Chỉ báo RSI (Relative Strength Index), ứng dụng trong giao dịch ?

182
Chỉ báo RSI, ý nghĩa và ứng dụng trong giao dịch cổ phiếu, tài chính
Chỉ báo RSI, ý nghĩa và ứng dụng trong giao dịch cổ phiếu, tài chính
Mục lục

    RSI (Relative Strength Index) – Chỉ số sức mạnh tương đối là chỉ báo được sử dụng trong phân tích kỹ thuật. Chỉ số sức mạnh tương đối RSI đo lường mức độ thay đổi giá cổ phiếu hoặc sản phẩm tài chính so với biến động giá trong quá khứ bằng cách so sánh số ngày tăng điểm với số ngày giảm điểm.

    Chỉ báo Chỉ số Sức mạnh Tương đối được tạo ra bởi J. Welles Wilder vào năm 1978. Nó đã được trình bày trong cuốn sách Các khái niệm mới trong hệ thống giao dịch kỹ thuật của ông, cùng với các chỉ báo TA khác, chẳng hạn như Parabolic SAR, Phạm vi thực trung bình (ATR) và Chỉ số hướng trung bình (ADX).

    Công thức tính Chỉ số RSI và cách hoạt động ?

    Theo mặc định, RSI đo lường các thay đổi về giá của một tài sản trong các giai đoạn thời gian lấy con số 14 (14 ngày theo đồ thị hàng ngày, 14 giờ theo biểu đồ hàng giờ, v.v.). Chỉ số được xác định bằng cách chia trung bình giá tăng cho trung bình giá giảm trong khoảng thời gian tính và sau đó biểu diễn chỉ số này trên thang điểm được đặt từ 0 đến 100.

    RSI được tính bằng công thức sau: RSI = 100 – 100/(1+RS)

    Trong đó: 


    • RS = tổng tăng/tổng giảm hoặc RS = trung bình tăng/trung bình giảm
    • RSI thường lấy là RSI 14.

    RSI là chỉ báo động lượng, là một loại công cụ đo lường tốc độ biến động giá (hoặc dữ liệu). Đà tăng cho thấy cổ phiếu đang được tích cực mua trên thị trường. Đà giảm là dấu hiệu cho thấy sự quan tâm của các nhà giao dịch đối với cổ phiếu đang chậm lại.

    RSI cũng là một chỉ báo dao động giúp các nhà giao dịch dễ dàng phát hiện các tình trạng quá mua hoặc quá bán trên thị trường. Nó đánh giá giá tài sản trên thang điểm từ 0 đến 100, chia thời gian thành 14 khoảng. Khi RSI có điểm nằm dưới mức 30, nó cho biết giá tài sản có thể gần chạm đáy (quá bán); nếu RSI có điểm nằm trên mức 70, nó cho biết giá tài sản gần mức đỉnh (quá mua) trong khoảng thời gian đó và có khả năng sẽ giảm.

    Mặc dù cài đặt mặc định của RSI là 14 khoảng thời gian, các nhà giao dịch có thể điều chỉnh để tăng độ nhạy (các giai đoạn thời gian ngắn hơn) hoặc giảm độ nhạy (các giai đoạn thời gian nhiều hơn). Do đó, RSI 7 ngày sẽ nhạy cảm hơn với các biến động giá hơn là RSI 21 ngày. Hơn nữa, các thiết lập giao dịch ngắn hạn có thể điều chỉnh chỉ báo RSI để đặt 20 và 80 là các mức quá bán và quá mua (thay vì 30 và 70), nhờ vậy sẽ ít có khả năng cung cấp tín hiệu sai.

    Nguyên tắc mở giao dịch: MUA khi đường RSI cắt xuống dưới 30, hình thành đáy và sau đó quay lên cắt qua 30. Ngược lại, BÁN khi đường RSI cắt lên trên 70, tạo thành đỉnh và sau đó quay xuống cắt qua 70.

    Ưu điểm: RSI là một công cụ rất tốt để dựa vào đó bạn có thể xác nhận tín hiệu mở giao dịch của bất kỳ hệ thống giao dịch đơn giản hay phức tạp. RSI cho bạn tín hiệu mở giao dịch tốt nhưng cơ hội giao dịch không thường xuyên.

    Nhược điểm: cần phải quan sát theo dõi, vẫn có tín hiệu lỗi. Đề nghị sử dụng kết hợp cùng các công cụ khác ví dụ như MACD.

    Ứng dung RSI trong giao dịch

    Cách sử dụng RSI dựa trên tín hiệu phân kỳ

    Bên cạnh các điểm số RSI 30 và 70 – cho thấy tình trạng có thể quá bán và quá mua trên thị trường – các nhà đầu tư cũng tận dụng RSI để dự đoán xu hướng đảo chiều hoặc xác định các mức hỗ trợ và kháng cự. Cách tiếp cận như vậy dựa trên cái gọi là phân kỳ âm và phân kỳ dương.

    Tín hiệu phân kỳ của chỉ báo RSI và đường giá
    Tín hiệu phân kỳ của chỉ báo RSI và đường giá

    Phân kỳ dương là tình trạng biến động giữa giá và RSI đi theo hai chiều ngược nhau. Trong tình trạng này, RSI tăng tạo đáy cao trong khi giá giảm tạo đáy thấp. Đây được gọi là phân kỳ “dương” và chỉ báo rằng đà đang mạnh lên bất chấp xu hướng giảm giá.

    Ngược lại, phân kỳ âm có thể chỉ báo rằng mặc dù giá tăng, thị trường đang mất đà. Do đó, RSI giảm và tạo đỉnh thấp trong khi giá tài sản tăng và tạo đỉnh cao.

    Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng phân kỳ RSI không đáng tin cậy khi thị trường có các xu hướng mạnh. Điều này có nghĩa là lúc thị trường có xu hướng giảm mạnh vẫn có thể xuất hiện nhiều phân kỳ dương trước khi chạm đáy thực. Do đó, các phân kỳ RSI sẽ phù hợp hơn với các thị trường ít biến động (có các chuyển động đi ngang hoặc các xu hướng không rõ ràng).

    Phân tích RSI trên nhiều khung thời gian

    1. Bước 1: Tìm và xác định xu hướng.

    Trên khung D1 giá sẽ biểu thị ở mức quá bán hoặc quá mua. Cụ thể nếu thấy giá đi vào vùng quá bán khi RSI < 30 thì đây là dấu hiệu thị trường đảo chiều từ giảm -> tăng. Khi này bạn sẽ chuyển sang H4 để vào lệnh mua.

    Ngược lại nếu thấy giá đi vào vùng quá mua  khi RSI > 700 thì đây là dấu hiệu thị trường đảo chiều từ tăng -> giảm. Khi này bạn sẽ chuyển sang H4 để vào lệnh bán.

    Tìm tín hiệu qua mua, quá bán qua RSI trong nhiều khung thời gian
    Tìm tín hiệu qua mua, quá bán qua RSI trong nhiều khung thời gian

    2. Bước 2: Xác định điểm vào lệnh H4

    Sau khi biết được xu hướng của thị trường thì bạn cần chuyển sang H4 để xác định điểm mua, bán

    • Chờ giá vào vùng quá bán trên H4 để đặt lệnh mua.
    • Chờ giá vào vùng quá mua trên H4 để đặt lệnh bán.

    Kết hợp RSI và MA (Moving Average)

    Ngoài việc sử dụng RSI đơn thuần bạn có thể kết hợp chúng với các chỉ báo khác để đem lại kết quả cao hơn. Để thực hiện hóa ý tưởng này bạn sẽ cần thực hiện các bước sau:

    Kết hợp chỉ báo RSI với đường MA
    Kết hợp chỉ báo RSI với đường MA

    1. Bước 1: Vẽ đường ngang với đường RSI 50 trên biểu đồ.

    2. Bước 2: Vào lệnh mua khi SMA30 cắt lên SMA 100 và RSI > 50. Thoát lệnh khi SMA30 cắt xuống SMA 100 và RSI < 30.

    Đối với lệnh bán  bạn sẽ vào lệnh khi SMA30 cắt xuống SMA 100 và RSI < 50. Đóng lệnh khi MA30 cắt lên SMA 100 và RSI > 70.

    Tổng hợp bởi Duan24h.net (Vcsc.com.vn; Pinetree.vn, Binance Academy; soriaforcongress.com)

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây