Quân phường là chỉ ai? Ý nghĩa và sự xuất hiện trong văn học

42
Quân phường là chỉ ai?
Quân phường là chỉ ai?
Mục lục

    “Quân phường” là từ chỉ chung những người ăn xin thời xa xưa ở Nam Bộ. Muốn người ta cho ăn phải biết há mồm ra mà kêu mà gào, có câu có kệ nhịp nhàng du dương: “Cao lương, cao lễ, ba để, ba đào”, Đại Nam quấc âm tự vị (1895) của Huình Tịnh Paulus Của giải thích: “Tiếng ăn mày chúc cho chủ bố thí sang giàu có dư”.

    Tiếng kêu ấy, gọi là tiếng “kêu cơm”: “Đi rảo ngoài đàng mà kêu nghèo, kêu đói cho người ta động lòng bố thí, ấy là công chuyện quân phường”.

    Dấu vết của từ quân phường, còn có thể tìm thấy trong Cổ Gia Định phong cảnh vịnh, từ ấn bản năm 1882 do nhà bác học Trương Vĩnh Ký sưu tầm đã cho thấy: Dãy thầy bói nhóm bên đường, thấy gieo tiền hào sách hào đơn, lời kỳ cục quẻ rằng linh quẻ/ Bọn quân phường ngồi dưới cội, nghe đổ sứa hồi khoan hồi nhặt, giọng oan ương hơi thiệt tốt hơi”.

    Trương Vĩnh Ký giải thích: “Bọn quân phường là quân ăn mày nghề, bị 9 quai, hay ngồi dưới bóng cây mát, nhịp sứa mà nói thơ cho người đi đường thấy mà cho tiền”.

    Câu trên còn có từ khó hiểu: “đổ sứa/ nhịp sứa”, vậy sứa là gì? Đọc một văn bản cũ gặp từ cũ, nếu không hiểu, còn gì thích thú? Bèn tra tự điển.


    Ông Huình Tịnh Paulus Của cho biết: “Sứa: Đồ nhịp làm bằng hai miếng cây khum khum. Sanh sứa: Đồ gõ nhịp trong khi ca hát”. Hai miếng gỗ ấy không chỉ tạo ra âm thanh khiến người ta chú ý, còn là một cách để bắt/ giữ nhịp. “Ăn mày là ai, ăn mày là ta/ Đói cơm rách áo hóa ra ăn mày”.

    Theo Từ điển Việt – Bồ – La (in năm 1651) của A. de Rhodes thì mấy trăm năm trước ăn mày/ ăn mót cùng một nghĩa.

    Trích dẫn từ Cand.com.vn

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây