Mục lục

    Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050:  TP Hòa Bình, Cao Phong, Đà Bắc, Kim Bôi, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Lương Sơn, Mai Châu, Tân Lạc, Yên Thủy.

    Vị trí địa lý tỉnh Hòa Bình

    Hoà Bình thuộc vùng TD&MNPB, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội. Trung tâm TP Hòa Bình cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 75km, cách sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 90 km và cách cảng biển Hải Phòng khoảng 170 km.

    Nằm ở vị trí cửa ngõ của vùng Tây Bắc, Hòa Bình tiếp giáp với thủ đô Hà Nội về phía Đông, phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ; phía Tây giáp tỉnh Sơn La và Thanh Hoá, phía Đông Nam giáp tỉnh Hà Nam, Ninh Bình. Đặc biệt tuyến đường Hòa Lạc – Hòa Bình và đường Quốc lộ (QL) 6 chạy qua địa bàn tỉnh khiến cho việc kết nối giữa Hoà Bình với các tỉnh trong khu vực khá thuận lợi.

    Vị trí địa lý của Hòa Bình có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và đô thị hóa, đưa Hòa Bình trở thành trung tâm kinh tế văn hóa của vùng Tây Bắc hiện nay và trong tương lai.

    Hòa Bình còn có vai trò rất quan trọng đối với vùng Tây Bắc và cả nước trong việc kết nối với các địa phương khác về du lịch, văn hoá, cung cấp nguồn nhân lực cho các địa phương lân cận.


    Quy hoạch xây dựng 2 đô thị và 8 vùng huyện tại tỉnh Hòa Bình

    1. Thành phố Hòa Bình

    Thành phố Hòa Bình được định hướng phát triển trở thành đô thị loại II vào năm 2025. Đây sẽ là hạt nhân phát triển của tiểu vùng Tây Bắc, đóng vai trò là cửa ngõ giao lưu giữa tiểu vùng Tây Bắc và Thủ đô Hà Nội. Thành phố sẽ trở thành trung tâm hành chính, chính trị, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế của tỉnh. Đặc biệt, nơi đây còn có vị trí quốc phòng, an ninh quan trọng ở phía Tây vùng Thủ đô.

    2. Thị xã Lương Sơn

    Thị xã Lương Sơn được phấn đấu để trở thành đô thị loại III vào năm 2030, bao gồm 08 đơn vị hành chính cấp phường và 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Đây sẽ là đầu mối giao lưu kinh tế, văn hóa – xã hội giữa miền núi Tây Bắc với vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Thủ đô.

    3. Vùng huyện Cao Phong

    Huyện Cao Phong có tiềm năng phát triển kinh tế đa dạng với các lĩnh vực nông – lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ du lịch.

    4. Vùng huyện Kim Bôi

    Huyện Kim Bôi ưu tiên phát triển du lịch với tiềm năng thiên nhiên phong phú, đặc biệt là tài nguyên nước khoáng thiên nhiên. Ngoài ra, nơi đây còn phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp chuyên canh và lâm nghiệp.

    5. Vùng huyện Đà Bắc

    Huyện Đà Bắc được định hướng trở thành vùng động lực phát triển du lịch sinh thái cấp quốc gia, nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi giải trí. Huyện này cũng phát triển sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, vùng sản xuất xanh và bảo tồn thiên nhiên, đồng thời cung cấp nguyên liệu gỗ và là vùng giao thương quan trọng trên hành lang đường CT.03.

    6. Vùng huyện Mai Châu

    Huyện Mai Châu phát triển thương mại – dịch vụ, nông lâm nghiệp thủy sản giá trị cao, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng xanh và bền vững. Đây là vùng mang bản sắc văn hóa của dân tộc Thái và dân tộc Mông, có sức hấp dẫn và cạnh tranh cao, thích ứng với xu thế hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu.

    7. Vùng huyện Tân Lạc

    Huyện Tân Lạc phát triển kinh tế tổng hợp, thương mại – dịch vụ, nông lâm thủy sản giá trị cao, và công nghiệp địa phương. Du lịch ở đây sẽ gắn với bảo tồn văn hóa cộng đồng và sinh thái của tỉnh Hòa Bình.

    8. Vùng huyện Yên Thủy

    Huyện Yên Thủy được định hướng phát triển công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp chuyên canh và lâm nghiệp gắn với du lịch. Huyện này có kết nối thuận tiện với các hành lang kinh tế quốc gia quan trọng như đường CT.02 và QL.12B.

    9. Vùng huyện Lạc Sơn

    Huyện Lạc Sơn sẽ phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến chế tạo tập trung, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, khám phá và chữa bệnh, gắn với bản sắc văn hóa dân tộc Mường và nền văn hóa Hòa Bình.

    10. Vùng huyện Lạc Thủy

    Huyện Lạc Thủy phát triển công nghiệp đa ngành, chế biến, chế tạo, công nghiệp sản xuất vật liệu, du lịch lịch sử và văn hóa, cùng với sản xuất nông nghiệp chất lượng cao.

    Phát triển các hành lang kinh tế

    Hành lang kinh tế Đông – Tây (gắn với Quốc lộ 6 và Cao tốc CT.03)

    Phát triển Hành lang kinh tế Đông – Tây tỉnh Hòa Bình là một bộ phận của hành lang kinh tế Điện Biên – Sơn La – Hòa Bình – Hà Nội (một hành lang kinh tế Đông – Tây quan trọng được xác định trong Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050). – Hành lang kinh tế này gồm 2 nhánh:

    + Nhánh hiện hữu: Gắn với Quốc lộ 6 qua huyện Lương Sơn (giáp Thành phố Hà Nội) – TP Hòa Bình – Cao Phong – Tân Lạc – Mai Châu (giáp tỉnh Sơn La) và Cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình từ TP Hòa Bình đi Hà Nội.

    + Nhánh sẽ hình thành đầy đủ trong tương lai: Gắn với Cao tốc CT.03 (Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên); trong đó trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đoạn Hòa Lạc – Hòa Bình đã đưa vào khai thác, đoạn Hòa Bình – Mộc Châu được đầu tư trong kỳ quy hoạch.

    – Đẩy mạnh xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông kết nối trên hành lang kinh tế:

    + Mở rộng đường cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình lên 06 làn cao tốc (đồng thời tiếp tục dự trữ quỹ đất hai bên đường). Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 và xây dựng một số tuyến tránh đô thị (thị trấn Lương Sơn, thị trấn Mãn Đức, thị trấn Cao Phong), tránh các khu vực khó khăn cho lưu thông (Đèo Thung Khe, Dốc Cun). Nâng cấp, cải tạo một số tuyến đường tỉnh, đường huyện kết nối với các trục hành lang để tăng hiệu ứng lan tỏa từ hành lang kinh tế ra các địa bàn lân cận.

    + Xây dựng đường cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu với 04 làn xe. Đầu tư Quốc lộ 32D trên cơ sở đường tỉnh ĐT.433, nâng cấp đường tỉnh ĐT.433B để nâng cao hiệu quả kết nối với đường cao tốc, mở ra không gian phát triển mới, tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển du lịch, dịch vụ và từng bước phát triển hoạt động sản xuất công nghiệp phù hợp với địa bàn trên cơ sở bảo đảm các yêu cầu về môi trường.

    – Phát triển theo hành lang để tăng cường kết nối trong nội bộ tỉnh và giữa tỉnh Hòa Bình với các địa phương trong và ngoài vùng, tập trung vào các kết nối sau:

    + Kết nối du lịch: Kết nối giữa các trung tâm du lịch như Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình với Khu du lịch quốc gia Mộc Châu của tỉnh Sơn La, và kết nối với thị trường khách du lịch (Hà Nội). Đẩy mạnh phát triển du lịch, dịch vụ tại các khu vực phía Nam hồ Hòa Bình như các xã Thung Nai (huyện Cao Phong), Suối Hoa (huyện Tân Lạc); phát triển các khu nghỉ dưỡng tại huyện Mai Châu kết hợp với du lịch cộng đồng. Hình thành tuyến du lịch văn hóa Mường giữa các địa phương trong tỉnh. Tại TP. Hòa Bình và huyện Lương Sơn đẩy mạnh phát triển một số sản phẩm du lịch như các khu nghỉ dưỡng, sân golf để đáp ứng nhu cầu lớn của du khách.

    + Kết nối sản xuất công nghiệp: Ưu tiên kết nối sản xuất công nghiệp giữa Hòa Bình – Hà Nội trên cơ sở khai thác lợi thế kết nối từ đường cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình. Chú trọng kêu gọi các dự án đầu tư có liên kết với hoạt động sản xuất, nghiên cứu tại khu công nghệ cao Hòa Lạc, nhất là các dự án ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số. Tăng cường kết nối về công nghiệp chế biến nông, lâm sản và vùng nguyên liệu giữa Hòa Bình – Sơn La.

    + Kết nối đào tạo, khoa học công nghệ: Tăng cường liên kết về đào tạo, khoa học công nghệ với các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học, công nghệ của Thành phố Hà Nội.

    – Tăng cường hiệu ứng lan tỏa của đô thị theo trục hành lang gắn với phát triển kinh tế đô thị. Thành phố Hòa Bình tiếp tục củng cố phát triển chỉ tiêu hạ tầng đô thị loại II. Nâng cấp thị trấn Mai Châu (huyện Mai Châu), thị trấn Mãn Đức (huyện Tân Lạc) đạt đô thị loại IV. Thành lập các đô thị (thị trấn) mới: Dũng Phong (huyện Cao Phong), Phong Phú (huyện Tân Lạc).

    Hành lang kinh tế phía Đông (gắn với đường Hồ Chí Minh và Cao tốc CT.02)

    Phát triển hành lang kinh tế phía Đông tỉnh Hòa Bình gắn với đường Hồ Chí Minh và đường cao tốc CT.02 qua Lương Sơn (giáp Thành phố Hà Nội) – Lạc Thủy – Yên Thủy – Lạc Sơn (giáp tỉnh Thanh Hóa).

    Định hướng đoạn Lương Sơn – Lạc Thủy trở thành một phần trong vành đai công nghiệp – đô thị – dịch vụ gắn với đường Vành đai 5 vùng Thủ đô Hà Nội (vành đai được xác định trong Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050).

    Đẩy mạnh xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông để tạo điều kiện kết nối thuận lợi. Mở rộng, nâng cấp hệ thống đường tỉnh, đường huyện kết nối với trục hành lang để tăng hiệu ứng lan tỏa trong tỉnh.

    Đầu tư xây dựng, nâng cấp các tuyến liên kết với các tỉnh khác có kết nối vào hành lang (như Quốc lộ 12B, Quốc lộ 37C đi Ninh Bình, Quốc lộ 21 đi Hà Nam).

    Tăng cường kết nối công nghiệp Hòa Bình với Hà Nội nói riêng, vùng Đồng bằng sông Hồng nói chung để tập trung phát triển dải công nghiệp từ Lương Sơn – Lạc Thủy với hệ thống các KCCN trên cơ sở khai thác lợi thế từ đường Hồ Chí Minh và Cao tốc CT.02.

    Tiếp tục triển khai các KCN Bình Phú, Nhuận Trạch; xúc tiến thành lập và thu hút nhà đầu tư hạ tầng các KCN Tân Vinh, Thanh Cao, Thanh Hà.

    Phát triển mới chuỗi KCN gắn với đô thị, dịch vụ tại các huyện Yên Thủy và Lạc Sơn như các KCN – đô thị – dịch vụ Bảo Hiệu, Tân Phong, các KCN Lạc Thịnh, Yên Thịnh.

    Tăng cường kết nối thông qua tuyến vành đai để nâng cao hiệu quả tổng hợp. Thúc đẩy hình thành các quan hệ liên kết giữa các KCCN. Mở rộng đô thị gắn với phát triển công nghiệp; đẩy mạnh các loại hình dịch vụ tại các đô thị nhằm không ngừng cải thiện chất lượng cuộc sống nhân dân và cung cấp dịch vụ hỗ trợ, nâng cao hiệu quả sản xuất công nghiệp.

    Nâng cấp, hiện đại hóa đô thị. Thành lập Thị xã Lương Sơn đạt tiêu chí đô thị loại III. Thành lập thị trấn Ân Nghĩa (huyện Lạc Sơn). Tiếp tục củng cố, hoàn thiện hạ tầng các đô thị trên tuyến hành lang để thực hiện tốt chức năng trung tâm dịch vụ, đầu mối kết nối và lan tỏa phát triển tại các địa bàn.

    Bản đồ, tài liệu quy hoạch tỉnh Hòa Bình

    Quyết định số 1648/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

    Báo cáo thuyết minh quy hoạch tỉnh Hòa Bình

    1. Bản đồ vị trí và mối quan hệ của tỉnh

    2.1 Bản đồ hiện trạng điều kiện tự nhiên

    2.2. Bản đồ hiện trạng kinh tế xã hội

    2.3. Bản đồ hiện trạng KCN, CCN

    2.4. Bản đồ hiện trạng nông lâm thủy sản

    2.5. Bản đồ hiện trạng Du lịch, Dịch vụ, Di tích

    2.6. Bản đồ hiện trạng VHTT, GD, Y TẾ, ASXH

    2.7. Bản đồ hiện trạng viễn thông, lưới điện và thông tin truyền thông

    2.8. Bản đồ hiện trạng phát triển đô thị nông thôn

    2.9. Bản đồ hiện trạng hạ tầng giao thông

    2.10. Bản đồ hiện trạng KCHT phòng chống thiên tai, cấp nước, xlnt

    2.11. Bản đồ hiện trạng tự nhiên và đa dang sinh học

    2.12. Bản đồ hiện trạng thăm dò, khai thác, bảo vệ tài nguyên

    2.13. Bản đồ hiện trạng bảo vệ tài nguyên nước

    2.14. Bản đồ hiện trang sử dụng đất

    3. Bản đồ đánh giá đất đai theo mục đích sử dụng

    4. Bản đồ phương án quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn

    5. Bản đồ phương án tổ chức không gian và phân vùng chức năng

    6.1. Bản đồ phương án du lịch, dịch vụ

    6.2. Bản đồ phương án HTXH.VHTT.GDDT.GDNN.YTE.ASXH.KHCN

    6.3. Bản đồ phương án KCN, CCN

    7.1. Bản đồ phương án hạ tầng giao thông

    7.2. Bản đồ phương án mạng lưới điện, TTTT, VTTT

    7.3. Bản đồ vùng khó khăn

    8. Bản đồ phương án quy hoạch sử dụng đất

    9.1. Bản đồ phương án thăm dò, khai thác TNTN

    9.2. Bản đồ phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ TNTT nước

    10.1. Bản đồ phương án môi trường tự nhiên và đa dạng sinh học

    10.2. Bản đồ phương án phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu

    11. Bản đồ phương án vùng huyện (Bản đồ 1; Bản đồ 2)

    12. Bản đồ dự án ưu tiên đầu tư

    Tổng hợp bởi Duan24h.net

    Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
    TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
    | FACEBOOK
    Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây