Vi bằng là gì ? Giá trị pháp lý của vi bằng trong giao dịch nhà đất

286
Vi bằng thừa phát lại
Vi bằng thừa phát lại
Mục lục

    Thực trạng hiện nay, rất nhiều người mua bán nhà, đất qua vi bằng, thường là trường hợp sổ đỏ chung, sổ hồng chung hoặc đất chưa có sổ đỏ hoặc sổ đỏ đang thế chấp ngân hàng… Chúng ta cùng tìm hiểu Vậy vị bằng là gì ? Tính pháp lý của vi bằng ? Có nên mua nhà đất vi bằng hay không ?

      Vi bằng là gì ?

    Vi bằng là biên bản do văn phòng Thừa Phát Lại tại địa phương cấp, ghi nhận: vào một ngày giờ, địa điểm, giữa các bên liên quan có cam kết một nội dung nào đó với nhau. Trong trường hợp mua bán nhà, đất ở trên, văn phòng Thừa phát lại chỉ làm chứng việc giao nhận tiền giữa bên bán và bên mua. Trong vi bằng còn ghi rõ: “Các bên tham gia tự chịu trách nhiệm về tính xác thực của văn bản giấy tờ liên quan”.

    Vi bằng do Thừa Phát Lại lập chỉ có giá trị chứng cứ trước tòa án và các quan hệ pháp lý khác, dùng để chứng minh việc các bên đã giao nhận tiền, giao nhận giấy tờ, nhà đất… làm cơ sở để các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng, hoàn thiện hợp đồng theo quy định của pháp luật, hoặc là cơ sở để giải quyết khi có tranh chấp xảy ra.

    Vi bằng là một tài liệu bằng văn bản (giống như biên bản). Kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, video, âm thanh. Trong tài liệu đó, Thừa phát lại sẽ mô tả, ghi nhận lại hành vi, sự kiện lập vi bằng mà đích thân Thừa phát lại chứng kiến một cách trung thực, khách quan.

    Vi bằng sẽ là bằng chứng vững chắc bảo vệ nhằm phòng tránh những rủi ro pháp lý. Nếu các bên có phát sinh tranh chấp liên quan đến sự kiện, hành vi lập vi bằng thì tài liệu này có giá trị chứng cứ trước Tòa án.


    Vi bằng được coi là hợp lệ khi được đăng ký tại Sở Tư pháp. Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng Thừa Phát Lại.

    Sở Tư pháp có quyền từ chối đăng ký nếu phát hiện thấy việc lập vi bằng không đúng thẩm quyền, không thuộc phạm vi lập vi bằng, vi bằng không được gửi đúng thời hạn để đăng ký theo quy định.Việc từ chối phải được thông báo ngay bằng văn bản cho Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu lập vi bằng trong đó nêu rõ lý do từ chối đăng ký.

      Giá trị pháp lý của vi bằng thừa phát lại ?

    Điều 28, Nghị định 61/2009/NĐ-CP quy định Giá trị pháp lý của vi bằng do Thừa Phát Lại lập:

    1. Vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án.

    2. Vi bằng là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

    Vì vậy, mua bán nhà qua vi bằng chỉ dừng lại ở giá trị là chứng cứ nhưng chưa đủ điều kiện pháp lý để sang tên tài sản cho bên mua.

    Văn phòng thừa phát lại cũng chỉ ghi nhận hành vi trao đổi, giao dịch tiền, giấy tờ chứ không chứng thực việc mua bán. Vi bằng được hiểu đơn giản là một bằng chứng chứng minh có thỏa thuận, giao dịch giữa hai bên.

    Luật Đất Đai quy định việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất phải được lập thành văn bản (hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất). Có công chứng, chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Sau đó, phải tiến hành các thủ tục đăng ký trước bạ, sang tên cho bên mua tại Văn phòng đăng ký đất đai quận, huyện.

    Điều này có nghĩa là vi bằng chỉ có giá trị là bằng chứng ghi nhận việc giao nhận tiền chứ không có cơ sở để chứng thực người mua có quyền sở hữu căn nhà.

    Thừa Phát Lại không được Nhà nước trao quyền công chứng. Do đó bán nhà theo hình thức lập vi bằng công chứng Thừa Phát Lại là khái niệm sai. Môi giới tư vấn, phổ biến điều này là có hành vi lừa dối khách hàng.

      Có nên mua nhà qua vi bằng không ?

    Thực tế hiện nay, nhiều người mua nhà bị nhầm tưởng vi bằng thừa phát lại có thể thay công chứng.

    Giá trị của vi bằng chỉ ghi nhận những sự kiện, hành vi mà thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, cụ thể trong các trường hợp này là ghi nhận hành vi, sự kiện giao nhận tiền, giao nhận giấy tờ, nhà đất giữa các bên nên vi bằng không có giá trị thay thế văn bản (hợp đồng) công chứng, chứng thực.

    Vì không có giá trị pháp lý nên người mua sẽ không có quyền sử dụng đối với phần tài sản mà mình đã bỏ tiền ra mua. Do vậy, việc xây cất, sửa chữa, thế chấp, chuyển nhượng nhà đều không được phép.

    Một số trường hợp vẫn lập vi bằng chuyển nhượng nhà, đất trong khi đã thế chấp tài sản ở ngân hàng, cầm cố hoặc chuyển nhượng cho người khác (bằng giấy tay) dẫn đến phát sinh tranh chấp.

    Như vậy, việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất bằng giấy tay, thông qua hình thức lập vi bằng tiềm ẩn nhiều rủi ro đặc biệt là bên mua. 

    Theo Tổng hợp

    Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
    TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
    | FACEBOOK
    Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

    Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
    LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây