Mục lục

    Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Hà Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gồm quy hoạch định hướng phát triển Khu kinh tế Thanh Thủy, các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

    Hiện trạng phát triển công nghiệp tỉnh Hà Giang

    Khu kinh tế (KKT) cửa khẩu Thanh Thủy

    KKT cửa khẩu Thanh Thủy được thành lập từ năm 2009 theo Quyết định số 136/2009/QĐ-TTg ngày 26/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Tổng diện tích KKT cửa khẩu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quy hoạch là 28.781 ha nằm trên địa bàn 7 xã là Thanh Thủy, Phương Tiến, Thanh Đức, Xín Chải, Lao Chải, Phong Quang thuộc huyện Vị Xuyên và Phương Độ thuộc thành phố Hà Giang. .

    KKT cửa khẩu đã được UBND tỉnh Hà Giang phê duyệt quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 3115/QĐ-UBND ngày 17/10/2007, được tổ chức thành khu phi thuế quan và các khu chức năng như: KCN, khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác.

    Đến nay, KKT cửa khẩu đã đầu tư xây dựng các hạng mục công trình chức năng như Quốc Môn, Trạm kiểm soát liên ngành, Đồn Biên phòng, Chi Cục Hải Quan, Đội Kiểm soát Hải Quan…, hệ thống thoát nước và xử lý nước thải cho khu vực diện tích 16 ha khu trung tâm cửa khẩu, công trình cấp điện và các công trình công cộng khác.

    Hiện KKT cửa khẩu ở Hà Giang đang gặp phải những trở ngại như:


    – Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông quốc lộ, tỉnh lộ đảm bảo phục vụ vận tải hành khách và hàng hoá từ Hà Giang đến các trung tâm kinh tế khác của cả nước chưa được thuận lợi, dẫn đến tính liên kết vùng còn yếu, khiến mức độ hấp dẫn đầu tư của KKT cửa khẩu Thanh Thủy chưa cao.

    – Nguồn lực TW và của tỉnh đầu tư cho sự phát triển của KKT cửa khẩu còn hạn chế, chủ yếu là nguồn ngân sách nhà nước dẫn kết cấu hạ tầng KKT còn chậm, không đồng bộ. Hạ tầng KKT cửa khẩu mới tập trung ở khu vực trung tâm cửa khẩu, các khu vực khác thuộc khu KKTCK do thiếu vốn vẫn chưa được đầu tư.

    – Các dự án đầu tư vào khu KTCK Thanh Thủy đều có quy mô nhỏ, tiến độ triển khai dự án chậm, chưa thu hút được nhà đầu tư chiến lược làm nhân tố tạo động lực thu hút các thành phần kinh tế khác.

    Hiện trạng phát triển khu công nghiệp (KCN)

    KCN Bình Vàng nằm trên địa bàn xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, có tổng diện tích theo quy hoạch là 254,77 ha, trong đó giai đoạn I đang triển khai đầu tư diện tích 142,94 ha, chủ yếu sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương.

    KCN hiện đã xây dựng được một số trục đường giao thông nội bộ KCN, triển khai xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung và hệ thống thoát nước thải KCN. Tuy nhiên hiện nay một số hạng mục công trình trong KCN chưa triển khai được hoặc chậm tiến độ do thiếu vốn đầu tư như đường giao thông nội bộ còn lại, hệ thống chiếu sáng.

    Tỉ lệ lấp đầy của KCN Bình Vàng (Giai đoạn I) đạt trên 94%. Một số vướng mắc trong phát triển KCN Bình Vàng:

    – Nguồn kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật KCN còn thiếu khiến một số hạng mục công trình trong KCN chưa triển khai được hoặc chậm tiến độ.

    – Vướng mắc về đền bù giải phóng mặt bằng tại KCN kéo dài, một số hộ dân đã được đền bù GPMB nhưng chưa di dời đi làm chậm tiến độ triển khai thi công, một số hộ dân lại quay lại tái lấn chiếm gây cản trở nhà đầu tư trong quá trình triển khai thi công.

    – Quỹ đất để phát triển KCN hạn chế.

    – Hạ tầng giao thông từ Hà Giang đến các trung tâm kinh tế khác của cả nước chưa có đột phá dẫn đến mức độ hấp dẫn trong đầu tư công nghiệp vào Hà Giang còn thấp trong so sánh tương quan với các tỉnh khác trong vùng và cả nước 

    Hiện trạng phát triển các cụm công nghiệp (CCN)

    Năm 2016, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3233/QĐ-UBND, ngày 26 tháng 12 năm 2016 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh Hà Giang đến 2020, tầm nhìn đến 2030, trong đó đã xác định Hà Giang sẽ phát triển 10 CCN, tuy nhiên, đến nay UBND tỉnh đã loại 2 CCN tại Vị Xuyên và TP Hà Giang, chỉ tập trung phát triển 8 CCN gồm :

    • CCN Nam Quang, Tân Thành, Ngô Khê tại huyện Bắc Quang;
    • CCN Minh Sơn 2 tại huyện Bắc Mê;
    • CCN Tân Bắc trên địa bàn huyện Quang Bình;
    • CCN Km38 tại xã Tấn Xà Phìn, huyện Hoàng Su Phì;
    • CCN Đồng Văn trên địa bàn huyện Đồng Văn;
    • CCN Quyết Tiến thuộc huyện Quản Bạ.

    Phương án phát triển công nghiệp tỉnh Hà Giang

    Phương án phát triển Khu kinh tế Thanh Thủy

    Định hướng phát triển:

    Tập trung phát triển khu kinh tế của khẩu quốc tế Thanh Thủy được thành lập theo Quyết định số 125/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ, với tổng diện tích khoảng 28.781ha. Xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy thành một trung tâm kinh tế động lực chủ đạo của tỉnh Hà Giang.

    Tiếp tục thực hiện nhất quán mục tiêu phát triển KKTCK Hà Giang thành một khu vực phát triển tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực (Thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp) với các khu chức năng gồm: Khu phi thuế quan; khu cửa khẩu; khu, cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp; khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, dân cư và các khu chức năng khác có kết cấu hạ tầng kỹ thuật và kinh tế – xã hội đồng bộ. Được định hướng phát triển theo 07 trung tâm, cụ thể là:

    • Khu trung tâm dịch vụ thương mại cửa khẩu Thanh Thủy, gồm: Khu phi thuế quan, khu đô thị, khu dịch vụ du lịch sinh thái bờ Đông sông Lô.
    • Khu trung tâm dịch vụ thương mại cửa khẩu Lao Chải, gồm: Khu dịch vụ thương mại cửa khẩu, khu đô thị.
    • Khu trung tâm Xín Chải: Trung tâm dịch vụ du lịch gắn với Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Quang.
    • Khu trung tâm Thanh Đức, gồm: Khu dịch vụ thương mại, khu TTCN, bến bãi, kho tàng, khu ở.
    • Khu trung tâm Phương Tiến, gồm: Khu cơ quan, khu tổ hợp dịch vụ, thương mại, văn phòng, khu công viên cảnh quan, khu đô thị.
    • Khu trung tâm Phong Quang, gồm: Khu chế xuất công nghệ cao, khu đô thị, khu vui chơi giải trí, khu công viên cảnh quan 112
    • Khu trung tâm Phương Độ: Bảo tồn và phát triển du lịch cộng đồng (các bản Tha, Hạ Thành, Khuổi My…); vành đai sinh thái, bảo tồn cảnh quan và lối sống nông nghiệp; phát triển trang trại nông nghiệp sinh thái.

    Định hướng phát triển theo các khu chức năng:

    1. Khu trung tâm dịch vụ thương mại cửa khẩu chính, khu phu thuế quan (Khu trung tâm Thanh Thủy):

    – Vị trí: Trung tâm cửa khẩu hiện hữu, phía Bắc KKTCK Thanh Thủy.

    – Quy mô đất đai: Diện tích tự nhiên: 5.206 ha; Diện tích XD: 440 – 450 ha.

    – Các khu chức năng:

    • Khu kiểm soát và hành chính cửa khẩu: Quốc môn, trạm Biên phòng, Công an, Hải quan, Kiểm dịch, bến bãi, kho tàng, cung ứng vận tải… gắn liền với các công trình dịch vụ.
    • Khu phi thuế quan khoảng 50 – 60 ha được thiết lập từ cửa khẩu theo trục Quốc lộ 2 và sông Lô kéo dài sâu trong nội địa 1,5 km. Trong khu phi thuế quan có: Trung tâm dịch vụ thương mại, giao dịch tài chính ngân hàng quốc tế; Khu cảng thông quan, kho tàng, bến bãi hàng hóa xuất nhập khẩu… (logistics); Trung tâm văn hóa, điều hành các hoạt động du lịch, xuất nhập cảnh…; Trung tâm điều hành quản lý, cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp…
    • Khu trung tâm hành chính, giáo dục đào tạo, văn hóa, thể dục thể thao… đô thị Thanh Thủy và các khu ở với loại hình đa dạng.
    • Khu dịch vụ, du lịch, nhà ở sinh thái bờ Đông sông Lô.
    • Khu hồ thủy điện kết hợp du lịch Thanh Thủy.

    2. Khu trung tâm dịch vụ thương mại cửa khẩu hỗ trợ (Khu trung tâm Lao Chải):

    – Vị trí: Trung tâm xã hiện hữu và khu vực cửa khẩu Lao Chải

    – Quy mô đất xây dựng: Khu trung tâm hiện hữu mở rộng: 100 – 120 ha

    – Các khu chức năng:

    Khu dịch vụ thương mại cửa khẩu Lao Chải: 50 – 80 ha; Trung tâm dịch vụ thương mại cửa khẩu; Trung tâm hành chính, giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao… thị trấn Lao Chải và các khu ở với loại hình đa dạng.

    3. Khu trung tâm Xín Chải:

    – Vị trí: Trung tâm xã Xín Chải hiện hữu

    – Quy mô: Đất xây dựng: 40 – 50 ha; Dân số: khoảng 1.000 – 1.200 người.

    – Các khu chức năng: Khu dịch vụ thương mại, điều hành, hỗ trợ hoạt động du lịch; Khu trung tâm hành chính, giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao… xã Xín Chải và các khu ở với loại hình đa dạng.

    4. Khu trung tâm Thanh Đức:

    – Vị trí: Trung tâm xã Thanh Đức hiện hữu.

    – Quy mô đất xây dựng: 40 – 50 ha.

    – Các khu chức năng: Khu trung tâm hành chính xã Thanh Đức; Khu trung tâm giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, TDTT xã Thanh Đức; Khu dịch vụ, thương mại…; Khu TTCN, bến bãi kho tàng… hỗ trợ Khu trung tâm cửa khẩu Thanh Thủy; Các khu ở với loại hình đa dạng.

    5. Khu trung tâm Phương Độ:

    – Vị trí: Trung tâm xã Phương Độ và khu vực lân cận

    – Quy mô: Đất xây dựng: 450 – 500 ha.

    – Các khu chức năng: Bảo tồn và phát triển du lịch cộng đồng; vành đai sinh thái, bảo tồn cảnh quan và lối sống nông nghiệp; phát triển trang trại nông nghiệp sinh thái; khu dân cư mới hình thành các điểm trung tâm du lịch cộng đồng, hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng các bản Tha, Hạ Thành, Khuổi My, Nà Thác, Lùng Vài…

    6. Khu trung tâm Phương Tiến:

    – Vị trí: Khu trung tâm xã Phương Tiến và các khu vực lân cận.

    – Quy mô: Đất xây dựng: 330 – 350 ha.

    – Các khu chức năng: Khu cơ quan, tổ hợp dịch vụ, thương mại, văn phòng…; Khu công viên cảnh quan sinh thái Làng Pinh (công viên đa dạng sinh học Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Quang, bảo tàng văn hóa với bản sắc 19 dân tộc Hà Giang và khu giới thiệu tổng quan tỉnh Hà Giang); Khu trung tâm hành chính, giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao… và khu ở với các loại hình đa dạng trong đô thị Phương Tiến.

    7. Khu trung tâm Phong Quang:

    – Vị trí: Thung lũng Phong Quang

    – Quy mô: Đất xây dựng: 1.150 – 1.200 ha.

    – Các khu chức năng: Khu trung tâm khu chế xuất công nghệ cao, khu đô thị mới, khu cây xanh TDTT & dịch vụ du lịch, khu trung tâm xã Phong Quang. 113

    8. Các khu vực khác:

    – Khu du lịch sinh thái suối Làng Pinh gắn với công viên đa dạng sinh học, vườn đa dạng động thực vật…

    – Khu du lịch sinh thái cộng đồng suối Sửu với các loại hình trang trại cảnh quan sinh thái, cắm trại…

    – Khu du lịch sinh thái cộng đồng suối Nậm Tha với các loại hình văn hóa ẩm thực, tham quan cảnh quan, khu săn bắn, dã ngoại leo núi mạo hiểm…

    – Các khu, cụm, điểm du lịch gắn với hệ sinh thái KBTTN Phong Quang

    – Các làng bản phân tán trong khu vực (được hạn chế tối đa, ưu tiên dịch chuyển dần về các khu vực xây dựng tập trung).

    – Vùng phát triển nông nghiệp, quy mô khoảng 3.194 ha, nằm ngoài khu vực phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, đô thị, khu dự trữ phát triển: Phát triển nông nghiệp sinh thái đa dạng. Phát triển vùng trồng các loại nông sản có thế mạnh vượt trội (cây dược liệu, cam, quýt, chè…) phục vụ xuất khẩu. Xây dựng vùng trồng cây nông nghiệp công nghệ cao.

    – Vùng phát triển lâm nghiệp quy mô khoảng 17.000 ha, trong đó rừng trồng khoảng 6.000ha.

    – Khu vực dành cho an ninh, quốc phòng: Các quỹ đất an ninh quốc phòng trong khu kinh tế được giữ nguyên để đảm bảo chiến lược phòng thủ, bảo vệ an ninh quốc gia.

    Phương án phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hà Giang

    1. Giai đoạn 2021-2030:

    a. KCN Bình Vàng (huyện Vị Xuyên):

    – Ổn định diện tích 254,77 ha và chia ra làm 02 giai đoạn đầu tư, trong đó giai đoạn I đang triển khai đầu tư xây dựng có diện tích 142,94 ha. Giai đoạn II có diện tích 115,905ha.

    – Nâng cấp trạm 110KV Bình Vàng từ 1×25 MVA lên 2x25MVA, đảm bảo cho các dự án mới đi vào hoạt động; nâng cấp nhà máy nước Nậm Má từ 2.000 m3/ngày-đêm lên 5.000 m3/ngày-đêm, đáp ứng nhu cầu sản xuất.

    – Ưu tiên bố trí vốn ngân sách của địa phương cùng với vốn hỗ trợ của Trung ương
    cấp, để đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật và hệ thống xử lý chất thải, mở rộng thêm
    đường ra vào KCN.

    b. KCN Bắc Quang (huyện Bắc Quang):

    Thành lập mới, xây dựng & phát triển KCN Việt Quang, diện tích khoảng 200ha, phục vụ chế biến nông, lâm, thủy sản gắn với các công trình dịch vụ cấp tỉnh và cấp vùng về đào tạo, nghiên cứu ứng dụng – chuyển giao công nghệ, các khu dịch vụ đầu mối về logistic, thương mại, vận tải, ….

    c. KCN trong KKT cửa khẩu Thanh Thủy:

    Quy mô khoảng 180ha, thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp sản xuất và gia công, chế biến hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ phục vụ xuất khẩu, các ngành công nghiệp sản xuất hàng gia dụng, … không đầu tư phát triển các ngành công nghiệp nặng ảnh hưởng đến môi trường.

    Phương án phát triển hệ thống cụm công nghiệp

    Năm 2020 có 05 CCN (đã thành lập); giai đoạn 2021 – 2030 có 19 CCN; giai đoạn 2031 – 2050 có 24 CCN. Cụ thể như sau:

    Thành phố Hà Giang:

    Giai đoạn 2021 – 2030: CCN Hạ Tân (xã Phương Độ), diện tích khoảng 10ha.

    Giai đoạn 2031 – 2050: Duy trì hoạt động của CCN đã hình thành, không thành lập thêm.

    Huyện Vị Xuyên:

    Giai đoạn 2021 – 2030:

    • CCN Trung Thành (xã Trung Sơn, Trung Thành), diện tích khoảng 6 ha.
    • CCN Phương Tiến (xã Phương Tiến, Thanh Thủy), diện tích khoảng 14ha.

    Giai đoạn 2031 – 2050: Duy trì hoạt động của các CCN đã hình thành, không thành lập thêm.

    Huyện Bắc Quang:

    Giai đoạn 2021-2030:

    • CCN Nam Quang (TT Vĩnh Tuy): Diện tích 34,73ha, hiện có 07 dự án đã đi vào
      hoạt đ
      ộng, chủ yếu là chế biến nông, lâm sản.
    • CCN Tân Thành (xã Tân Thành): Diện tích 17,06 ha. Giai đoạn tới tiếp tục triển khai giải phóng mặt bằng và đầu tư phát triển hạ tầng, thu hút lấp đầy diện tích CCN.
    • CCN Ngô Khê (xã Việt Vinh), diện tích khoảng 50ha.

    Giai đoạn 2031-2050:

    • Hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các CCN giai đoạn trước, thu hút đầu tư để lấp đầy diện tích CCN.
    • CCN Nam Quang mở rộng (TT Vĩnh Tuy), diện tích khoảng 30 ha.
    • CCN Đồng Tâm (xã Đồng Tâm), diện tích khoảng 30 ha.
    • CCN Bằng Hành (xã Bằng Hành), diện tích khoảng 30ha.

    Huyện Quang Bình:

    Giai đoạn 2021-2030:

    • CCN Tân Bắc (xã Tân Bắc): Diện tích 50 ha, hiện có 02 dự án đã đăng ký đầu tư. Giai đoạn tới tiếp tục giải phóng mặt bằng và đầu tư phát triển hạ tầng, thu hút lấp đầy diện tích CCN.
    • CCN Vỹ Thượng (xã Vỹ Thượng), diện tích khoảng 50 ha.

    Giai đoạn 2031-2050:

    • CCN Tân Bắc II (xã Tân Bắc), diện tích khoảng 50ha.
    • CCN Vỹ Thượng (xã Vỹ Thượng), diện tích khoảng 50 ha.
    • CCN Xuân Giang (xã Xuân Giang), diện tích khoảng 20 ha

    Huyện Bắc Mê:

    Giai đoạn 2021-2030:

    • CCN Minh Sơn 2 (xã Minh Sơn): Diện tích 50 ha, hiện có 01 dự án hoạt động. Chế biến khoáng sản, công nghiệp nặng khác,….
    • CCN Km18 QL.34 (xã Yên Định), diện tích khoảng 20 ha.

    Giai đoạn 2031-2050: Duy trì hoạt động của các CCN đã hình thành, không thành lập thêm.

    Huyện Đồng Văn: Do quỹ đất hạn chế, huyện Đồng Văn không thành lập CCN.

    Huyện Quản Bạ:

    Giai đoạn 2021-2030: CCN Quyết Tiến (xã Quyết Tiến), diện tích khoảng 8,0ha.

    Giai đoạn 2031-2050: CCN Sang Phàng (xã Đông Hà), diện tích khoảng 10,0ha.

    Huyện Mèo Vạc:

    Giai đoạn 2021-2030: CCN Thượng Phùng (xã Thượng Phùng), diện tích khoảng 6,0ha.

    Giai đoạn 2031-2050: Duy trì hoạt động của CCN đã hình thành, không thành lập thêm.

    Huyện Yên Minh:

    Giai đoạn 2021-2030: CCN Yên Minh (thôn Bản Trường, xã Hữu Vinh), diện tích khoảng 15,0 ha.

    Giai đoạn 2031-2050: Duy trì hoạt động của CCN đã hình thành, không thành lập thêm.

    Huyện Hoàng Su Phì:

    Giai đoạn 2021-2030: CCN Km38, ĐT.177 (xã Nậm Ty): Diện tích 5,6ha.

    Giai đoạn 2031-2050: Duy trì hoạt động của CCN đã hình thành, không thành lập thêm.

    Huyện Xín Mần:

    Giai đoạn 2021-2030: CCN Quảng Nguyên (xã Quảng Nguyên), diện tích khoảng 5,0ha.

    Giai đoạn 2031-2050: Duy trì hoạt động của CCN đã hình thành, không thành lập thêm.

    Bản đồ QHCN Hà Giang 2030 (16,8 MB)

    Bản đồ HTCN Hà Giang (11,4 MB)

    Tổng hợp bởi Duan24h.net

    (Quy hoạch khu, cụm công nghiệp tỉnh Hà Giang : TP Hà Giang, Bắc Mê, Bắc Quang, Đồng Văn, Hoàng Su Phì, Mèo Vạc, Quản Bạ, Quang Bình, Vị Xuyên, Xín Mần, Yên Minh.)

    Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
    TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
    | FACEBOOK
    Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

    Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
    LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây