Quy hoạch đô thị tỉnh Cà Mau đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050 bao gồm TP Cà Mau, Cái Nước, Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển, Phú Tân, Thới Bình, Trần Văn Thời, U Minh.
Phân loại đô thị tỉnh Cà Mau
Trên cơ sở định hướng phát triển không gian và các định hướng phát triển đô thị tỉnh Cà Mau, đề xuất kế hoạch phân loại đô thị tỉnh Cà Mau như sau:
Định hướng phát triển các đô thị
Thành phố Cà Mau
– Tính chất, chức năng: Thành phố Cà Mau là 01 trong 04 cực phát triển đô thị động lực của vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long với vai trò là trung tâm tiểu vùng ven biển tại khu vực bán đảo Cà Mau, là trung tâm năng lượng dịch vụ dầu khí quốc gia, dịch vụ sinh thái và chế biến, chợ đầu mối thủy sản của vùng; là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo của tỉnh.
– Phân loại đô thị: Đến năm 2025, phấn đấu được công nhận đạt đô thị loại I trực thuộc tỉnh;
– Giai đoạn 2021 – 2025: Thành phố Cà Mau: Hoàn thiện các tiêu chí còn yếu về hệ thống giao thông, chiếu sáng, cấp nước, thoát nước, vệ sinh môi trường… của đô thị loại II; tiếp tục đầu tư và nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, song song đó huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư phấn đấu đến năm 2025 cơ bản đạt các tiêu chí đô thị loại I;
– Giai đoạn 2026 – 2030: Tiếp tục ưu tiên đầu tư xây dựng thành phố Cà Mau thành trung tâm kinh tế dịch vụ, bao gồm các trung tâm thương mại, trung tâm dịch vụ tài chính ngân hàng; phát triển các cơ sở dịch vụ du lịch. Đầu tư, cải tạo nâng cấp các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; đầu tư, xây mới và phát triển mạng lưới cây xanh, khu vui chơi giải trí, thể dục thể thao, thương mại, giáo dục,… khắc phục hoàn thiện các tiêu chí còn thiếu của đô thị loại I;
Đô thị Sông Đốc
– Tính chất, chức năng: Thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời là đô thị kinh tế biển và là đô thị động lực của tiểu vùng ven biển phía Tây, chức năng chủ yếu là phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ kinh tế biển. Đến năm 2025, phấn đấu được công nhận đạt đô thị loại III và đến năm 2030 cơ bản đạt các tiêu chí của đô thị loại III;
– Giai đoạn 2021 – 2025: Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng và tiếp tục chỉnh trang đô thị, ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng tuyến đường giao thông trong nội ô thị trấn, xây dựng hệ thống cấp nước tập trung, mở rộng nâng cấp các cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu giải trí của nhân dân trên địa bàn…, phấn đấu đến năm 2025 cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại III;
– Giai đoạn 2026 – 2030: Tiếp tục ưu tiên đầu tư để hoàn thiện các tiêu chí còn yếu và thiếu của đô thị loại III: Nâng cấp, mở rộng hệ thống công viên cây xanh, hệ thống y tế, giáo dục, cải tạo mở rộng hệ thống giao thông và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đi kèm của khu vực nội thị; đồng thời, cũng là nơi để thực hiện công việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới.
Đô thị Năm Căn
– Tính chất chức năng: Thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn là đô thị động lực của tiểu vùng ven biển phía Đông, gắn kết phát triển với Khu kinh tế Năm Căn, có vị trí là điểm cuối của trục hành lang kinh tế quốc gia cũng như hành lang kinh kế ven biển, là khu chức năng để thúc đẩy phát triển các ngành như: Thương mại, dịch vụ, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, kinh tế biển cảng tổng hợp và du lịch sinh thái trong khu vực. Đến năm 2025, phấn đấu được công nhận đạt đô thị loại III và đến năm 2030 cơ bản đạt các tiêu chí của đô thị loại III.
– Giai đoạn 2021 – 2025: Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng và tiếp tục chỉnh trang đô thị, ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng tuyến đường giao thông trong nội ô thị trấn, xây dựng hệ thống cấp nước tập trung, mở rộng nâng cấp các cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu giải trí của nhân dân trên địa bàn…, phấn đấu đến năm 2025 cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại III;
– Giai đoạn 2026 – 2030: Tiếp tục ưu tiên đầu tư để hoàn thiện các tiêu chí còn yếu và thiếu của đô thị loại III: Nâng cấp, mở rộng hệ thống công viên cây xanh, hệ thống y tế, giáo dục, cải tạo mở rộng hệ thống giao thông và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đi kèm của khu vực nội thị; đồng thời, cũng là nơi để thực hiện công việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới.
Đô thị Thới Bình (huyện Thới Bình)
a). Tính chất:
– Là đô thị huyện lỵ, đến năm 2030 là đô thị loại IV.
– Là đô thị trung tâm hành chính, chính trị, trung tâm kinh tế dịch vụ, văn hóa thể thao tổng hợp của huyện.
– Là đầu mối giao thông vận tải thủy bộ của huyện Thới Bình.
b) Động lực phát triển:
– Phát triển thương mại dịch vụ tiểu vùng phía Bắc của tỉnh.
– Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tập trung (cụm công nghiệp địa phương).
c). Quy mô:
– Dân số: Năm 2030: Dân số toàn đô thị 19.500 người.
– Đất xây dựng đô thị: Năm 2030: khoảng 400 ha.
Đô thị U Minh (huyện U Minh)
a). Tính chất:
– Là đô thị huyện lỵ, đô thị loại IV vào năm 2030.
– Là đô thị trung tâm hành chính, chính trị, trung tâm kinh tế dịch vụ, văn hóa thể thao tổng hợp của huyện.
– Là đầu mối giao thông vận tải thủy bộ của huyện U Minh.
b). Động lực phát triển:
– Phát triển thương mại – dịch vụ cấp huyện, đô thị.
– Phát triển dịch vụ du lịch, tham quan vườn quốc gia U Minh Hạ.
– Phát triển cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện.
c). Quy mô:
– Dân số: Năm 2030 dân số toàn đô thị 12.500 người.
– Đất xây dựng đô thị: Năm 2030: Khoảng 300 ha.
Đô thị Trần Văn Thời (huyện Trần Văn Thời)
a). Tính chất:
– Là đô thị loại III vào năm 2030, trung tâm huyện lỵ của huyện Trần Văn Thời.
– Là đô thị trung tâm kinh tế – dịch vụ, hành chính – chính trị, trung tâm kinh tế dịch vụ, văn hóa thể thao tổng hợp của huyện Trần Văn Thời.
– Là đầu mối giao thông vận tải thủy bộ của huyện Trần Văn Thời.
b). Động lực phát triển:
– Phát triển thương mại – dịch vụ cấp huyện, đô thị.
– Phát triển dịch vụ du lịch.
– Phát triển cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp địa phương.
c). Quy mô:
– Dân số: Năm 2030 dân số toàn đô thị 19.800 người.
– Đất xây dựng đô thị: Năm 2030: 400 ha.
Đô thị Đầm Dơi (huyện Đầm Dơi)
a). Tính chất:
– Là đô thị huyện lỵ, đến năm 2030 là đô thị loại IV.
– Là đô thị trung tâm hành chính, chính trị, trung tâm kinh tế dịch vụ, văn hóa thể thao tổng hợp của huyện.
– Là đầu mối giao thông vận tải thủy bộ của huyện Đầm Dơi.
b). Động lực phát triển:
– Trung tâm kinh tế, hành chính, chính trị của huyện Đầm Dơi.
– Phát triển thương mại – dịch vụ cấp huyện, đô thị.
– Phát triển dịch vụ du lịch, tham quan vườn chim Đầm Dơi, hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển, …
– Phát triển cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp địa phương.
– Phát triển nông nghiệp nuôi trồng thủy hải sản tập trung.
c). Quy mô:
– Dân số: Năm 2030 dân số toàn đô thị 16.800 người.
– Đất xây dựng đô thị: Năm 2030: 350 ha.
Đô thị Cái Nước (huyện Cái Nước)
a). Tính chất:
– Là đô thị huyện lỵ, đến năm 2030 là đô thị loại IV.
– Là đô thị trung tâm hành chính, chính trị, trung tâm kinh tế dịch vụ, văn hóa thể thao tổng hợp của huyện.
– Là đầu mối giao thông bộ (QL.1A) của huyện Cái Nước cũng như các huyện Phú Tân, Đầm Dơi.
b). Động lực phát triển:
– Trung tâm kinh tế, dịch vụ, hành chính, chính trị huyện.
– Đầu mối giao thưong, thương mại – dịch vụ (dọc QL.1A) cấp khu vực.
– Phát triển nông nghiệp nuôi trồng thủy hải sản tập trung.
c). Quy mô:
– Dân số: Năm 2030 dân số toàn đô thị 25.300 người.
– Đất xây dựng đô thị: Năm 2030: 450 ha.
Thị trấn Cái Đôi Vàm (huyện Phú Tân)
a). Tính chất:
– Là đô thị huyện lỵ, đô thị loại IV (năm 2030).
– Là đô thị trung tâm hành chính, chính trị, trung tâm kinh tế dịch vụ, văn hóa thể thao tổng hợp của huyện.
– Là trung tâm đánh bắt, chế biến thủy hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá.
b). Động lực phát triển:
– Trung tâm kinh tế, dịch vụ, hành chính, chính trị huyện.
– Phát triển ngành đánh bắt thủy hải sản, các ngành công nghiệp phụ trợ (nước đá, lưới, …), ngành nghề truyền thống.
– Phát triển nuôi trồng thủy hải sản sinh thái.
– Phát triển du lịch sinh thái rừng ngập mặn ven biển.
c). Quy mô:
– Dân số: Năm 2030 dân số toàn đô thị 26.500 người.
– Đất xây dựng đô thị: Năm 2030: 450 ha.
Đô thị Rạch Gốc (huyện Ngọc Hiển)
a). Tính chất:
– Là đô thị huyện lỵ, đạt đô thị loại IV vào năm 2030.
– Trung tâm hành chính, kinh tế, thương mại dịch vụ, đánh bắt thủy hải sản của huyện.
b). Động lực phát triển:
– Phát triển ngành đánh bắt, công nghiệp chế biến thủy hải sản, cụm công nghiệp địa phương.
– Phát triển thương mại dịch vụ, hậu cần nghề cá.
– Phát triển nuôi trồng thủy sản sinh thái.
– Phát triển du lịch sinh thái.
c). Quy mô:
– Quy mô dân số đô thị đến năm 2030 là 19.600 dân.
– Quy mô đất xây dựng đô thị đến năm 2030 là 350 ha.
Bản đồ QHĐT Cà Mau 2030 (42,3 MB)
Tổng hợp bởi Duan24h.net
Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG
0934.569.938 (ZALO 247)