Chỉ báo Parabolic SAR, cách áp dụng hiệu quả trong giao dịch

159
Chỉ báo Parabolic SAR là gì ? Cách ứng dụng trong giao dịch
Chỉ báo Parabolic SAR là gì ? Cách ứng dụng trong giao dịch

Chỉ báo Parabolic SAR (Parabolic Stop And Reverse) là chỉ báo trễ được sử dụng để xác định hướng đi của giá, cũng như cảnh báo khi hướng giá thay đổi. Đúng như trên gọi của nó, Parabolic Stop And Reverse nghĩa là dừng lại và đảo chiều theo hình parabol.

Chỉ số được phát triển bởi J. Welles Wilder, người cũng được biết đến với việc tạo ra các công cụ như ATR và RSI. Chỉ số này được tích hợp sẵn trên các phần mềm giao dịch như MetaTrader 4, MetaTrader 5, Ctrader hay Tradingview, Binance …

Thông tin về Parabolic SAR

Parabolic Sar là một chỉ báo trên giá, gồm các dấu chấm màu xanh đi kèm với giá có công thức tính là:

PSAR n + 1 = PSAR n + AF x (EP – PSAR n)

Trong đó:

  • PSAR n + 1 là giá trị PSAR tiếp theo, SAR n là giá trị PSAR hiện tại.
  • AF (Acceleration Factor) là chỉ số gia tốc trong công thức.
  • EP (Extreme Price) là điểm cực trị của một xu hướng. EP là giá cao nhất trong xu hướng tăng và là giá thấp nhất trong xu hướng giảm.

Tín hiệu từ chỉ báo :

  • PSAR nằm dưới đường giá ? thị trường đang trong xu hướng tăng
  • PSAR nằm trên đường giá ? thị trường đang trong xu hướng giảm
  • PSAR càng nằm xa giá thì lực của xu hướng càng mạnh.

Giao dịch với Parabolic SAR

Nên giao dịch trong thị trường có xu hướng và kết hợp các chỉ báo khác để xác nhận tín hiệu vào lệnh rõ ràng hơn như MACD, RSI, ADX ..

Chỉ báo PSAR xác định điểm vào lệnh

Thực tế, trong mỗi chiến lược giao dịch thì cách vào lệnh khi sử dụng PSAR sẽ khác nhau, điều này chúng tôi sẽ trình bày rõ hơn ở phần dưới. Tuy nhiên, về cơ bản thì cách vào lệnh theo chỉ báo PSAR sẽ như sau:

  • Vào lệnh Buy khi PSAR chuyển từ phía trên đường giá xuống phía dưới đường giá
  • Vào lệnh Sell khi PSAR chuyển từ phía dưới đường giá lên phía trên đường giá.
Tín hiệu từ chỉ báo Parabolic SAR
Tín hiệu từ chỉ báo Parabolic SAR

Chỉ báo PSAR xác định điểm thoát lệnh

Chức năng này thì ngược lại so với việc xác định điểm vào lệnh:

  • Nếu đang nắm giữ lệnh Buy ? thoát lệnh khi PSAR bắt đầu di chuyển lên trên đường giá, nghĩa là chấm bi từ phía dưới giá bỗng nhảy lên phía trên giá.
  • Nếu đang nắm giữ lệnh Sell ? thoát lệnh khi PSAR bắt đầu di chuyển xuống dưới đường giá, nghĩa là chấm bi từ phía trên giá bỗng nhảy xuống phía dưới giá.

Trong một xu hướng dài các điểm SAR sẽ đi theo sau như 1 vị trí Trailing stop, các dấu chấm trailing stop này cứ tiếp tục bám theo giá cho tới khi xu hướng đảo chiều. Nói cách khác Parabolic SAR không bao giờ giảm đi trong 1 xu hướng tăng và sẽ làm tăng lợi nhuận của bạn khi xu hướng tiếp tục.

Xác định xu hướng và giao dịch với tín hiệu từ PSAR
Xác định xu hướng và giao dịch với tín hiệu từ PSAR

Phương pháp này bạn cần phải theo dõi biểu đồ thường xuyên để nâng các vị trí stoploss theo PSAR để tối ưu lợi nhuận và phòng trường hợp thị trường đảo chiều mạnh. Khuyết điểm của phương pháp này là mất thời gian và bị bẫy khá nhiều khi thị trường điều chỉnh.

Với thị trường đảo chiều không được khuyến khích sử dụng PSAR trong giao dịch có thể tín hiệu nhiễu không chính xác vì vậy phương án giao dịch tốt nhất vẫn là trong thị trường có xu hướng, kết hợp các đường trendline và lưu ý các vùng giá quan trọng chính là các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự mạnh của giá, giá sẽ phản ứng mạnh mẽ tại những vùng giá này.

Theo đó, các trader bạn cần đợi các khu vực kháng cự hoặc hỗ trợ của kênh giá phát ra tín hiệu đảo chiều.

– Khi kênh giá trong trend tăng, trader hãy chờ đến khi giá tăng chạm tới vùng kháng cự của kênh giá và đồng thời chấm PSAR xuất hiện ở phía trên giá. Tín hiệu này cho thấy xu hướng có thể đảo chiều giảm xuống. Lúc này, các trader có thể đặt lệnh SELL và đóng vị thế lệnh khi chấm PSAR nằm bên dưới giá.

Lưu ý vùng hỗ trợ và kháng cự mạnh có khả năng đảo chiều
Lưu ý vùng hỗ trợ và kháng cự mạnh có khả năng đảo chiều

– Khi kênh giá giảm, tín hiệu dự báo xu hướng đảo chiều tăng có thể xảy ra khi giá giảm chạm tới vùng hỗ trợ và chấm PSAR xuất hiện phía dưới đường hỗ trợ đó của kênh giá. Khi đó, trader vào lệnh BUY và thoát lệnh khi chấm PSAR xuất hiện phía trên giá.

Chú ý: Trường hợp chấm PSAR thay đổi hướng trước khi giá chạm tới vùng kháng cự hoặc hỗ trợ thì đây không phải tín hiệu giao dịch khi kết hợp giữa kênh giá và PSAR, mà nó đơn thuần là tín hiệu của chỉ báo PSAR.

Ưu và nhược điểm của Parabolic SAR

Ưu điểm của Parabolic SAR

PSAR là một chỉ báo nhanh do vậy sẽ cho tính hiệu sớm và nhạy hơn các đường trung bình MA cũng như cho bạn điểm dừng lỗ chốt lời để tối ưu được lợi nhuận hơn.

Parabolic SAR rất dễ sử dụng, cơ bản là giá nằm trên các điểm SAR chúng ta có xu hướng tăng, giá nằm dưới các điểm SAR thì giá có xu hướng giảm.

Đây là một Indicator thích hợp cho những bạn muốn xác định xu hướng của giá một cách đơn giản. Đặc biệt Indicator này cực kỳ hữu ích trong một thị trường có xu hướng rõ ràng.

Kỹ thuật nâng stoploss theo các điểm SAR để xác định các mức giá để ngăn thua lỗ, các điểm stoploss di chuyển cùng với xu hướng thị trường. Kỹ thuật như vậy thường được gọi là Trailing Stop ăn các con sóng dài.

Về cơ bản, PSAR cho chúng ta có vùng giá an toàn để chốt dần các khoản lợi nhuận để tránh tình trạng để lỗ ngược khi xu hướng đảo chiều.

Nhược điểm của Parabolic SAR

Khi thị trường sideways PSAR cho tín hiệu nhiễu khá nhiều. Vậy nên đây là chỉ báo chỉ nên sử dụng trong giai đoạn thị trường có xu hướng rõ ràng.

Tổng hợp bởi Duan24h.net – Phân tích kỹ thuật

4.8/5 - (5 bình chọn)

Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
| FACEBOOK
Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

Bài trướcChú Hỏa là ai ? Ông trùm bất động sản từng sở hữu 30.000 căn nhà tại Sài Gòn
Bài tiếp theoQuy hoạch đô thị tỉnh Sóc Trăng đến năm 2030

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây