Doanh nhân Đặng Thị Hoàng Yến (Maya Dangelas) sinh năm 1959 tại Hải Phòng hiện đang định cư tại Mỹ, bà là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Tạo (ITA) đồng thời cũng là chị gái ông Đặng Thành Tâm hiện là Chủ tịch TCT Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC).
Update 2023: Theo giấy phép đăng ký kinh doanh mới nhất của Công ty CP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo, từ ngày 10/06/2023, bà Đặng Thị Hoàng Yến không còn là đại diện pháp luật của công ty. Thay thế bà Yến là ông Nguyễn Thanh Phong – Tổng Giám đốc công ty. Theo dõi Bà Maya Dangelas khởi kiện nhiều cá nhân và doanh nghiệp.
Thông tin doanh nhân Maya Dangelas
Họ và Tên | Đặng Thị Hoàng Yến |
Tên khác | Maya Dangelas |
Ngày sinh | 01/06/1959 (Hiện tại 66 tuổi) |
Nơi ở hiện tại | Nguyên quán TP HCM, đang định cư tại Mỹ |
Trình độ | Cử nhân Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh |
Gia đình | Đặng Thành Tâm (em trai), Đặng Quang Hạnh (em trai) |
Bà Hoàng Yến sinh năm 1959 tại Hải Phòng, bố là cán bộ người Sài Gòn tập kết ra bắc, mẹ là người Hải Phòng. Bà là chị ruột của ông Đặng Thành Tâm, người được xếp hạng là người giàu nhất ở Việt Nam năm 2007 và Đặng Quang Hạnh hiện đang là CEO ITA.
Nội Dung Đề Xuất
Đặng Thị Hoàng Yến đã được nhận nhiều giải thưởng và bằng khen như Giải thưởng nhân văn 2011 của Ủy ban hữu nghị thành phố San Francisco và Thành phố Hồ Chí Minh, giải thưởng siêu sao kinh doanh, Giải thưởng bông hồng vàng và nhiều bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Quá trình khởi nghiệp của tỷ phú Đặng Thị Hoàng Yến
Đặng Thị Hoàng Yến tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi tốt nghiệp, bà công tác tại cơ quan Nhà nước 13 năm. Năm 1993, bà quyết định tạo dựng con đường đi cho riêng mình khi thành lập Công ty TNHH Hoàng Yến, tiền thân của Tập đoàn Tân Tạo ngày nay.
ITA đã phát triển trở thành doanh nghiệp phát triển hạ tầng và khu công nghiệp hàng đầu tại Việt Nam và tạo ra hàng trăm ngàn việc làm trong nước. Hiện nay Tập đoàn Tân Tạo có 21 công ty con hoạt động trên nhiều lĩnh vực như phát triển hạ tầng, xây dựng, năng lượng và truyền thông.
Bà Đặng Thị Hoàng Yến cũng đầu tư vào thị trường bất động sản Mỹ từ rất sớm với dự án đầu tiên về đầu tư xây dựng khu nhà ở có diện tích 10,43ha tại bang Houston.
Tại ĐHCĐ vừa mới đây của ITA, bà Maya Dangelas – Đặng Thị Hoàng Yến cho biết bên cạnh hoạt động kinh doanh trong nước, công ty đã mở rộng đầu tư khu công nghệ cao tại Mỹ từ nhiều năm trước và năm nay bắt đầu thu kết quả. Cụ thể, ITA đã ký hợp đồng 25 triệu USD với đối tác quốc tế, mở ra sự phát triển đa ngành từ khu công nghiệp, thành phố tri thức, phát triển các dự án mới tại Việt Nam và Mỹ.
Cụ thể, ITA liên doanh với các đối tác gồm cả các trường đại học tại thung lũng Silicon như Stanford (Mỹ) để phát triển khu công nghệ cao nằm tại vị trí đắc địa kế cận sân bay, có rất nhiều lợi thế. Đây là dự án đầu tiên thuộc loại này được cấp giấy phép của bang California để sản xuất tinh chất thuốc chữa bệnh, sản phẩm phục vụ sức khoẻ, ăn uống, giải khát, mỹ phẩm. Công ty đang tiếp tục đàm phán đối tác khác để có thêm quỹ đất phát triển.
Báo cáo tài chính mới công bố Quý 2/2022 của Công ty CP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (Tập đoàn Tân Tạo – ITA) cho thấy đến tháng 6, ITA đang có khoản tạm ứng cho bà Maya Dangelas (tên mới của Đặng Thị Hoàng Yến, đang định cư tại Mỹ), Chủ tịch HĐQT công ty, là 633 tỉ đồng (Số tiền này được Công ty cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (ITA) mới công bố lại báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2022 vì trước đó “hạch toán sai”) để tham gia các dự án đầu tư tại Mỹ.
Tại Việt Nam, ITA hiện là chủ đầu tư Khu công nghiệp Tân Tạo 443 ha tại TP HCM; Khu công nghiệp Tân Đức 545 ha tại Long An; Quần thể Khu công nghiệp – Đô thị – Dịch vụ Thành phố tri thức Tân Đức E.City quy mô hơn 1.142 ha tại Long An.
Quy mô tài sản của ITA là hơn 13.000 tỉ đồng tập trung vào các khoản phải thu, bao gồm tạm ứng cho các bên liên quan (được đề cập bên trên) và giá trị tồn kho đầu tư vào các dự án E. City Tân Đức, KCN Tân Đức tại Long An và KCN Tân Tạo tại TP HCM. Ngoài ra, khoản đầu tư vào Công ty Cổ phần Đại học Tân Tạo 812 tỉ đồng. Các khoản đầu tư liên quan đến dự án nhiệt điện Kiên Lương chiếm tài sản lớn nhưng đang vướng mắc pháp lý.
Những sự việc dư luận quan tâm
Bà Hoàng Yến bị cho là đã khai lý lịch “không chính xác” khi ứng cử đại biểu quốc hội (cụ thể là bà đã không khai bà đã là Đảng viên và khai độc thân khi đã ly hôn với chồng là Jimmy Trần đang bị truy tố vì tội lừa đảo) nên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Long An đề nghị lên Quốc hội Việt Nam xin bãi miễn tư cách đại biểu Quốc hội của bà.
Theo một số báo trong nước như báo Cựu Chiến Binh, Người Cao Tuổi, Hội nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh, Năng lượng mới thì đầu năm 1998, A17 – đơn vị thực hiện Chuyên án AB98 tổ chức đấu tranh với một số đối tượng trong đường dây chạy thầu một số dự án điện ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong đó bà Đặng Thị Hoàng Yến (lúc đó đang là Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Hoàng Yến) là đối tượng chính nhưng đã trốn qua Hoa Kỳ.
Ngày 26 tháng 11 năm 2011, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã công bố với báo chí kết luận xác minh lý lịch của bà Yến không có vấn đề gì . Theo nội dung văn bản đăng tải trên trang web của Tập đoàn Tân Tạo, Báo Người cao tuổi và báo Cựu chiến binh Việt Nam đã có công văn gửi Cục Báo chí xin lỗi và xin đính chính lại thông tin đăng tải sai sự thật. Tuy nhiên, cho đến thời điểm đầu tháng 5 năm 2012, vẫn chưa có thông tin đăng trên các báo khác về việc các báo về việc hai tờ báo này đăng đính chính.
Tháng 9 năm 2019, bà Đặng Thị Hoàng Yến, trong giấy tờ khởi kiện là Tiến sĩ Maya Dangelas, là công dân Mỹ từ năm 2005, hiện sống tại Hoa Kỳ thuê bốn công ty luật đại diện để kiện ông Nguyễn Tấn Dũng với cáo buộc là “hồi còn giữ chức thủ tướng, ông đã hủy bỏ bất hợp pháp thỏa thuận xây dựng, sở hữu và vận hành Dự án Nhiệt điện Kiên Lương (tỉnh Kiên Giang), Việt Nam”, đòi bồi thường 2,5 tỷ USD.
Mới đây, Tòa án mở thủ tục phá sản đối với Công ty Tân Tạo. Quyết định mở thủ tục phá sản số 56/2018/QĐ-MTTPS ngày 25/1/2018 của Tòa án nhân dân TP.HCM căn cứ đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Xây dựng Quốc Linh (Công ty Quốc Linh).
Bà Đặng Thị Hoàng Yến – Chủ tịch HĐQT Công ty Tân Tạo đã có thông tin phản hồi về vấn đề mở thủ tục phá sản. Thông tin được cung cấp dưới dạng “đơn kêu cứu” tới lãnh đạo Nhà nước.
Trong đơn, bà Đặng Thị Hoàng Yến cho biết, vào tháng 5, 6/2022, HOSE, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước gửi nhiều công văn yêu cầu ITA công bố thông tin tòa án mở thủ tục phá sản đối với ITA. Quyết định mở thủ tục phá sản số 56 ngày 25/1/2018 của TAND TP HCM căn cứ đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của Công ty Quốc Linh. Công ty Quốc Linh không đề nghị thi hành án theo Luật Thi hành án dân sự mà yêu cầu mở thủ tục phá sản, nhằm buộc Công ty Tân Tạo phải thanh toán cho Công ty Quốc Linh theo bản án xét xử năm 2017 là hơn 21 tỷ đồng. Bản án phúc thẩm ngày 5/1/2021 của TAND tỉnh Long An là hơn 27 tỷ đồng (tiền lãi 13,54 tỷ đồng)…
Công ty Tân Tạo đang đề nghị xem xét lại bản án phúc thẩm trên và Bản án sơ thẩm ngày 18/9/2020 của TAND huyện Đức Hòa, tỉnh Long An theo thủ tục giám đốc thẩm vì cho rằng bản án sơ thẩm, phúc thẩm có nhiều sai phạm… Công ty Tân Tạo không có bất cứ giao dịch kinh tế nào với Công ty Quốc Linh. Công ty Tân Tạo chỉ là người có quyền và nghĩa vụ liên quan.
Bà Đặng Thị Hoàng Yến cho rằng, việc buộc phá sản Công ty Tân Tạo là dựa trên hồ sơ giả mạo và bất bình thường, lộ rõ “sự vô lý đến kinh ngạc” trong khi đơn vị có tổng giá trị tài sản là 13.273 tỷ đồng và là công ty niêm yết, công ty đầu đàn trong việc phát triển hạ tầng khu công nghiệp của Việt Nam nhưng chỉ vì một khoản giả mạo chiếm chưa tới 0,2% tổng giá trị tài sản mà lại phải công bố phá sản.
Theo tìm hiểu của phóng viên, tòa tuyên buộc Công ty Cổ phần Phát triển đô thị Việt Nam (VNLand) và Công ty Tân Tạo liên đới phải trả cho Công ty Quốc Linh khoản nợ hơn 27 tỷ đồng, đã trải qua 4 phiên xử sơ thẩm, phúc thẩm rồi đến thủ tục giám đốc thẩm tại TAND Cấp cao.
Tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm lần 2, tòa án vẫn xác định và căn cứ vào những chứng cứ do Công ty Quốc Linh nộp lên là chính xác, đúng sự thật. Vì sao Công ty Tân Tạo phải liên đới chịu trách nhiệm cùng VNLand trả nợ cho Công ty Quốc Linh số tiền gốc và lãi hơn 27 tỷ đồng?
Về phía Công ty Quốc Linh cho biết, ông Jimmy đại diện VNLand là chồng cũ bà Đặng Thị Hoàng Yến, ký kết hợp đồng kinh tế với Công ty Quốc Linh. Tại thời điểm này 2 người chưa ly hôn và mặc dù ông Jimmy sa thải, bỏ trốn sang Mỹ, trên thực tế, tất cả những công trình san lấp của Công ty Quốc Linh, Công ty Tân Tạo vẫn đang sở hữu, sử dụng và hưởng lợi.
Vì sao sau những vấn đề Công ty Tân tạo nêu, thì Quyết định mở thủ tục phá sản số 56 năm 2018 của TAND TP HCM đối với Công ty Tân Tạo vẫn có hiệu lực.
Luật sư Đỗ Xuân Hiệu – Giám đốc Công ty Luật TNHH SLF Luật giải thích, sau khi tòa ban hành quyết định mở thủ tục phá sản (năm 2018) đối với Công ty Tân tạo vì có đơn đề nghị của Công ty Quốc Linh, thì phát sinh các chủ nợ khác (Công ty Tân Tạo cũng đã mất khả năng thanh toán với các chủ nợ này), như ông Dương Văn Sương, Công ty CP XDGT Đức Hạnh, Cục Thuế TP HCM…
Theo quy định, tất cả các chủ nợ đều có quyền, nghĩa vụ như nhau, vì vậy Công ty Tân Tạo có còn nợ Công ty Quốc Linh hay không cũng không ảnh hưởng tới quyền yêu cầu phá sản của các chủ nợ khác. Vì vậy, quyết định mở thủ tục phá sản (số 56 năm 2018) đối với Công ty Tân tạo vẫn tiếp tục có hiệu lực.
Bà Maya Dangelas khởi kiện nhiều cá nhân và doanh nghiệp
Khởi kiện Công Ty Đức Hạnh đòi bồi thường 100 Triệu USD
Trong một diễn biến pháp lý gây chú ý, bà Đặng Thị Hoàng Yến, hay còn được biết đến với tên gọi Maya Dangelas, đã chính thức khởi kiện CTCP Xây dựng – Giao thông Đức Hạnh (Công ty Đức Hạnh) ra Tòa án Liên Bang Hoa Kỳ, đòi bồi thường tổng cộng 100 triệu USD. Cuộc kiện này liên quan đến việc vi phạm hợp đồng thi công xây dựng tường vây Trung tâm Điện lực Kiên Lương thuộc xã Ba Hòn, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam, theo hợp đồng kinh tế được ký kết vào ngày 06/11/2009.
ITA (tiền thân của CTCP Đầu tư Công nghiệp và Phát triển Thăng Long – ITACO) cho biết rằng họ đã thanh toán cho Công ty Đức Hạnh theo quy định của hợp đồng. Tuy nhiên, Công ty Đức Hạnh đã không được nghiệm thu đợt 4 do việc thi công không đạt yêu cầu kỹ thuật và đã buộc phải tiến hành khắc phục theo hướng dẫn của đơn vị tư vấn giám sát. Hai bên đã có nhiều cuộc làm việc và ITA đã gửi nhiều văn bản đề nghị Công ty Đức Hạnh khắc phục tình trạng này, nhưng Công ty này không thực hiện.
Ngày 02/11/2020, ITA cùng với đơn vị tư vấn giám sát đã gửi các bằng chứng và đơn phản tố yêu cầu Tòa án nhân dân quận Bình Tân, TPHCM, buộc Công ty Đức Hạnh phải bồi thường số tiền mua cọc và tiền phạt vi phạm hợp đồng, với tổng số tiền hơn 21 tỷ đồng, tương đương hơn 918 ngàn USD tại thời điểm đó.
ITA cho rằng: “Công ty Đức Hạnh đã vi phạm chất lượng thi công và không thực hiện thanh toán tiền bồi thường thiệt hại cho ITA. Trái lại, họ lại tiến hành khởi kiện ITA mặc dù không có bất kỳ hồ sơ nào chứng minh ITA nợ và đăng ký tham gia danh sách chủ nợ tại Công ty Hợp danh Quản lý Tài sản Sen Việt. Điều này đã gây thiệt hại đến hoạt động kinh doanh cũng như uy tín và hình ảnh của ITACO và bà Maya Dangelas – Chủ tịch HĐQT”.
“Công ty Đức Hạnh còn cố ý cùng tham gia với Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Xây dựng Quốc Linh (Công ty Quốc Linh) lừa đảo giả mạo chứng từ nhằm mục đích buộc ITA phải mở thủ tục phá sản, nhưng bị Tòa án từ chối”, ITA thông tin.
Khởi kiện Công Ty Quốc Linh đòi bồi thường 300 triệu USD
Trong một phần khác liên quan đến vụ kiện này, ITA cho biết rằng vào ngày 23/06, Tòa án Liên Bang Hoa Kỳ đã trực tiếp gửi thư đảm bảo cho Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Xây dựng Quốc Linh (Công ty Quốc Linh) cùng hai cá nhân là ông Trần Quang Quốc – Giám đốc Công ty Quốc Linh và bà Huỳnh Thị Cẩm Linh, thông báo về vụ kiện của bà Maya Dangelas dưới danh nghĩa cá nhân. Bà đòi bồi thường tổng cộng 300 triệu USD cho thiệt hại cá nhân vì vụ lừa đảo giả mạo chứng từ, buộc ITA phải mở thủ tục phá sản.
ITA cho biết, Công ty Quốc Linh, ông Quốc và bà Linh đã tránh né nhiều lần để không nhận hồ sơ khởi kiện. Tòa án Liên Bang Hoa Kỳ đã đảm bảo họ nhận được thông báo về vụ kiện này và có nghĩa vụ tham gia để bảo vệ quyền lợi của họ. Chủ tịch ITA thông báo đã khởi kiện Công ty Quốc Linh ra Tòa án Liên Bang Hoa Kỳ từ đầu tháng 10/2022.
Khởi kiện Ông Dương Văn Sương đòi bồi thường 100 triệu USD
Ngoài việc khởi kiện các công ty liên quan đến vụ yêu cầu ITA mở thủ tục phá sản, ITA cũng đã khởi kiện ông Dương Văn Sương ra Tòa án Liên Bang Hoa Kỳ.
Tương tự như hai vụ khởi kiện trước đó, bà Maya Dangelas khởi kiện ông Dương Văn Sương ra Tòa án Liên bang Hoa Kỳ, đòi bồi thường tổng cộng 100 triệu USD về việc lừa đảo, đã nhận tiền đền bù giải tỏa và nhận 39 nền tái định cư của ITA trị giá trên 240 tỷ đồng, tương đương trên 10 triệu USD nếu tính theo thị giá hiện tại. Ông Sương bịa đặt rằng ITA đã buộc ông ký giấy trắng và “hoàn toàn không nhận được tiền”.
Theo ITA, sau khi nhận tiền và nền tái định cư, ông Sương đã xin được ở lại cúng giỗ và đón tết với cam kết sẽ dọn đi sau đó và lãnh đạo ITA đã đồng ý theo yêu cầu. Tuy nhiên, sau đó ông Sương và gia đình suốt hơn 20 năm vẫn không giao đất, cản trở xây dựng hạ tầng, gây chậm trễ dự án và thiệt hại lớn cho ITA. Đến ngày 18/05/2012, ông Sương còn làm đơn kiện ITA bằng cách phủ nhận đã nhận tiền và chối bỏ cả chữ viết tay và chữ ký của chính mình rằng ITA đã buộc ông ký giấy trắng.
ITA cho biết, sau nhiều lần khởi kiện đến các cơ quan trong nước nhưng không nhận được kết quả như mong muốn, bà Maya Dangelas đã quyết định tiến hành khởi kiện ra Tòa án Liên Bang Hoa Kỳ.
Tổng hợp bởi Duan24h.net