Bắt đầu bằng nghề giáo viên, doanh nhân Đỗ Thị Kim Liên (Shark Liên) có 3 năm đứng trên bục giảng sau khi tốt nghiệp đại học nhưng rồi cơ duyên lại khiến bà thành công với ngành bảo hiểm.
Tiểu sử Shark Đỗ Thị Kim Liên
Doanh nhân Đỗ Thị Kim Liên sinh năm 1968 trong một gia đình có truyền thống làm việc trong ngành giáo dục tại huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc (nay thuộc TP Hà Nội). Chính vì ảnh hưởng từ gia đình, bà Liên đã thi và học tại khoa Ngữ Văn của trường Đại học Sư Phạm Hà Nội II.
Bà kết hôn với ông Lê Toàn, gia đình bà gồm 4 thành viên, hai con nhỏ đều đang sinh sống và học tập tại Đức. Chồng của bà chính là người cùng bà sáng lập, đồng hành và phát triển thương hiệu bảo hiểm AAA.
Ngoài hoạt động kinh doanh, bà còn Lãnh sự Danh dự nước Cộng hoà Nam Phi tại Việt Nam hơn 10 năm qua với nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch, hỗ trợ công dân, cùng nhiều hoạt động thiện nguyện khác.
Con đường sự nghiệp và cơ duyên với ngành Bảo Hiểm
Sau khi quyết định chia tay với nghề giáo, doanh nhân Đỗ Liên vào Nam lập nghiệp, bà đã có một thời gian làm nhân viên thuyết minh của Viện Bảo Tàng Vũng Tàu.
Năm 1996, bà Liên bắt đầu tham gia vào lĩnh vực bảo hiểm tại Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Minh và công tác ở đây trong 8 năm. Đến năm 2005, bà tự sáng lập thương hiệu bảo hiểm AAA, đảm nhận chức vụ Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Bảo hiểm AAA.
Từ văn phòng có vỏn vẹn 9 nhân sự với 12m2 và doanh thu vỏn vẹn 5 tỷ đồng, chỉ sau 3 năm, AAA đã tăng trưởng mạnh mẽ lên mức 218 tỷ đồng. Bảo hiểm AAA dưới sự chèo lái của bà Kim Liên được bình chọn là một trong 50 thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam trong năm 2009.
Tới năm 2010, con thuyền AAA cán đích với doanh thu 365 tỷ đồng, sau đó là cột mốc 400 tỷ đồng năm 2011, đây là minh chứng cho đà tăng trưởng đều đặn của doanh nghiệp.
Đến năm 2012, nữ doanh nhân rút khỏi ngành bảo hiểm sau khi bán toàn bộ số cổ phần của mình cho Tập đoàn IAG của Úc để trải nghiệm những lĩnh vực mới. Đó cũng là một chiến lược đầu tư tài chính của bà Liên đã lập ra trong năm 2012.
Năm 2013, shark Liên đã sáng lập Tập đoàn AquaOne – chuyên xử lý và cung cấp nước sinh hoạt; Công ty cổ phần nước mặt Sông Đuống. Không dừng ở đó, bà còn mở trường Đào tạo Quản Lý Doanh nghiệp và sáng lập Quỹ Môi trường xanh Việt Nam.
Tháng 11 năm 2019, bà Đỗ Thị Kim Liên đã chính thức rời ghế Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Nước mặt Sông Đuống, nhường lại chức vụ này cho ông Tạ Đức Hoàng, thành viên Hội đồng quản trị của Công ty Nước mặt Sông Đuống, đồng thời là Tổng giám đốc Tập đoàn Aqua One (công ty mẹ của Nước mặt Sông Đuống).
Bà cũng thành lập AAA Plus để dấn thân vào một lĩnh vực hoàn toàn mới là tư vấn các thương vụ mua bán và sáp nhập, môi giới và quản lý tài sản, tái cấu trúc tài chính tại Việt Nam cũng như nước ngoài.
Sau 5 năm tạm ngưng, bà Liên trở lại lĩnh vực Bảo hiểm vào năm 2018 theo hợp đồng chuyển nhượng cổ phần của AAA với Ứng dụng Bảo hiểm Công nghệ LIAN – một sản phẩm mới kết hợp giữa Bảo hiểm và Công nghệ, tiên phong hàng đầu trong kế hoạch chuyển đổi số của ngành bảo hiểm.
Hình bóng của Shark Liên tại Bảo hiểm Viễn Đông – Ứng dụng LIAN
Đến với chương trình Shark Tank, Shark đại diện thương hiệu LIAN (Ứng dụng bảo hiểm tự động đầu tiên tại Việt Nam). Đây là một sản phẩm của CTCP Bảo hiểm Viễn Đông (VASS).
Tính tới thời điểm Quý 2/2020, Bảo hiểm Viễn Đông có tổng tài sản là 1.410,4 tỷ trong đó vốn chủ sở hữu là 352,5 tỷ. Để hiểu rõ hơn về vị trí của Shark Liên trong cơ cấu của VASS thì phải nói về thương vụ đầu tư của CTCP Thủ Phủ Tre (nay đổi tên thành CTCP Bamboo Capital – Mã CK: BCG) tại VASS được thực hiện theo hợp đồng hợp tác đầu tư giữa công ty và bà Đỗ Thị Minh Đức.
Theo đó, BCG sẽ làm trung gian đầu tư, nắm giữ cổ phần VASS theo yêu cầu của bà Đỗ Thị Minh Đức và sẽ chuyển nhượng lại cổ phần cho cá nhân này sau thời gian ủy thác.
Sau khi thông qua BCG để nắm giữ cổ phần chi phối tại VASS, tới ngày 30/6/2014, bà Đỗ Thị Minh Đức đã trở thành Chủ tịch HĐQT của công ty này.
Được biết, bà Đỗ Thị Minh Đức là em gái của bà Đỗ Thị Kim Liên (“Shark” Liên) – Chủ tịch Tập đoàn Aqua One và cũng là Chủ tịch của Nhà máy nước mặt sông Đuống. Ngoài ra, người em gái của “Shark” Liên cũng đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng trong các công ty liên quan đến “hệ sinh thái” của Tập đoàn Aqua One.
Mặt khác, một số lãnh đạo cấp cao khác tại VASS cũng từng là nhân sự cấp cao tại CTCP Bảo hiểm AAA do “Shark” Liên sáng lập.
Trong đó, có bà Trương Ngô Sen – Phó Chủ tịch VASS – từng là Giám đốc pháp chế của công ty Bảo hiểm AAA. Bên cạnh đó, Tổng Giám đốc VASS là ông Đặng Điệp Đại Khoa cũng từng đảm nhiệm vai trò Giám đốc phòng xe cơ giới, Giám đốc phát triển sản phẩm và định phí của Bảo hiểm AAA. Bà Phạm Phương Chi – con gái của ‘Shark’ Liên – hiện cũng là Thành viên HĐQT, cổ đông lớn của VASS với tỉ lệ sở hữu 5,7143% vốn.
Mối liên hệ giữa VASS và “Shark” Liên còn thể hiện qua một số giao dịch tài chính. Cụ thể, VASS đã ký hợp đồng với CTCP Nước Aqua One, cung cấp khoản vay có hạn mức không quá 50 tỷ đồng cho công ty này tại mọi thời điểm trong năm nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh. Mức lãi suất ở mức khá “ưu đãi” là 6%/năm, thậm chí còn thấp hơn so với mặt bằng lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại. Tính tới cuối Quý 2/2019, VASS đã cho CTCP Nước Aqua One vay 32,1 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, trong nửa đầu năm 2019, VASS đã chi 380 tỷ đồng cho “Shark” Liên để mua lại căn nhà (5 tầng và 2 tầng hầm) do bà sở hữu, tại số 19 Phùng Khắc Khoan, Phường Đa Kao, Quận 1, TP. HCM (có diện tích 291,68 m2). Mục đích để làm trụ sở chính của VASS.
VASS còn thực hiện đầu tư vào CTCP Đầu tư Xây dựng Toàn Mỹ 14 (Toàn Mỹ 14) – đơn thị tham gia liên danh với Công ty TNHH Đầu tư xây dựng thương mại Băng Dương làm chủ đầu tư dự án nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14) đoạn Km 1793+600 đến Km 1824+00 (dự án BOT Quốc lộ 14) – thông qua việc mua lại một phần cổ phiếu của chính Chủ tịch Đỗ Thị Minh Đức tại Toàn Mỹ 14.
Đáng chú ý, khoản đầu tư được thực hiện ngay sau khi BCG thực hiện góp vốn thêm 260 tỷ đồng vào VASS theo hợp đồng hợp tác đầu tư đã ký kết với bà Đỗ Thị Minh Đức. Do đó, bản chất của giao dịch này là đáng lưu tâm.
Xác định khoản đầu tư chưa phù hợp với quy định, Bộ Tài chính yêu cầu VASS thu hồi trong các biên bản thanh kiểm tra. Tới ngày 30/6/2019, khoản đầu tư của VASS vào Toàn Mỹ 14 chỉ còn ghi nhận số dư 90 tỷ đồng.
Ngoài ra, VASS và “Shark” Liên hiện đang cùng tham gia góp vốn, là cổ đông sáng lập của CTCP Dịch vụ và Đầu tư Lian (Lian IAS).
Thông tin liên quan đến Tập đoàn Aqua One
CTCP Nước Aqua One (Aqua One), được thành lập vào cuối tháng 12/2014. Tính đến tháng 3/2016, quy mô vốn của Aqua One đã được nâng lên mức 450 tỷ đồng.
Trong đó, “Shark” Liên sở hữu 50% tổng số cổ phần và đăng ký địa chỉ thường trú tại số 19 Phùng Khắc Khoan, Phường Đa Kao, Quận 1, Tp. HCM – đây cũng là địa chỉ được nhiều công ty có liên quan đến nữ doanh nhân này từng đăng ký trụ sở chính.
Giai đoạn từ giữa năm 2016 tới năm 2018, Aqua One liên tục tăng vốn điều lệ lên mức 2.000 tỷ đồng, vai trò điều hành của “Shark” Liên tại Aqua One thể hiện trên đăng ký kinh doanh khá mờ nhạt. Trong khoảng thời gian này, bà Đỗ Thị Minh Đức (sinh năm 1974) – em gái “Shark” Liên – thường xuyên nắm giữ vai trò giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của Aqua One.
Phải tới đầu tháng 10/2019, cụ thể là theo giấy thay đổi đăng ký kinh doanh cấp ngày 4/10, bà Đỗ Thị Kim Liên mới thay thế em gái trở thành người đại diện theo pháp luật.
Trên trang chủ, Aqua One cho biết đang là chủ đầu tư của 3 dự án nước sạch lớn là:
- Nhà máy nước mặt Sông Hậu (công suất năm 2016 là 100.000 m3/ngày đêm, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 1.900 tỷ đồng);
- Nhà máy nước mặt Sông Đuống (công suất 900.000 m3/ngày đêm, tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 là 5.000 tỷ đồng)
- Nhà máy nước mặt Xuân Mai – Hòa Bình (công suất 600.000 m3/ngày đêm, tổng vốn đầu tư: Nhà máy và hệ thống cấp nước là 3.040 tỷ đồng, Tuyến ống truyền tải nước sạch là 1.255 tỷ đồng).
Theo tổng hợp.
Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG
0934.569.938 (ZALO 247)