tuyến thủy nội địa. Phát triển các tuyến ngắn phục vụ du lịch lòng hồ (kết hợp các dịch vụ du lịch khác).
Giao thông đường sắt
Phương án quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 Nghiên cứu phát triển tuyến đường sắt Hà Nội – Hòa Bình, tuyến được thiết kế đi chung với đường sắt đô thị kết nối tuyến đường sắt đô thị số 5 của Hà Nội (đường Văn Cao – Ngọc Khánh – Đại lộ Thăng Long – Vành đai 4 – Hòa Lạc): Đoạn từ Nam Hồ Tây – Nguyễn Chí Thanh – Trần Duy Hưng – Trung tâm Hội nghị Quốc gia đi ngầm, đoạn tiếp theo đi trên mặt đất hoặc đi cao trong phạm vi dải phân cách giữa của Đại lộ Thăng Long – đường cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình – đi giữa dải phân cách tuyến QL.6 – điểm cuối tuyến là nhà ga khu vực nút giao Cao tốc Hòa lạc – Hòa Bình và QL.6.
Tổng số ga trên tuyến là 18 ga và 02 đề pô tại Sơn đồng (Hoài Đức) và đường Hòa Lạc.
Tổng hợp bởi DUan24h.net