Quy hoạch phát triển khu, cụm công nghiệp tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hiện trạng khu, cụm công nghiệp tỉnh Thái Bình

Khu công nghiệp

Mạng lưới khu, cụm công nghiệp được quy hoạch

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 06 KCN đã đi vào hoạt động gồm KCN Nguyễn Đức Cảnh, KCN Phúc Khánh, KCN Sông Trà, KCN Tiền Hải, KCN Cầu Nghìn, KCN Gia Lễ và 01 KCN (KCN Thaco – Thái Bình) đang thực hiện giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật.

Ngày 28/10/2019, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1486/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Thái Bình, tỉnh Thái Bình đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó tổng diện tích đất dành cho khu công nghiệp; khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ và cụm công nghiệp khoảng 8.020 ha. Bao gồm 27 phân khu, trong đó: 13 Khu công nghiệp.11 Khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ. 03 CCN trong khu kinh tế gồm: CCN Thái Thọ, CCN
Cửa Lân, CCN Trà Linh.

Tình hình thu hút đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp:

Doanh nghiệp làm chủ đầu tư hạ tầng: KCN Phúc Khánh, KCN Tiền Hải, KCN Cầu Nghìn, KCN Sông Trà; CCN Trà Linh; CCN Thái Thọ. Ban Quản lý khu kinh tế và các khu công nghiệp làm chủ đầu tư hạ tầng: KCN Nguyễn Đức Cảnh và một phần KCN Phúc Khánh, KCN Gia Lễ.

Về hạ tầng các Khu công nghiệp :

(1) KCN Nguyễn Đức Cảnh

* Thông tin chung

Nhà ở xã hội TP mới Bình Dương ✅, LOẠI THẤP TẦNG (1 TRỆT, 1 LẦU GỒM ĐẤT) hỗ trợ tư vấn làm hồ sơ trả góp lãi suất 4,8%/năm qua Ngân hàng chính sách, liên hệ 0888 266 898 (Ms Ngoan, cập nhật lúc 09:09 PM, 25/04/2024)


  • Nhà đầu tư hạ tầng: Ban Quản lý khu kinh tế và các khu công nghiệp
  • Quy mô diện tích: 75,06 ha
  • Tổng mức đầu tư: 124 tỷ VNĐ

* Tình hình triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật:

  • Diện tích đất đã thu hồi: 75,06 ha; diện tích đất cho thuê: 63,39 ha; tỷ lệ lấp đầy: 100%.
  • Khối lượng các hạng mục công trình đã đầu tư, đang đầu tư: KCN Nguyễn Đức Cảnh đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng hạ tầng, kỹ thuật.
  • Các hạng mục chậm tiến độ, chưa đầu tư: Không có.

(2) KCN Phúc Khánh

* Thông tin chung

  • Nhà đầu tư hạ tầng: Công ty Cổ phần khai phát Đài Tín; Ban Quản lý khu kinh tế và các khu công nghiệp (một phần).
  • Quy mô diện tích: 159,03 ha

Tổng mức đầu tư:

  • Phần hạ tầng do Công ty Cổ phần khai phát Đài Tín đầu tư: 6,5 triệu USD;
  • Phần hạ tầng do Ban Quản lý khu kinh tế và các khu công nghiệp đầu tư: 58,9 tỷ VNĐ;

* Tình hình triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật:

  • Diện tích đất đã thu hồi: 146,26 ha (trong đó: Đất công nghiệp 118,1 ha); diện tích đất đã cho thuê: 116,9 ha; tỷ lệ lấp đầy đạt: 99%.
  • Khối lượng các hạng mục công trình đã đầu tư, đang đầu tư: KCN Phúc Khánh đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng hạ tầng, kỹ thuật giai đoạn I của dự án.
  • Các hạng mục chậm tiến độ, chưa đầu tư: Chưa triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đối với 12,7 ha diện tích đất mở rộng theo Quyết định số 3230/QĐ-UBND ngày 07/12/2018 của UBND tỉnh (giai đoạn II).

(3) KCN Gia Lễ

* Thông tin chung

  • Nhà đầu tư hạ tầng: Ban Quản lý khu kinh tế và các khu công nghiệp
  • Quy mô diện tích: 84,7 ha
  • Tổng mức đầu tư: 109,9 tỷ VNĐ.

* Tình hình triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật:

  • Diện tích đất đã thu hồi: 84,7 ha (trong đó: Diện tích đất công nghiệp là 69,56); diện tích đất đã cho thuê: 51,16 ha; tỷ lệ lấp đầy: 73,5%.
  • Khối lượng các hạng mục công trình đã đầu tư, đang đầu tư: Hệ thống hạ tầng KCN Gia Lễ đã đầu tư xây dựng đạt khoàng 90% (bao gồm: Các tuyến đường giao thông, Trạm xử lý nước thải KCN…).
  • Các hạng mục chưa đầu tư: Đường vào nhà máy cơ khí thép Hoàng Đào; đường nội bộ khu đất thu hồi của Công ty TNHH phát triển Neo – Neon Việt Nam.

(4) KCN Sông Trà

* Thông tin chung

  • Nhà đầu tư hạ tầng: Công ty Cổ phần KCN TBS Sông Trà
  • Quy mô diện tích: 154,50 ha
  • Tổng mức đầu tư: 360 tỷ VNĐ

* Tình hình triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật:

  • Diện tích đất đã thu hồi: 109 ha (trong đó diện tích đất công nghiệp là 69,50 ha); diện tích đất đã cho thuê: 55,6 ha; tỷ lệ lấp đầy: 80%.
  • Khối lượng các hạng mục công trình đã đầu tư, đang đầu tư: KCN Sông Trà đã cơ bản hoàn thành các hạng mục hạ tầng kỹ thuật; hiện nay còn Trạm xử lý nước thải đang triển khai đầu tư xây dựng.
  • Các hạng mục chậm tiến độ, chưa đầu tư: Không có.

(5) KCN Cầu Nghìn

* Thông tin chung

  • Nhà đầu tư hạ tầng: Tổng Công ty IDICO-CTCP
  • Quy mô diện tích: 211,72ha
  • Tổng mức đầu tư: 91 tỷ VNĐ

* Tình hình triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật:

  • Diện tích đất đã thu hồi: 79,8 ha (trong đó diện tích đất công nghiệp là 73,9 ha); diện tích đất cho thuê: 64,89ha; tỷ lệ lấp đầy: 87,8 %.
  • Khối lượng các hạng mục công trình đã đầu tư, đang đầu tư: KCN Cầu Nghìn đã hoàn thành một số hạng mục hạ tầng kỹ thuật: phần xây dựng Trạm xử lý nước thải tập trung (giai đoạn 1), tuyến đường D1b.
  • Các hạng mục chậm tiến độ, chưa đầu tư: Hệ thống thu gom nước thải, tuyến đường D1b, N1, N2, D3, Khu nhà điều hành.

(6) KCN Tiền Hải

* Thông tin chung

  • Nhà đầu tư hạ tầng: Tổng Công ty Viglcera – CTCP
  • Quy mô diện tích: 446ha
  • Tổng mức đầu tư: 273 tỷ VNĐ

* Tình hình triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật:

  • Diện tích đất đã thu hồi: 226,14ha (trong đó diện tích đất công nghiệp là: 204,12 ha); diện tích đất đã cho thuê: 189,29ha; tỷ lệ lấp đầy: 92,7%.
  • Khối lượng các hạng mục công trình đã đầu tư, đang đầu tư: KCN Tiền Hải đã hoàn thành một số hạng mục hạ tầng kỹ thuật: Lô E,F, Tuyến đường số 4, một phần đường số 1.
  • Các hạng mục chậm tiến độ, chưa đầu tư: Hệ thống thu gom nước thải, Trạm xử lý nước thải tập trung, tuyến đường số 5, số 6, số 1B, 1C, số 2A, 2B, số 3, Khu nhà điều hành.

(7) KCN Thaco – Thái Bình

* Thông tin chung

  • Nhà đầu tư hạ tầng: Công ty Cổ phần ô tô Trường Hải
  • Quy mô diện tích: 194,36 ha
  • Tổng mức đầu tư: 320 tỷ VNĐ

* Tình hình triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật

Hiện nay, KCN Thaco – Thái Bình đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng. Tính đến ngày 30/4/2020 đã giải phóng mặt bằng với diện tích khoảng 184,22 ha.

Cụm công nghiệp

Theo Quyết định số 3946/QĐ-UBND, ngày 26/12/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp tỉnh Thái Bình đến năm 2020, toàn tỉnh có 50 CCN với tổng diện tích là 2.578,6 ha.

Đến nay tỉnh đã điều chỉnh còn 49 cụm công nghiệp – theo Quyết định số 2881/QĐ-UBND, ngày 12/10/2020 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Kiến Xương (bỏ khỏi quy hoạch 02 cụm công nghiệp và bổ sung 01 cụm công nghiệp).

Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 44 cụm công nghiệp được thành lập (không tính 02 cụm bỏ khỏi quy hoạch), với tổng diện tích 2.253,6 ha, trong đó 41 CCN đã quy hoạch chi tiết với tổng diện tích là 1.729,1 ha.

Hiện các cụm thành lập có 28 cụm công nghiệp có nhà đầu tư hạ tầng đã được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư, 8 cụm công nghiệp có nhà đầu tư xin đăng ký nghiên cứu đầu tư hạ tầng. Còn lại một số cụm công nghiệp đã thành lập giao cho Trung tâm phát triển cụm công nghiệp huyện, thành phố làm chủ đầu tư hạ tầng.

Thành phố Thái BìnhQuy mô
Cụm công nghiệp Trần Lãm9,3 ha
Cụm công nghiệp Phong Phú77,8 ha
Huyện Vũ Thư 
Cụm công nghiệp thị trấn Vũ Thư36 ha
Cụm công nghiệp Tam Quang39,5 ha
Cụm công nghiệp Nguyên Xá15 ha
Cụm công nghiệp Vũ Hội32,5 ha
Cụm công nghiệp Minh Lãng70 ha
Cụm công nghiệp Phúc Thành14,3 ha
Cụm công nghiệp Tân Minh75 ha
Huyện Kiến Xương 
Cụm công nghiệp Vũ Quý70 ha
Cụm công nghiệp Vũ Ninh40,7 ha
Cụm công nghiệp Thanh Tân25 ha
Cụm công nghiệp Trung Nê70 ha
Cụm công nghiệp Cồn Nhất70 ha
Cụm công nghiệp Bình Minh70 ha
Huyện Tiền Hải 
Cụm công nghiệp Tây An70 ha
Cụm công nghiệp Cửa Lân50 ha
Cụm công nghiệp Trà Lý38,3 ha
Cụm công nghiệp An Ninh70 ha
Cụm công nghiệp Nam Hà20,09 ha
Huyện Thái Thụy 
Cụm công nghiệp Thụy Sơn20 ha
Cụm công nghiệp Thái Dương70 ha
Cụm công nghiệp Trà Linh (thuộc KKT)70 ha
Cụm công nghiệp Mỹ Xuyên (thuộc KKT)15,7 ha
Cụm công nghiệp Thái Thọ (thuộc KKT)70,7 ha
Cụm công nghiệp Thụy Văn70 ha
Huyện Đông Hưng 
Cụm công nghiệp Đông La90 ha
Cụm công nghiệp Đô Lương70 ha
Cụm công nghiệp Đông Phong70 ha
Cụm công nghiệp Xuân Động65 ha
Cụm công nghiệp Nguyên Xá40 ha
Cụm công nghiệp Đông Các20,7 ha
Cụm công nghiệp Mê Linh74 ha
Huyện Hưng Hà 
Cụm công nghiệp Thái Phương40,5 ha

Cụm công nghiệp Đồng Tu

  • Khu 1 – Đồng Tu
  • Khu 2 – Phúc Khánh)
63,67 ha
Cụm công nghiệp Hưng Nhân70 ha
Cụm công nghiệp Thống Nhất70 ha
Cụm công nghiệp Tiền Phong40 ha
Cụm công nghiệp Đức Hiệp70 ha
Huyện Quỳnh Phụ 
Cụm công nghiệp Quỳnh Côi32,4 ha
Cụm công nghiệp Đập Neo14,36 ha
Cụm công nghiệp Quỳnh Giao70 ha
Cụm công nghiệp Quý Ninh70 ha
Cụm công nghiệp Đông Hải70 ha

Quy hoạch khu, cụm công nghiệp tỉnh Thái Bình đến năm 2030

Phân bố phát triển không gian công nghiệp

Trên phạm vi toàn tỉnh, phân bố không gian phát triển công nghiệp gồm 3 vùng: Không gian phát triển công nghiệp trọng điểm trong Khu kinh tế Thái Bình; không gian công nghiệp thành phố Thái Bình và vùng phụ cận; không gian công nghiệp vùng kinh tế ngoại biên khu vực huyện Quỳnh Phụ – Hưng Hà.

Không gian phát triển công nghiệp trọng điểm Khu kinh tế

Theo phương án điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Thái Bình đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, Khu kinh tế Thái Bình có:

+) 10 Khu công nghiệp và KCN-ĐT-DV thuộc huyện Thái Thụy (Diện tích 4.045,10 ha) bao gồm: KCN-ĐT-DV Tân Trường và cảng cạn ICD; KCN Thụy Trường; KCN-ĐT-DV Xuân Hải; KCN Thụy Lương; KCN-ĐT-DV Liên Hà Thái; KCN Thái Đô 1; KCN-ĐT-DV Thái Đô 2; KCN Thái Thọ 1; KCN Thái Thọ 2.

+) 12 Khu công nghiệp và KCN-ĐT-DV thuộc huyện Tiền Hải (Diện tích 3.976,09 ha) bao gồm KCN-ĐT-DV Hải Long; KCN Đông Long; KCN-ĐT-DV Hoàng Long; KCN Tiền Hải; KCN Tiền Hải 2; KCN Tiền Hải 3; KCN Hoàng Minh; KCN Hoàng Xuyên; KCN Hưng Phú; KCN Sông Lân; KCN-ĐT-DV Trà Xuyên; KCN Đông Minh.

*) Định hướng phát triển:

– Định hướng chung: Xây dựng và phát triển Khu kinh tế Thái Bình thành trọng điểm, động lực phát triển kinh tế của tỉnh là đột phá phát triển.

– Phát triển công nghiệp tạo động lực lan tỏa dẫn dắt phát triển đô thị, dịch vụ và du lịch. Ưu tiên phát triển các khu công nghiệp, đô thị dịch vụ; các KCN phía Bắc Khu kinh tế, KCN tiếp cận thuận lợi với tuyến đường bộ ven biển.

– Hình thành các khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ công nghệ cao, không cacbon trên diện tích lấn biển.

Giai đoạn 2021-2025: Tập trung phát triển các KCN đã được thành lập và phát triển thêm các khu công nghiệp mới đã được định hướng trong quy hoạch chung khu kinh tế bao gồm: KCN Liên Hà Thái; KCN Hải Long; KCN Tân Trường; KCN Tiền Hải 2; KCN Liên Hà Thái (phân khu Nam) và KCN Tiền Hải mở rộng. Tổng diện tích là 3.483,0 ha.

Giai đoạn 2026-2030: Phát triển các KCN còn lại đã được định hướng trong QHC Khu kinh tế Thái Bình bao gồm: KCN Thụy Trường; KCN Trà Xuyên; KCN Tiền Hải 3; KCN Hoàng Xuyên; KCN Đông Long; KCN Hoàng Minh; KCN Sông Lân; KCN Hưng Phú; KCN Hoàng Long; KCN Thái Thượng; KCN Thái Đô 1; KCN Thái Thọ 1; KCN Thụy Lương; KCN Thái Đô 2; KCN Thái Thọ 2; KCN Xuân Hải. Tổng diện tích 4.103,80 ha.

Giai đoạn sau 2030 tầm nhìn đến 2050: Phát triển các phân khu Khu đô thị – dịch vụ trong các KCN-ĐT-DV thuộc Khu kinh tế Thái Bình để hỗ trợ, cung cấp các dịch vụ tiện ích xã hội cho khu công nghiệp đồng thời hình thành khu vực đồng bộ về kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội, nâng cao hiệu quả hoạt động của khu công nghiệp, gắn kết giữa phát triển công nghiệp với quá trình đô thị hóa tại các địa phương.

Không gian phát triển công nghiệp thành phố Thái Bình và vùng phụ cận

Các KCN tại thành phố Thái Bình và vùng phụ cận gồm: KCN Nguyễn Đức Cảnh, KCN Phúc Khánh, KCN Gia Lễ và KCN dịch vụ hỗ trợ Sông Trà.

Tổng diện tích 463ha.

Định hướng phát triển: Phát triển không gian công nghiệp với các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học, công nghệ cao, tạo động lực dẫn dắt phát triển đô thị, dịch vụ, du lịch và thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

Giai đoạn 2021-2025: Đối với khu công nghiệp chưa được lấp đầy bao gồm KCN Sông Trà 20% tương đương 30ha; KCN Gia Lễ 26,5% tương đương 20ha; ưu tiên dành quỹ đất trên tiếp nhận dự án, di chuyển các nhà máy xí nghiệp, cơ sở sản xuất nằm trong khu vực nội đô thành phố, trong các cụm công nghiệp Trần Lãm, Phong Phú.

Giai đoạn 2026-2030: Xây dựng lộ trình, chính sách khuyến khích hỗ trợ di dời trước thời hạn đối với các cơ sở sản xuất trên địa bàn TP Thái Bình.

Giai đoạn sau 2030 tầm nhìn đến 2050: Hoàn thành việc chuyển đổi CCN Phong Phú và Trần Lãm, tại thành phố Thái Bình thành khu dịch vụ, kho bãi và chức năng hỗn hợp.

Không gian phát triển công nghiệp vùng kinh tế ngoại biên – khu vực huyện Quỳnh Phụ – Hưng Hà

Định hướng phát triển: Định hướng phát triển: Phát triển không gian các cụm công nghiệp vùng kinh tế ngoại biên nhằm khái thác tối đa mối quan hệ với vùng thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng và các tỉnh Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương; sử dụng hiệu quả hệ thống hạ tầng khung đã hình thành, QL10, đường từ thành phố Thái Bình đi cầu Nghìn, đường Thái Bình – Hà Nam và QL39.

Đồng thời hỗ trợ thúc đẩy phát triển các KCN cầu Nghìn và Thaco – Thái Bình đã hình thành.

Giai đoạn 2021-2025: Tập trung trung đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng và thu hút đầu tư các KCN cầu Nghìn và KCN Thaco – Thái Bình.

Mở rộng và thành lập mới có chọn lọc một số CCN có vị trí thuận lợi, phù hợp với định hướng phát triển chung của tỉnh. Hình thành một số cụm chuyên ngành và cụm liên kết ngành, liên kết vùng trong và ngoài tỉnh trên địa bàn huyện Hưng Hà, Quỳnh phụ.

Giai đoạn 2026-2030: Sau khi tuyến cao tốc Hà Nội – Thái Bình hình thành tiếp tục hoàn thiện đầu tư hạ tầng, tăng tỷ lệ lấp đầy các CCN đã được thành lập và mở rộng các CCN mới ưu tiên thu hút các dự án có tổng mức đầu tư lớn, công nghệ cao.

Danh sách quy hoạch khu công nghiệp tỉnh Thái Bình đến năm 2030
Danh sách quy hoạch khu công nghiệp tỉnh Thái Bình đến năm 2030

Quy hoạch mạng lưới cụm công nghiệp

Định hướng phát triển

Phương án phát triển cụm công nghiệp nhằm hình thành hệ thống cụm công nghiệp thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, góp phần tăng trưởng công nghiệp và dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa Thái Bình cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại gắn với xây dựng nông thôn mới.

Xây dựng mạng lưới CCN để duy trì và tái cơ cấu các ngành công nghiệp giá trị sản xuất nhỏ, đảm bảo an sinh xã hội. Bỏ khỏi quy hoạch một số cụm công nghiệp không có khả năng phát triển, không còn quỹ đất để mở rộng cụm công nghiệp đặc biệt chưa có hệ thống xử lý nước thải, chưa có nhà đầu tư hoặc nhà đầu tư chậm triển khai đầu tư hạ tầng, các CCN có vị trí không thuận lợi về giao thông.

Mở rộng một số CCN hiện có và bổ sung một số CCN mới có vị trí thuận lợi về giao thông và có các điều kiện khác đảm bảo khả năng phát triển tốt, tỷ lệ lấp đầy cao.

Giai đoạn 2021-2025:

– Các cụm công nghiệp đã lấp đầy, đang hoạt động ổn định tiếp tục giữ nguyên hiện trạng; đồng thời hoàn chỉnh xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp, đặc biệt là khu xử lý nước thải tập trung.

– Mở rộng và thành lập mới có chọn lọc một số cụm công nghiệp có vị trí giao thông thuận lợi, phù hợp với các quy hoạch hoạch kinh tế – xã hội, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, của huyện. Phấn đấu đến năm 2025 thu hút đầu tư để lấp đầy trên 90% diện tích đất thu hồi các cụm công nghiệp, tỷ lệ lấp đầy bình quân trên 70% diện tích quy hoạch.

– Hình thành một số cụm chuyên ngành và cụm liên kết ngành, liên kết vùng trong và ngoài tỉnh.

Giai đoạn từ 2026-2030:

Tiếp tục đầu tư đồng bộ hạ tầng, phấn đấu lấp đầy các cụm công nghiệp đã được thành lập giai đoạn 2021 – 2025. Tỷ lệ cụm công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 90% trở lên.

Thành lập mới các cụm công nghiệp thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước có vốn đầu tư lớn, công nghệ cao vào đầu tư phát triển sản xuất và kinh doanh.

Quy hoạch mạng lưới cụm công nghiệp

– Chuyển đổi chức năng 02 cụm công nghiệp Phong Phú và Trần Lãm, thành phố Thái Bình: Sau năm 2030 mục tiêu hoàn thành chuyển đổi CCN Phong Phú và CCN Trần Lãm thành khu dịch vụ, kho bãi và chức năng hỗn hợp.

– Loại bỏ khỏi quy hoạch cụm công nghiệp Điệp Nông, huyện Hưng Hà do không còn quỹ đất để mở rộng cụm công nghiệp, không thuận lợi về giao thông và không thu hút được nhà đầu tư hạ tầng.

– Loại bỏ khỏi quy hoạch cụm công nghiệp Đông Các, huyện Đông Hưng do không còn quỹ đất để mở rộng cụm công nghiệp, không thu hút được nhà đầu tư hạ tầng. Đồng thời, phù hợp với QHPK tỷ lệ 1/2000 khu vực hai bên tuyến tránh Quốc lộ 10 đoạn đi qua thị trấn Đông Hưng.

– Đối với các cụm công nghiệp trong khu kinh tế Thái Bình:

+ Loại bỏ khỏi quy hoạch cụm công nghiệp Mỹ Xuyên và cụm công nghiệp Thụy Tân huyện Thái Thụy (phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Thái Bình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1486/QĐ-TTg ngày 28/10/2019)

+ Loại bỏ khỏi quy hoạch cụm công nghiệp Cửa Lân, huyện Tiền Hải. Chỉ giữ lại các xí nghiệp công nghiệp hiện hữu trong cụm công nghiệp.

+ Đề xuất loại bỏ khỏi quy hoạch cụm công nghiệp Trà Linh, huyện Thái Thụy (do khu vực quy hoạch phải lấp sông khi thực hiện đầu tư xây dựng dẫn đến chi phí đầu tư lớn và phù hợp với chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc không quy hoạch cụm công nghiệp trong khu kinh tế), đồng thời điều chỉnh quy hoạch thành đất hỗn hợp.

+ Sáp nhập cụm công nghiệp Thái Thọ (diện tích 70,7ha) vào khu công nghiệp Thái Thọ 1.

– Các cụm công nghiệp khác đã được phê duyệt tại Quyết định số 3946/QĐ-UBND ngày 26/12/2010 và Quyết định số 2881/QĐ-UBND ngày 12/10/2020 của UBND tỉnh, phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp tỉnh Thái Bình đến năm 2020 được giữ nguyên.

– Bổ sung 20 cụm công nghiệp bao gồm: Vũ Vân, Đồng Thanh (huyện Vũ Thư); Hòa Bình, An Hiền, Ninh An (huyện Kiến Xương); Thụy Ninh, Thái Giang (huyện Thái Thụy); Đô Lương 2, Đông Phương (huyện Đông Hưng); Hùng Dũng, Bắc Sơn, Thái Hưng, Đông Đô, Đô Kỳ, Việt Bắc (huyện Hưng Hà); An Vũ, An Hiệp, Châu Nguyên, Quỳnh Hồng, Quỳnh Ngọc (huyện Quỳnh Phụ).

Danh sách quy hoạch cụm công nghiệp tỉnh Thái Bình đến năm 2030 (1)
Danh sách quy hoạch cụm công nghiệp tỉnh Thái Bình đến năm 2030 (1)
Danh sách quy hoạch cụm công nghiệp tỉnh Thái Bình đến năm 2030 (2)
Danh sách quy hoạch cụm công nghiệp tỉnh Thái Bình đến năm 2030 (2)

Định hướng sử dụng đất cho phát triển công nghiệp

– Định hướng sử dụng đất khu công nghiệp: Đến năm 2030 có khoảng 2.600 ha; đến năm 2050 có khoảng 8.000 ha. Các khu công nghiệp tập trung chủ yếu ở trong Khu kinh tế Thái Bình và phát triển một số CCN ven tuyến Thái Bình – Hà Nam.

– Định hướng sử dụng đất cụm công nghiệp: Đến năm 2030 có khoảng 2.500 ha; đến năm 2050 có khoảng 4.000 ha. Hệ thống cụm công nghiệp hình thành để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, góp phần tăng trưởng công nghiệp và dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa Thái Bình cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại gắn với xây dựng nông thôn mới.

Bản đồ QHCN tỉnh Thái Bình 2030 (12,4 MB)

Tổng hợp bởi Duan24h.net – Quy hoạch công nghiệp tỉnh Thái Bình

4.7/5 - (7 bình chọn)


Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
| FACEBOOK
Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

Dữ liệu được chúng tôi cập nhật liên tục và chia sẻ (tải về) miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng OCB / Số TK : 0017107777799999 / Chủ TK : Lê Quang Khải
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0813 830 830 hoặc quét mã QR dưới đây:

Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

Bài trướcTheo phong thủy, 7 vật phẩm không nên đặt trong phòng khách
Bài tiếp theoChỉ báo RSI (Relative Strength Index), ứng dụng trong giao dịch ?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây