Chỉ báo MACD là gì ? Cách xác nhận tín hiệu để giao dịch hiệu quả

108
Thông tin chỉ báo MACD, áp dụng trogn giao dịch cổ phiếu, forex
Thông tin chỉ báo MACD, áp dụng trogn giao dịch cổ phiếu, forex
Mục lục

    Chỉ báo MACD là một chỉ báo động lượng được sử dụng rộng rãi trong phân tích kỹ thuật, thể hiện sức mạnh của xu hướng phát hiện ra các điểm mà thị trường có thể sẽ đảo chiều.

    Chỉ báo động lượng được các trader sử dụng để hiểu rõ hơn về tốc độ hoặc tỷ lệ mà giá của cổ phiếu, sản phẩm tài chính thay đổi. Các chỉ báo động lượng sử dụng tốt với các chỉ báo và công cụ khác vì nó không hoạt động để xác định hướng giá di chuyển.

    Các chỉ báo động lượng phổ biến được sử dụng nhiều như : MACD, ADX, RSI, .. 

    Thông tin về chỉ báo MACD

    MACD được viết tắt bởi 4 chữ Moving Average Convergence/Divergence (Đường Trung Bình Động Hội Tụ Phân Kỳ), là một trong những chỉ báo động lượng được phát triển bởi Gerald Appel, vào cuối những năm 70. MACD cũng là 1 trong số ít chỉ báo có thể miêu tả chính xác nhất giá trị mà chúng tạo ra chỉ thông qua cái tên.


    Như vậy, MACD sẽ thực hiện 2 nhiệm vụ chính gồm: tìm ra phân kỳ/ hội tụ hay động lượng của giá và xác định xu hướng.

    Chỉ báo MACD có 4 thành phần chính :


    • Đường MACD: Thường được gọi là đường nhanh. Công thức tính: Đường MACD = EMA12 – EMA26
    • Đường tín hiệu (Signal): Thường được gọi là đường chậm. Công thức tính: Đường Signal = EMA9 của đường MACD
    • Biểu đồ Histogram: Biểu đồ thanh. Công thức tính: Histogram = Đường MACD – Đường Signal
    • Đường số 0: Trục nằm ngang để tham chiếu các đường tín hiệu và biểu đồ Histogram.

    Cách áp dụng MACD trong giao dịch hiệu quả

    Tín hiệu xu hướng tăng, xu hướng giảm

    • Khi đường MACD cắt đường tín hiệu từ dưới lên, chỉ báo báo hiệu một xu hướng tăng.
    • Khi MACD cắt đường tín hiệu từ trên xuống, báo hiệu xu hướng tăng đã kết thúc, có thể chuyển sang xu hướng giảm.
    Tin hiệu xu hướng tăng/giảm từ chỉ báo MACD
    Tin hiệu xu hướng tăng/giảm từ chỉ báo MACD

    Cách giao dịch bằng MACD:

    • Mua khi MACD cắt đường tín hiệu từ dưới lên.
    • Bán khi MACD cắt đường tín hiệu từ trên xuống.

    Tuy nhiên, tín hiệu giao dịch dựa vào tín hiệu cắt nhau của MACD cũng nên được xem xét kỹ lưỡng vào tình hình thị trường khi MACD đi ngang hoặc không rõ ràng xu hướng.

    Tín hiệu phân kỳ trên MACD

    Giống như RSI hay một vài chỉ báo khác, MACD cũng được dùng để xác định các tín hiệu phân kỳ.

    Phân kỳ bullish xuất hiện khi MACD lập các đỉnh mới cao hơn trong khi giá lại thể hiện các đỉnh mới thấp hơn. Đây là tín hiệu của xu hướng tăng.

    Phân kỳ bearish xuất hiện khi MACD lập các đỉnh mới thấp hơn trong khi giá lại thể hiện các đỉnh mới cao hơn. Đây là tín hiệu của xu hướng giảm.

    Tín hiệu phân kỳ trên chỉ báo MACD xác nhận xu hướng đảo chiều
    Tín hiệu phân kỳ trên chỉ báo MACD xác nhận xu hướng đảo chiều

    Trên đây là ví dụ về phân kỳ bearish của MEG. Giá của MEG đang trong xu hướng tăng, các đỉnh sau xuất hiện cao hơn đỉnh cũ. Nhưng MACD lại cho thấy xu hướng ngược lại. Rõ ràng đây là dấu hiệu của điểm đảo chiều. Xu hướng giảm sẽ sớm xuất hiện.

    Một dấu hiệu nữa đó là MACD đã đi xuống phía dưới Đường 0. Thêm một xác nhận để đưa ra lệnh bán MEG.

    Chú ý khi giao dịch :

    Để giao dịch hiệu quả có thể kết hợp chỉ báo MACD với các chỉ báo khác, đồng thời xét trên nhiều khung thời gian để cho tín hiệu rõ ràng hơn.

    MACD là chỉ báo kỹ thuật đáng tin cậy mà hầu như tất cả các nhà đầu tư đều sử dụng. Cách tốt nhất để áp dụng MACD là khi cổ phiếu, sản phẩm tài chính đang có xu hướng.

    Với các trường hợp giá không có xu hướng (đi ngang) tín hiệu dễ bị sai lệch hơn. Các phân kỳ diễn ra trong một thời gian ngắn ít hiệu quả hơn so với các phân kỳ được tạo ra trong gian dài.

    Tổng hợp bởi Duan24h.net (Nguồn : Vcsc.com.vn; Kiến thức Forex, Taduinv.com)

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây