Quy hoạch giao thông tỉnh Bình Dương định hướng đến năm 2030: Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An, Tân Uyên, Bến Cát, Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo.
Chú ý: Nội dung được trích dẫn từ Báo cáo quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Mục tiêu quy hoạch
Mục tiêu cụ thể đến năm 2030
Hoàn thiện và cơ bản hiện đại hoá hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh, tập trung ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm, cụ thể như sau:
Nội Dung Đề Xuất
– Hoàn thành đầu tư xây dựng các tuyến trọng điểm quốc gia qua địa bàn tỉnh, gồm: cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành, tuyến Vành đai 3, Vành đai 4 – Thành phố Hồ Chí Minh, đường Hồ Chí Minh; nghiên cứu, đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh – Lộc Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ; nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt từ Khu công nghiệp Bàu Bàng đến cảng Cái Mép – Thị Vải; nâng cấp kỹ thuật luồng đường thủy nội địa trên sông Sài Gòn, nâng tĩnh không các cầu: Bình Triệu 1, Đồng Nai 1 đạt cấp kỹ thuật luồng tuyến.
– Đầu tư xây dựng các dự án cửa ngõ kết nối giao thông đường bộ giữa Bình Dương với các tỉnh, thành phố lân cận (Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Phước), tập trung hoàn thành một số dự án quan trọng như: xây dựng cầu Bạch Đằng 2 qua sông Đồng Nai, đường và cầu nối Bình Dương và Tây Ninh, nâng cấp mở rộng Quốc lộ 13 từ ranh Bình Dương đến cầu Bình Triệu, Quốc lộ 56B, QL13C, QL.13B, nút giao cầu vượt Sóng Thần,…
– Đầu tư xây dựng các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm của tỉnh: đầu tư hoàn thành các dự án trên trục Bắc – Nam (đường Tân Vạn – Mỹ Phước – Bàu Bàng, đường Mỹ Phước – Tân Vạn nối dài, nâng cấp ĐT.741, ĐT.743, ĐT.746, ĐT.747B, đường kết nối từ Khu công nghiệp Bàu Bàng đến Khu công nghiệp Rạch Bắp, các dự án đường ven sông…), các dự án trên trục Đông – Tây (đường Thủ Biên – Đất Cuốc, đường tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng, cầu Hiếu Liêm, cầu Tân An, các tuyến phía Tây huyện Phú Giáo…); đầu tư kéo dài tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) từ ga Suối Tiên đến thành phố mới Bình Dương; đầu tư xây dưng các cảng trên sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Thị Tính (cảng An Tây, cảng Thạnh Phước…).
– Đảm bảo tỷ lệ đất giao thông đô thị trên đất xây dựng đô thị đạt khoảng 16% ÷ 26%.
– Tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông kết nối các trung tâm logistic, các cảng cạn (ICD), các bến, bãi, điểm trung chuyển hàng hóa, gắn với lộ trình phát triển công nghiệp và đô thị. Hoàn thành dự án cải tạo hạ tầng giao thông công cộng (tuyến BRT) tỉnh Bình Dương, nghiên cứu đầu tư các tuyến đường sắt đô thị, tạo điều kiện thuận lợi trong việc huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng vận tải nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, thu hút người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
– Hợp tác quốc tế, ứng dụng công nghệ thông tin và khoa học công nghệ, áp dụng chuyển đổi số trong xây dựng, quản lý giao thông vận tải. Tập trung triển khai các dự án: Xây dựng hệ thống giao thông thông minh tỉnh Bình Dương; Đầu tư thí điểm hệ thống giám sát điều hành giao thông; … Các trạm thu phí không dừng trên địa bàn tỉnh hoạt động hiệu quả nhằm hướng đến xóa bỏ hoàn toàn các giao dịch sử dụng tiền mặt. Phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ bến đỗ, nhà ga có cung cấp thông tin theo thời gian thực đạt 50%, đến năm 2030 đạt 100%.
– Nhựa hoặc bê tông hóa 100% đường huyện, quy mô tối thiểu đạt cấp V; 100% đường xã, đường thôn được nhựa hoặc bê tông hóa đáp ứng tiêu chí nông thôn mới.
Định hướng đến năm 2050
– Tiếp tục hoàn thiện và hiện đại hoá hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh theo các quy hoạch ngành quốc gia đã được phê duyệt. – Tiếp tục đầu tư phát triển đường trên cao, nút giao khác mức liên thông trên các giao thông huyết mạch theo trục Bắc – Nam, vành đai Đông – Tây… nhằm tăng cường hơn nữa tính kết nối, năng lực thông hành hệ thống giao thông của tỉnh.
– Tăng cường phối hợp chặt chẽ với các Bộ, Ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố lân cận trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tiếp tục đầu tư, đầu tư hoàn thành các dự án giao thông trục Bắc – Nam, Đông – Tây theo quy hoạch của Trung ương qua địa bàn Vùng; các dự án giao thông đường bộ kết nối Bình Dương với các tỉnh, thành trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam.
– Tiếp tục huy động, phát huy hiệu quả các nguồn lực trong việc đầu tư xây dựng theo quy hoạch, trong đó chú trọng các cảng cạn dọc sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Thị Tính, hình thành các đầu mối trung chuyển hàng hóa đến các cảng thủy nội địa lớn trong vùng bằng đường thủy. Đồng thời, đầu tư hoàn thiện các đường giao thông kết nối với cảng thủy nội địa, tăng cường kết nối các cảng thủy nội địa với nhau cũng như kết nối cảng thủy nội địa và cảng biển của Vùng.
– Đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng tuyến đường sắt công nghiệp Bàu Bàng – Cái Mép – Thị Vải và dự án kéo dài tuyến Metro số 1 từ ga Suối Tiên – thành phố mới Bình Dương; tuyến đường sắt Trảng Bom – Hòa Hưng, tiếp tục triển khai đầu tư tuyến đường sắt đô thị số 1 từ Bình Thắng đến thành phố mới Bình Dương và các tuyến đường sắt đô thị theo quy hoạch.
– Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư hạ tầng giao thông kết nối các trung tâm logistic, các cảng cạn (ICD), các bến, bãi, điểm trung chuyển hàng hóa, gắn với lộ trình phát triển công nghiệp và đô thị của tỉnh.
– Đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực giao thông vận tải, hệ thống giao thông thông minh được triển khai rộng rãi; hoàn thành đưa vào sử dụng dự án xây dựng hệ thống giao thông thông minh tỉnh Bình Dương; hiệu quả phục vụ xã hội của hệ thống giao thông thông minh ngày càng được nâng cao.
Quy hoạch giao thông tỉnh Bình Dương
Phương án quy hoạch giao thông đường bộ
Đường bộ cao tốc: Căn cứ Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/09/2021 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2050”, các tuyến cao tốc qua địa bàn tỉnh Bình Dương được đầu tư xây dựng giai đoạn đến năm 2030, gồm 04 tuyến:
– Tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Tây (CT.02): Từ thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang đến Rạch Sỏi, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, gồm 22 đoạn tuyến, chiều dài khoảng 1.205 km, quy mô quy hoạch cao tốc từ 4 đến 6 làn xe. Đoạn qua tỉnh Bình Dương thuộc đoạn Chơn Thành (Bình Phước) – Đức Hòa (Long An), dài 84km, quy mô 6 làn xe. Đoạn qua Bình Dương dài khoảng 31km, có điểm đầu tại xã Trừ Văn Thố, huyện Bàu Bàng, điểm cuối xã Thanh An, huyện Dầu Tiếng, đầu xây dựng đường gom hai bên (trùng với đường Hồ Chí Minh). Đây là trục giao thông quan trọng kết nối giao thông của tỉnh với vùng Tây Nguyên (kết nối với Lào qua cửa khẩu Bờ Y và Campuchia qua cửa khẩu Lệ Thanh, cửa khẩu Đăk Ruê), vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và kết nối với Campuchia (tuyến cao tốc TP.HCM – Chơn Thành – Hoa Lư qua cửa khẩu Hoa Lư, tuyến cao tốc TP.HCM – Mộc Bài qua cửa khẩu Mộc bài và tuyến cao tốc Gò Dầu – Xa Mát qua cửa khẩu Xa Mát).
– Tuyến cao tốc Tp. Hồ Chí Minh – Chơn Thành – Hoa Lư (CT.30). Điểm đầu giao Vành đai 3, thành phố Hồ Chí Minh, điểm cuối tại cửa khẩu Hoa Lư, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Chiều dài tuyến khoảng 130 km, quy mô 6 làn xe. Đoạn từ Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh đến Chơn Thành (Bình Phước) dài khoảng 60km. Đoạn qua Bình Dương dài khoảng 53,3 km. Đoạn từ đường Mỹ Phước – Tân Vạn đến Km16+000 (gần cầu Khánh Vân): xây dựng đường trên cao 4 làn xe cao tốc, 2 làn dung khẩn cấp, mặt cắt ngang hoàn thiện 24,5m. Đoạn từ Km16+000 đến cuối tuyến: 4 làn xe cao tốc, 2 làn dừng khẩn cấp, 2 đường song hành hai bên suốt tuyến, mặt cắt ngang hoàn chỉnh 50,75m. Tuyến đóng vai trò quan trọng, là trục Bắc – Nam kết nối giao thông của tỉnh kết nối với vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam giảm tải cho các tuyến giao thông huyết mạch của tỉnh nhất là các tuyến kết nối từ Bình Phước, vùng Tây Nguyên đến đường Vành đai 3, 4 – TP.HCM ra các cảng biển TP.HCM, cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu và cảng hàng không quốc tế Long Thành. Đồng thời, kết nối thuận tiện với Campuchia và các nước khu vực Tiểu vùng Sông Mê Kông.
– Đường Vành đai 3 – TP.HCM (CT.40): Từ Đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, Nhơn Trạch, Đồng Nai đến Đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, Bến Lức, Long An, chiều dài khoảng 91,64m, quy mô 8 làn xe. Đoạn qua Bình Dương dài khoảng 26,06 km. Giai đoạn 1, đoạn từ Tân vạn đến Bình Chuẩn dài 15,3 km, xây dựng đường trên cao (4 làn cao tốc, 1 làn dừng khẩn cấp), tuyến đi theo hành lang trái tuyến Mỹ Phước – Tân Vạn, (hiện đang khai thác với quy mô 6 làn xe đường đô thị) đoạn từ Bình Chuẩn đến sông Sài Gòn, dài 8,23 km xây dựng 4 làn trên cao, tuyến vượt sông Sài Gòn (xây dựng mới cầu Bình Gởi vượt sông Sài Gòn, cách cảng Bà Lụa hiện hữu về phía hạ lưu khoảng 500 m), lộ giới 64 m.
– Đường Vành đai 4 – TP.HCM (CT.41): Từ cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, Bà Rịa – Vũng Tàu đến cảng Hiệp Phước, TP.HCM dài khoảng 199km, quy mô 8 làn xe. Đoạn qua Bình Dương dài khoảng 47,85 km, điểm đầu tại Cầu Thủ Biên (xã Thường tân, huyện Bắc Tân Uyên), điểm cuối là cầu Phú Thuận (xã An Tây, TX Bến Cát). Tuyến sẽ giao với cao tốc HCM – Chơn Thành, QL13B, QL13, ĐT.746B, ĐT746C, ĐT.746, ĐT.747A, ĐT.742, ĐT.748 và ĐT.744. Ngoài ra tuyến còn giao cắt khác mức với đường sắt Hồ Chí Minh – Lộc Ninh. Giai đoạn 1, hoàn chỉnh 8 làn xe, nền đường 74,5m (Đất Cuốc – VSIP IIA, cầu Thới An – song Sài Gòn; đầu tư xây dựng 4 làn xe cao tốc hoàn chỉnh bao gồm làn dừng khẩn cấp liên tục và hoàn thành trước năm 2026. Đầu tư 2 tuyến đường nhánh kết nối vào Khu liên hợp Công nghiệp – Dịch vụ – Đô thị Bình Dương (đường Lê Lợi và đường Tạo lực 2) với quy mô phù hợp. Giai đoạn 2, xây dựng 4 làn cao tốc đấu nối với Đồng Nai, đoạn đi qua đô thị xây dựng 6 làn trên cao.
Quốc lộ: Hệ thống quốc lộ trên địa bàn Bình Dương được quy hoạch với 04 đoạn tuyến quốc lộ chính yếu và 03 tuyến quốc lộ thứ yếu, gồm:
– Các tuyến quốc lộ chính yếu:
+ Quốc lộ 1: Từ cửa khẩu Hữu Nghị, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn đến huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau; chiều dài khoảng 2.482km; đạt tiêu chuẩn cấp III, 4 làn xe. Đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương từ cầu Đồng Nai đến giáp phường Tam Bình, TP.HCM, dài 7,3km, đường cấp I, quy mô 10 làn xe. Thuộc tuyến đường Xuyên Á (AH1: Cửa khẩu Hữu Nghị – Cửa khẩu Mộc Bài) theo Quốc lộ 22 kết nối với Campuchia qua cửa khẩu Mộc Bài.
+ Quốc lộ 13: Điểm đầu giao QL.1, quận Thủ Đức, TP.HCM. Điểm cuối tại cửa khẩu Hoa Lư, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Toàn tuyến dài 149Km, đường cấp II-III, quy mô 4-6 làn xe. Đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương từ cầu Vĩnh Bình đến ranh Bình Dương – Bình Phước, dài 64,1km, quy mô: (1) Đoạn cầu Vĩnh Bình đến ranh TP.Thủ Dầu Một – huyện Bến Cát, đường cấp I, quy mô 6 làn xe; (2) Đoạn từ ranh TP.Thủ Dầu Một – huyện Bến Cát đến ranh Bình Dương – Bình Phước, đường cấp II, quy mô 6 làn xe. Quốc lộ 13 đoạn qua Bình Dương thuộc tuyến đường bộ ASEAN (AH17: Đà Nẵng – Vũng Tàu). Tuyến đóng vai trò quan trọng, là trục Bắc – Nam kết nối Bình Dương với vùng Tây Nguyên và các tỉnh vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam. Định hướng quốc lộ 13 đi trên cao đoạn từ nút giao Vành đai 3 với QL13 địa bàn tỉnh Bình Dương đến đường Nguyễn Văn Linh tại nút giao cầu Phú Mỹ địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Đường Hồ Chí Minh: Điểm đầu tại Pác Bó, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Điểm cuối tại Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Tuyến đi qua 28 tỉnh thành phố, tổng chiều dài khoảng 1.762km, đường cấp II, III, IV, quy mô 2-4 làn xe. Đoạn qua tỉnh Bình Dương từ ranh Bình Phước – Bình Dương đến ranh Bình Dương – Tây Ninh, dài khoảng 32km, quy mô đường cấp III, 2-4 làn xe, đoạn đi trùng với cao tốc Bắc Nam Phía Tây (CT.02).
+ Đường Hồ Chí Minh nhánh phía đông (N2): tuyến dài 10 km điểm đầu giao QL.56B tại xã Tân Long, huyện Phú Giáo, điểm cuối giao đường Mỹ Phước – tân Vạn, xã Lai Hưng, huyện Bàu Bàng. Là tuyến đường kết nối từ đường Mỹ Phước – Tân Vạn với đường tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng và cao tốc HCM – Chơn Thành, quy mô 6 làn xe, lộ giới 60m.
– Các tuyến quốc lộ thứ yếu:
+ Quốc lộ 13B: Điểm đầu tại giao QL.14C xã Đức Liễu, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Điểm cuối tại giao đường Vành Đai 4 thành phố Hồ Chí Minh (phường Hòa Lợi, TX Bến Cát, tỉnh Bình Dương). Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật: cấp III, 2-4 làn xe. Đoạn qua tỉnh Binh Dương đi theo hướng tuyến đường tỉnh ĐT.741, dài khoảng 40 km, điểm đầu tại Bầu trư, ranh tỉnh Bình Dương – Bình Phước, điểm cuối tại giao Vành đai 4. Tuyến có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi kinh tế, văn hoá xã hội không chỉ giữa 2 tỉnh Bình Dương và Bình Phước nói chung và còn tuyến kết nối trao đổi kinh tế, văn hoá của huyện Phú Giáo với các huyện, thị xã của tỉnh Bình Dương như Bến Cát, Bắc Tân Uyên, góp phần giảm áp lực cho Quốc Lộ 13.
– Quốc lộ 13C: điểm đầu tại Tp. Đồng Soài, tỉnh Bình Phước. Điểm cuối tại Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Sau khi kết nối vào tỉnh Bình Dương, tuyến đi theo đường Tam Lập – Đồng Phú (thuộc cụm tuyến Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng) đến cầu Tam Lập (dài 12,2 km), tuyến đi theo đường huyện đến đường Vành đai 4 Tp. Hồ Chí Minh. Tổng chiều dài QL.13C qua địa bàn tỉnh Bình Dương dài 34,5km.
+ Quốc lộ 56B: Điểm đầu giao QL.56, TP.Long Khánh, Đồng Nai. Điểm cuối tại cửa khẩu Phước Tân, tỉnh Tây Ninh. Chiều dài khoảng 164km, đường cấp III, quy mô 2-4 làn xe. Cùng với tuyến QL.56, tuyến đóng vai trò kết nối vùng giữa các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. Đoạn QL.56B trên địa bàn tỉnh Bình Dương dài khoảng 82 km, điểm đầu tại xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên (xây dựng mới cầu Hiếu Liêm vượt sông Đồng Nai), đi qua huyện Phú Giáo đến Bàu Bàng và Dầu Tiếng. Điểm cuối tại xã Thanh An, huyện Dầu Tiếng, kết nối với đường địa phương của tỉnh Tây Ninh (xã Đôn Thuận, huyện Trảng Bàng).
+ Tuyến QL.1K: Theo khoản đ, mục 2, phần II Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/09/2021 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2050”, QL.1K không được quy hoạch là quốc lộ do tuyến đường hiện tại đi qua khu vực trung tâm các thành phố Dĩ An, Biên Hòa, thành phố Hồ Chí Minh, được xây dựng theo tiêu chuẩn đường đô thị, các khu công nghiệp và dân cư tập trung đông đúc hai bên đường, do vậy được chuyển thành đường địa phương để quản lý và nâng cấp.
Đường tỉnh:
– Trục dọc: gồm 22 tuyến với tổng chiều dài khoảng 568,13km
+ ĐT.741: Điểm đầu Km0+000 tại ranh phường Tân An, Tp.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương với xã Trung An, huyện Củ Chi, Tp.Hồ Chí Minh, điểm cuối Km 15+000 tại phường Hòa Lợi (nút giao vành đai 4 và QL13B), tuyến dài 15 km (gồm đoạn ĐT741, từ ngã tư Sở Sao đến nút giao vành đai 4, và đoạn kéo dài theo đường Lê Chi Dân và đường trục chính Đông Tây của phường Tân An), đường cấp II, quy mô 6 làn xe. Đoạn còn lại của ĐT.741 của tuyến cũ chuyển thành QL.13B. Tuyến có vai trò là tuyến đường kết nối với Tp. Hồ Chí Minh
+ ĐT.741B (đường Bố Lá – Bến Súc): Dài 12,18 km, điểm đầu giao ĐT.741 tại ngã 3 Bố Lá (Km0+000), điểm cuối tại ngã 3 Bàu Bàng (Km12+180), giao QL.13, tuyến đi qua huyện Phú Giáo, Bàu Bàng. Tuyến được duy trì như hiện trạng.
+ ĐT.741C: Dài 17,09 km, điểm đầu Km0+000 tại Ngã 3 Bàu Bàng, điểm cuối Km 17+090 giáp ĐH.07 Minh Thành An Long, tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III, quy mô 6 làn xe, lộ giới 42m.
+ ĐT.742: Điểm đầu Km0+000 tại ngã ba Sao Quỳ – giáp QL.13, điểm cuối Km29+200 giao với ĐT.747 tại Thị trấn Tân Bình, huyện Bắc Tân Uyên. Tuyến dài 23,87km. Tuyến đường mang tính chất kết nối khu vực với khu liên hợp công nghiệp – dịch vụ – đô thị Bình Dương, tuyến đường kết nối TP. Tân Uyên, huyện Bắc Tân Uyên với thành phố Thủ Dầu Một. Tuyến đạt cấp II, quy mô 6 làn xe, lộ giới 42,0m.
+ ĐT.743B (đường nối cao tốc): Điểm đầu Km0+000 tại nút giao vành đai 3 với đường Mỹ Phước – Tân Vạn, điểm cuối Km7+000 giáp KCN Bình Chiểu, dài 7 km gồm ĐT743B hiện hữu và một đoạn ĐT.743A hiện hữu, đường cấp II, quy mô 6-8 làn xe, lộ giới 60m, nghiên cứu đi dưới mặt đất.
+ ĐT.744: Tuyến dài 67,46 km, điểm đầu Km0+000 tại Ngã 3 Suối Giữa, giao QL.13, điểm cuối Km67+460 ngã 3 Minh Hòa. Tuyến đi qua Tp.Thủ Dầu Một, TX. Bến Cát, huyện Dầu Tiếng. Là tuyến đường tỉnh theo hướng Bắc Nam, tạo động lực phát triển đô thị phía Tây Nam huyện Dầu Tiếng, thúc đẩy nhanh việc hình thành và phát triển cụm công nghiệp Thanh An, khu công nghiệp Dầu Tiếng 3 dọc theo tuyến đường. Kết nối huyện Dầu Tiếng với thị xã Bến Cát và thành phố Thủ Dầu Một ở phía Nam. Tuyến đạt tiêu chuẩn cấp II, 4-6 làn xe, lộ giới 42m.
+ ĐT.744B: Tuyến dài 47 km. Điểm đầu Km 0+000 ranh xã Minh Hòa, tỉnh Bình Dương với xã Đồng Nơ, tỉnh Bình Phước, cầu Sóc 5 (Theo quy hoạch được phê duyệt tại QĐ3247/QĐ-UBND ngày 16/12/2013 là ĐT.749C). Điểm cuối giao với đường ĐT.744 tại xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn đường cấp II, quy mô 4-6 làn xe, lộ giới 42m. Tuyến kết nối tỉnh Bình Dương với tỉnh Bình Phước.
+ ĐT.746: Tuyến dài 48 km (xây dựng mới khoảng 9,5km gồm đoạn từ điểm cuối của ĐT.746 hiện hữu kéo dài theo đường Thủ Khoa Huân, xuống đường Cầu Tàu, kết nối sang TP HCM và 1 số đoạn kết nối sang tỉnh Đồng Nai tại cầu Tân Hiền, Thường Tân và cầu Tân An, Lạc An). Điểm đầu Giao QL.56B, xã Hiếu Liêm, bắc Tân Uyên (gần cầu Hiếu Liêm), điểm cuối tại tại phường Bình Nhâm, Tp.Thuận An (cầu Tàu). Đoạn còn lại của ĐT.746 hiện hữu chuyển thành ĐT.746F và QL.56B. Đường đạt cấp II, quy mô 6 làn xe, lộ giới 42,0m (đoạn đường Thủ Khoa Huân từ ranh thành phố Tân Uyên đến đường cầu Tàu có lộ giới 32m. Tuyến đường có vai trò kết nối các trung tâm của TP. Tân Uyên với trung tâm các xã thuộc huyện Bắc Tân Uyên và kết nối sang tỉnh Đồng Nai và Tp. Hồ Chí Minh.
+ ĐT.746B: Tuyến nằm trong huyện Bắc Tân Uyên, dài 15,5 km. Điểm đầu Km0+000 giao QL.13C, xã Tân Định, điểm cuối Km 15+500 tại giao ĐT.746, xã Tân Mỹ, đường đạt cấp III và đường đô thị, quy mô 4-6 làn xe, lộ giới 42m. Đối với các đoạn đi trùng ĐH.411 và đường tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bầu Bàng thì lộ giới quy hoạch giữ nguyên như hiện hữu. Đây là tuyến kết nối trung tâm TP. Tân Uyên và trung tâm huyện Bắc Tân Uyên.
+ ĐT.746C: Tuyến nằm trong huyện Bắc Tân Uyên, dài 18km. Điểm đầu Km0+000 tại giao QL.56B, xã Hiếu Liêm, điểm cuối Km18+000 giao ĐT.746, xã Tân Mỹ, đường đạt cấp III, 4-6 làn xe, lộ giới 32.
+ ĐT.747 (tức ĐT.747A hiện hữu): Điểm đầu Km0+000 tại giao ĐT.743 (quy hoạch), điểm cuối Km 31+000 tại ngã ba Cổng Xanh, dài 31 km, đường đạt cấp II, quy mô 6 làn xe (trừ các đoạn đi qua đô thị được quy hoạch theo đường đô thị), lộ giới 42 m. tuyến đường trục chính quan trọng của TP. Tân Uyên, tuyến đường có vai trò tạo động lực phát triển khu vực phía Đông Nam và Đông Bắc thị xã. Tuyến kết nối các trung tâm của thị TP. Tân Uyên với trung tâm huyện Bắc Tân Uyên theo hướng Bắc Nam. Tuyến có 01 nhánh nối sang tỉnh Đồng Nai qua cầu Thanh Hội 2
+ ĐT.747B: Điểm đầu Km0 +000 tại ngã ba Tân Ba, giao ĐT.743, ranh phường Bình Chuẩn, TP. Thuận An và phường Tân Phước Khánh, TX. Tân Uyên, điểm cuối Km16 +830 giao ĐT.743 (ĐT.747A hiện hữu), ranh phường Hội Nghĩa và phường Uyên Hưng, TP. Tân Uyên. Tuyến dài 16,83 km, đường cấp II, quy mô 6 làn xe, lộ giới 42m.
+ ĐT.747C: Tuyến năm trong TP. Tân Uyên. Điểm đầu tại giao ĐT.747, phường Hội Nghĩa, điểm cuối giao ĐT.747B, phường Khánh Bình. Tuyến dài 10 km, đường cấp II, quy mô 6 làn xe, lộ giới 42-74m. Tuyến tăng cường khả năng kết nối trong thành phố và với huyện Bắc Tân Uyên
+ ĐT.748: Điểm đầu Km0+000 tại ngã tư Phú Thứ, TX. Bến Cát (ĐT.744), điểm cuối Km 60+000 tại ranh xã Minh Thành, huyện Dầu Tiếng, và xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước dài 60 km (giữ nguyên tuyến cũ và kéo dài tuyến về phía Bắc huyện Dầu Tiếng), đường cấp III, quy mô 6 làn xe, lộ giới 42,0m. Là tuyến đường trục chính kết nối khu vực thị xã Bến Cát và huyện Dầu Tiếng, kết nối sang tỉnh Bình Phước, phục vụ phát triển các KCN, CCN.
+ ĐT.749 (tức ĐT.749A hiện hữu): Điểm đầu Km0+000 tại cầu Quan, TX Bến Cát, điểm cuối Km 38+700 tại ngã ba Minh Thạnh, huyện Dầu Tiếng. Tuyến dài 38,7 km, đường cấp III, quy mô 4 làn xe, lộ giới 42,0m. Là tuyến kết nối huyện Dầu Tiếng, Bàu Bàng với TX Bến Cát và kết nối với tỉnh Bình Phước, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế và thu hút đầu tư tại các KCN, CCN.
+ ĐT.749G: Tuyến nằm trong huyện Dầu Tiếng. Điểm đầu Km0+000 tại giao ĐT.749, xã Minh Thạnh, điểm cuối Km 10+000 tại giao ĐT.749, xã Long Tân. Tuyến dài 10 km, đường cấp III, quy mô 4 làn xe, lộ giới 42,0m. Tuyến nhằm phục vụ phát triển KT- XH huyện Dầu Tiếng và huyện Bàu Bàng, đồng thòi tuyến giúp giảm thời gian đi lại giữa xã Minh Thạnh và xã Long Tân.
+ ĐT.748B: Tuyến nằm trong huyện Bàu Bàng, dài 19,5 km. Điểm đầu Km0+000 xã Cây Trường II, giao với đường ĐH 239 tại huyện Chơn Thành, Bình Phước, điểm cuối giao với đường tỉnh ĐT.745B (quy hoạch) tại xã Lại Hưng, huyện Bàu Bàng. Quy hoạch theo tiêu chuẩn đường đô thị và đường cấp III, quy mô 4 làn xe, lộ giới 40,5m.
+ ĐT.748C: Tuyến nằm trong huyện Bàu Bàng, dài 19 km. Tuyến gồm 2 đoạn: (i) Đoạn 1: bắt đầu từ ranh xã Trừ Văn Thố với xã Thành Tâm huyện Chơn Thành – tỉnh Bình Phước qua kênh Phước Hòa kết nối đường thuộc KCN Khoa học công nghệ Bàu Bàng đến đường ĐT.750, dài khoảng 4 km. Quy hoạch đường cấp II, quy mô 8 làn xe, lộ giới 62m. (ii) Đoạn 2: từ ĐT.750 đi trùng với đường huyện ĐH.626 thuộc KCN Đô thị Bàu Bàng, đi tiếp xuống giao với ĐT.742B tại xã Lai Hưng, huyện Bàu Bàng. Tuyến dài khoảng 15 km. Quy hoạch đường cấp II, quy mô 8 làn xe, lộ giới 62m.
+ ĐT.750C: Tuyến nằm trong huyện Phú Giáo, dài 8 km. Điểm đầu giao ĐT.750 (tại xã Tân Hiệp), điểm cuối giao QL.56B (xã Tân Long), đường đạt cấp III, quy mô 4-6 làn xe, lộ giới 42m. Tuyến nhằm tăng cường kết nối 2 tuyến trục ngang là ĐT.750 (vành đai 6) và QL.56B.
+ ĐT.750B: Tuyến nằm trong huyện Phú Giáo, dài 16 km, điểm đầu Km0+000 tại nút giao ĐT.750 với ĐT.750C, xã Tân Hiệp, điểm cuối Km16+000 giao QL.13C, gần cầu Tam Lập (xã Tam Lập), tuyến đạt đường cấp III, quy mô 4-6 làn xe, lộ giới 42m. Tuyến kết nối huyện Phú Giáo với huyện Bắc Tân Uyên, tuyến giao với QL.56B, đường tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bầu Bàng.
+ ĐT.750D: Điểm đầu giao ĐT.750 (ranh xã Trừ Văn Thố, huyện Bàu Bàng và xã Tân Long, huyện Phú Giáo), điểm cuối giao ĐT.742B, ranh xã Phước Hòa, xã Tân Long, H. Phú Giáo, dài 13,7 km, cấp III, 4 làn xe, lộ giới 42 m. Tuyến nhằm tăng cường kết nối 2 tuyến trục ngang là ĐT.750 (vành đai 6) và QL.56B, phục vụ phát triển KT-XH huyện Phú Giáo và huyện Bàu Bàng.
+ Đường Mỹ Phước – Tân Vạn – Bàu Bàng: điểm đầu tại Ngã 03 Tân Vạn (Quốc Lộ 1A), tuyến đi qua TP Thủ Dầu Một, TP Thuận An, TP Dĩ An, TX Bến Cát và huyện Bàu Bàng, điểm cuối: Đường Hồ Chí Minh (Huyện Bàu Bàng), dài 54,3km, quy mô 6 làn xe, đường đô thị, lộ giới 64m.
– Trục ngang: gồm 12 tuyến với tổng chiều dài khoản 193,2 km.
+ ĐT.742B: Tuyến dài 48km. Điểm đầu Km0+000 tại giao ĐT.746B, xã Tân Định, huyện Bắc Tân Uyên. Điểm cuối Km 48+000 giao ĐT.744 (xã An Tây, TX Bến Cát, gần cảng Rạch Bắp). Tuyến đi qua TX Bến Cát, huyện Bàu Bàng, huyện Phú Giáo và huyện Bắc Tân Uyên. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn đường cấp II, quy mô 6 làn xe, lộ giới 42m.
+ ĐT.743 (tức ĐT.743A hiện hữu): Điểm đầu Km0+000 tại ngã tư Chợ Đình, giao QL.13, TP. Thủ Dầu Một, điểm cuối Km 13+500 tại cầu ông Tiếp, dài 13,5km (gồm đoạn từ ngã tư Chợ Đình đến đến ngã tư Miếu Ông Cù là ĐT.743A hiện hữu và, đoạn từ Miếu Ông Cù đến cầu ông Tiếp là ĐT.747A hiện hữu). Các đoạn còn lại của ĐT.743A hiện hữu gồm: đoạn từ Miếu ông Cù đến ngã ba Vườn Tràm chuyển thành ĐT.743B, đoạn còn lại của ĐT.743A chuyển thành đường đô thị. Quy hoạch ĐT.743: Đoạn từ ngã tư Chợ Đình đến ngã tư Miếu Ông Cù, giữ nguyên hiện trạng, đoạn còn lại đường đạt cấp II, quy mô 6 làn xe, lộ giới 42-54 m.
+ ĐT.743C: Dài 4,6 km, điểm đầu Km0+000 tại giao QL.13 tại ngã tư Cầu Ông Bố (phường Bình Hòa, TP Thuận An), điểm cuối Km 4+600 tại giao ĐT.743A tại ngã 3 Đông Tân (phường Dĩ An, TP Dĩ An). Chuyển thành đường đô thị.
+ ĐT.746D: Tuyến dài 4,3 km. Điểm đầu Km0+000 giao ĐT.747, phường Uyên Hưng, Tp Tân Uyên, điểm cuối Km 4+300 tại giao ĐT.746B, xã Tân Mỹ, Bắc Tân Uyên, đường đạt tiêu chuẩn đường đô thị, quy mô 4-6 làn xe, lộ giới 42m. Đây là tuyến kết TP. Tân Uyên và huyện Bắc Tân Uyên.
+ ĐT.746E. Tuyến nằm trong huyện Bắc Tân Uyên, dài 8km. Điểm đầu Km0+000 tại giao ĐT.746, xã An Lạc, điểm cuối Km8+000 giao giao ĐT.746C, xã Tân Mỹ, đường đạt cấp III, 4-6 làn xe, lộ giới 32m. + ĐT.746F: Điểm đầu giao QL.56B, xã Tân Định, Bắc Tân Uyên, điểm cuối giao ĐT.747C, phường Hội Nghĩa, TP. Tân Uyên, dài 18 km (ĐT.746 hiện hữu), cấp II, quy mô 4-6 làn xe, lộ giới 42m.
+ ĐT.750F: là tuyến kết nối Đồng Phú – Phú Giáo – Chơn Thành. Đoạn qua huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương dài khoảng 6,5 km, có điểm đầu từ đường ĐH.507 hiện hữu thuộc ranh giữa xã An Thái, huyện Phú Giáo và huyện Đồng Phí, tỉnh Bình Phước, đi theo đường ĐH.507 hiện hữu về phía Tây đến giao với đường Quận Đội hiện hữu, đi theo đường Quận Đội hiện hữu về phía Tây đến gần hết đường Quận Đội, mở mới theo hướng Tây kết nối vào phường Minh Thành, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. Quy mô đường cấp III, quy mô 2-4 làn xe, lộ giới 42m.
+ ĐT.750E: là tuyến kết nối Đồng Phú – Phú Giáo – Chơn Thành. Đoạn qua huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương dài khoảng 7,5 km. Điểm đầu tại giao đường huyện ĐH519 với ĐH.508 (hiện hữu), xã Phước Sang, huyện Phú Giáo và huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước. Tuyến đi theo đường ĐH.519 hiện hữu về hướng Tây, đến hết đường ĐH.519 hiện hữu mở mới theo hướng Tây kết nối vào đường ĐH.507 hiện hữu, đi theo ĐH.507 hiện hữu về hướng Nam đến giao với đường Ven Sông Bé (đường nhánh, quy hoạch mở mới) đi dọc theo đường Ven Sông Bé về phía Tây kết nối với phường Minh Thành, thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. Quy mô đường cấp III, quy mô 2-4 làn xe, lộ giới 42m.
+ ĐT.749B: Điểm đầu Km0+000 tại cầu Bà Và (ranh tỉnh Bình Phước), điểm cuối Km 22+200 tại Hồ Dầu Tiếng. Tuyến có 1 nhánh kết nối sang tỉnh Tây Ninh tại xã Phước Ninh, huyện Dương Minh Châu. Tuyến dài 22,2km, đường cấp III, quy mô 4 làn xe, lộ giới 42m. Là tuyến đường trục chính kết nối 03 tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và tỉnh Bình Phước theo hướng Đông – Tây.
+ ĐT.749C: Điểm đầu Km0+00 tại ngã 3 ấp Bàu Bàng (Quốc lộ 13), điểm cuối Km 16+500 tại giao ĐT748, xã An Lập, huyện Dầu Tiếng. Tuyến giao với ĐT.749A tại ngã 3 suối Đòn Gánh. Tuyến dài 16,5 km, đường cấp II-III, quy mô 4 -6 làn xe, lộ giới 42-60m. Kết nối trung tâm thị trấn Bàu Bàng tới xã Long Nguyên (huyện Bàu Bàng) và xã An Lập, huyện Dầu Tiếng, tuyến thúc đẩy quá trình phát triển đô thị.
+ ĐT.749D: Điểm đầu Km0+000 tại giao với ĐT.749 (xã Long Tân, huyện Dầu Tiếng), điểm cuối Km 18+700 tại cầu Bến Súc (xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng). Tuyến dài 18,7 km đường cấp II, quy mô 6 làn xe, lộ giới 42m. Tại khoảng km 12 có 1 nhành đi theo đường huyện ĐH720 kết nối sang tỉnh Tây Ninh. Tuyến có vai trò là tuyến đường kết nối với tỉnh Tây Ninh, tuyến kết nối với QL.56B và đường tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng giúp kết nối huyện Dầu Tiếng với huyện Bàu Bàng, Phú Giáo, Bắc Tân Uyên, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và thu hút đầu tư phát triển KCN.
+ ĐT.749E: Điểm đầu Km0+000 tại giao với ĐT.749D (xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng), điểm cuối Km 9+000 tại cầu kết nối sang tỉnh Tây Ninh (xã Thanh An, huyện Dầu Tiếng). Tuyến dài 9 km (tuyến đi theo đường huyện ĐH720 kết nối sang tỉnh Tây Ninh), đường cấp II, quy mô 6 làn xe, lộ giới 42m. Tuyến phục vụ phát triển kinh tế xã hội huyện Dầu Tiếng, tăng cường kết nối sang tỉnh Tây Ninh.
+ ĐT.749F: Tuyến đường tạo lực Bình Dương – Tây Ninh. Tuyến dài khoảng 21km, điểm đầu tại giao của QL.56B với ĐT.749A, xã Long Tân, huyện Dầu Tiếng, điểm cuối tại đường và cầu kết nối Bình Dương – Tây Ninh, TT Dầu Tiếng. Tuyến đường phục vụ phát triển kinh tế xã hội và kết nối khu công nghiệp của 02 tỉnh (Bình Dương và Tây Ninh). Tuyến đạt cấp III, quy mô 6-8 làn xe, lộ giới 62m.
– Các tuyến vành đai: gồm 04 tuyến với tổng chiều dài khoảng 187,5km.
+ ĐT.742C (Vành đai 3,5): Điểm đầu tại cầu Bạch Đằng 2. Điểm cuối giao ĐT.744 tại xã Phú An, TX Bến Cát. Tuyến dài 28km đường cấp II, quy mô 6 làn xe, lộ giới 60m. Tuyến đi qua các TP Tân Uyên, TP Thủ Dầu Một và TX Bến Cát. ĐT.745B (Vành đai 4,5): Tuyến dài 53 km. Điểm đầu Km0+000 tại giao QL56B, (xã Tân Định, huyện Bắc Tân Uyên), Điểm cuối Km 53+000 tại giao ĐT.744 (xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng). Quy hoạch đường cấp II, quy mô 4-6 làn xe, lộ giới 32-60m.
– ĐT.745 (Vành đai 5): Điểm đầu Km0+000 tại giao đường Vành đai 4 – TP.HCM (xã Tân Lập, huyện Bắc Tân Uyên), điểm cuối Km 51+500 ranh xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng với huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh. Tuyến dài 49 km, đường cấp II, quy mô 6 làn xe, lộ giới 60m. Tuyến đi qua các huyện Bắc Tân Uyên, Phú Giáo, Bàu Bàng và Dầu Tiếng. Tuyến có 1 đoạn khoảng 9km sẽ đi trùng với ĐT.742B và chiều dài tuyến không bao gồm đoạn đi trùng.
– ĐT.750 (VĐ6): Tuyến dài 57,5 km, điểm đầu Km0+000 tại giao QL.13C tại xã An Bình, huyện Phú Giáo, điểm cuối Km57+500 cầu Tầu (TT Dầu Tiếng, huyện Dầu Tiếng), đường cấp III, quy mô 4 làn xe, lộ giới 42m. Tuyến kết nối huyện Bắc Tân Uyên, huyện Phú Giáo, huyện Dầu Tiếng và kết nối sang tỉnh Tây Ninh. Tuyến thúc đẩy phát triển KT – XH, thu hút đầu tư vào các KCN, CCN.
+ Đường Tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng: Tuyến kết nối các huyện Bắc Tân Uyên, Phú Giáo, Bàu Bàng. Điểm đầu tại ngã ba Tân Thành, ĐT.746, điểm cuối tại thị trấn Lai Uyên, huyện Bàu bàng, tổng chiều dài 47,35km, quy mô 6 làn xe. Tuyến trùng với QL.56B và QL.13C.
Đường ven sông
Tuyến đường ven sông Sài Gòn dài khoảng 54,7 km. Trong đó đoạn qua từ TX bến Cát dài khoảng 24 km (xã Phú An và xã An Tây), qua TP. Thủ Dầu Một dài 2,8 km (trong đó có 3,9 km đoạn từ cầu Bà Cô đến cầu Phú Mỹ theo đường Nguyễn Văn Cừ, thuộc phường Chánh Mỹ đã đầu tư hoàn chỉnh) và đoạn qua Tp. Thuận An dài khoảng 17,9 km. Tuyến theo tiêu chuẩn đường đô thị.
Phương án quy hoạch giao thông đường sắt
Đường sắt Quốc gia: Căn cứ Quyết định số 1769/QĐ-TTg ngày 19/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2050”, các tuyến đường sắt qua địa bàn tỉnh Bình Dương, gồm 03 tuyến, cụ thể:
– Tuyến Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh: Nâng cấp, cải tạo bảo đảm an toàn chạy tàu tuyến Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh từ ga Hà Nội đến ga Sài Gòn, dài 1.726km, đường đơn, khổ 1.000mm. Đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương dài 8,5 km. Tuyến Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh là trục xương sống của mạng lưới đường sắt quốc gia về vận chuyển hàng hoá, hành khách trên trục Bắc – Nam (sau khi hoàn thành xây dựng tuyến tốc độ cao song hành sẽ đảm nhận vận chuyển hàng là chính) và kết nối các tuyến nhánh theo hướng Đông – Tây.
– Tuyến Thành phố Hồ Chí Minh – Lộc Ninh từ ga An Bình đến điểm nối ray biên giới Việt Nam – Campuchia (cửa khẩu Hoa Lư), dài khoảng 128km, khổ 1.435mm, toàn tuyến có 17 ga, trạm khách. Trong đó, đoạn Dĩ An – Chơn Thành đường đôi, đoạn Chơn Thành – Lộc Ninh đường đơn. Trên địa bàn tỉnh Bình Dương có tổng chiều dài khoảng 60km (trong đó từ ga An Bình Đến ga Bàu bảng dài 52,3 km).
– Tuyến Thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ từ ga An Bình đến ga Cần Thơ, dài khoảng 174km, đường đôi, khổ 1.435mm. Trên địa bàn tỉnh Bình Dương có tổng chiều dài khoảng 6,68Km. Tuyến đi qua TP. Dĩ An và TP. Thuận An.
– Đoạn tuyến Trảng Bom – Hòa Hưng: từ ga Trảng Bom đến ga Hòa Hưng, dài 39 Km, khổ 1.435mm, tuyến trùng với tuyến Biên Hòa – Vũng Tàu từ ga Trảng Bom đến nút giao Phước Tân. Đoạn nhánh qua TP. Dĩ An nghiên cứu phương án đi trên cao. Tuyến Trảng Bom – Hòa Hưng sẽ kết nối kết nối tuyến đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh – Lộc Ninh ra cảng biển Cái Mép – Thị Vải.
Ngoài ra, để tạo động lực phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Dương và Tây Ninh, đề xuất tuyến đường sắt Bàu Bảng – Mộc Bài để kết nối các khu công nghiệp của tỉnh Bình Dương và Tây Ninh. Bên cạnh đó, tuyến sẽ kết nối đường sắt thành phố Hồ Chí Minh – Lộc Ninh với tuyến đường sắt thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài. Đoạn qua tỉnh Bình Dương dài khoảng 31 km, khổ 1.435mm.
Quy hoạch sau năm 2030. Ga Dĩ An và Ga Sóng Thần: sẽ được tích hợp về ga An Bình. Ga An Bình: Là ga lập tàu cho toàn mạng đường sắt phía Nam, là trung tâm logistics, liên vận đường sắt, là ga đầu mối cho cả hàng hóa và hành khách phía Nam, đường sắt khổ 1000mm và 1435mm. Diện tích dự kiến khoảng 190ha. Ga thuộc phường An Bình, TP.Dĩ An, Tỉnh Bình Dương. Tích hợp phát triển công nghiệp đường sắt.
Đường sắt Đô thị
Định hướng phát triển vận tải hành khách công cộng bằng đường sắt đô thị từng bước hỗ trợ cho các loại hình vận tải hành khách hiện hữu trên địa bàn tỉnh và kết nối với mạng lưới ĐSĐT thành phố Hồ Chí Minh tạo thành mạng lưới liên thông, liên hoàn. Trong đó:
Giai đoạn đến 2030: Nghiên cứu đầu tư xây dựng các đoạn tuyến của các tuyến ĐSĐT số 1, số 1B, số 2, số 3, cụ thể:
+ Tuyến số 1 (TP mới – Suối Tiên, TPHCM): dài khoảng 32,8 km, tuyến đi trên cao từ ga trung tâm TP mới (kết nối với ga Bình Dương của tuyến ĐSQG TPHCM-Lộc Ninh), theo đường Hùng Vương đến giao với đường ĐX.01, đi theo đường ĐX.01 đến đường Mỹ Phước – Tân Vạn, qua nút giao Bình Chuẩn đi song song với đường sắt thành phố Hồ Chí Minh – Lộc Ninh, Trảng Bom – Hòa Hưng đến ga Suối Tiên. Tuyến kết nối Tp Mới trung tâm tỉnh, Thuận An, Dĩ An với khu du lịch Suối Tiên, đồng thời cùng tuyến metro số 1 (Suối Tiên –Bến Thành) của TP. Hồ Chí Minh tạo thành tuyến ĐSĐT của Vùng (TP mới – Suối Tiên – Bến Thành).
+ Tuyến số 1B, dài khoảng 7,5 km, tuyến đi ngầm từ Tân Đông Hiệp, Dĩ An, chạy song song với đường sắt Trảng Bom – Hòa Hưng qua ga An Bình, kết nối với tuyến ĐSĐT Tp Thủ Đức tại ga đầu mối khu vực ngã tư Gò Dưa.
+ Tuyến số 2 ( Thủ Dầu Một – TPHCM): dài khoảng 23 km, tuyến đi trên cao từ ga kết nối với tuyến ĐSĐT số 1, theo đường Phạm Ngọc Thạch, đến giao với QL.13, đi theo QL 13 Tp Thuận An, qua Vĩnh Bình kết nối với tuyến metro số 3B trong tương lai của TP. Hồ Chí Minh tại khu vực ngã 4 Bình Phước kết nối vào trung tâm TP. Hồ Chí Minh.
+ Tuyến số 3 (Bắc Tân Uyên – TPHCM) (điều chỉnh tuyến số 4 và 5 QH 4291/QĐ-UBND ngày 24/12/2014): dài khoảng 41,5 km, tuyến đi trên cao từ Tân Thành, Bắc Tân Uyên đi song song với ĐT.746B qua KCN Nam Tân Uyên, tiếp tục chạy song song với ĐT.747B, ĐT.743B qua khu vực Trung tâm Tp Tân Uyên, chạy qua các KCN lớn của Tp Thuận An, Tp Dĩ An đến Ga Dĩ An, kết nối với tuyến ĐSĐT Tp.Thủ Đức tại ga đầu mối khu vực ngã tư Gò Dưa, tiếp tục chạy song song với đường sắt TPHCM – Cần Thơ đến ga Vĩnh Phú và kết nối với tuyến ĐSĐT số 4 của TPHCM. Giai đoạn trước 2030, triển khai đoạn dài khoảng 24km, từ ga kết nối với tuyến ĐSĐT số 6 tại Uyên Hưng, Tp. Tân Uyên, đến kết nối với tuyến ĐSĐT Tp.Thủ Đức tại ga đầu mối khu vực ngã tư Gò Dưa. Các đoạn còn tại triển khai sau năm 2030.
– Giai đoạn 2031-2050: Nghiên cứu tiếp tục đầu tư xây dựng đoạn tuyến còn lại của tuyến số 3 và các tuyến số 2B, số 3B, số 4, 5, 6. 7, 8, cụ thể:
+ Tuyến số 2B (Thủ Đầu Một – TX Bến Cát): dài khoảng 14,5 km, tuyến đi trên cao từ ga kết nối với tuyến ĐSĐT số 2 tại Hiệp Thành, Thủ Dầu Một, chạy song song với QL.13, đến ga kết nối với tuyến ĐSĐT số 4, số 8 tại Thới Hòa, TX Bến Cát.
+ Tuyến số 3B (Thủ Dầu Một – Biên Hòa): dài khoảng 16,5 km, tuyến đi trên cao từ ga kết nối với tuyến ĐSDT số 2, theo đường Phú Lợi (ĐT.743A), tiếp tục kết nối với tuyến ĐSĐT số 1, số 3, tiếp tục chạy song song với ĐT 747A, kết nối qua Đồng Nại và điểm cuối kết nối với tuyến ĐSĐT ven sông Cái của Đồng Nai tại sân bay Biên Hòa.
+ Tuyến 4 (Tân Uyên – Tp Mới – TX Bến Cát ): dài khoảng 32,6 km, từ trung tâm TP. Tân Uyên, đi theo ĐT.742C(VĐ 3,5) ĐT.748 tới TX Bến Cát, tuyến kết nối khu vực phía Đông qua trung tâm tỉnh sang khu vực phía Tây, đồng thời trung chuyển qua tuyến số số 1, số 2, số 3 về TP. HCM.
+ Tuyến 5 (Bắc Tân Uyên – TP mới – TX Bến Cát ): dài khoảng 31,2 km, tuyến đi trên cao, từ trung tâm Bắc Tân Uyên chạy song song với cao tốc Vành đai 4-TPHCM tới TP. Tân Uyên, TP mới, TX Bến Cát, kết nối khu vực phía Đông qua trung tâm tỉnh sang khu vực phía Tây, đồng thời trung chuyển qua tuyến số 1, số 2, số 3 về TP. HCM.
+ Tuyến 6 (Tp Mới – Bến Cát – Bầu Bàng): dài khoảng 25 km, tuyến đi trên cao từ ga trung tâm Tp mới kết nối với tuyến số 1, đi song song với tuyến đường sắt quốc gia TPHCM – Lộc Ninh, đến trung tâm huyện Bầu Bàng, Tuyến kết nối trục dọc của tỉnh Bình Dương, đồng thời chuyển tuyến qua tuyến số 1 về TP. HCM.
+ Tuyến 7 ( Bến Cát – Dầu Tiếng) (điều chỉnh tuyến số 7 và số 8 QH 4291/QĐ-UBND ngày 24/12/2014): dài khoảng 45 km, kết nối với tuyến số 2 tại Thới Hòa, TX Bến Cát, rồi dọc theo QL.13, tiếp theo ĐT.749A, 750 tới Bàu Bàng, tới trung tâm huyện Dầu Tiếng, tuyến kết nối trung tâm TX. Bến Cát với trung tâm huyện Dầu Tiếng, đồng thời trung chuyển qua tuyến số 2 về TPHCM.
+ Tuyến 8 (Bắc Tân Uyên – Phú Giáo): Tuyến dài 25,2 km, tuyến đi trên cao từ trung tâm Bắc Tân Uyên theo ĐT 746B, QL 13C, đường tạo lực BTU – Phú Giáo – Bầu Bàng tới trung tâm Phú Giáo, đồng thời trung chuyển qua tuyến số 3 về TP. HCM..
Quy hoạch giao thông đường thủy nội địa
Căn cứ Quyết định số 1829/QĐ-TTg ngày 31/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2050”, các tuyến đường thủy và cảng thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Bình Dương, như sau:
Các tuyến vận tải thủy: Trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 02 tuyến trên sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, cụ thể:
+ Tuyến Thành phố Hồ Chí Minh – Bến Súc – Bến Củi hạ lưu đập thủy điện Dầu Tiếng (sông Sài Gòn), chiều dài khoảng 129km, cấp II. Nâng tĩnh không cầu Bình Triệu 1 đạt cấp kỹ thuật luồng tuyến.
+ Tuyến Thành phố Hồ Chí Minh – Hiếu Liêm (sông Đồng Nai) từ ngã ba kênh Tẻ đến cảng Hiếu Liêm, dài khoảng 90 km, bao gồm: (1) Đoạn từ ngã ba kênh Tẻ đến hạ lưu cầu Đồng Nai, dài 41km, cấp Đặc biệt; (2) Đoạn từ cầu Đồng Nai đến cảng Thạnh Phước, dài 18km, cấp II; (3) Đoạn từ cảng Thạnh Phước đến Hiếu Liêm, dài 31km, cấp III. Nâng tĩnh không cầu Đồng Nai 1 đạt cấp kỹ thuật luồng tuyến.
Tài liệu bản đồ tham khảo:
Quy hoạch tổng thể giao thông vận tải tỉnh Bình Dương định hướng đến năm 2030 cập nhật bổ sung quy hoạch theo Quyết định số 3093/QĐ-UBND ngày 23/10/2019. Nhấn vào đây để xem nếu file không tải được !!
[embeddoc url=”https://www.docdroid.net/file/download/HXt5A2g/ban-ve-bo-sung-quy-hoach-giao-thong-compressed-pdf.pdf” download=”none”]Tổng hợp bởi Duan24h.net