Mục lục

    Quy hoạch tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050: TP Cao Lãnh, Sa Đéc, Hồng Ngự và 9 huyện Cao Lãnh, Châu Thành, Hồng Ngự, Lai Vung, Lấp Vò, Tam Nông, Tân Hồng, Thanh Bình, Tháp Mười.

    Vị trí địa lý tỉnh Đồng Tháp

    Tỉnh Đồng Tháp nằm ở vùng hạ lưu của sông Mê Công, thuộc phía Tây Bắc của vùng ĐBSCL, và là tỉnh đầu nguồn của hai chi lưu lớn khi vào Việt Nam là sông Tiền và sông Hậu.

    • Phía Bắc có hơn 50km đường biên giới tiếp giáp Campuchia,
    • Phía Đông giáp tỉnh Long An và Tiền Giang,
    • Phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long,
    • Phía Tây giáp tỉnh An Giang và TP. Cần Thơ

    Tỉnh Đồng Tháp nằm ở vị trí bản lề giữa hành lang kinh tế sông Mê Công và hành lang kinh tế TP.HCM – Cần Thơ – Cà Mau, là một trong bốn trọng điểm quan trọng của “Tứ giác huyền diệu” – vùng động lực trung tâm của ĐBSCL, đặc biệt trong các lĩnh vực dự trữ nước ngọt và bảo tồn sinh quyển quốc gia.


    Về mặt địa lý, Đồng Tháp cũng là một trong ba tỉnh của vùng Đồng Tháp Mười (ĐTM), với địa giới nằm trên 2 vùng địa lý của ĐBSCL là vùng ĐTM và vùng giữa sông Tiền – sông Hậu. Tổng diện tích đất tự nhiên năm 2020 của tỉnh là 3.382,3km², chiếm 1,02% diện tích cả nước, đứng thứ 5/13 của vùng ĐBSCL.

    Tỉnh được chia thành 12 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm: TP. Cao Lãnh, TP. Sa Đéc, TP. Hồng Ngự và 9 huyện: Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười, Cao Lãnh, Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành; với trung tâm tỉnh lỵ đặt tại thành phố Cao Lãnh.


    Thuận lợi

    – Nằm trong vùng ảnh hưởng của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam, rất gần với các thành phố lớn, là hậu phương gần của 02 cụm tăng trưởng quan trọng là TP. Cần Thơ và TP. HCM.

    – Nằm trong tiểu vùng ĐTM tạo điều kiện cho Đồng Tháp có cơ hội để kết nối hỗ tương và khai thác tiềm năng – chủ trương của nhà nước về phát triển không gian, tích hợp và liên ngành ứng phó BĐKH ĐBSCL.

    – Nằm sát thượng lưu sông Tiền với các tuyến giao thông thủy bộ qua biên giới Việt Nam – Campuchia, Đồng Tháp là cửa ngõ của vùng tứ giác Long Xuyên hướng về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là đầu mối giao lưu quan trọng theo định hướng phát triển của Tiểu vùng Mê Công mở rộng.

    Khó khăn

    – Kết nối giao thông còn hạn chế do vị trí lệch khỏi trục QL.1 từ TP. HCM đi các tỉnh vùng ĐBSCL (tuy nhiên sẽ được cải thiện trong tương lai) và địa giới bị chia cách bởi sông Tiền.

    – Hệ thống kênh rạch chằng chịt, gây khó khăn trong phát triển đô thị, cản trở kết nối không gian vùng và tốn kém trong việc đầu tư hệ thống thủy lợi.

    Hành lang kết nối liên vùng và quốc tế

    Hành lang đường bộ

    – Hành lang Trà Vinh – Đồng Tháp – Campuchia: là hàng lang quốc tế, vùng, quốc gia. Hành lang quan trọng của tỉnh kết nối đi Campuchia qua các cửa khẩu Thường Phước, Dinh Bà.

    – Hành lang Bắc – Nam: là hàng lang vùng, quốc gia. Hành lang quan trọng của cả nước do QL.1 và cao tốc Bắc – Nam đảm nhận.

    – Hành lang thành phố Hồ Chí Minh -Hồng Ngự – Hà Tiên (Kiên Giang): là hành lang vùng, quốc gia. Hành lang này do tuyến N1 đảm nhận.

    – Hành lang thành phố Hồ Chí Minh – Cao Lãnh – Cần Thơ – Rạch Giá (Kiên Giang): là hành lang vùng, quốc gia. Hành lang này do tuyến đường Hồ Chí Minh và Lộ Tẻ – Rạch Sỏi đảm nhận.

    Hành lang đường thủy

    1/. Hành lang vận tải thủy kết nối với Campuchia (tuyến sông Mê Công): Phục vụ hàng hóa các tỉnh: Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang. Bao gồm các tuyến cửa Định An – Biên giới Campuchia; Cửa tiểu – biên giới Campuchia; sông Cổ Chiên; sông Hàm Luông và các tuyến kết nối khác…

    – Tuyến sông Tiền (cửa Tiểu – Biên giới Campuchia): Là tuyến chính cho tàu biển vào các cảng thuộc lưu vực sông Tiền và quá cảnh đến cảng PhNom Penh của Campuchia. Đoạn qua địa bàn tỉnh duy trì tuyến đạt cấp ĐB kỹ thuật đường thủy nội địa, đảm bảo cho tàu 5.000 DWT hoạt động.

    – Tuyến sông Hậu (cửa Định An – Biên giới Campuchia): Tuyến chính cho tàu biển ra vào ĐBSCL. Phạm vi hấp dẫn trực tiếp là các tỉnh thuộc tiểu vùng Tây sông Hậu và giữa sông Tiền với sông Hậu; là một trong hai tuyến chính cho tàu biển quá cảnh đi đến cảng PhNông Pênh của Campuchia.

    Đoạn qua địa bàn tỉnh duy trì tuyến đạt cấp ĐB, đảm bảo cho tàu 10.000 DWT hoạt động.

    2/. Hành lang Hồ Chí Minh – Đồng Tháp – Kiên Giang: Phục vụ hàng hóa các tỉnh TP.Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang. Bao gồm các tuyến chính: Sài Gòn – Kiên Lương (qua kênh Tháp Mười số 1 hoặc qua kênh Lấp Vò – Sa Đéc); Sài Gòn – Hà Tiên (Qua kênh Tháp Mười số 2); Sài Gòn – Mộc Hóa; Mộc Hóa – Hà Tiên và các tuyến kết nối khác…

    – Tuyến Sài Gòn – Kiên Lương (qua kênh Lấp Vò – Sa Đéc): Là trục dọc trung tâm nối đầu mối TP.Hồ Chí Minh với các tỉnh phía Bắc của ĐBSCL. Đoạn qua địa bàn tỉnh đi qua kênh Lấp Vò – Sa Đéc, quy hoạch đạt cấp III kỹ thuật đường thủy nội địa. Cỡ loại phương tiện vận hành trên tuyến: Tàu tự hành trọng tải đến 500 tấn; Đoàn sà lan, tàu kéo đẩy: 250 cv + 3×300 T.

    – Tuyến Sài Gòn – Kiên Lương (qua kênh Tháp Mười số 1): Đoạn qua địa bàn tỉnh đi qua nhánh cù lao Tây, cù lao Ma, sông Tiền, kênh Tháp Mười số 1, quy hoạch đạt cấp III kỹ thuật đường thủy nội địa. Cỡ loại phương tiện vận hành trên tuyến: Tàu tự hành trọng tải đến 500 T; Đoàn sà lan, tàu kéo đẩy: 150÷250 cv + 200÷300 T.

    – Tuyến Sài Gòn – Hà Tiên (qua kênh Tháp Mười số 2): Đoạn qua địa bàn tỉnh đi qua nhánh cù lao Tây, sông Tiền, kênh Tháp Mười số 1, quy hoạch đạt cấp III kỹ thuật đường thủy nội địa. Cỡ loại phương tiện vận hành trên tuyến: Tàu tự hành trọng tải đến 500 T; Đoàn sà lan, tàu kéo đẩy: 150÷250 cv + 200÷300 T.

    Tuyến Sài Gòn – Kiên Lương (qua kênh Tháp Mười số 1) và tuyến Sài Gòn – Hà Tiên (qua kênh Tháp Mười số 2) là tuyến nối đầu mối TP.Hồ Chí Minh với phần Bắc của biển Tây qua Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên, đồng thời là tuyến tránh đoạn yết hầu kênh Chợ Gạo trên trục giao lưu đường thủy giữa đầu mối TP.Hồ Chí Minh với sông Tiền.

    – Tuyến Mộc Hóa – Hà Tiên: Là tuyến dọc biên giới Tây Nam, kết hợp nhiều mục tiêu: an ninh quốc phòng, phân dòng điều tiết lũ từ vùng đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu, giao lưu hàng hóa tới các cụm dân cư vùng sâu, vùng xa sát biên giới. Đoạn qua địa bàn tỉnh đi qua kênh Hồng Ngự – Vĩnh Hưng, quy hoạch đạt cấp IV kỹ thuật đường thủy nội địa. Phương tiện thủy vận hành trên tuyến: Tàu tự hành trọng tải đến 100 T.

    3/. Trục Đồng Tháp – Tiền Giang: Phục vụ hàng hóa các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang. Đoạn đi qua địa bàn tỉnh đi qua kênh Phước Xuyên, kênh 4 Bis, quy hoạch đạt cấp III kỹ thuật đường thủy nội địa. Cỡ loại phương tiện vận hành trên tuyến: Tàu tự hành trọng tải đến 500 T; Đoàn sà lan, tàu kéo đẩy: 150÷250 cv + 200÷300 T.

    Tài liệu, bản đồ quy hoạch tỉnh Đồng Tháp

    Lưu ý: Hồ sơ quy hoạch tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trình rà soát sau thẩm định

    Báo cáo quy hoạch

    Bản đồ hiện trạng

    Bản đồ quy hoạch:

    04_Bản đồ phương án quy hoạch đô thị nông thôn

    05_Bản đồ phương án tổ chức không gian, phân vùng chức năng

    06_Bản đồ phương án hạ tầng kỹ thuật xã hội

    07.01_Bản đồ phương án hạ tầng kỹ thuật GTVT

    07.02_Bản đồ phương án hạ tầng kỹ thuật môi trường

    07.03_Bản đồ phương án hạ tầng kỹ thuật năng lượng

    08_Bản đồ phương án quy hoạch sử dụng đất

    09_Bản đồ phương án thăm dò khai thác tài nguyên

    10_Bản đồ phương án bảo vệ môi trường

    11_Bản đồ phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện

    12_Bản đồ vị trí dự án và thứ tự ưu tiên

    13.01_Bản đồ chuyên đề phương án KCN CCN TMDV

    13.02_Bản đồ chuyên đề phương án nông lâm nghiệp thủy sản

    Tổng hợp bởi Duan24h.net

    Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
    TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
    | FACEBOOK
    Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây