Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Thường Tín (TP Hà Nội) giai đoạn 2021 – 2030 cập nhật 01/2025 bao gồm các công trình dân dụng, cơ quan, công nghiệp, hạ tầng giao thông.
Hành chính và vị trí địa lý
Vị trí địa lý của huyện :
- Phía Bắc giáp huyện Thanh Trì;
- Phía Nam giáp huyện Phú Xuyên;
- Phía Đông giáp huyện Văn Giang và huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên, với dải ngăn cách tự nhiên là sông Hồng;
- Phía Tây giáp huyện Thanh Oai.
Huyện Thường Tín có diện tích 13.012,94 ha với 29 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Thường Tín (huyện lỵ) và 28 xã: Chương Dương, Dũng Tiến, Duyên Thái, Hà Hồi, Hiền Giang, Hòa Bình, Khánh Hà, Hồng Vân, Lê Lợi, Liên Phương, Minh Cường, Nghiêm Xuyên, Nguyễn Trãi, Nhị Khê, Ninh Sở, Quất Động, Tân Minh, Thắng Lợi, Thống Nhất, Thư Phú, Tiền Phong, Tô Hiệu, Tự Nhiên, Vạn Điểm, Văn Bình, Văn Phú, Văn Tự, Vân Tảo.
Nội Dung Đề Xuất
Quy hoạch giao thông huyện Thường Tín
Thường Tín có hệ thống giao thông khá hợp lý, ngày càng được hoàn thiện nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Quốc lộ 1A có chiều dài qua huyện là 17,2 km, chiều rộng mặt đường 8 m, kết cấu bê tông nhựa atfan, có chất lượng tốt, góp phần tích cực trong phát triển kinh tế của huyện.
Tuyến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ có chiều dài qua huyện là 17 km, chiều rộng khoảng 40 m với 6 làn xe chạy cùng với 2 cầu vượt (1 cầu trên đường 427 địa phận xã Liên Phương và 1 cầu trên đường 429 địa phận Vạn Điểm – Minh Cường), có kết cấu bê tông nhựa atfan, hai đường gom rộng 10 m, chất lượng tốt, tạo điều kiện cho giao thông, lưu thông hàng hóa và trong cả nước.
Tỉnh lộ 427 chạy từ Bình Đà qua xã Hiền Giang, Thị trấn đến cảng Hồng Vân nối liền huyện Thanh Oai với huyện Thường Tín có tổng chiều dài qua huyện là 12 km, mặt đường rộng 7 m, trải nhựa, chất lượng tốt.
Tỉnh lộ 429 từ chợ Tía (xã Tô Hiệu) đi Quán Tròn (huyện Thanh Oai), qua huyện có chiều dài 3,54 km, mặt đường rộng 7 m, kết cấu bê tông nhựa, chất lượng tốt.
Thường Tín có lợi thế về đường sông với hai con sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Nhuệ, 6 bến đò, 2 bến cảng là cảng Hồng Vân và cảng Vạn Điểm.
Huyện có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua với 2 nhà ga là ga Thường Tín và ga Tía, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa với cả nước, đặc biệt là vận chuyển từ các cảng lớn trong cả nước về huyện.
Bản đồ KHSDĐ H. Thường Tín 2022 (7 MB)
Bản đồ QHSDĐ H. Thường Tín 2030 (11,6 MB)
(Bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Thường Tín (TP Hà Nội) năm 2021, 2022, 2023, 2024, 2025, 2026, 2027, 2028, 2029, 2030, 2035, 2040, 2045, 2050.)