Bản đồ quy hoạch, kế hoạch huyện Thạch Thành (Thanh Hóa)

Quy hoạch huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa

1631
Tải về bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Thạch Thành (Thanh Hóa)
Tải về bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Thạch Thành (Thanh Hóa)

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) giai đoạn 2021 – 2030 cập nhật  03/2024  bao gồm các công trình dân dụng, cơ quan, công nghiệp, hạ tầng giao thông.

Hành chính và vị trí địa lý

 Vị trí địa lý của huyện :

Link Download bản đồ tại cuối bài viết (nếu có)

  • Phía đông giáp huyện Hà Trung và thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình
  • Phía tây giáp huyện Cẩm Thủy và huyện Bá Thước
  • Phía nam giáp huyện Vĩnh Lộc
  • Phía bắc giáp huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình và huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.

Huyện Thạch Thành có diện tích 559,19 km² với 25 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Kim Tân (huyện lỵ), Vân Du và 23 xã: Ngọc Trạo, Thạch Bình, Thạch Cẩm, Thạch Định, Thạch Đồng, Thạch Lâm, Thạch Long, Thạch Quảng, Thạch Sơn, Thạch Tượng, Thành An, Thành Công, Thành Hưng, Thành Long, Thành Minh, Thành Mỹ, Thành Tâm, Thành Tân, Thành Thọ, Thành Tiến, Thành Trực, Thành Vinh, Thành Yên.

Hệ thống giao thông huyện Thạch Thành

Trên địa bàn huyện có các trục giao thông chính đi qua gồm:

– Quốc lộ:

+ Đường Hồ Chí Minh: kết nối theo hướng Bắc – Nam, qua các xã Thạch Lâm, Thạch Quảng (phía Tây huyện) với chiều dài qua huyện khoảng 13,5 km.

+ Quốc lộ 45: kết nối Bắc – Nam (tỉnh Ninh Bình -huyện Thạch Thành – huyện Vĩnh Lộc -huyện Thiệu Hóa – QL.47B) đoạn qua huyện có chiều dài khoảng: 21,0 km.

+ Quốc lộ 217B: Kết nối theo hướng Đông – Tây từ đường Hồ Chí Minh (huyện Thạch Thành) –xã Hà Long (huyện Hà Trung) – thị xã Bỉm Sơn, chiều dài qua huyện khoảng: 40,5 km.

– Hệ thống đường tỉnh:

Nhà ở xã hội TP mới Bình Dương ✅, LOẠI THẤP TẦNG (1 TRỆT, 1 LẦU GỒM ĐẤT) hỗ trợ tư vấn làm hồ sơ trả góp lãi suất 4,8%/năm qua Ngân hàng chính sách, liên hệ 0888 266 898 (Ms Ngoan, cập nhật lúc 11:01 AM, 19/03/2024)


+ Đường tỉnh 516: kết nối Tây Bắc – Đông Nam: Nối đường Hồ Chí Minh với QL.45 chiều dài khoảng 23,8 km;


+ Đường tỉnh 516B: Nối thị trấn Kim Tân – xã Thành Long – xã Vĩnh Hùng (Vĩnh Lộc) chiều dài đoạn qua huyện khoảng 10,1 km;

+ Đường tỉnh 522: kết nối Đông Bắc – Tây Nam: nối QL.217B với QL.217, đoạn qua huyện chiều dài khoảng 14,6 km.

+ Đường tỉnh 523: Thành Minh – Thành Thọ – xã Ngọc Trạo – huyện Hà Trung, chiều dài qua huyện khoảng: 23,5 km.

+ Đường tỉnh 523C, kết nối phía Tây Nam (QL.217 (xã Cẩm Ngọc) -xã Thạch Bình – Thạch Long), đoạn qua huyện chiều dài khoảng: 10,4 km.

– Hệ thống đường huyện, đường xã: Tổng chiều dài đường huyện 76km; đường xã 242,76km.

– Hiện trạng bến xe: Hiện nay, tại Thạch Thành có bến xe Kim Tân, tuy nhiên chưa được xếp hạng.

Thực tế, tại các khu vực nhà máy, cơ sở sản xuất lớn như khu vực Nhà máy đường Việt – Đài (thị trấn Vân Du); nhà máy SH Vina (xã Thành Tâm), lượng xe hàng hóa và chuyên chở công nhân rất nhiều, đã hình thành các bến, bãi tự phát. Cần có quy định chi tiết hơn cho các bến này.

Định hướng phát triển công nghiệp

Định hướng chung:

Thạch Thành được xác định thuộc 1 trong 4 trung tâm kinh tế động lực của tỉnh: thành phố Thanh Hóa-Sầm Sơn; Nghi Sơn; Lam Sơn – Sao Vàng và Bỉm Sơn – Thạch Thành.

Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2045 đã nêu rõ “Không gian công nghiệp phía Bắc: Tập trung ở các khu vực Bỉm Sơn, Thạch Thành, Hà Trung và các khu vực lân cận. Không gian công nghiệp ở đây chủ yếu mở rộng theo tuyến QL1A và đường Bỉm Sơn – Thạch Quảng”.

Phát triển Công nghiệp huyện Thạch Thành gắn với các hành lang kinh tế chiến lược của tỉnh đi qua huyện, trọng điểm là trục QL 217B, khu vực Vân Du, Thành Tâm.

Với các ngành công nghiệp chủ yếu: Khu công nghiệp tập trung đa ngành nghề, chủ yếu tập trung công nghiệp điện tử, tự động hóa, công nghiệp lắp ráp các thành phẩm cơ khí chính xác và siêu chính xác, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu; công nghiệp hàng nội thất cao cấp; dệt may, sản xuất dụng cụ y tế; chế biến nông – lâm sản, thực phẩm, dược liệu… sử dụng công nghệ cao, đảm bảo môi trường.

Tiếp tục hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ cả trong và ngoài các Khu, cụm công nghiệp hiện có.

Phát triển cụm công nghiệp trên cơ sở phát triển các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương. Mở rộng các cụm công nghiệp có điều kiện phát triển thuận lợi.

Dịch chuyển các nhà máy xí nghiệp ô nhiễm ra khỏi trung tâm thị trấn. Cải thiện không gian cây xanh cảnh quan môi trường cho các nhà máy xí nghiệp; Đồng bộ hóa mạng lưới hạ tầng đảm bảo các điều kiện hoạt động phát triển và bảo vệ môi trường. Dành các quỹ đất đón đầu cho các dịch vụ trung chuyển và các hoạt động giao thương hàng hóa.

Phân bổ không gian phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện:

– Giai đoạn đến năm 2030 trên địa bàn huyện định hướng quy hoạch 3 cụm công nghiệp:

+ Cụm công nghiệp Vân Du 1 (75 ha): Công nghiệp chế biến chế tạo; nông lâm sản, vật liệu xây dựng, các ngành hỗ trợ (Sản xuất bao bì, đóng gói….) các ngành công nghiệp chế biến chế tạo, cơ khí nông nghiệp.

+ Cụm Công nghiệp Vân Du 2 (50 ha): Chế biến nông lâm sản, cơ khí; các ngành sử dụng nhiều lao động, nghề truyền thống.

+ Cụm Công nghiệp Thạch Bình (70 ha): Chế biến nông lâm sản, các ngành sử dụng nhiều lao động, nghề truyền thống, chế biến hóa dược liệu.

– Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống: Đầu tư sản xuất mây giang xiên tại thị trấn Vân Du, hàng mây tre đan mỹ nghệ ở Thành Công – Thành Vinh. Khôi phục các nghề thủ công như thêu ren, mây tre đan, nứa cuốn, mộc dân dụng ở thị trấn Vân Du, thị trấn Kim Tân.

– Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở mở rộng sản xuất kinh doanh, quan tâm hỗ trợ về các thủ tục hành chính, đất đai, giải phóng mặt bằng, … tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư, thu hút các doanh nghiệp đầu tư các dự án công nghiệp vào địa bàn, ưu tiên thu hút các dự án nhằm phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, chế biến chế tạo, chế biến nông lâm sản, dược liệu các ngành công nghiệp sử dụng nhiều nguyên liệu, lao động địa phương, có quy mô vốn lớn, hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao, thân thiện môi trường, … tạo tiền đề vững chắc cho tăng trưởng kinh tế toàn huyện; cùng với thị xã Bỉm Sơn sớm hình thành trung tâm kinh tế động lực phía Bắc của tỉnh.

Định hướng đến năm 2030: Khu phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện Thạch Thành khoảng 200,64 ha.

Tài liệu tham khảo: Hồ sơ (bản đồ, báo cáo thuyết minh) ĐCQHSĐ 2030, KHSDĐ 2023 huyện Thạch Thành

Bản đồ KHSDĐ Thạch Thành 2024 (14,9 MB)

Bản đồ KHSDĐ Thạch Thành 2023 (8,3 MB)

Bản đồ ĐCQHSDĐ Thạch Thành 2030 (9 MB)

(Bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) năm 2021, 2022, 2023, 2024, 2025, 2026, 2027, 2028, 2029, 2030, 2035, 2040, 2045, 2050)

4.6/5 - (8 bình chọn)


Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
| FACEBOOK
Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

Dữ liệu được chúng tôi cập nhật liên tục và chia sẻ (tải về) miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng OCB / Số TK : 0017107777799999 / Chủ TK : Lê Quang Khải
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0813 830 830 hoặc quét mã QR dưới đây:

[100% FREE DOWNLOAD]
TRỌN BỘ BẢN ĐỒ QUY HOẠCH TỈNH THANH HÓA
THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN NĂM 2045

Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

Bài trướcCao tốc TP HCM – TDM – Chơn Thành | Tiến độ dự án 03/2024
Bài tiếp theoLong Châu (VCCORP) là ai? Thông tin chuyên gia marketing ngành xe hơi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây