Quy hoạch phát triển hệ thống giao thông tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hiện trạng giao thông tỉnh Đồng Tháp
Giao thông đường bộ
Mạng lưới giao thông đường bộ phát triển theo các trục dọc và trục ngang, trong đó QL.30, QL.80, QL.54 và đường Hồ Chí Minh đóng vai trò là trục giao thông huyết mạch, đảm nhận chủ yếu giao thông đối ngoại và kết nối các trục giao thông đối nội của huyện với nhau.
Sau khi cầu Vàm Cống và cầu Cao Lãnh đi vào hoạt động đã phá vỡ nút thắt về kết nối đường bộ giữa Đồng Tháp với các tỉnh vùng KTTĐ ĐBSCL. Kết nối liên tỉnh từ Đồng Tháp gồm các hành lang chính sau:
- Tiền Giang – QL.30 – TP.Cao Lãnh – TP.Hồng Ngự – Cửa khẩu Quốc tế Dinh Bà – Campuchia.
- Long An – đường Hồ Chí Minh – TP.Cao Lãnh – TP.Cần Thơ – Kiên Giang.
- Vĩnh Long – QL.80 – TP.Sa Đéc – Tp.Cần Thơ – Kiên Giang.
- Trà Vinh – Vĩnh Long – QL.54 – Lai Vung – Lấp Vò – cầu Vàm Cống.
- TP.Hồng Ngự – ĐT.841 – Cửa khẩu Thường Phước – Campuchia.
- TP.Sa Đéc – ĐT.848 – An Giang.
- TP.Hồng Ngự – ĐT.842 – Long An.
Tuy nhiên, do sự chia cắt bởi sông Tiền nên sự kết nối giữa Đồng Tháp với khu vực phía Bắc của vùng KTTĐ ĐBSCL vẫn còn hạn chế.
Hệ thống quốc lộ
1/. QL.30: Đoạn đi qua địa bàn tỉnh có điểm đầu tại ranh tỉnh Tiền Giang, điểm cuối tại cửa khẩu Dinh Bà, biên giới Campuchia với chiều dài 111,5 km. Trong đó:
– Đoạn đầu tuyến đã nâng cấp từ cuối năm 2019 chất lượng tốt, mặt nhựa 6m, nền 9m, đang có hiện tượng quá tải do lượng xe lưu thông nhiều về An Giang, Kiên Giang theo hướng cầu Cao Lãnh- Vàm Cống.
– Đoạn Cao Lãnh – Hồng Ngự có tổng chiều dài là 39,5km đang được đầu tư nâng cấp với quy mô như sau: Đoạn 1 từ cầu Phong Mỹ đến ngã tư Thanh Bình mặt nhựa 11m, nền 12m; Đoạn 2 từ ngã tư Thanh Bình đến đến hết thị trấn Thanh Bình mặt nhựa 16,5m, nền 25,5m; Đoạn còn lại mặt nhựa 9m, nền 12m.
– Đoạn Hồng Ngự – Dinh Bà: đã triển khai hồ sơ thiết kế xong nhưng chưa được bố trí vốn để thực hiện dự án.
Trên tuyến có 44 cầu BTCT với tổng chiều dài 3.073,1m.
2/. QL.54: bắt đầu tại bến phà Vàm Cống và kết thúc tại TP. Trà Vinh với chiều dài khoảng 155 km. Tuyến qua tỉnh nằm cặp sông Hậu, nối liền Đồng Tháp, Vĩnh Long và Trà Vinh, có tổng chiều dài 31,5km, qua 2 huyện Lấp Vò, Lai Vung, điểm cuối tại cầu Xã Hời, ranh tỉnh Vĩnh Long.
Tuyến QL.54 đã được đầu tư nâng cấp mặt nhựa 7m, nền 9m, riêng các đoạn qua khu đô thị và công nghiệp mặt nhựa 9m, nền 12m.
Hệ thống cầu trên tuyến bao gồm 32 cầu với tổng chiều dài 1.765,4 m dài, trong đó 19 cầu BTCTDUL,11 cầu BTCT, 2 cầu đang thi công. Khả năng tải trọng các cầu 30 tấn.
3/. QL.80: Đoạn đi qua địa bàn tỉnh dài 48,0km, điểm đầu tại ranh tỉnh Vĩnh Long đi qua huyện Châu Thành, TP.Sa Đéc, Lai Vung và Lấp Vò, điểm cuối tại phà Vàm Cống. Hiện trạng tuyến mặt nhựa 11m, nền 12m, riêng đoạn từ km 44+300 đến km 48+880 mặt nhựa 7,0- 7,5m, nền 9m.
Trên tuyến đã hình thành tuyến đường tránh qua TP.Sa Đéc tại km 14+400 đến km 19+400, dài 4,5km, măt nhựa 11m, nền 12m.
Hệ thống cầu trên tuyến, bao gồm 28 cầu BTCT với tổng chiều dài 1.232,1m, có chất lượng khá tốt.
4/. Đường Hồ Chí Minh: trên địa bàn tỉnh bắt đầu từ ranh tỉnh Long An đến cầu Vàm Cống, gồm 3 đoạn:
+ Đoạn 1 (tuyến N2): từ ranh tỉnh Long An đến Mỹ An, dài 7,5km, mặt nhựa 7m, nền 9m.
+ Đoạn 2 (đường Hồ Chí Minh): từ Mỹ An đến QL.30, trong khi chờ xây dựng theo phương án thiết kế thì trong giai đoạn 1 sẽ sử dụng đoạn tuyến nâng cấp từ đường địa phương, dài khoảng 23,3km, mặt nhựa 7m, nền 9m.
+ Đoạn 3 (tuyến N2B): từ QL.30 tại TP Cao Lãnh đến cầu Vàm Cống, dài 26,0km, mặt nhựa 20,5m, nền 26m.
Hệ thống cầu trên tuyến bao gồm 48 cầu, trong đó đặc biệt có 2 cầu Cao Lãnh và Vàm Cống giữ vai trò trọng điểm nằm trong Dự án giao thông kết nối trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long.
Hệ thống đường tỉnh
Hiện có 17 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 379,0km, tỉ lệ nhựa hóa đạt 100%. Các tuyến đường tỉnh cơ bản đã tạo thành bộ khung cơ bản kết nối các khu vực trong tỉnh với nhau và với các tỉnh lân cận.
Stt | Tên đường | Chiều dài (km) | ||
1 | ĐT.841 | 23,9 | ||
2 | ĐT.842 | 26,8 | ||
3 | ĐT.843 | 52,7 | ||
4 | ĐT.844 | 47,4 | ||
5 | ĐT.845 | 15,3 | ||
6 | ĐT.846 | 28,8 | ||
7 | ĐT.848 | 30,9 | ||
8 | Vành đai ĐT.848 | 7,7 | ||
9 | ĐT.849 | 9,9 | ||
10 | ĐT.850 | 26,3 | ||
11 | ĐT.851 | 8,4 | ||
12 | ĐT.852 | 18,2 | ||
13 | ĐT.852B | 11,4 | ||
14 | ĐT.853 | 19,2 | ||
15 | ĐT.854 | 16,6 | ||
16 | ĐT.855 | 14,9 | ||
17 | ĐT.856 | 21,0 | ||
Tổng | 379,0 |
Giao thông đường thủy
Mạng lưới đường thủy tỉnh Đồng Tháp bao gồm hệ thống sông ngòi chằng chịt với các tuyến đường thủy tự nhiên và nhân tạo, nhiều tuyến có khả năng khai thác vận tải thủy với khối lượng lớn, tạo điều kiện tốt cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa. Đây là một lợi thế vô cùng to lớn về vận tải của tỉnh.
Tuy nhiên, các năm gần đây do hiện tượng thiên nhiên bất thường, biến đổi khí hậu, lượng nước đầu nguồn chảy về giảm, cũng có những ảnh hưởng nhất định đến việc khai thác vận tải thủy nội địa của tỉnh. Sự thay đổi dòng chảy cũng như sự bồi lắng hiện nay đang diễn biến phức tạp dẫn đến phát sinh nhiều kinh phí trong quá trình đầu tư khai thác vận tải thủy.
Hiện trạng mạng lưới đường thủy tỉnh Đồng Tháp (Nguồn: Sở Giao thông vận tải)
STT | Cấp quản lý | Số tuyến | Cấp ĐB | Cấp III | Cấp IV | Cấp V | Cấp VI | Tổng |
1 | Trung ương | 9 | 228,8 | 160,3 | 56,4 | – | – | 445,5 |
2 | Tỉnh | 40 | 5,5 | – | 34,3 | 133,6 | 558,8 | 732,2 |
3 | Huyện | 184 | – | – | – | – | 1.268,1 | 1.268,1 |
Tổng | 233 | 234,3 | 160,3 | 90,7 | 133,6 | 1.826,9 | 2.445,7 |
Quy hoạch giao thông tỉnh Đồng Tháp
Giao thông đường bộ
Cao tốc và quốc lộ
1/. Cao tốc Bắc – Nam phía Đông (đoạn Mỹ Thuận – Cần Thơ): đoạn đi qua địa bàn tỉnh nằm trên địa bàn huyện Châu Thành, dài 9,9km, quy hoạch trước năm 2025 đạt tiêu chuẩn đường cao tốc quy mô 6 làn xe.
2/. Cao tốc Bắc – Nam phía Tây (đường Hồ Chí Minh): đoạn đi qua địa bàn tỉnh dài 59,1km, từ ranh tỉnh Long An đến cầu Vàm Cống. Trong đó:
– Đoạn từ nút giao An Bình đến cầu Vàm Cống đã hoàn thành.
– Đoạn từ Mỹ An đến nút giao An Bình dự kiến đầu tư trong giai đoạn trước 2025 đạt tiêu chuẩn đường cao tốc quy mô 6 làn xe.
3/. Cao tốc Trà Vinh – Hồng Ngự: Tuyến kết nối từ cửa khẩu Dinh Bà qua TP.Hồng Ngự, TP.Cao Lãnh đến cao tốc Bắc Nam phía Đông tại An Hữu, đi trùng tuyến cao tốc Bắc – Nam đến Châu Thành thì theo phía Nam qua Vĩnh Long, Trà Vinh đến cảng Định An.
Đoạn qua địa bàn tỉnh dài 94,9km, từ cửa khẩu Dinh Bà đến ranh tỉnh Vĩnh Long. quy hoạch đạt tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe, cụ thể như sau:
– Đoạn 1: từ cửa khẩu Dinh Bà đến giao đường Hồ Chí Minh, huyện Cao Lãnh dài 68km, dự kiến đầu tư giai đoạn 2026 – 2030.
– Đoạn 2: từ đường Hồ Chí Minh đến ranh Tiền Giang, dài 25,4km, dự kiến đầu tư giai đoạn 2021 – 2025, trong đó giai đoạn đầu xây dựng với quy mô 4 làn xe hạn chế.
– Đoạn 3: từ huyện Châu Thành đến ranh tỉnh Vĩnh Long, dài 1,5km, dự kiến đầu tư sau năm 2030.
4/. QL.30: Hoàn thành đầu tư đoạn Hồng Ngự – Dinh Bà và tuyến tránh thành phố Cao Lãnh. Quy hoạch đến năm 2030 đạt tiêu chuẩn cấp III với 2-4 làn xe. Xây dựng tuyến tránh TT.Thanh Bình, An Long, Tp.Hồng Ngự.
5/. QL.54: Quy hoạch đến 2030 đạt tiêu chuẩn cấp III với 2-4 làn xe.
6/. QL.80: Quy hoạch đến 2030 đạt tiêu chuẩn cấp III với 2-4 làn xe. Xây dựng tuyến tránh Châu Thành và Sa Đéc, tuyến tránh Lai Vung.
7/. QL.N1: Đoạn qua địa bàn tỉnh dài 39,0km, điểm đầu từ ranh tỉnh Long An đến cầu Tân Châu. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn cấp III-IV với 2-4 làn xe, dự kiến đầu tư trước 2025.
8/. QL.30B: Tuyến chạy dọc theo kênh dọc theo kênh Nguyễn Văn Tiếp A, từ Tuyến tránh QL.30 Tp.Cao Lãnh đến QL.62, Tp.Tân An, Long An.
Đoạn qua địa bàn tỉnh dài 43,5km, điểm đầu giao tuyến tránh QL.30 tại Tp.Cao Lãnh, điểm cuối tại ranh tỉnh Tiền Giang. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn cấp III với 2-4 làn xe. Dự kiến đầu tư giai đoạn 2026 – 2030.
9/. QL.30C: Tuyến chạy dọc theo kênh Đồng Tiến, từ QL.30 huyện Tam Nông đến QL.1, TX.Cai Lậy, Tiền Giang.
Đoạn qua địa bàn tỉnh dài 47,7km, điểm đầu giao QL.30 tại huyện Tam Nông, điểm cuối tại ranh tỉnh Long An, tuyến được nâng cấp từ ĐT.844. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn cấp III với 2-4 làn xe. Dự kiến đầu tư giai đoạn 2026 – 2030.
10/. QL.80B: Tuyến chạy dọc theo phía tây sông Tiền, từ QL.80 tại TP.Sa Đéc đến cửa khẩu Vĩnh Xương (An Giang).
Đoạn đi qua địa bàn tỉnh dài 31,8km, điểm đầu giao QL.80 tại TP.Sa Đéc, điểm cuối tại ranh tỉnh An Giang. Dự kiến nâng cấp từ các tuyến ĐT.848 và vành đai ĐT.848. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn cấp III với 2-4 làn xe. Giai đoạn trước 2025, hoàn thiện các thủ tục để công bố quốc lộ, đầu tư nâng cấp theo dự án hạ tầng giao thông đường bộ khu vực Nam sông Tiền, tỉnh Đồng Tháp.
11/. QL.80C: Theo quy hoạch quốc gia thì QL.80C có điểm đầu giao QL.91 tại huyện Châu Phú, điểm cuối giao QL.80 tại huyện Hòn Đất, Kiên Giang, được nâng cấp từ ĐT.945 (An Giang) và ĐT.969 (Kiên Giang).
Tuy nhiên điểm đầu của tuyến là vị trí xây dựng cầu Năng Gù (An Giang), để tăng khả năng kết nối của mạng lưới giao thông, rút ngắn quãng đường từ các tỉnh phía Bắc của An Giang đi về TP.Hồ Chí Minh, thúc đẩy khu vực phía Đông của tỉnh An Giang phát triển, tỉnh An Giang đã kiến nghị Bộ GTVT kéo dài tuyến QL.80C từ QL.91 đến ngã 3 giao giữa QL.30 và QL.30C.
Theo hướng tuyến do An Giang đề xuất thì Đồng Tháp sẽ phá vỡ sự chia cắt của cù lao Tây và cù lao Ma, tăng cường kết nối với An Giang và Kiên Giang.
Đoạn đi qua địa bàn tỉnh dài 4,1km, điểm đầu ranh tỉnh Đồng Tháp, điểm cuối giao QL.30B tại Thanh Bình. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn cấp III với 2-4 làn xe. Dự kiến đầu tư sau năm 2030, trong đó xây dựng 2 cầu qua sông Tiền là cầu Châu Ma và cầu An Long.
Hệ thống đường tỉnh
Các tuyến nâng cấp và kéo dài
1/. ĐT.841: quy hoạch đạt tiêu chuẩn cấp III, mặt nhựa 9m, nền 12m, lộ giới 48m. Giai đoạn trước năm 2025 đầu tư đạt tiêu chuẩn cấp IV, mặt 7m, nền 9m. Xây dựng tuyến tránh xã Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự.
2/. ĐT.842: quy hoạch đạt tiêu chuẩn cấp III, mặt nhựa 9m, nền 12m, lộ giới 48m. Giai đoạn trước năm 2025 đầu tư đạt tiêu chuẩn cấp IV, mặt 7m, nền 9m.
3/. ĐT.843:
– Đoạn từ QL.30 đến Sa Rài, quy hoạch đạt cấp III, mặt nhựa 9m, nền 12m. Giai đoạn trước 2025, nâng cấp đoạn TT.Tràm Chim – Sa Rài.
– Đoạn từ Sa Rài đến Bến đò Long Sơn Ngọc quy hoạch đạt cấp IV, mặt nhựa 7m, nền 9m.
4/. ĐT.844: quy hoạch thành QL.30C.
5/. ĐT.845: kéo dài 9,7km dọc theo kênh 4 Bis, từ QL.30B đến ranh tỉnh Tiền Giang; kéo dài 58,0km từ điểm cuối tuyến theo hướng Bắc đến gần cửa khẩu Thông Bình rồi theo hướng Tây đến cửa khẩu Bình Phú (đoạn từ QL.30C đến ĐT.842 đang được đầu tư). Hình thành trục giao thông chạy dọc theo phía Đông tỉnh, kết nối từ QL.1 theo ĐT.861 (Tiền Giang) đến Tháp Mười, Tam Nông, Tân Hồng, cửa khẩu Thông Bình và cửa khẩu Bình Phú.
Tuyến dài 83,3km, điểm đầu tại cửa khẩu Bình Phú, điểm cuối tại ranh tỉnh Tiền Giang. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn cấp III, mặt nhựa 9m, nền 12m, lộ giới 48m, trong đó:
– Đoạn từ giao QL.30C tại xã Trường Xuân, huyện Tháp Mười đến ĐT.842, dài 27,2km, hiện đang được đầu tư với quy mô cấp IV.
– Đoạn còn lại, dự kiến đầu tư giai đoạn 2026 – 2030.
6/. ĐT.846: quy hoạch thành QL.30B.
7/. ĐT.848:
– Đoạn từ QL.80 đến vành đai ĐT.848: quy hoạch thành đường đô thị.
– Đoạn từ vành đai ĐT.848: quy hoạch thành QL.80B.
8/. Vành đai ĐT.848: Hoàn thiện thủ tục để chuyển vành đai ĐT.848 thành QL.80B.
9/. ĐT.849: kéo dài 8,6km từ điểm cuối tuyến tại QL.80 đến QL.54, đoạn kéo dài nằm trong dự án đầu tư hạ tầng giao thông Nam sông Tiền.
Tuyến dài 18,5km, điểm đầu giao QL.80B gần UBND xã Tân Mỹ, điểm cuối giao QL.54 tại huyện Lai Vung. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn cấp III, mặt nhựa 9m, nền 12m, lộ giới 48m. Dự kiến đầu tư trước 2025.
10/. ĐT.850: chỉ tiến hành duy tu, sửa chữa.
11/. ĐT.851: kéo dài 11,4km từ QL.80 đến giao ĐT.848 tại phường Tân Khánh Đông, TP.Sa Đéc. Mục đích nhằm kết nối 3 trục quốc lộ (QL.54, QL.80, QL.80B), tăng cường kết nối các KCN ra các cảng trên sông Tiền và sông Hậu
Tuyến dài 19,8km, điểm đầu giao QL.54 tại ngã 5 Tân Thành, Lai Vung, điểm cuối giao ĐT.848 tại phường Tân Khánh Đông, TP.Sa Đéc. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn cấp III, mặt nhựa 9m, nền 12m, lộ giới 48m, trong đó:
– Đoạn từ QL.54 đến QL.80, dài 8,4km, chỉ tiến hành duy tu, sửa chữa.
– Đoạn kéo dài, dự kiến đầu tư giai đoạn 2026 – 2030.
12/. ĐT.852: kéo dài 29,6km từ ĐT.851 đến giao Cao tốc Tp.HCM-Cần Thơ tại Châu Thành. Tuyến hình thành vành đai kết nối các trục giao thông hướng tâm về TP.Sa Đéc.
Tuyến dài 47,8km, điểm đầu giao ĐT.848 tại phường An Hòa, TP.Sa Đéc, điểm cuối giao Cao tốc Tp.HCM-Cần Thơ tại Châu Thành. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn cấp III, mặt nhựa 9m, nền 12m, lộ giới 48m, dự kiến đầu tư giai đoạn 2026 – 2030.
13/. ĐT.852B: kéo dài 6,5km từ điểm cuối tuyến tại ĐT.849 đến ĐT.848 (mới), đoạn kéo dài nằm trong dự án đầu tư hạ tầng giao thông Nam sông Tiền.
Tuyến dài 24,7km, điểm đầu giao ĐH.64 gần trung tâm y tế Lấp Vò, điểm cuối giao ĐT.848 (mới) tại xã Long Hưng A, huyện Lấp Vò. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn cấp III, trong đó đoạn hiện hữu chỉ tiến hành duy tu, sửa chữa, đoạn kéo dài đầu tư mặt nhựa 9m, nền 12m, lộ giới 48m, dự kiến đầu tư trước 2025.
14/. ĐT.853: Quy hoạch đạt tiêu chuẩn cấp III, mặt nhựa 9m, nền 12m, lộ giới 48m. Dự kiến đầu tư giai đoạn 2026 – 2030.
15/. ĐT.854: Đoạn từ QL.80 đến rạch Cái Tàu Hạ hiện có nhiều đoạn có bán kính cong nhỏ, khó khăn trong việc đầu tư nâng cấp, do đó kiến nghị điều chỉnh theo hướng tuyến mới, đoạn hiện hữu chuyển thành đường huyện.
Đồng thời, kéo dài 3,2km, từ sông Tiền đến QL.80, TT.Cái Tàu Hạ. Tuyến dài 16,7km, điểm đầu tại sông Tiền, điểm cuối tại ranh tỉnh Vĩnh Long. Giai đoạn 2026 – 2030, quy hoạch đạt tiêu chuẩn cấp IV, mặt nhựa 7m, nền 9m, lộ giới 32m. Giai đoạn sau 2030, nâng cấp đạt cấp III, , mặt nhựa 9m, nền 12m.
16/. ĐT.855: tuyến hiện chỉ đạt cấp VI, khó khăn trong việc mở rộng, kiến nghị chuyển thành đường huyện và đầu tư tuyến ĐT.855 theo hướng mới.
17/. ĐT.856: kéo dài 7,8km từ điểm cuối tuyến đến kết nối vào ĐT.831E của tỉnh Long An nhằm tăng cường kết nối liên tỉnh.
Tuyến dài 28,8km, điểm đầu giao QL.30 tại Tp.Cao Lãnh, điểm cuối tại ranh tỉnh Long An. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn cấp III, mặt nhựa 9m, nền 12m, lộ giới 48m. Giai đoạn 2026-2030, thực hiện đầu tư đoạn kéo dài, giai đoạn sau nâng cấp toàn tuyến theo quy hoạch.
Các tuyến mở mới
1/. ĐT.843B: điểm đầu giao ĐT.842 tại xã An Phước, Tân Hồng, điểm cuối giao QL.30 tại xã Tân Công Chí, Tân Hồng. Tuyến dài 10,9km, tăng cường khả năng kết nối lên khu vực biên giới và phục vụ sự phát triển các khu công nghiệp và kinh tế biên mậu. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn cấp III, mặt nhựa 9m, nền 12m, lộ giới 48m. Dự kiến đầu tư giai đoạn 2026 – 2030.
2/. ĐT.844 (mới): điểm đầu giao QL.30 tại huyện Tam Nông, điểm cuối tại ranh tỉnh Long An. Tuyến dài 31,2km, hình thành trục ngang, thúc đẩy phát triển khu vực phía Bắc, huyện Tam Nông và tăng cường khả năng kết nối qua tỉnh Long An (theo ĐT.M15). Quy hoạch đạt tiêu chuẩn cấp III, mặt nhựa 9m, nền 12m, lộ giới 48m. Dự kiến đầu tư giai đoạn 2026 – 2030.
3/. ĐT.846 (mới): điểm đầu giao QL.30 tại TT.Mỹ Thọ, điểm cuối tại ranh tỉnh Tiền Giang. Tuyến dài 21,5km, hình thành trục ngang, thúc đẩy phát triển khu vực phía Nam huyện Tháp Mười, huyện Cao Lãnh và tăng cường khả năng kết nối qua tỉnh Long An (theo ĐT.861). Quy hoạch đạt tiêu chuẩn cấp III, mặt nhựa 9m, nền 12m, lộ giới 48m. Dự kiến đầu tư giai đoạn 2026 – 2030.
4/. ĐT.846B: điểm đầu giao QL.30 tại xã Bình Hàng Trung, huyện Cao Lãnh, điểm cuối giao QL.30B tại xã Mỹ Quý, huyện Tháp Mười. Tuyến dài 16,8km, tăng cường kết nối giữa các trục giao thông với trục hành lang kinh tế, đô thị động lực Cao Lãnh-Sa Đéc. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn cấp III, mặt nhựa 9m, nền 12m, lộ giới 48m. Dự kiến đầu tư sau năm 2030.
5/. ĐT.847: sau khi tuyến đường Hồ Chí Minh hoàn thành giai đoạn 2, thì đoạn từ QL.30 đến QL.30B được sử dụng trong giai đoạn 1 sẽ chuyển cho địa phương quản lý, quy hoạch đoạn tuyến thành ĐT.847 và kéo dài đến QL.30C.
Tuyến dài 25,0km, điểm đầu giao QL.30 tại TT.Mỹ Thọ, điểm cuối tại nút giao QL.30C và ĐT.845. Tuyến hình thành trục Bắc-Nam, nhằm phát triển khu vực phía Bắc huyện Tháp Mười và Cao Lãnh. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn cấp III, mặt nhựa 9m, nền 12m, lộ giới 48m. Dự kiến đầu tư giai đoạn 2026-2030.
4/. ĐT.848 (mới): điểm đầu giao ĐT.848B tại xã An Hội Đông, Lấp Vò, điểmm cuối giao QL.80B tại Sa Đéc. Tuyến dài 23,3km, nhằm thúc đẩy phát triển khu vực nằm giữa QL.80 và QL.80B. Quy hoạch tuyến như sau:
– Đoạn 1: từ ĐT.848B đến ĐT.849, dài 11,8km, quy hoạch đạt tiêu chuẩn cấp III, mặt nhựa 9m, nền 12m, lộ giới 48m. Dự kiến đầu tư sau 2030.
– Đoạn 2: từ ĐT.849 đến QL.80B, dài 11,5km, thuộc dự án hạ tầng giao thông đường bộ khu vực Nam sông Tiền. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn cấp II, mặt nhựa 15m, nền 25m, lộ giới 48m. Dự kiến đầu tư trước 2025.
5/. ĐT.848B: điểm đầu giao ĐT.848 tại xã Mỹ Hưng A, Lấp Vò, điểm cuối giao QL.80 tại TT.Lấp Vò. Tuyến dài 7,8km, kết nối QL.80 với QL.80B, quy hoạch đạt tiêu chuẩn cấp III, mặt nhựa 9m, nền 12m, lộ giới 48m. Dự kiến đầu tư giai đoạn 2026 – 2030.
6/. ĐT.849B: điểm đầu giao QL.80 tại TT.Lấp Vò, điểm cuối tại ranh tỉnh Vĩnh Long, kết nối vào ĐT.908. Tuyến dài 28,2km, chạy song song với QL.54, nhằm phát triển vùng lõi của khu vực giữa sông Tiền và sông Hậu. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn cấp III, mặt nhựa 9m, nền 12m, lộ giới 48m. Dự kiến đầu tư sau năm 2030.
7/. ĐT.851B: điểm đầu giao ĐT.852 tại Tp.Sa Đéc, điểm cuối giao QL.54 tại Lai Vung. Tuyến dài 16,0km, quy hoạch đạt tiêu chuẩn cấp III, mặt nhựa 9m, nền 12m, lộ giới 48m. Dự kiến đầu tư sau năm 2030.
8/. ĐT.852C: điểm đầu giao QL.80 tại huyện Lai Vung, điểm cuối giao cao tốc Tp.Hồ Chí Minh-Cần Thơ. Tuyến dài 21,7km, quy hoạch đạt tiêu chuẩn cấp III, mặt nhựa 9m, nền 12m, lộ giới 48m. Dự kiến đầu tư sau năm 2030.
9/. ĐT.853B: điểm đầu giao QL.80 tại Tp.Sa Đéc, điểm cuối tại cầu Phòng Hòa-Ô Môn, ranh Tp.Cần Thơ. Tuyến dài 17,1km, nằm trong trục liên tỉnh Sa Đéc-Ô Môn-Giồng Riềng của quy hoạch vùng ĐBSCL. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn cấp III, mặt nhựa 9m, nền 12m, lộ giới 48m. Dự kiến đầu tư sau năm 2030.
10/. ĐT.854B: điểm đầu giao QL.80 tại xã Tân Bình, huyện Châu Thành, điểm cuối tại ranh tỉnh Vĩnh Long, kết nối vào ĐT.908. Tuyến dài 10,6km, hình thành trục dọc, nhằm phát triển khu vực phía Tây huyện Châu Thành và tăng kết nối với Vĩnh Long. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn cấp III, mặt nhựa 9m, nền 12m, lộ giới 48m. Dự kiến đầu tư sau năm 2030.
11/. ĐT.855 (mới): điểm đầu giao QL.30 tại xã Bình Thành, Thanh Bình, chạy theo kênh ranh Đường Gạo, kênh Mười Tải, điểm cuối giao ĐT.845 tại xã Hòa Bình, Tam Nông. Tuyến dài 29,4km, hình thành trục ngang, kết nối khu vực phía Đông Bắc của tỉnh về Tp.Cao Lãnh. Quy hoạch giai đoạn 2026-2030, đạt tiêu chuẩn cấp III, mặt nhựa 9m, nền 12m, lộ giới 48m.
12/. ĐT.855B: điểm đầu giao ĐT.842 tại xã Tân Phước, Tân Hồng, chạy theo kênh Tân Công Sính 1, điểm cuối giao ĐT.856 tại xã Hòa Bình, Tam Nông. Tuyến dài 21,7km, quy hoạch sau 2030, đạt tiêu chuẩn cấp IV, mặt nhựa 7m, nền 9m.
13/. ĐT.856B: điểm đầu giao ĐT.855 (mới) tại xã Bình Thành, Thanh Bình, điểm cuối giao ĐT.845 tại xã Mỹ Hòa, Tháp Mười. Tuyến dài 28,4km (hiện đã được đầu tư 3,5km), thúc đẩy phát triển của KDL Gáo Giồng. Quy hoạch như sau:
– Giai đoạn 2026-2030: đầu tư đoạn từ ĐT.855 (mới) đến ĐT.856 tại xã Phương Thịnh, đạt tiêu chuẩn cấp III, mặt nhựa 9m, nền 12m, lộ giới 48m.
– Giai đoạn 2031-2050: đầu tư đoạn còn lại, đạt tiêu chuẩn cấp III, mặt nhựa 9m, nền 12m, lộ giới 48m.
14/. ĐT.857: điểm đầu giao QL.30 tại xã An Phong, Thanh Bình, chạy theo theo bờ nam kênh An Phong – Mỹ Hòa, điểm cuối tại ranh tỉnh Long An. Tuyến dài 51,0km, hình thành trục ngang, từ Thanh Bình qua Cao Lãnh, Tháp Mười đến kết nối ĐT.M06 của Long An. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn cấp III, mặt nhựa 9m, nền 12m, lộ giới 48m. Giai đoạn trước 2025, xây dựng đoạn từ QL.30 đến ĐT.845 xã Mỹ Hòa, đạt tiêu chuẩn cấp IV, mặt nhựa 7m, nền 9m.
Giao thông đường thủy
Giữ nguyên cấp kỹ thuật của các tuyến do Trung ương quản lý, riêng tuyến kênh Phước Xuyên, kênh Lấp Vò – Sa Đéc nâng cấp đạt cấp III. Ngoài ra, chuyển 01 tuyến đường thủy do tỉnh quản lý thành tuyến trung ương quản lý:
– Kênh Mương Khai – Đốc Phủ Hiền: dài 20,8km, điểm đầu giao kênh Lấp Vò – Sa Đéc, điểm cuối giao sông Hậu. Tuyến kết nối sông Tiền với sông Hậu, hiện đạt cấp VI, quy hoạch mở rộng đạt cấp III, chiều rộng luồng 35m, chiều sâu luồng 3,0m. Ngoài ra tiến hành nâng cấp hệ thống cầu yếu trên quốc lộ, các vị trí cầu bắc ngang kênh đạt tĩnh không thông thuyền tối thiểu 7m (14 cầu); hệ thống báo hiệu đường thủy đồng bộ trên toàn tuyến đảm bảo cho khai thác đường thủy; hệ thống kè bảo vệ bờ dài 4,86km. Dự kiến đầu tư trước năm 2025.
Tiến hành nạo vét các tuyến sông, kênh nhằm: đảm bảo tiêu chuẩn đường thủy, thanh thải chướng ngại vật và nâng tĩnh không các cầu ngang sông không đảm bảo tĩnh không nhằm khai thác tối đa tiềm năng vận tải thủy của tỉnh; tăng khả năng chuyển nước ngọt, trữ nước tạo nguồn để cung cấp cho tưới tiêu; tăng cường điều tiết lũ…
– Nạo vét sông Hậu từ ranh Cần Thơ đến ngã ba xáng Vịnh Tre đảm bảo tàu 10.000 DWT hoạt động.
– Nạo vét sông Tiền đảm bảo tàu 5.000 DWT hoạt động.
– Nạo vét kênh Hồng Ngự – Vĩnh Hưng (dự án của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn): nhằm tạo nguồn nước ngọt cho sinh hoạt, tưới tiêu, nuôi trồng thủy sản và thoát lũ từ sông Tiền sang sông Vàm Cỏ Tây, đẩy mặn trên sông Vàm Cỏ Tây vào mùa khô. Dự kiến nạo vét kênh với thông số Bđáy = 50m, Zđk = -5,0m, xây dựng đoạn kè Hồng Ngự (2km), đoạn Giồng Găng (0,7km).
– Nạo vét kênh Lấp Vò – Sa Đéc, kênh Phước Xuyên, kênh Tháp Mười số 1, số 2 đảm bảo tàu 500 T hoạt động.
Cảng biển Đồng Tháp: là cảng biển loại II, gồm các khu bến:
a) Khu bến trên sông Tiền: phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh và tiếp chuyển hàng cho Campuchia; có bến tổng hợp, container, hàng lỏng/khí, bến khách.
– Tân Cảng Cao Lãnh): nằm trên sông Tiền, nâng cấp đảm bảo tiếp nhận được tàu 5.000 DWT.
– Tân Cảng Sa Đéc: nằm trên sông Tiền, hiện đã tiếp nhận được tàu 5.000 DWT. Tiếp tục nâng cấp cơ sở hạ tầng nhằm tăng cường nâng lực bốc xếp.
– Cảng Thường Phước: trên sông Tiền là các khu bến tổng hợp, bến phao chuyển tải, bến chuyên dùng cho tàu trọng tải đến 5.000 tấn. Ưu tiên phát triển cảng Thường Phước phục vụ tiếp chuyển hàng hóa Campuchia.
b) Khu bến Lấp Vò: phía thượng và hạ lưu cầu Vàm Cống trên sông Hậu, là khu bến chuyên dùng phục vụ KCN và các vùng phụ cận; có bến tổng hợp, hàng rời, hàng lỏng/khí và bến khách quốc tế (tuyến Campuchia) tiếp nhận tàu trọng tải đến 10.000 tấn. c) Các bến phao, khu neo đậu chuyển tải, tránh, trú bão: trong vùng nước cảng biển Đồng Tháp tại Sa Đéc, Thường Phước, Lấp Vò và các khu vực khác đủ điều kiện.
Đường thủy tỉnh quản lý
1/. Trục An Phong – Mỹ Hòa: Tuyến dài 50,5km, là trục giao lưu xuyên suốt từ Đông sang Tây và có thể giao lưu ngoại tỉnh với Long An về phía Đông. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn cấp III, đảm bảo phương tiện thủy đến 300T hoạt động, hoặc đoàn sà lan 800T.
2/. Trục chữ V (rạch Cái Tàu Hạ, rạch Nha Mân Tư Tải): Có vai trò là cầu nối giữa sông Tiền và sông Hậu đến rạch Cái Vồn (Vĩnh Long). Quy hoạch đạt tiêu chuẩn cấp V, đảm bảo phương tiện thủy đến 50T hoạt động.
3/. Trục Phước Xuyên – Cái Cái: Dài 20,0km, là hướng kênh nằm theo vùng ven giáp ranh của 2 tỉnh Đồng Tháp và Long An. Chạy xuyên suốt từ Thông Bình (Tân Hồng) qua Tam Nông và nối với trục Phước Xuyên – Tư Mới. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn cấp V, đảm bảo phương tiện thủy đến 50T hoạt động.
4/. Trục Tân Công Chí – Phú Hiệp – Đốc Vàng Hạ – Đường Gạo: Dài 52km, từ ngã 3 sông Sở Hạ, theo kênh Tân Công Chí, kênh Phú Hiệp đến kênh Đồng Tiến. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn cấp V, đảm bảo phương tiện thủy đến 50T hoạt động.
5/. Kênh Tân Thành – Tân Công Sính 1 – kênh Đường Thét Cần Lố: Điểm đầu giao sông Sở Hạ, điểm cuối giao sông Tiền. Đây là tuyến VTT nội tỉnh, lộ trình chạy qua các huyện Tân Hồng, Tam Nông, Tháp Mười và Cao Lãnh. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn cấp V, đảm bảo phương tiện thủy đến 50T hoạt động.
6/. Kênh 307 + một đoạn kênh đào: Tuyến dài 23,0km, điểm đầu tại sông Cái Nhỏ, điểm cuối giao kênh Tháp Mười số 2. Đây là tuyến VTT nội tỉnh, lộ trình chạy qua 2 huyện Tháp Mười và Cao Lãnh. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn cấp V, đảm bảo phương tiện thủy đến 50T hoạt động.
7/. Trục kênh Tứ Thường – Rạch Bù Cóc – Kênh Tân Thành – Lò Gạch: Tuyến dài 40,5km, điểm đầu giao sông Tiền, điểm cuối giao sông Sở Thượng. Đây là tuyến VTT nội tỉnh, lộ trình chạy qua 2 huyện Tháp Mười và Cao Lãnh. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn cấp V, đảm bảo phương tiện thủy đến 50T hoạt động.
8/. Kênh An Bình: Tuyến dài 31,5km, điểm đầu tại sông Tiền, điểm cuối giao kênh Phước Xuyên. Đây là tuyến VTT nội huyện Tam Nông. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn cấp IV, đảm bảo phương tiện thủy đến 100T hoạt động, đoàn sà lan 200T.
9/. Kênh Thầy Lâm: tuyến dài 9,85km, điểm đầu giao sông Tiền thuộc xã Mỹ An Hưng B, huyện Lấp Vò, điểm cuối giao kênh Lấp Vò – Sa Đéc thuộc xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò. Đây là tuyến VTT nội Lấp Vò, kết nối kênh Lấp Vò – Sa Đéc đến sông Tiền. Tuyến có điều kiện thủy vận hạn chế. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn cấp VI, đảm bảo phương tiện thủy đến 10T hoạt động.
Giao thông đường sắt
Theo định hướng phát triển đường sắt quốc gia, khu vực ĐBSCL đến năm 2030, sẽ tiến hành nghiên cứu, huy động vốn xây dựng tuyến đường sắt TP.Hồ Chí Minh – Cần Thơ, dự kiến sau năm 2030 sẽ hoàn thành tuyến đường sắt kết nối giữa trung tâm vùng ĐBSCL với vùng Đông Nam Bộ.
Hướng tuyến đường sắt dự kiến đi về phía thượng lưu cầu Mỹ Thuận và cách ranh tỉnh Đồng Tháp khoảng 2km. Khi tuyến đường sắt TP.Hồ Chí Minh – Cần Thơ đi vào hoạt động, Đồng Tháp có thể tận dụng mạng lưới đường bộ và đường thủy làm phương thức trung chuyển về khu vực cầu Mỹ Thuận để kết nối với tuyến đường sắt này. Trong đó, đường bộ sẽ là phương thức hỗ trợ trung chuyển từ ga đường sắt.
Theo định hướng phát triển hạ tầng giao thông thì giai đoạn sau năm 2030 sẽ hình thành tuyến cao tốc từ khu vực biên giới đi song song QL.30 kết nối cửa khẩu Dinh Bà về An Hữu (Tiền Giang); sông Tiền có thể khai thác tàu đến 5.000 DWT; QL.80, QL.80B cũng hỗ trợ kết nối với tuyến đường sắt. Thông qua tuyến đường sắt cũng có thể kết nối về các trung tâm logistics của vùng, khu cảng biển Cát Lái, Cái Mép – Thị Vải hoặc có thể kết nối về đầu mối đường sắt ở TP.Hồ Chí Minh, từ đó tỏa đi cả nước hoặc kết nối với Trung Quốc và tuyến đường sắt Xuyên Á.
Như vậy, phương án phát triển hạ tầng giao thông đã tăng cường khả năng kết nối từ Đồng Tháp đi quốc tế; kết nối với các tỉnh, thành trong vùng ĐBSCL, vùng KTTĐPN; kết nối giữa các huyện, thành phố trong tỉnh; kết nối giữa hạ tầng giao thông với hạ tầng các ngành, lĩnh vực khác… từ đó đảm bảo sự đồng bộ và liên hoàn cho chuỗi cung ứng logistics, giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của tỉnh.
Đường hàng không
Để phục vụ phát triển du lịch và rút ngắn thời gian đi lại của hành khách từ các tỉnh thành khác, kiến nghị xây dựng các sân bay chuyen dùng. Điều này cũng phù hợp với định hướng phát triển sân bay của quy hoạch vùng ĐBSCL đã được Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 287/QĐ-TTg ngày 28/2/2022
Nhằm tận dụng lợi thế mặt nước của sông Tiền đề xuất phát triển các sân bay cho thủy phi cơ. Thủy phi cơ là một loại phi cơ có cánh cố định, có khả năng hạ và cất cánh trên mặt nước. Thủy phi cơ là loại máy bay nhỏ thường bay tầm thấp ở độ cao từ 150m đến 2000m. Điều này giúp du khách có thể ngắm nhìn cảnh sắc thiên nhiên từ trên cao.
Chi phí đầu tư các sân bay cho thủy phi cơ cũng không tốn kém, do không cần xây dựng đường băng mà tận dụng mặt nước của sông Tiền cho máy bay cất hạ cánh, nhà ga hành khách cũng không cần diện tích quá lớn do năng lực vận chuyển của mỗi chiếc thủy phi cơ là có hạn (<10 khách).
Kiến nghị xây dựng 04 sân bay cho thủy phi cơ trên sông Tiền tại huyện Hồng Ngự, Tp.Sa Đéc, Tp.Cao Lãnh (cồn Tân Nhuận Đông) và huyện Châu Thành (cồn Đặc Duyên).
Dự án giao thông trọng điểm
Giai đoạn 2021-2025
– Đầu tư đoạn cao tốc An Hữu – Cao Lãnh, Mỹ An – Cao Lãnh.
– Nâng cấp QL.N2B thành cao tốc.
– Hoàn thành xây dựng tuyến tránh QL.30 đoạn qua TP.Cao Lãnh, đầu tư QL.30 đoạn Hồng Ngự – Dinh Bà.
– Xây dựng tuyến N1 qua Đồng Tháp, trong đó có cầu Tân Châu.
– Nâng cấp ĐT.848, ĐT.841, ĐT.842, ĐT.849, ĐT.855.
– Đầu tư ĐT.845 đoạn từ Trường Xuân đến Tân Phước.
– Đầu tư ĐT.857.
– Đầu tư dự án hạ tầng giao thông Nam sông Tiền.
– Đầu tư xây dựng cảng biển ở Thường Phước và Lấp Vò.
– Hoàn thành nạo vét luồng sông Hậu và sông Tiền.
– Đầu tư nâng cấp kênh Mương Khai – Đốc Phủ Hiền.
– Đầu tư bến xe Sa Đéc và bến xe Thường Phước.
– Xây dựng bến phà qua 05 xã khu vực cồn huyện Thanh Bình.
Giai đoạn 2026-2030
– Hoàn thiện đầu tư cao tốc Trà Vinh – Hồng Ngự.
– Hoàn thiện đầu tư QL.80B, QL.30B và QL.30C.
– Đầu tư các đoạn kéo dài ĐT.851, ĐT.852.
– Đầu tư bến xe TP.Cao Lãnh.
Hạ tầng Logistics
Trung tâm logistics
Theo quy hoạch sẽ có 4 trung tâm logistics trọng điểm trên địa bàn tỉnh tại TP. Cao Lãnh, TP. Sa Đéc, khu vực cửa khẩu Dinh Bà và huyện Cao Lãnh:
– Trung tâm logistics tại TP. Cao Lãnh: kết nối với khu vực Tân Cảng Cao Lãnh, phân phối hàng hóa khu vực Tp. Cao Lãnh và các huyện lân cận, kết nối sang các tỉnh thành lân cận theo QL.30, QL.30B, cao tốc Trà Vinh- Hồng Ngự và sông Tiền.
– Trung tâm logistics tại TP. Sa Đéc: kết nối Tân Cảng Sa Đéc, phân phối hàng hóa khu vực Tp. Sa Đéc và các huyện lân cận Nam sông Tiền, kết nối sang các tỉnh thành lân cận theo hệ thống đường QL.80, QL.80B, sông Hậu, kênh Sa Đéc-Lấp Vò.
– Trung tâm logistics Dinh Bà: kết nối với cảng Hồng Ngự, cảng Thường Phước, tiếp nhận và phân phối 2 luồng hàng từ cửa Khẩu quốc tế Dinh Bà (theo QL.30) và cửa khẩu quốc tế Thường Phước (theo N1).
– Trung tâm logistics Cao Lãnh: kết nối với đường thủy qua sông Cái Nhỏ, đường bộ qua QL.30, cao tốc An Hữu-Cao Lãnh, ĐT.850.
Cảng cạn (ICD) : Theo quy hoạch sẽ có 02 ICD kết hợp với cảng Thường Phước và cảng Lấp Vò.
Cảng biển và cảng sông
Stt | Tên cảng | Kết nối đường bộ | Kết nối đường thủy |
I | Khu bến trên sông Tiền | ||
1 | Tân Cảng Cao Lãnh | Kết nối QL.30 | Sông Tiền |
2 | Tân Cảng Sa Đéc | Kết nối QL.80B | Sông Tiền |
3 | Cảng Thường Phước | Kết nối ĐT.841, N1 | Sông Tiền |
II | Khu bến Lấp Vò trên sông Hậu | Kết nối QL.54, QL.80 | Sông Hậu |
III | Cảng sông | ||
1 | Cảng Hồng Ngự | Kết nối QL.30 | Sông Tiền |
2 | Cảng Bảo Mai | Kết nối QL.54, ĐT.851 | Sông Hậu |
3 | Cảng Phong Hòa | Kết nối QL.54, ĐT.853 | Sông Hậu |
4 | Cảng Tân Mỹ | Kết nối QL.80B, đường Hồ Chí Minh | Sông Tiền |
Tổng hợp bởi Duan24h.net
(Quy hoạch giao thông tỉnh Đồng Tháp : Cao Lãnh, Sa Đéc, Hồng Ngự, Châu Thành, Hồng Ngự, Lai Vung, Lấp Vò, Tam Nông, Tân Hồng, Thanh Bình, Tháp Mười.)
Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG
0934.569.938 (ZALO 247)