Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) giai đoạn 2021 – 2030 cập nhật 12/2024 bao gồm các công trình dân dụng, cơ quan, công nghiệp, hạ tầng giao thông.
Vị trí ranh giới của thành phố, như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Cư Mgar;
- Phía Nam giáp huyện Krông Ana;
- Phía Đông giáp huyện Krông Pắc, huyện Cư Kuin;
- Phía Tây giáp huyện Buôn Đôn và huyện Cư Jút – tỉnh Đắk Nông
Thành phố Buôn Ma Thuột có diện tích tự nhiên 37.709,64 ha với 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 13 phường: Ea Tam, Khánh Xuân, Tân An, Tân Hòa, Tân Lập, Tân Lợi, Tân Thành, Tân Tiến, Thắng Lợi, Thành Công, Thành Nhất, Thống Nhất, Tự An và 8 xã: Cư Êbur, Ea Kao, Ea Tu, Hòa Khánh, Hòa Phú, Hòa Thắng, Hòa Thuận, Hòa Xuân.
Thành phố có hệ thống giao thông đường bộ rất thuận lợi kết nối với các vùng kinh tế trọng điểm, các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, Nam Bộ và cả nước. Có 3 tuyến quốc lộ chính đó là :
Đường Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14) đoạn đi qua trung tâm Thành phố dài 30,02 km có chỉ giới đường đỏ thay đổi từ 44-50m ở phía Bắc và từ 30-50m phần phía Nam. Phần ngoài ranh giới nội thị hiện đạt cấp III, IV miền núi, nền 9-10m, mặt đường bê tông nhựa 6,5-7,5m.
Quốc lộ 26: Tuyến đi qua 2 tỉnh Khánh Hòa và Đắk Lắk. Đoạn đi qua tỉnh Đắk Lắk dài 119 km. Đoạn đi qua thành phố Buôn Ma Thuột dài 11,1 km, kết cấu mặt đường bằng bê tông nhựa, chỉ giới đường đỏ rộng 50m.
Quốc lộ 27: Tuyến đi qua 3 tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng và Ninh Thuận. Đoạn đi qua Đắk Lắk dài 88,5 km mới nâng cấp mặt đƣờng đạt cấp IV miền núi, kết cấu mặt đường bê tông nhựa. Đoạn đi qua thành phố Buôn Ma Thuột dài 6,15 km đã được nâng cấp là đường có 4 làn xe có giải phân cách, chỉ giới đường đỏ rộng 50m.
Về hàng không có sân bay với đường băng cất hạ cánh đảm bảo cho máy bay dân dụng Airbus A320, ATR72. Vì vậy đã tạo cho thành phố một vị trí thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế – xã hội, đây là đầu mối giao lưu rất quan trọng, là động lực lớn để thúc đẩy kinh tế của thành phố Buôn Ma Thuột cũng nhƣ của vùng Tây Nguyên phát triển.
Hợp tác phát triển kinh tế giữa các nước trong khu vực, các dự án đồng bộ xuyên Đông Nam Á: Dự án tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Cămpuchia thông qua hành lang kinh tế dọc theo các trục QL 78 (Campuchia), QL 18, 19 (Lào) qua các QL 19, đường Hồ Chí Minh (Việt Nam) cũng tạo điều kiện thuận lợi để thành phố mở rộng giao lưu với các nước trong khu vực để phát triển kinh tế – xã hội.
Thành phố đang xây dựng Đề án phát triển thương hiệu TP.Buôn Ma Thuột trở thành “Thành phố cà phê của thế giới”; triển khai Đề án phát triển nông nghiệp đô thị, sinh thái, nông nghiệp chất lượng cao… cũng như Chương trình về chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ số cho thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021-2030…
Tải liệu tham khảo:
- Hồ sơ kế hoạch sử dụng đất TP Buôn Ma Thuột năm 2024
- Báo cáo thuyết minh quy hoạch 2021 – 2030 TP Buôn Ma Thuột
Bản đồ KHSDĐ TP. Buôn Ma Thuột 2024 (87,5 MB)
Bản đồ QHSDĐ TP. Buôn Ma Thuột 2030 (26 MB)
Bản đồ HTSDĐ TP. Buôn Ma Thuột 2020 (21,9 MB)
(Bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) năm 2023, 2024, 2025, 2026, 2027, 2028, 2029, 2030, 2035, 2040, 2045, 2050.)
Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG
0934.569.938 (ZALO 247)
Không có chi tiết theo xã phường hay sao các bạn
Bên mình chỉ có bản đồ qhsdđ cấp huyện, thành phố