Quy hoạch hệ thống đô thị tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gồm thành phố Vinh, 3 thị xã : Cửa Lò, Hoàng Mai, Thái Hòa và 17 huyện : Anh Sơn, Con Cuông, Diễn Châu, Đô Lương, Hưng Nguyên, Kỳ Sơn, Nam Đàn, Nghi Lộc, Nghĩa Đàn, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Quỳnh Lưu, Tân Kỳ, Thanh Chương, Tương Dương, Yên Thành.
Phương án quy hoạch hệ thống đô thị tỉnh Nghệ An
Kịch bản phát triển không gian theo các giai đoạn
a) Giai đoạn 2021-2025: Phát triển mở rộng các đô thị hiện trạng, phát triển các xã có điều kiện đô thị hóa mạnh thành thị trấn và chuẩn bị các điều kiện thành lập phường. Giai đoạn này phát triển đô thị trọng tâm là Tp. Vinh và vùng phụ cận để tạo động lực cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nghệ An.
b) Giai đoạn 2026-2030: Nâng cấp đồng thời các đô thị hiện trạng thành các trung tâm cấp vùng như Hoàng Mai, Thái Hòa lên đô thị loại III, nâng cấp và thành lập các thị xã Diễn Châu, Đô Lương. Nâng cấp và mở rộng các thị trấn huyện lỵ và thành lập mới các thị trấn trung tâm tiểu vùng thuộc các huyện miền núi phía Tây.
c) Giai đoạn 2031-2040: Phát triển mở rộng các vùng đô thị hóa thành mạng lưới theo các phân vùng đô thị hóa có kết cấu không gian, hạ tầng và dịch vụ đồng bộ.
d) Giai đoạn 2041-2050: Phát triển không gian đô thị, nông thôn và hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên thành không gian nhất thể, kết nối hài hòa, hấp dẫn và phát triển bền vững, mang đặc trưng riêng theo các tiểu vùng.
Phương án phát triển đến năm 2025
Giai đoạn 2021 – 2025: Thực hiện mở rộng địa giới hành chính Tp. Vinh (Tp. Vinh, Tx. Cửa Lò và sát nhập các xã của huyện Nghi Lộc nằm trong hành lang Vinh – Cửa Lò); Nâng cấp đô thị hóa 2 huyện có quy mô dân số cao thành thị xã gồm Diễn Châu; Đô Lương. Quy hoạch phát triển mở rộng các thị trấn huyện lỵ. Nâng cấp 1 số xã đạt tiêu chí đô thị loại V. Đến năm 2025, toàn tỉnh có 28 đô thị các loại. Cụ thể như sau:
a) Nhóm thành phố, thị xã, gồm 05 đô thị gồm:
+ 01 thành phố là đô thị loại I (sáp nhập Tx. Cửa Lò và 1 số xã huyện Nghi Lộc, huyện Hưng Nguyên vào Tp. Vinh theo Quy hoạch chung xây dựng Tp. Vinh và vùng phụ cận đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 52/QĐ-TTg ngày 14/1/2015);
Kiến nghị xem xét việc mở rộng địa giới hành chính Tp. Vinh gồm Tx. Cửa Lò và một số xã thuộc huyện Nghi Lộc. Giữ lại phần lớn diện tích tự nhiên của huyện Nghi Lộc và huyện Hưng Nguyên để đảm bảo yêu cầu đơn vị hành chính cấp huyện và phát triển theo mô hình thị xã vệ tinh cho Tp. Vinh.
+ 02 thành phố/ thị xã là đô thị loại III (thành phố Hoàng Mai; Tx. Thái Hòa);
+ 02 thị xã là đô thị loại IV (Thị xã Diễn Châu; thị xã Đô Lương);
b) Nhóm thị trấn: Gồm khoảng 22 thị trấn huyện lỵ hoặc tiểu vùng, gồm:
+ 15 thị trấn huyện lỵ, giảm 02 thị trấn: Diễn Châu; Đô Lương; do được nâng cấp thành phường thuộc thị xã. Trong đó có 04 thị trấn phấn đấu đạt tiêu chí đô thị loại IV gồm: thị trấn Nam Đàn; thị trấn Con Cuông, Thị trấn Anh Sơn, Thị trấn Yên Thành.
+ 02 thị trấn hiện có, gồm: Sơn Hải (Quỳnh Lưu); Sông Dinh (Qùy Hợp).
+ Thành lập mới 07 thị trấn tiểu vùng thuộc huyện từ các xã, thị tứ hiện có đủ điều kiện thành lập thị trấn và xây dựng thành phường.
Phương án phát triển đô thị đến năm 2030
Giai đoạn 2026 – 2030 tiếp tục đầu tư, chỉnh trang và nâng cấp các đô thị hiện có, đồng thời nghiên cứu nâng cấp, sáp nhập một số đô thị trên địa bàn tỉnh. Đến năm 2030, toàn tỉnh có khoảng 30 đô thị.
a) Nhóm thành phố, thị xã có khoảng 05 đô thị, gồm:
+ 01 thành phố là đô thị loại I (sáp nhập Tx. Cửa Lò và 1 số xã huyện Nghi Lộc, huyện Hưng Nguyên vào Tp. Vinh theo Quy hoạch chung xây dựng Tp. Vinh và vùng phụ cận đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 52/QĐ-TTg ngày 14/1/2015 trước năm 2025); Diện tích tự nhiên khoảng khoảng 250 km2; Dân số đến năm 2030 khoảng 900.000 người, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 78-90%.
+ 02 thành phố là đô thị loại III gồm: thành phố Hoàng Mai (Diện tích tự nhiên khoảng 171,78 km2; Dân số đến năm 2030 khoảng 180.000 người; Tỷ lệ đô thị hóa khoảng 100%); Thành phố Thái Hòa (Diện tích tự nhiên khoảng 134,91 km2; Dân số đến năm 2030 khoảng 98.500 người; Tỷ lệ đô thị hóa khoảng 100%);
+ 02 thị xã là đô thị loại III gồm: Thị xã Diễn Châu (Diện tích tự nhiên khoảng 306,93 km2; Dân số đến năm 2030 khoảng 380.000 người; Tỷ lệ đô thị hóa khoảng 63%); thị xã Đô Lương (Diện tích tự nhiên khoảng 353,72 km2; Dân số đến năm 2030 khoảng 260.000 người; Tỷ lệ đô thị hóa khoảng 50%);
b) Nhóm thị trấn: Gồm 15 thị trấn huyện lỵ và 10 – 20 thị trấn tiểu vùng thuộc huyện, gồm:
+ 15 thị trấn huyện lỵ (giảm 02 thị trấn so với hiện nay do sáp nhập, nâng cấp các huyện lên thị xã) gồm:
+ 10 – 20 thị trấn tiểu vùng, trong đó thành lập thêm các thị trấn thuộc các huyện phía Tây và các thị trấn gắn với cửa khẩu. Đạt trung bình có 2 -3 đô thị /huyện.
c) Phát triển các xã, các thị tứ (tại các khu vực tập trung dân cư) làm cơ sở nâng cấp thành lập thị trấn hoặc thành lập phường (thuộc thị xã) vào các giai đoạn tiếp theo.
Phương án phát triển các đô thị động lực tỉnh Nghệ An
Đô thị Vinh mở rộng
a) Phạm vi: gồm toàn bộ địa giới hành chính TP Vinh, TX Cửa Lò, một phần huyện Nghi Lộc, huyện Hưng Nguyên theo định hướng Quy hoạch chung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và mở rộng không gian phát triển kết nối tới các huyện lân cận và mở rộng kết nối sang huyện Nghi Xuân – tỉnh Hà Tĩnh. Phương án mở rộng địa giới hành chính được thực hiện theo lộ trình từng giai đoạn để phù hợp với quy định của Nhà nước đối với đơn vị hành chính cấp Thành phố thuộc Tỉnh.
b) Tính chất chức năng:
- Mở rộng không gian lãnh thổ thành phố Vinh theo Quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 52/QĐ-TTg ngày 14/01/2015 và Quyết định số 827/QĐ-TTg, ngày 12/6/2020;
- Phát triển Thành phố thành trung tâm kinh tế văn hóa và dịch vụ của Vùng Bắc Trung Bộ;
- Phát triển đô thị gắn với công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ chất lượng cao.
c) Quy mô dân số: quy mô dân số toàn đô thị đến năm 2025 khoảng 667.000 người, trong đó dân số nội thành khoảng 520.000 người; tầm nhìn đến năm 2030 là thành phố 900.000 người, dân số nội thị khoảng 700.000 người.
d) Hướng phát triển trọng tâm:
Phát triển dịch vụ đa ngành, đa lĩnh vực; trọng tâm là các ngành công nghiệp sạch, công nghệ cao, tổ hợp khu công nghiệp và đô thị dịch vụ; phát triển du lịch văn hóa – lịch sử, sinh thái, phát huy bản sắc xứ Nghệ và các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng lớn.
Phát triển Tp. Vinh mở rộng (theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt) kết hợp với vùng liên huyện lân cận (Vinh, Cửa Lò, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn) tiếp tục trở thành vùng trọng tâm, chủ đạo phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh, tiếp tục phát triển Tp. Vinh trở thành trung tâm về kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ của vùng Bắc Trung Bộ. Trong đó, khu vực Tp. Vinh hiện hữu tiếp tục phát triển hoàn thiện các chức năng về dịch vụ thương mại cấp vùng, giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực, hình thành mới
các trung tâm về khoa học công nghệ.
Phát triển hệ thống các trung tâm chức năng gắn với địa bàn mở rộng, tạo nên các chức năng vệ tinh cho trung tâm hiện hữu như: phát triển Cửa Lò thành trung tâm dịch vụ du lịch biển; Nghi Lộc trở thành trung tâm công nghiệp cảng biển; Nam Đàn trở thành trung tâm du lịch văn hóa và sinh thái; Hưng Nguyên trở thành trung tâm nông nghiệp sinh thái và công nghệ cao.
Khai thác phát triển khu vực sân bay Vinh trở thành trung tâm về dịch vụ thương mại, logistics và du lịch quốc tế, tạo kết nối quốc tế cho tỉnh Nghệ An và vùng Bắc Trung Bộ thông qua đường hàng không. Khu vực xung quanh sân bay được quy hoạch phát triển theo mô hình đô thị sân bay, trong đó ưu tiên bố trí quỹ đất dự trữ cho nhu cầu phát triển mở rộng trong tương lai.
Khai thác phát triển khu vực sông Lam, cửa Hội trở thành đầu mối về vận tải hành khách, dịch vụ du lịch trên biển, trên sông, từ đó khai thác phát triển hành lang dọc tuyến sông Lam trở thành trọng tâm phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, cửa ngõ đường biển đón khách du lịch đường biển.
Khai thác vùng đệm bao quanh trung tâm Tp. Vinh hiện có để phát triển các chức năng dịch vụ sinh thái, dịch vụ công cộng, dịch vụ du lịch như trường đào tạo, trung tâm ý tế, khu vực nghiên cứu khoa học, sân golf …
Triển khai đề án nghiên cứu phương án mở rộng địa giới hành chính Tp. Vinh theo các giai đoạn phát triển làm cơ sở có phương án điều chỉnh quy hoạch phát triển Tp. Vinh và tổ chức bộ máy, chính sách phát triển kinh tế xã hội phù hợp và hạn chế các tác động tiêu cực do mở rộng địa giới hành chính, sát nhập, đổi tên làm ảnh hưởng tới các vấn đề kinh tế xã hội.
Đô thị Hoàng Mai
a. Phạm vi: phát triển trên địa giới hành chính Thị xã Hoàng Mai hiện hữu, mở rộng không gian phát triển đô thị ra khu vực huyện Quỳnh Lưu và kết nối không gian, hạ tầng kỹ thuật với khu vực Thái Hòa – Nghĩa Đàn và Khu kinh tế Nghi Sơn;
b. Tính chất, chức năng:
- Đô thị động lực, hạt nhân của vùng Nam Thanh Bắc Nghệ với tính chất là đô thị công nghiệp, dịch vụ;
- Trung tâm kinh tế, văn hóa – xã hội và khoa học kỹ thuật phía Bắc của tỉnh;
- Trung tâm thương mại, dịch vụ du lịch sinh thái biển và Văn hóa Tâm linh;
- Đầu mối giao thông phía Bắc tỉnh Nghệ An; vùng có vị trí quan trọng về chính trị, an ninh quốc phòng.
c. Quy mô: Đến năm 2025: khoảng 136.500 người; đến năm 2030: khoảng: 180.000 người. quy mô đất xây dựng đô thị tăng thêm đến năm 2025 khoảng 400 ha và đến năm 2030 khoảng 800 ha.
d. Hướng phát triển trọng tâm: Phát triển Tx. Hoàng Mai gắn với đề án mở rộng khu kinh tế Nghệ An theo hướng đô thị, dịch vụ, công nghiệp cảng, kết nối phát triển với Khu kinh tế Nghi Sơn, trở thành vùng động lực phát triển kinh tế quan trọng của khu vực phía Bắc Tỉnh Nghệ An, cụ thể hóa định hướng xây dựng Khu kinh tế Nghệ An trở thành đột phá chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2030.
Trong đó, dành tối đa mặt bằng, quỹ đất khu vực Hoàng Mai để phát triển công nghiệp, công nghệ cao, dịch vụ cảng biển tổng hợp, dịch vụ hỗ trợ nghề cá. Khai thác các khu vực có điều kiện cảnh quan đẹp như bờ biển, hồ, núi để phát triển các dự án du lịch nghỉ dưỡng cao cấp. Kết nối phát triển Hoàng Mai và Quỳnh Lưu trở thành không gian phát triển kinh tế thống nhất, tối ưu hóa tiềm năng lợi thế, điều kiện quỹ đất và nguồn nhân lực.
Dành không gian ven biển (từ quốc lộ 1 ra biển) để phát triển kinh tế biển, các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu du lịch biển, cảng biển; khu vực từ quốc lộ 1 đến hành lang cao tốc Bắc Nam dành cho phát triển công nghiệp và dịch vụ logistics. Kết hợp 2 địa bàn
để có phương án phát triển dân cư tập trung, đồng bộ về cơ sở hạ tầng đô thị, tránh phát triển lan tỏa.
Đô thị Thái Hòa
a. Phạm vi: Gồm toàn bộ địa giới hành chính Tx. Thái Hòa bao gồm 9 đơn vị hành chính cấp xã (4 phường, 5 xã). Phạm vi nghiên cứu kết nối mở rộng ra khu vực huyện Nghĩa Đàn.
b. Tính chất, chức năng:
- Đô thị trung tâm vùng Tây Bắc Nghệ An, cửa ngõ quan trọng về kinh tế – xã hội với đa ngành, lĩnh vực: thương mại, dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, văn hóa, du lịch;
- Đầu mối kết nối giao thông, giao thương buôn bán, trao đổi hàng hóa của các huyện ven biển và vùng miền núi phía Tây Bắc Nghệ An;
- Khu vực có ý nghĩa an ninh quốc phòng quan trọng.
c. Quy mô: Diện tích tự nhiên toàn đô thị khoảng 135,14 km²; quy mô dân số toàn đô thị đến năm 2025 khoảng 78.000 người, trong đó dân số nội thành khoảng 41.000 người; chiếm 52,56%, Tỷ lệ đô thị hóa là 52,3%; đến năm 2030 khoảng 98.500 người, dân số thành thị khoảng 60.000 người; chiếm 60,9%; Tỷ lệ đô thị hóa là 60-70%.
d. Hướng phát triển trọng tâm: Mở rộng quy mô đô thị, tăng quy mô đất xây dựng đô thị; Phát triển đô thị gắn với công nghiệp, dịch vụ; Trở thành trung tâm giáo dục, y tế cho vùng Tây Bắc Nghệ An; Phát triển hạ tầng kết nối nhanh và cân bằng đô thị, nông thôn.
Phát triển dịch vụ đa ngành, đa lĩnh vực; đầu mối trung chuyển, bán buôn và tiêu thụ sản phẩm, các loại hình: dịch vụ, thương mại, tài chính ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, vận tải; phát triển công nghiệp chế biến, ứng dụng công nghệ tiên tiến;
Phát triển nông nghiệp trở thành trung tâm nghiên cứu, sản xuất giống và chuyển giao khoa học công nghệ; phát triển đào tạo nghề và trung tâm giới thiệu việc làm trên địa bàn, phục vụ các huyện miền núi phía Tây; trở thành trung tâm chăm sóc sức khỏe chất lượng cao của vùng Tây Bắc Nghệ An.
Bảo tồn phát huy giá trị các di tích văn hóa, lịch sử; từng bước khai thác phát triển du lịch theo hướng du lịch sinh thái, trải nghiệm, tâm linh. Khuyến khích phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải. Duy trì và phát triển chất lượng dịch vụ tài chính, ngân hàng, các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh.
Đô thị Đô Lương
a. Phạm vi: Gồm thị trấn Đô Lương, toàn bộ diện tích 11 xã: Bồi Sơn, Tràng Sơn, Đặng Sơn, Đông Sơn, Nam Sơn, Bắc Sơn, Yên Sơn, Văn Sơn, Đà Sơn, Lạc Sơn, Lưu Sơn, và một phần diện tích 2 xã: Thịnh Sơn, Hòa Sơn.
b. Tính chất, chức năng:
- Trung tâm kinh tế, văn hóa mới của tỉnh Nghệ An;
- Trung tâm có vai trò động lực của vùng phía Tây, điểm kết nối giao thông Đông, Tây, Nam, Bắc liên kết giữa các huyện phía Tây với Tp. Vinh, Tx. Cửa Lò, Khu kinh tế Đông Nam và các huyện ven biển của tỉnh Nghệ An;
- Đô thị sinh thái, đô thị thông minh theo hướng phát triển bền vững với các ngành dịch vụ, thương mại, hình thành các chuỗi du lịch tâm linh gắn với du lịch sinh thái kết hợp định hướng phát triển xã nông thôn mới.
c. Quy mô: Đến năm 2025: Dân số trong khu vực sẽ đạt khoảng: 230.000 người, trong đó dân số đô thị khoảng: 90.000 người. Tỷ lệ đô thị hóa khoảng 39,13%; Đến năm 2030: Dân số trong khu vực sẽ đạt khoảng: 260.000 người, trong đó dân số đô thị khoảng: 150.000 người. Tỷ lệ đô thị hóa khoảng 57,69%.
d. Hướng phát triển trọng tâm: Các nhân tố cấu thành tầm nhìn được xác lập trên cơ sở định hướng tổ chức không gian: “Bảo đảm hài hòa giữa đô thị với nông thôn, giữa các khu vực trong tỉnh trên cơ sở xác định vùng động lực và các tiểu vùng phát triển.
Tạo ra không gian kinh tế – xã hội, đặc biệt có các điểm nhấn trong hệ thống đô thị, cụm tương hỗ, khu công nghiệp, khu dịch vụ, khu du lịch và khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế” đã được khẳng định tại Quyết định số 620/QĐ-TTg ngày 12/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020.
Đô thị Diễn Châu
a. Phạm vi: Gồm toàn bộ địa giới hành chính huyện Diễn Châu. Phạm vi nghiên cứu kết nối mở rộng ra khu vực huyện Yên Thành, Quỳnh Lưu và Nghi Lộc.
b. Tính chất, chức năng:
- Đô thị dịch vụ nằm ở vị trí trung tâm vùng phía Đông tỉnh Nghệ An;
- Trung tâm về kinh tế – văn hóa;
- Trung tâm thương mại, dịch vụ du lịch sinh thái biển và Văn hóa Tâm linh;
- Trung tâm dịch vụ hỗ trợ cung cấp các dịch vụ công cộng cho vùng liên huyện;
- Vùng có vị trí quan trọng về chính trị, an ninh quốc phòng.
c. Quy mô: Diện tích tự nhiên toàn đô thị khoảng 135,14 km²; quy mô dân số toàn đô thị đến năm 2025 khoảng: 363.000 người. Tỷ lệ đô thị hóa khoảng 56%.; đến năm 2030 khoảng 380.000 người. Tỷ lệ đô thị hóa khoảng 63%.
d. Hướng phát triển trọng tâm:
- Tập trung nguồn lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ là chủ yếu; từng bước xây dựng Diễn Châu trở thành một trong những trung tâm công nghiệp – dịch vụ lớn của tỉnh.
- Phát triển Huyện Diễn Châu trở thành thị xã, đô thị loại III vào năm 2030; (3) Xúc tiến phát triển hoàn thiện các khu công nghiệp tập trung KCN Thọ Lộc, KCN Diễn Quỳnh, CCN Diễn Hồng, CCN Tháp – Hồng – Kỷ, CCN Diễn Thắng;
- Phát triển mạnh du lịch biển, nghỉ dưỡng (biển Diễn Thành, Hòn Câu, Cửa Hiền), du lịch sinh thái (hồ Xuân Dương, Safari Diễn Lâm); du lịch tâm linh (quần thể văn hóa tâm linh đền Cuông, chùa Cổ Am…);
- Khai thác, nuôi trồng với chế biến thủy hải sản, ưu tiên khai thác xa bờ, quy hoạch và xây dựng khu chế biến hải sản sạch tập trung.
Đô thị Con Cuông
a. Phạm vi: Gồm toàn bộ địa giới hành chính thị trấn Con Cuông và phát triển mở rộng đô thị hóa ra các xã lân cận gồm Bồng Khê, xã Chi Khê để có không gian, kết cấu hạ tầng.
b. Tính chất, chức năng:
- Thị trấn huyện lỵ huyện Con Cuông;
- Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội huyện Con Cuông;
- Trung tâm tiểu vùng phía Tây Nam, phát triển các dịch vụ Y tế, giáo dục đào tạo và du lịch dịch vụ, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội vùng.
c. Quy mô: dân số đến năm 2025 khoảng 13.380 người, đất xây dựng đô thị khoảng 207,0ha, mật độ đất xây dựng trung bình 155,0m2/người. Đến năm 2030, lên đô thị loại IV, dân số đô thị khoảng 28.050 người, đất xây dựng đô thị khoảng 435,0ha, mật độ xây dựng trung bình 155,0m2/người.
d. Hướng phát triển trọng tâm:
- Hướng phát triển đô thị về phĩa xã Bồng Khê và xã Chi Khê, hướng không gian du lịch sinh thái, động lực phát triển của vùng Tây Nam; khai thác tối đa về dịch vụ du lịch, công nghiệp và nông nghiệp theo hướng bền vững, bảo vệ rừng nguyên sinh Phù Mát.
- Phát triển các trung tâm dịch vụ (đào tạo, y tế, thương mại), sản xuất hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội các huyện phía Tây Nam;
- Phát triển đô thị Con Cuông mở rộng ra toàn huyện Con Cuông theo mô hình đô thị sinh thái đặc trưng của khu vực để phát triển các loại hình, dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
- Phát triển các mô hình trung tâm dịch vụ hỗ trợ thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi kinh tế xã hội vùng liên huyện phía Tây Nam của tỉnh.
Phương án phát triển các khu vực có vai trò động lực của tỉnh Nghệ An
Tp. Vinh và vùng phụ cận
Phát triển Tp. Vinh mở rộng (theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt) kết hợp với vùng liên huyện lân cận (Vinh, Cửa Lò, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn) tiếp tục trở thành vùng trọng tâm, chủ đạo phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh, tiếp tục phát triển Tp. Vinh trở thành trung tâm về kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ của vùng Bắc Trung Bộ.
Trong đó, khu vực Tp. Vinh hiện hữu tiếp tục phát triển hoàn thiện các chức năng về dịch vụ thương mại cấp vùng, giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực, hình thành mới các trung tâm về khoa học công nghệ.
Phát triển hệ thống các trung tâm chức năng gắn với địa bàn mở rộng, tạo nên các chức năng vệ tinh cho trung tâm hiện hữu như: phát triển Cửa Lò thành trung tâm dịch vụ du lịch biển; Nghi Lộc trở thành trung tâm công nghiệp cảng biển; Nam Đàn trở thành trung tâm du lịch văn hóa và sinh thái; Hưng Nguyên trở thành trung tâm nông nghiệp sinh thái và công nghệ cao.
Khai thác phát triển khu vực sân bay Vinh trở thành trung tâm về dịch vụ thương mại, logistics và du lịch quốc tế, tạo kết nối quốc tế cho tỉnh Nghệ An và vùng Bắc Trung Bộ thông qua đường hàng không. Khu vực xung quanh sân bay được quy hoạch phát triển theo mô hình đô thị sân bay, trong đó ưu tiên bố trí quỹ đất dự trữ cho nhu cầu phát triển mở rộng trong tương lai.
Khai thác phát triển khu vực sông Lam, cửa Hội trở thành đầu mối về vận tải hành khách, dịch vụ du lịch trên biển, trên sông, từ đó khai thác phát triển hành lang dọc tuyến sông Lam trở thành trọng tâm phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, cửa ngõ đường biển đón khách du lịch đường biển.
Đô thị Hoàng Mai
Phát triển Tx. Hoàng Mai gắn với đề án mở rộng khu kinh tế Nghệ An theo hướng đô thị, dịch vụ, công nghiệp cảng, kết nối phát triển với Khu kinh tế Nghi Sơn, trở thành vùng động lực phát triển kinh tế quan trọng của khu vực phía Bắc Tỉnh Nghệ An, cụ thể hóa định hướng xây dựng Khu kinh tế Nghệ An trở thành đột phá chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2030.
Trong đó, dành tối đa mặt bằng, quỹ đất khu vực Hoàng Mai để phát triển công nghiệp, công
nghệ cao, dịch vụ cảng biển tổng hợp, dịch vụ hỗ trợ nghề cá. Khai thác các khu vực có điều kiện cảnh quan đẹp như bờ biển, hồ, núi để phát triển các dự án du lịch nghỉ dưỡng cao cấp.
Kết nối phát triển Hoàng Mai và QUỳnh Lưu trở thành không gian phát triển kinh tế thống nhất, tối ưu hóa tiềm năng lợi thế, điều kiện quỹ đất và nguồn nhân lực. Dành không gian ven biển (từ quốc lộ 1 ra biển) để phát triển kinh tế biển, các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu du lịch biển, cảng biêt; khu vực từ quốc lộ 1 đến hành lang cao tốc Bắc Nam dành cho phát triển công nghiệp và dịch vụ logistics. Kết hợp 2 địa bàn để có phương án phát triển dân cư tập trung, đồng bộ về cơ sở hạ tầng đô thị, tránh phát triển lan tỏa.
Các đô thị động lực cấp vùng
Phát triển hệ thống các trung tâm động lực cấp vùng để tạo cơ sở hạ tầng, dịch vụ, công nghệ hỗ trợ các vùng liên huyện gắn với hình thành phát triển các đô thị như Tx. Thái Hòa (trung tâm vùng liên huyện Tây Bắc gồm Thái Hòa, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong); Thị xã Diễn Châu (vùng Diễn Châu, Yên Thành và hỗ trợ Nghi Lộc, Quỳnh Lưu), thị xã Đô Lương (vùng Đô Lương, Tân Kỳ, Anh Sơn, Thanh Chương), Con Cuông (Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn), gắn với các chức năng về dịch vụ thương mại, đào tạo nguồn nhân lực, y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, chuyển giao công nghệ và hỗ trợ sản xuất dịch vụ để phát huy tiềm năng thế mạnh riêng của từng vùng.
Từng bước phát triển các trung tâm vùng thành các thị xã, thành phố để thực hiện chiến lược đô thị hóa chung của tỉnh.
Khu du lịch Quốc gia Kim Liên
Gồm 7 xã và 1 thị trấn (Thị trấn Nam Đàn và các xã: Xuân Hòa, Hồng Long, Hùng Tiến, Xuân Lâm, Kim Liên, Nam Cát, Nam Giang): Thị trấn Nam Đàn là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế văn hóa, xã hội và khoa học kỹ thuật của huyện Nam Đàn, cũng là trung tâm của tiểu vùng trung tâm huyện Nam Đàn, trung tâm du lịch dịch vụ Nam Đàn và nằm trong tam giác du lịch Vinh – Cửa Lò – Kim Liên; Thị trấn Nam Giang: nơi có di tích mộ bà Hoàng Thị Loan – thân mẫu của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Khu kinh tế Đông Nam
Đổi tên Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An thành Khu kinh tế Nghệ An; Tập trung phát triển Khu kinh tế Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ thành lập tại Quyết định số 85/2007/QĐ-TTg ngày 11/6/2007, điều chỉnh ranh giới tại các Quyết định số 67/2014/QĐ-TTg ngày 04/12/2014 và Quyết định số 10/2015/QĐ- TTg ngày 03/4/2015, với tổng diện tích lên 20.776,47 ha;
Mở rộng ranh giới Khu kinh tế Nghệ An theo các trục giao thông đối ngoại kết nối khu kinh tế như Quốc lộ 7A, 7C, 46, Quốc lộ 1A (đoạn tránh Tp. Vinh), Quốc lộ 48D, đường bộ ven biển và một phần khu vực biển để đảm bảo quỹ đất phát triển lâu dài (đến năm 2050) của Khu kinh tế Nghệ An.
Cụ thể: Khu vực 1 phát triển từ Khu kinh tế Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ thành lập năm 2007 và Khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ VSIP mở rộng phát triển theo Quốc lộ 7A, 7C, 46, Quốc lộ 1A (đoạn tránh Tp. Vinh) gắn với Cảng biển Cửa Lò; Khu vực 2 phát triển từ KCN Hoàng Mai, KCN Đông Hồi phát triển theo Quốc lộ 48D, đường bộ ven biển gắn với Cảng
biển Đông Hồi.
Khu kinh tế cửa khẩu
Phát triển KKTCK Thanh Thủy gắn với cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy, giao lưu thuận tiện với các nước láng giềng như Lào, Thái Lan; kết nối thuận lợi với các trục giao thông huyết mạch của quốc gia như: Đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 46 đi cảng Cửa Lò, đặc biệt là tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội- Viêng Chăn.
Tổng hợp bởi Duan24h.net
Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG
0934.569.938 (ZALO 247)