Tập đoàn Phenikaa có tên đầy đủ là CTCP Tập đoàn Phượng Hoàng Xanh A&A (Phenikaa Group), đây là doanh nghiệp đa ngành với các lĩnh vực đầu tư chính bao gồm : Công nghiệp, Công nghệ, Giáo dục, Nghiên cứu khoa học, Thương mại.
Quá trình phát triển của Phenikaa
Công ty đăng ký thành lập vào tháng 10/2010, trụ sở chính hiện đặt tại số 167 Hoàng Ngân, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
Cơ cấu vốn điều lệ ban đầu 100 tỉ đồng, gồm 3 cổ đông sáng lập là bà Nghiêm Thị Ngọc Diệp (nắm giữ 99% VĐL), ông Phạm Hùng (nắm giữ 0,5% VĐL) và bà Phạm Thị Thu Hằng (nắm giữ 0,5% VĐL).
Tháng 6/2013, cả 3 cổ đông trên đồng loạt giảm sở hữu, tỷ lệ sở hữu của bà Nghiêm Thị Ngọc Diệp tại Phenikaa lúc này chỉ còn 1%. Phần vốn còn lại được nắm giữ bởi 2 cá nhân mới là bà Nguyễn Ngọc Diệu Thuý (nắm giữ 1% VĐL) và ông Nguyễn Quốc Dung (nắm giữ 98% VĐL).
Các năm sau đó, thành phần cổ đông của Phenikaa có sự xuất hiện của một số cá nhân khác như ông Nguyễn Quốc Khanh, ông Phạm Kim Sơn, tuy nhiên họ đã đồng loạt thoái hết vốn.
Tính đến tháng 8/2019, Phenikaa có vốn điều lệ 3.000 tỉ đồng, cơ cấu cổ đông và tỷ lệ sở hữu không được công bố. Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện theo pháp luật là ông Hồ Xuân Năng – vị ‘đại gia’ sinh năm 1964 được giới kinh doanh gọi là Năng “Do Thái”.
Trên bảng cân đối, tại ngày 31/12/2019, quy mô tổng tài sản của Phenikaa đạt 5.233 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu ở mức 3.874 tỉ đồng.
Phenikaa hiện sở hữu hệ sinh thái với hơn 20 đơn vị thành viên hoạt động trong các lĩnh vực chính, gồm: công nghệ, công nghiệp, nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào tạo.
Trong đó phải kể đến CTCP Vicostone – chủ sở hữu thương hiệu đá thạch anh Vicostone – đang được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội với mã VCS.
Tính đến cuối năm 2020, Phenikaa nắm giữ tới gần 81,63% vốn điều lệ của Vicostone, cùng với đó, ông Hồ Xuân Năng cũng sở hữu 3,6% vốn tại doanh nghiệp này.
Gần nhất là năm 2020, Vicostone ghi nhận doanh thu thuần đạt 5.659,6 tỉ đồng, lãi sau thuế ở mức 1.428,4 tỉ đồng, tăng trưởng lần lượt 1,7% và 1,3% so với năm 2019.
Tại ngày 31/12/2020, quy mô tổng tài sản của Vicostone đạt 6.055 tỉ đồng, tăng 8,4% so với hồi đầu năm. Trong đó, số dư tiền và tương đương tiền đạt 790,3 tỉ đồng, tăng 68%; phải thu ngắn hạn của khách hàng là 1.921,4 tỉ đồng; hàng tồn kho ở mức 2.019,7 tỉ đồng.
Về phía nguồn vốn, tính đến cuối năm 2020, nợ phải trả của Vicostone đạt 2.197,5 tỉ đồng, tăng khoảng 3% so với đầu năm. Trong đó, các khoản vay là 1.732,7 tỉ đồng, chiếm 28,6% tổng nguồn vốn.
Tập đoàn Phenikaa đã tổ chức hội thảo “Công nghệ tự hành và giao thông thông minh”, đồng thời ra mắt xe tự hành thông minh cấp độ 4 “Made-in-Vietnam”. Đây cũng là doanh nghiệp Việt tiếp sau Vìn Fast của doanh nhân Phạm Nhật Vượng tham gia vào lĩnh vực xe công nghệ.
Một số doanh nghiệp tiêu biểu trong hệ sinh thái Phenikaa :
- CTCP phát triển thiết bị thông minh Phenikaa
- Viện Nghiên cứu & Công nghệ Phenikaa
- Trường Đại học Phenikaa
- CTCP Kiểm định và Chứng nhận Phenikaa
- CTCP Đầu tư Giáo dục Phenikaa
- CTCP Giải pháp Thông minh Phenikaa
- CTCP Công nghệ Phenikaa MAAS
- CTCP Điện tử Phenikaa
- CTCP Thương mại và Chuyển giao Công nghệ Phenikaa
- CTCP Phenikaa-X
Doanh nghiệp vừa vinh dự xếp vị trí thứ 25 trong Bảng xếp hạng FAST500 – Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2021 do Vietnam Report công bố.
Thông tin về đại gia Năng “Do Thái”
Hồ Xuân Năng (sinh ngày 4 tháng 11 năm 1964 tại Yên Thắng, Ý Yên, Nam Định, Việt Nam) là một doanh nhân người Việt Nam, biệt danh biết đến là Năng “Do Thái”.
Ông được xem là người giàu thứ 5 trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2018 và thuộc top 10 người giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán Việt nam năm 2021
Quá trình học tập và công tác
Tốt nghiệp kỹ sư tại Trường đại học Bách khoa Hà Nội, ông Hồ Xuân Năng được giữ lại trường và được chuyển tiếp làm Nghiên cứu sinh. Tháng 2 năm 1992, ông bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ và tiếp tục là giảng viên của Trường cho đến tháng 2 năm 1993.
Sau 3 năm (1993 – 1996) làm công tác nghiên cứu tại Viện Cơ điện nông nghiệp Việt Nam, từ tháng 3 năm 1996, ông chuyển sang công tác tại Nhà máy Ô tô Ford Việt Nam – Hải Dương và trở thành Giám đốc sản xuất Nhà máy, đánh dấu giai đoạn mới trong sự nghiệp với vai trò quản lý doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Sản xuất công nghiệp.
Thời điểm đó, ông là một trong số ít kỹ sư Việt Nam có khả năng vận hành Nhà máy sản xuất Ô tô đẳng cấp thế giới của Tập đoàn Ford Motor Company.
Đầu năm 1999, ông Năng bắt đầu làm việc tại Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex).
Một trong những dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp của ông là năm 2004, khi ông được giao vị trí Giám đốc Nhà máy đá ốp lát cao cấp Vinaconex (nay là Công ty cổ phần VICOSTONE) trong bối cảnh Nhà máy đang gặp khó khăn và có nguy cơ phá sản.
Trên cương vị Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị kiêm Tổng giám đốc Công ty VICOSTONE, ông đã dẫn dắt 4 lần tái cấu trúc chiến lược, đưa VICOSTONE trở thành thương hiệu lớn, hiện diện tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ.
VICOSTONE cũng là doanh nghiệp đưa tên tuổi ông Hồ Xuân Năng trở thành người giàu TOP 10 trên thị trường chứng khoán với khối tài sản hàng chục nghìn tỷ đồng.
Từ tháng 8/2015 ông là Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Tập đoàn PHENIKAA (Phenikaa Group).
Các chức vụ đang đảm nhận
- Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Phượng Hoàng Xanh A&A (Tập đoàn PHENIKAA)
- Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần VICOSTONE
- Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học PHENIKAA
- Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần đầu tư giáo dục PHENIKAA
- Viện trưởng Viện Nghiên cứu Công nghệ PHENIKAA (PRATI)
- Chủ tịch Quỹ Đối mới sáng tạo Phenikaa
Theo tổng hợp Duan24h.net
Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG
0934.569.938 (ZALO 247)