Tuyến đường sắt TP. Hồ Chí Minh – Cần Thơ dài 174 km, tổng vốn 7 tỷ USD, khởi công trước năm 2030 để kết nối miền Tây với TP HCM và cả nước.
(14/05/2023) Đồng bằng sông Cửu Long được ưu tiên bố trí vốn đầu tư các tuyến cao tốc, trong đó chú trọng dự án đường sắt tốc độ cao TP HCM – Cần Thơ, theo lãnh đạo Chính phủ. Thông tin được Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra ở buổi tiếp xúc cử tri là công nhân, lao động, doanh nghiệp tại TP Cần Thơ, ngày 14/5.
(17/06/2022) Đoàn công tác của Bộ GTVT chủ trì cuộc họp về dự án đường sắt TP.HCM – Cần Thơ. Tham dự cuộc họp có đại diện 5 tỉnh thành phố có tuyến đường sắt đi qua gồm TP.HCM, Cần Thơ, Tiền Giang, Long An, Vĩnh Long, Bình Dương.
Ông Hà Ngọc Trường, Phó chủ tich Hội khoa học cầu đường cảng TP.HCM đề nghị thành phố cũng như Bộ GTVT cho ý kiến chỉ đạo lực lượng thiết kế làm trong phạm vi từ nay đến năm 2024 xong thiết kế, vào năm 2025 – 2026 sẽ thi công. Đưa tuyến này vào quy hoạch phát triển liên kết vùng đô thị để có cơ sở giúp quy hoạch, thiết kế của đường sắt nhanh hơn một bước. Đồng thời chỉnh lại một số vị trí hướng tuyến, vị trí ga.
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông đề nghị các địa phương cập nhật, báo cáo điều chỉnh hướng tuyến, đặc biệt là tỉnh Bình Dương phối hợp cơ quan ban ngành báo cáo kịp thời bổ sung hướng tuyến. Các địa phương có ý kiến về nhà ga, vị trí quy mô và tổ chức kết nối, đâu là nhà ga đô thị và không đô thị, không gian đô thị, trên cao, dưới thấp như thế nào…
Các địa phương chủ động báo cáo chi tiết về hướng tuyến, quy hoạch để thống nhất. Về giải pháp kỹ thuật, cần nghiên cứu bố trí cầu cho hợp lý, giao thông giao cắt cho thuận lợi…
(13/05/2022) Trong buổi làm việc với Ban quản lý dự án đường sắt (Bộ Giao thông Vận tải) và đơn vị tư vấn về dự án tuyến đường sắt TP. HCM – Cần Thơ, Phó chủ tịch UBND tP Cần Thơ – Nguyễn Ngọc Hè cho biết Cần Thơ là đầu mối giao thông của Đồng bằng sông Cửu Long, điều này đã được nêu trong Nghị quyết của Bộ Chính trị và Chính phủ. Do đó mục tiêu trọng tâm của đường sắt này là vận chuyển hàng hóa cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, để kết nối, phát triển với TP HCM và các khu vực khác trong cả nước.
“Đây là yêu cầu cần thiết nhất. Từ nhà ga Cần Thơ, hàng hóa sẽ được đưa đi các tỉnh trong khu vực và ngược lại thông qua các trục đường được xây dựng đồng bộ, kết nối tuyến đường sắt”, ông Hè nói và đề xuất dự án này phải được đầu tư sớm, chậm nhất trước năm 2030.
Trước đó, đại diện liên danh tư vấn lập báo cáo tiền khả thi cho biết, dự án có điểm đầu ở ga An Bình (TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương), điểm cuối đến ga Cái Răng, TP Cần Thơ. Tuyến dài hơn 174 km, có tổng đầu tư khoảng 7 tỷ USD, đi qua 6 địa phương gồm tỉnh Bình Dương, TP HCM, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long và TP Cần Thơ với 13 ga.
Đây là tuyến đường đôi, sử dụng khổ đường sắt tiêu chuẩn 1.435 mm, tốc độ thiết kế khoảng 190 km/giờ cho tàu khách và 120 km/giờ cho tàu hàng. Với vận tốc trên, thời gian đi từ Cần Thơ đến TP HCM mất 75-80 phút thay vì 180-240 phút đi đường bộ như hiện nay.
Trên địa phận Cần Thơ, tuyến có chiều dài khoảng 6,5 km; dự kiến hướng đi giữa trục đường 1A khu công nghiệp Hưng Phú 1, sau đó qua khu đô thị Nam Cần Thơ, quận Cái Răng. Trên đoạn tuyến này đường sắt đi trên cao hơn 4 km, vượt qua sông Hậu và khu đô thị mới Nam Cần Thơ để tránh giao cắt quốc lộ 91 và đường trục trong khu công nghiệp Hưng Phú 1.
Đại diện tư vấn đề xuất vị trí ga Cái Răng song song quốc lộ 91- quốc lộ Nam Sông Hậu, nằm về phía Tây nút giao IC2 (giữa cao tốc Cần Thơ – Cà Mau và tuyến quốc lộ 91 – Nam sông Hậu) khoảng 1,5 km. Ga này có diện tích khoảng 26 ha; quỹ đất dự kiến phát triển theo định hướng giao thông (TOD) khoảng 150 ha, logistics hơn 41 ha.
Khoảng cách từ ga tới trung tâm TP Cần Thơ khoảng 4,7 km; đến quốc lộ 91 là 2,2 km, quốc lộ 91 – Nam Sông Hậu 0,5 km, quốc lộ 1A gần 5 km, cao tốc Cần Thơ – Cà Mau 1,5 km; các các khu công nghiệp Hưng Phú 1 và 2 là 3,5 km, khu logistics quy hoạch 3 km.
Theo liên danh tư vấn, kịch bản đến năm 2035, tuyến sẽ đạt hơn 6,4 triệu lượt hành khách và 9,1 triệu tấn hàng hóa mỗi năm; đến năm 2050 sẽ tăng lên tương ứng là hơn 22 triệu lượt hành khách và 41 triệu tấn hàng hóa. Đơn vị tư vấn cho rằng tuyến cần được hình thành chậm nhất là năm 2034 để đáp ứng nhu cầu giao thông tăng cao trong tương lai.
Trước đó, Viện Khoa học và Công nghệ Phương Nam (đơn vị nghiên cứu, đề xuất dự án) cho biết tuyến đường sắt những năm qua thu hút hơn 20 nguồn vốn ở nhiều nước và các quỹ tài chính quốc tế muốn hợp tác đầu tư. Đầu 2018, viện này ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) với quỹ ở Canada làm cơ sở pháp lý triển khai dự án.
Hiện, Bộ Giao thông Vận tải lập báo cáo tiền khả thi dự án đường sắt này giai đoạn 2026-2030. Phương án đưa ra, khi hự án hoàn thành nhà đầu tư khai thác 25 năm để hoàn vốn, sau đó chuyển giao Bộ Giao thông Vận tải.
Theo Vnexpress.net – Đường sắt TP. Hồ Chí Minh – Cần Thơ
Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG
0934.569.938 (ZALO 247)