Quy hoạch đô thị tỉnh Quảng Trị đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050 : TP Đông Hà, TX Quảng Trị và 8 huyện Cam Lộ, Cồn Cỏ, Đa Krông, Gio Linh, Hải Lăng, Hướng Hóa, Triệu Phong, Vĩnh Linh.

Phương án phát triển hệ thống đô thị Quảng Trị

Nhìn chung cả vùng dọc theo QL1 ra đến ven biển có thể hình dung là một vùng không gian phát triển trọng tâm của tỉnh Quảng Trị và có mối quan hệ đô thị – nông thôn khá chặt chẽ, trong đó ranh giới đô thị và nông thôn chủ yếu mang tính chất hành chính.

Hệ thống đô thị được tổ chức theo các cấp loại đô thị, căn cứ vào các yếu tố về quy mô đô thị, tính chất đô thị, vị thế đô thị trong hệ thống quốc gia, khu vực, đặc biệt là phù hợp với các chủ trương về điều chỉnh địa giới hành chính.

Trong phạm vi địa bàn tỉnh Quảng Trị, sẽ có các đô thị cấp vùng, cấp tỉnh, cấp huyện và có đô thị đặc thù. Phân bố hệ thống đô thị theo tầng bậc, căn cứ vào chức năng vị thế đô thị và kết hợp với quy mô đô thị để xác định một số định hướng cơ bản, những yêu cầu rà soát các quy hoạch chung xây dựng các đô thị trong mối quan hệ toàn vùng, giữa các khu vực đô thị, giữa các cấp đô thị….

Các đề xuất có thể xem như khung phát triển không gian vùng, các tiền đề để lập các quy hoạch các đô thị và trọng điểm đầu tư.

Hệ thống đô thị bao gồm:

Đến năm 2030, toàn tỉnh có 15 đô thị, bao gồm:

– 01 đô thị loại II: Thành phố Đông Hà;

– 01 đô thị loại IV: TX. Quảng Trị

Nhà ở xã hội TP mới Bình Dương ✅, LOẠI THẤP TẦNG (1 TRỆT, 1 LẦU GỒM ĐẤT) hỗ trợ tư vấn làm hồ sơ trả góp lãi suất 4,8%/năm qua Ngân hàng chính sách, liên hệ 0888 266 898 (Ms Ngoan, cập nhật lúc 01:32 AM, 27/04/2024)


– 13 đô thi loại V trong đó có:

  • 11 đô thị hiện hữu là các thị trấn: Hồ Xá, Bến Quan, Cửa Tùng, Gio Linh, Cửa Việt (mở rộng thêm 3 xã Gio Việt, Gio Hải, Gio Mai), Cam Lộ, Ái Tử; Diên Sanh, Krông Klang, Khe Sanh, Lao Bảo (mở rộng ra xã Tân Thành);
  • 02 đô thị phát triển mới (nâng cấp từ các xã) là: Nam Cửa Việt (các xã Triệu An, Triệu Vân, Triệu Lăng), La Vang (xã Hải Phú).

Dự báo tổng quy mô dân số đô thị (bao gồm dân số chính thức, thành phần dân số khác có sử dụng quỹ nhà ở hoặc chia sẻ thời gian sử dụng nhà ở trong các đơn vị ở, dân số quy đổi từ khách du lịch, khách vãng lai và dân số lưu trú dưới 6 tháng,…) là khoảng 476.400 người.

Dự báo quy mô dân số đô thị chính thức là khoảng 275.600 người. Tỷ lệ đô thị hóa khoảng 39%.

Đến năm 2050, toàn tỉnh có 19 đô thị, bao gồm:

– 01 đô thị loại II là thành phố Đông Hà.

– 04 đô thị loại IV là: thị xã Quảng Trị; thị trấn Cửa Việt, đô thị Nam Cửa Việt; thị xã Hải Lăng (nâng cấp từ huyện Hải Lăng).

– 14 đô thi loại V, bao gồm:

  • 09 đô thị hiện hữu là các thị trấn: Hồ Xá, Bến Quan, Cửa Tùng, Gio Linh, Cam Lộ, Ái Tử; Krông Klang, Khe Sanh, Lao Bảo;
  • 05 đô thị phát triển mới (từ giai đoạn đến 2030) là: Cùa, Thanh An, Lìa, Hướng Phùng, Tà Rụt.

Dự báo tổng quy mô dân số (bao gồm dân số chính thức, thành phần dân số khác có sử dụng quỹ nhà ở hoặc chia sẻ thời gian sử dụng quỹ nhà ở trong các đơn vị ở, dân số quy đổi từ khách du lịch, khách vãng lai và dân số lưu trú dưới 6 tháng,…) là khoảng 1.056.200 người. Dự báo dân số đô thị (chính thức) đạt khoảng 577.400 người. Tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 56 – 60%.

Các đô thị trung tâm vùng, tỉnh

a. Thành phố Đông Hà – đô thị loại II: Diện tích tự nhiên toàn thành phố 7.309 ha, dự kiến đến năm 2030 đạt tiêu chuẩn đô thị loại II.

– Chức năng đô thị: Là thành phố tỉnh lỵ, trung tâm tổng hợp về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh; đồng thời là một trong các đô thị động lực trên HLKT Đông-Tây;

Là trung tâm giao dịch quốc gia và quốc tế – đầu cầu phát triển trên hành lang kinh tế Đông Tây; Là một trong những đô thị động lực của vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung.

– Động lực phát triển: khai thác tiềm năng thế mạnh tại vị trí kết nối của 2 HLKT (EWEC, QL1A).

– Hướng phát triển không gian: Khai thác vị trí giao điểm của hành lang Bắc – Nam (QL1) và hành lang Đông – Tây ( QL9) và cảnh quan sông nước để quy hoạch phát triển không gian đô thị hiện đại, kết hợp với đô thị du lịch; Việc tổ chức đường giao thông cơ giới đi ven sông trong khu đô thị hiện hữu đã làm giảm đi giá trị của dòng sông và làm mất đi cơ hội biến sông Hiếu thành điểm nhấn trung tâm thành phố theo mô hình “thành phố bên sông nước”.

Đề xuất:

+ Mở rộng đô thị về phía Đông và Đông Bắc, tổ chức khu trung tâm đô thị mới lấy mặt nước sông Thạch Hãn làm trung tâm (không tổ chức đường xe cơ giới chia cắt giữa sông và đô thị) và lồng ghép trong không gian cây xanh mặt nước sinh thái; quy mô khoảng 500ha, trong đó, tỷ lệ đất cây xanh, mặt nước công cộng cấp đô thị khoảng 20%.

Tổ chức dạng đô thị nước hoặc đô thị đan xen với các vùng cảnh quan công viên sinh thái nông nghiệp hỗ trợ thoát lũ, hoặc đô thị bọt biển – gồm nhiều đảo đô thị, có thể biến khu đô thị này thành một sản phẩm du lịch, độc đáo.

+ Về phía Bắc sông Hiếu: Điều chỉnh một số khu đất phát triển mới thành đất dự trữ phát triển hoặc chỉ bổ sung các chức năng tạo hoạt động kinh tế và việc làm để gia tăng động lực phát triển và sức hút đô thị cho khu vực này.

Điều chỉnh hoặc cụ thể hóa các quy hoạch đã có để phát triển khu vực này với trọng tâm là các khu đô thị gắn với các tuyến phố thuận lợi cho hoạt động thương mại – tài chính, trung tâm thương mại, dịch vụ;

+ Về phía Nam sông Hiếu, bố trí các khu công viên chuyên đề, thể dục thể thao. Các khu đô thị mới hình thành theo hướng khu đô thị nhà vườn – sinh thái, các làng nghề sinh thái và vùng nông nghiệp sạch bố trí tại vùng ven đô.

+ TP. Đông Hà phát triển gắn kết với các khu dân cư nông thôn và các đô thị lân cận, như: Ái Tử, Cam Lộ, Gio Linh, TX. Quảng Trị…, trở thành Vùng đô thị Trung tâm của tỉnh.

b. Đô thị Lao Bảo (mở rộng sát nhập toàn bộ địa giới hành chính của xã Tân Thành) – đô thị loại V

– Chức năng đô thị: đô thị – công thương mại dịch vụ; cửa khẩu quốc tế quan trọng, một trong những trung tâm thương mại, dịch vụ ý nghĩa vùng và quốc tế.

– Hướng phát triển không gian: bao gồm các không gian khu vực cửa khẩu, không gian các cụm công nghiệp, không gian khu đô thị chính và khu đô thị mới phía Đông Lao Bảo phát triển hài hòa với sự phân bố xen kẽ của các yếu tố tự nhiên là không gian cây xanh mặt nước, không gian vùng sinh thái nông – lâm nghiệp.

Giai đoạn đến năm 2030, đầu tư nâng cấp hạ tầng và chất lượng đô thị theo tiêu chuẩn đô thị loại IV. Giai đoạn sau năm 2030, căn cứ vào tình hình phát triển thực tế và nếu có điều kiện thuận lợi, có thể lập đề án nâng loại đô thị lên loại IV.

– Động lực chính là làm trung tâm dịch vụ cho tiểu vùng sinh thái lâm nghiệp huyện Hướng Hóa, cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo và hành lang kinh tế Đường 9.

Các thị xã thuộc tỉnh

a. Thị xã Quảng Trị – đô thị loại IV

– Phát triển trong phạm vi địa giới hành chính hiện nay, có liên kết không gian phát triển với các khu vực lân cận. Trong tương lai (ở bước QHC đô thị và QH xây dựng vùng huyện), có thể nghiên cứu các phương án mở rộng TX. Quảng Trị sang các xã thuộc các huyện lân cận.

– Chức năng đô thị: là thị xã thuộc tỉnh, đô thị trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, du lịch vùng phía Nam của tỉnh.

– Động lực phát triển đô thị: thương mại – dịch vụ, công nghiệp và du lịch, gắn kết với Khu kinh tế Đông Nam và vùng kinh tế dọc QL1 đến đường bộ cao tốc, theo tuyến Đông – Tây mới, đi qua Thị xã.

– Hướng phát triển không gian: đô thị có cảnh quan đẹp tạo nên bởi 2 con sông Thạch Hãn và Vĩnh Định chảy vào lòng thị xã; đồng thời hình thành các tuyến đường thủy nối liền thị xã về với Cửa Việt, Đông Hà, đi Thuận An (TP. Huế).

Khai thác cảnh quan ven sông để phát triển dịch vụ – du lịch và tạo thành dải không gian xanh đô thị. Mở rộng phát triển quỹ đất đô thị về phía Nam, hình thành các khu văn phòng, thương mại, tài chính, các khu ở mới và khu công viên cây xanh, thể dục thể thao quy mô lớn phục vụ cho toàn đô thị.

Định hướng đến năm 2030, tiếp tục đầu tư hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại IV, nâng cao chất lượng đô thị, phấn đấu đạt tiêu chuẩn chất lượng của đô thị loại III.

b. Thị xã Hải Lăng – đô thị loại IV

– Giai đoạn sau năm 2030: nâng cấp toàn bộ huyện Hải Lăng lên thành thị xã Hải Lăng, với 8/16 đơn vị hành chính cấp xã là phường – bao gồm các phường: P.Diên Sanh, P. Hải Phú, P. Hải Thượng, P.Hải Định, P.Hải Hưng, P.Hải An, P.Hải Khê và P.Hải Chánh (được nâng lên từ TT. Diên Sanh và các xã Hải Phú, Hải Thượng, Hải Định, Hải Hưng, Hải An, Hải Khê, Hải Chánh).

Bản đồ quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn tỉnh Quảng Trị đến năm 2050
Bản đồ quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn tỉnh Quảng Trị đến năm 2050

Các đô thị trung tâm huyện lỵ

a. Thị trấn Hồ Xá – đô thị loại V

– Chức năng đô thị: là đô thị huyện lỵ huyện Vĩnh Linh.

– Động lực phát triển đô thị: đô thị dịch vụ tại cửa ngõ phía Bắc tỉnh thuộc hành lang kinh tế QL 1, phát triển mạnh các ngành dịch vụ, tài chính, công nghiệp, du lịch.

– Hướng phát triển không gian: chủ yếu dọc quốc lộ 1A và phát triển trong khu vực thị trấn hiện có. Tuy nhiên, cần kết nối với các không gian phát triển lân cận có liên quan như: Mở rộng không gian xây dựng tại khu vực ruộng thấp dọc quốc lộ 1A và khu vực phía Đông Bắc thị trấn nhằm khai thác quỹ đất thuận lợi phục vụ nhu cầu đô thị hóa, mở rộng thị trấn trong tương lai.

Khai thác cảnh quan ven sông Hồ Xá để tạo thành không gian công viên cây xanh, công viên sinh thái. Giai đoạn đến năm 2030, đầu tư nâng cấp hạ tầng và chất lượng đô thị theo tiêu chuẩn đô thị loại IV.

Giai đoạn sau năm 2030, căn cứ vào tình hình phát triển thực tế và nếu có điều kiện thuận lợi, có thể lập đề án nâng loại đô thị lên loại IV.

b. Gio Linh (H. Gio Linh) – đô thị loại V

– Chức năng đô thị: là đô thị huyện lỵ huyện Gio Linh.

– Động lực phát triển đô thị: khai thác dịch vụ – thương mại trên tuyến hành lang kinh tế QL 1, cụm công nghiệp thị trấn Gio Linh, là điểm cung cấp các cơ sở dịch vụ – thương mại – vui chơi giải trí cho khu công nghiệp Quán Ngang nằm gần kề.

– Hướng phát triển không gian: không gian đô thị phát triển trong phạm vi địa giới hành chính hiện hữu, đồng thời gắn kết với các không gian phát triển lân cận, để không gian phát triển được phát triển theo 2 hướng chính: phía Đông QL 1 và hướng theo trục đường tỉnh lộ 575A là nơi có nhiều quĩ đất thuận lợi xây dựng đô thị và các khu chức năng mà không ảnh hưởng đến đất nông nghiệp.

Hai bên đường 575A bố trí khu trung tâm hành chính – văn hóa, công viên cây xanh, khu thể dục thể thao. Khu thương mại dịch vụ chủ yếu dọc QL 1 và 2 bên đường 575A. Quỹ đất dự trữ phát triển đô thị bố trí dọc theo đường 575A về hướng Đông.

Định hướng tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại V và đạt chất lượng đô thị loại IV vào năm 2030.

c. Thị trấn Cam Lộ (H. Cam Lộ) – đô thị loại V

– Chức năng đô thị: đô thị huyện lỵ huyện Cam Lộ.

– Động lực phát triển đô thị: khai thác dịch vụ – thương mại- công nghiệp trên tuyến hành lang kinh tế đường 9 .

– Hướng phát triển không gian: phát triển hướng Đông – Tây dọc theo Phía Bắc quốc lộ 9, Hướng Bắc Nam theo trục trung tâm ra đường Hồ Chí Minh và gắn kết với các không gian phát triển lận cận.

Không gian phát triển được phân chia thành 2 khu phía Bắc và Nam sông Cam Lộ. Khu phía Nam là phần đất đô thị hiện hữu gồm khu hành chính, trụ sở các cơ quan, một số công trình thương mại dịch vụ; khu phía Bắc là khu xây dựng mới gồm khu trung tâm thương mại, văn hóa, công viên, khu TDTT, các đơn vị ở theo dạng chia lô, nhà vườn với mật độ xây dựng thấp.

Quỹ đất dự trữ phát triển bố trí ở phía Bắc. Định hướng tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại V và đạt chất lượng đô thị loại IV vào năm 2030. Giai đoạn sau năm 2030, căn cứ vào tình hình phát triển thực tế và nếu có điều kiện thuận lợi, có thể lập đề án nâng loại đô thị lên loại IV.

d. Ái Tử (H. Triệu Phong) – đô thị loại V

– Chức năng đô thị: là đô thị huyện lỵ huyện Triệu Phong.

– Động lực phát triển đô thị: khai thác dịch vụ – thương mại trên tuyến hành lang kinh tế QL 1, cụm công nghiệp thị trấn Ái Tử; tác động lan tỏa của 02 đô thị động lực chính của tỉnh là thành phố Đông Hà và thị xã Quảng Trị

– Định hướng phát triển thị trấn Ái Tử hiện hữu theo hướng tập trung đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật đạt tiêu chuẩn đô thị loại V và chất lượng đô thị loại IV vào năm 2030.

e. Diên Sanh (H. Hải Lăng) – đô thị loại V/phường của TX Hải Lăng trong tương lai

– Thị trấn Diên Sanh đã được thành lập trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của thị trấn Hải Lăng với xã Hải Thọ theo Nghị quyết số 832/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành ngành 17/12/2019.

– Chức năng đô thị: là đô thị huyện lỵ, trung tâm chính trị kinh tế, văn hóa xã hội, công nghiệp của huyện Hải Lăng.

– Động lực phát triển đô thị: khai thác dịch vụ – thương mại trên tuyến hành lang kinh tế QL 1 và tuyến 15D kết nối cửa khẩu La Lay đến KKT Đông Nam và vùng ven biển, cụm công nghiệp Diên Sanh.

– Hướng phát triển không gian: không gian đô thị phát triển dọc về phía Đông quốc lộ 1. Trục chính của đô thị là tuyến tỉnh lộ 582, bố trí dọc 2 bên là các khu công trình công cộng, các tuyến phố thương mại dịch vụ.

Quy hoạch khu vực hồ nước thành khu công viên chính kết hợp với khu phố đi bộ mua sắm, giải trí tạo thành khu thương mại – văn hóa lớn của đô thị.

Quỹ đất dự trữ phát triển đô thị bố trí về phía Tây Nam quốc lộ 1, phạm vi mở rộng có thể kéo dài đến hành lang xanh cách ly, bảo vệ của tuyến đường quy hoạch mới nối từ đường cao tốc Cam Lộ – Túy Loan ra đến cảng Mỹ Thủy.

– Định hướng tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại V và đạt chất lượng đô thị loại IV vào năm 2030. Sau năm 2030 trở thành phường của thị xã Hải Lăng.

f. Đô thị Krông Klang

– Chức năng đô thị: là đô thị huyện lỵ huyện Đakrông đồng thời là đô thị trung tâm tiểu vùng – kết nối giữa vùng núi cao và vùng trung du.

– Động lực phát triển đô thị: khai thác dịch vụ – thương mại trên tuyến hành lang kinh tế đường 9, cụm công nghiệp Krông Klang; là đô thị miền núi có bản sắc văn hóa đặc trưng để phát triển du lịch.

– Hướng phát triển không gian: không gian đô thị phát triển theo các hướng Bắc đường 9, Tây đường 9 và phía Đông km 41. Trong đó, khu vực trung tâm đô thị bố trí tại km 41 là nơi tập trung các cơ quan hành chính của huyện, thị trấn.

Quỹ đất dự trữ phát triển đô thị bố trí ở phía Bắc và phía Nam.

– Định hướng tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại V – đạt tiêu chuẩn đô thị loại V vào năm 2025 và đạt chất lượng đô thị loại IV vào năm 2030.

g. Đô thị Khe Sanh

– Chức năng đô thị: là đô thị huyện lỵ huyện Hướng Hóa, đồng thời là đô thị trung tâm kinh tế – văn hóa khu vực Lao Bảo – Khe Sanh.

– Hướng phát triển không gian: Tập trung phát triển trong địa giới hành chính của Thị trấn hiện nay. Tuy nhiên có kết nối với các khu vực phát triển lân cận, là các khu vực hình thành mới, như: không gian các khu trung tâm thương mại – tài chính, các khu phố đi bộ kết hợp tham quan du lịch, mua sắm, ẩm thực, xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng theo dạng resort (khu vực phía Tây đường Hồ Chí Minh).

Mở rộng không gian phát triển lên phía Bắc, dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh (hình thành khu đô thị mới Tà Cơn).

– Giai đoạn đến năm 2030, đầu tư nâng cấp hạ tầng và chất lượng đô thị theo tiêu chuẩn đô thị loại IV. Giai đoạn sau năm 2030, căn cứ vào tình hình phát triển thực tế và nếu có điều kiện thuận lợi, có thể lập đề án nâng loại đô thị lên loại IV.

Các đô thị kinh tế tổng hợp, chuyên ngành

Gồm 10 đô thị gắn với các trọng điểm thương mại, du lịch, văn hóa, tín ngưỡng, dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp, các trục giao thông chính:

a. Bến Quan (h. Vĩnh Linh)

– Chức năng đô thị: là đô thị kinh tế tổng hợp thuộc huyện Vĩnh Linh.

– Động lực phát triển đô thị: khai thác dịch vụ – thương mại trên tuyến đường Hồ Chí Minh, cụm công nghiệp Bến Quan. – Hướng phát triển không gian: phát triển 2 bên của trục kinh tế đường Hồ Chí Minh và đường tỉnh 571. Khu trung tâm hành chính – thương mại dịch vụ là điểm nhấn đô thị.

Quy hoạch cây xanh cảnh quan ven bờ sông Sa Lung và các suối nhỏ, hệ thống cây xanh đường phố, cây trồng công nghiệp, cây ăn quả tạo nên không gian xanh xen kẽ giữa các khu chức năng của đô thị. Hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại V.

b. Cửa Tùng (h. Vĩnh Linh)

– Chức năng đô thị: là đô thị du lịch – dịch vụ – thương mại, thuộc huyện Vĩnh Linh.

– Động lực phát triển đô thị: dịch vụ, du lịch, chế biến thủy sản, dịch vụ cảng biển.

– Hướng phát triển không gian: không gian đô thị phát triển dọc ven biển từ khu vực mũi Si đến cảng Cửa Tùng. Quỹ đất dự trữ phát triển bố trí ở phía Tây Bắc.

– Hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại V. c. Cửa Việt

(h. Gio Linh)

– Chức năng đô thị: là đô thị du lịch – dịch vụ – công nghiệp – sân bay.

– Động lực phát triển đô thị: dịch vụ, du lịch, chế biến thủy sản, dịch vụ cảng biển, sân bay.

– Hướng phát triển không gian: mở rộng thêm 3 xã Gio Việt, Gio Hải, Gio Mai. Các trục giao thông chính của đô thị theo 2 hướng: Bắc – Nam: đường dọc bờ biển và đường từ cầu sông Thạch Hãn đi Gio Hải; hướng Đông Tây: đường quốc lộ 9 và tuyến song song nối khu vực bãi tắm Cửa Việt với quốc lộ 9.

Khu hành chính thương mại, công cộng bố trí tại khu vực trung tâm, các khu dân cư mới quy hoạch dọc tuyến đường chính song song quốc lộ 9. Các khu dịch vụ du lịch bố trí dọc ven biển.

Định hướng giai đoạn 2030 tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại V và phấn đấu đạt chất lượng đô thị loại IV. Giai đoạn sau năm 2030 định hướng trở thành đô thị loại IV.

d. Lìa (h. Hướng Hóa)

– Đô thị Lìa được phát triển trên cơ sở địa giới hành chính của toàn bộ xã Lìa.

– Chức năng đô thị: là đô thị kinh tế tổng hợp vùng biên giới thuộc huyện Hướng Hóa. – Động lực phát triển đô thị: khai thác thương mại – dịch vụ – du lịch và chế biến nông lâm sản.

– Hướng phát triển không gian: phát triển đô thị về phía Bắc tỉnh lộ 586.

– Xây dựng đô thị đạt tiêu chuẩn đô thị loại V vào giai đoạn sau năm 2030.

e. Hướng Phùng (h. Hướng Hóa)

– Chức năng đô thị: là đô thị kinh tế tổng hợp, thuộc huyện Hướng Hóa.

– Động lực phát triển đô thị: khai thác dịch vụ – thương mại trên trục kinh tế đường Hồ Chí Minh, các cơ sở thương mại – dịch vụ tại cửa khẩu Bản Cheng; khai thác và chế biến nông lâm sản, cung cấp cơ sở dịch vụ cho tuyến du lịch tham quan vùng núi phía Tây Bắc tỉnh và khu bảo tồn tự nhiên Bắc Hướng Hóa.

– Hướng phát triển không gian: được phát triển trên cơ sở địa giới hành chính của toàn bộ xã Hướng Phùng. Không gian đô thị phát triển dọc đường Hồ Chí Minh, chủ yếu về phía Bắc. Là đô thị miền núi mang không gian kiến trúc thân thiện, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên. Quỹ đất dự trữ phát triển đô thị bố trí ở phía Bắc.

– Xây dựng đô thị đạt tiêu chuẩn đô thị loại V vào giai đoạn sau năm 2030.

f. Nam Cửa Việt (h. Triệu Phong)

– Phạm vi: được phát triển trên cơ sở địa giới hành chính của toàn bộ các xã Triệu Trạch, Triệu Vân và Triệu An.

– Chức năng đô thị: là đô thị du lịch – thương mại – dịch vụ – tiểu thủ công nghiệp.

– Động lực phát triển đô thị: khai thác các ngành kinh tế biển thương mại, dịch vụ, du lịch biển, cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị.

– Hướng phát triển không gian: không gian đô thị phát triển bám dọc 2 bên Quốc lộ 49C, hướng mở rộng đô thị về phía Bắc ra đến sông Thạch Hãn. Bố trí quỹ đất dự trữ phát triển đô thị dọc theo dải ven biển từ khu vực Bồ Bản đến xã Hải An (h. Hải Lăng) Định hướng đến năm 2030, xây dựng đô thị đạt tiêu chuẩn đô thị loại V. Sau năm 2030 đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV.

g. Đô thị La Vang (h. Hải Lăng)

– Phạm vi: phát triển trên cơ sở địa giới hành chính của toàn bộ xã Hải Phú.

– Chức năng đô thị: là đô thị phát triển kinh tế du lịch tâm linh, tín ngưỡng tôn giáo thuộc huyện Hải Lăng.

– Động lực phát triển đô thị: khai thác dịch vụ du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng.

– Hướng phát triển không gian: phát triển không gian đô thị gắn với khai thác cảnh quan di tích văn hóa tâm linh nhà thờ La Vang.

– Định hướng đến năm 2030, xây dựng đô thị đạt tiêu chuẩn đô thị loại V, chất lượng đô thị loại IV, trở thành phường của TX. Hải Lăng trong tương lai.

h. Đô thị Tà Rụt (h. Đakrông)

– Chức năng đô thị: là đô thị thương mại – dịch vụ – du lịch – chế biến nông lâm sản gắn với phát triển cửa khẩu quốc tế La Lay – huyện Đakrông.

– Động lực phát triển đô thị: khai thác dịch vụ – du lịch, sản xuất chế biến nông lâm sản của vùng phía Tây Nam tỉnh, khai thác cụm công nghiệp Tà Rụt.

– Hướng phát triển không gian: dọc đường Hồ Chí Minh chủ yếu về phía Đông. – Giai đoạn sau năm 2030, xây dựng đô thị đạt tiêu chuẩn đô thị loại V.

i. Đô thị Cùa (h. Cam Lộ)

– Phạm vi: phát triển trên cơ sở địa giới hành chính của toàn bộ xã Cam Chính và không gian phát triển kết nối với mọt phần xã Cam Nghĩa.

– Chức năng đô thị: là đô thị thương mại – dịch vụ – văn hóa du lịch – chế biến nông sản, thuộc huyện Cam Lộ.

– Động lực phát triển đô thị: Khai thác thế mạnh trồng và chế biến đặc sản hồ tiêu, nghệ… gắn chế biến nông sản với mô hình dịch vụ du lịch và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của vùng đất Tân Sở.

– Hướng phát triển không gian: phát triển mở rộng từ vùng Cùa thuộc khu vực xã Cam Chính và Cam Nghĩa.

– Giai đoạn sau năm 2030, xây dựng đô thị đạt tiêu chuẩn đô thị loại V.

j. Đô thị Thanh An (h. Cam Lộ)

– Chức năng đô thị: là đô thị thương mại – dịch vụ – công nghiệp/tiểu thủ công nghiệp, thuộc huyện Cam Lộ.

– Động lực phát triển đô thị: Khai thác thế mạnh là cửa ngõ phía Bắc của huyện Cam Lộ, giáp ranh với thành phố Đông Hà, có vị trí giao thông đường bộ thuận lợi với tuyến QL1, tuyến DT 71 nối từ cảng Cửa Việt đến QL15 đi qua địa bàn, tạo điều kiện phát triển dịch vụ vận tải, logistics…

Ngoài ra, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp – xây dựng gắn với tiềm năng về nguyên liệu trên địa bàn như nông – lâm sản, 398 sản xuất vật liệu xây dựng.

– Hướng phát triển không gian: phát triển đô thị tại khu vực ngã tư Sòng, dọc tuyến QL1, DT71, phát triển trên cơ sở địa giới hành chính của toàn bộ xã Thanh An.

– Giai đoạn sau năm 2030, xây dựng đô thị đạt tiêu chuẩn đô thị loại V.

Huyện đảo Cồn Cỏ:

– Chức năng: là trung tâm du lịch sinh thái biển, đảo, trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá, tránh trú bão và cứu hộ cho tàu thuyền trên biển. Có vị trí quan trọng về anh ninh và quốc phòng.

– Định hướng phát triển: du lịch dịch vụ (nghỉ dưỡng, khám phá hệ sinh vật biển của Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ, tài nguyên rừng nhiệt đới nóng ẩm chủ yếu ở rìa phía Tây của đảo).

Bổ sung và hoàn thiện các chức năng xây dựng trên đảo, đảm bảo phù hợp với mục tiêu hình thành một điểm đến du lịch có sức hấp dẫn; Tập trung phát triển các khu chức năng đô thị du lịch về phía Tây Nam của đảo, đan xen với cảnh quan sinh thái rừng tự nhiên.

Đan xen một số chức năng về phía Bắc và phía Đông; Bổ sung mới và nâng cao chất lượng dải công viên công cộng quanh đảo; Khuyến khích các hoạt động và đô thị trên biển về phía Tây và Tây Nam của đảo.

Ngoài ra, quy hoạch khu vực trồng rau quả sạch và chăn nuôi phục vụ nhu cầu tại chỗ; khai thác thủy hải sản – chế biến quy mô vừa và nhỏ; sửa chữa tàu và cung cấp nhiên liệu cho tàu đánh bắt trên biển. Chuyển đổi một số diện tích đất rừng không có rừng cây trên đảo thành các khu chức năng dịch vụ và ở.

Hồ sơ QH tỉnh Quảng Trị 2030

Tổng hợp bởi Duan24h.net

4.8/5 - (6 bình chọn)


Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
| FACEBOOK
Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

Dữ liệu được chúng tôi cập nhật liên tục và chia sẻ (tải về) miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng OCB / Số TK : 0017107777799999 / Chủ TK : Lê Quang Khải
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0813 830 830 hoặc quét mã QR dưới đây:

Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

Bài trướcChính phủ đề xuất Quốc Hội về gói tín dụng 110.000 tỷ đồng
Bài tiếp theoQuy hoạch khu, cụm công nghiệp tỉnh Quảng Trị đến năm 2030

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây