Chỉ số Vn-Index là gì ?
Chỉ số Vn-Index đại diện cho Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) là đơn vị tổ chức giao dịch chứng khoán tập trung đầu tiên của Việt Nam và tổ chức phiên giao dịch lần thứ nhất vào ngày 28/7/2000, đánh dấu sự ra đời chính thức của Thị trường Chứng khoán (TTCK) tại Việt Nam.
VN-Index có giá trị cơ sở ban đầu là 100 điểm, vào ngày cơ sở là ngày đầu tiên thị trường đi vào hoạt động 28/7/2000.
Ví dụ: Chỉ số VN-Index ngày 10/8/2021 đang là 1362.79 điểm. Điều này có nghĩa là tổng giá trị thị trường của tất cả các cổ phiếu đang niêm yết trên sàn HOSE có giá trị gấp 13.6279 lần giá trị gốc ngày 28/7/2000.
Nội Dung Đề Xuất
Ý nghĩa của chỉ số Vn-Index
Chỉ số VNIndex bao gồm 5 ý nghĩa quan trọng mà các nhà đầu tư cần biết dưới đây:
- Chỉ số phản ánh chính xác sự biến động các cổ phiếu trên sàn: Bản chất của chỉ số này là những tính toán dựa trên biến động giá cổ phiếu, nên hiển nhiên nó sẽ phản ứng chính xác nhất các thay đổi tăng giảm của giá trị thị trường. Thông qua VNIndex bạn biết được giá trị toàn sàn HoSE so với mức giá ngày cơ sở gấp bao nhiêu lần.
- Thể hiện khách quan sự tăng trưởng hay suy thoái của trình độ nền kinh tế hiện tại: Đây là chỉ số được coi là “bàn cân” dùng đo khối lượng của các doanh nghiệp đang niêm yết tại sàn giao dịch. Nó có thể đo lường sự phát triển của cả nền kinh tế chung hay của từng doanh nghiệp trên thị trường. Theo đó chỉ số VNIndex sẽ tăng tỷ lệ thuận với kết quả hoạt động kinh doanh đang thúc đẩy sự phát triển, ngược lại nó sẽ giảm nếu hoạt động có sự suy thoái.
- Chỉ số hỗ trợ quan trọng cho nhà đầu tư khi tham gia thị trường chứng khoán: Thông qua VNIndex để phân tích và đánh giá xu hướng biến động của thị trường. Kết hợp VNIndex với những chỉ số khác như VN30, VN100,… giúp nhà giao dịch dự đoán chính xác hơn.
- Tâm lý nhà đầu tư có thể quan sát thông qua VNIndex: Khi nền kinh tế phát triển tốt, các nhà giao dịch sẽ có niềm tin về tăng trưởng trong tương lai, từ đó họ giao dịch tích cực kéo theo sự tăng mạnh chỉ số VNIndex. Ngược lại, nếu nền kinh tế có những dấu hiệu của sự suy thoái, khủng hoảng, nhà đầu tư thường có tâm lý bi quan, ít hứng thú và e dè trong giao dịch. Lúc đó có thể giá cổ phiếu giảm, kéo theo VNIndex giảm.
- Chỉ số mô tả sự dịch chuyển của nền kinh tế: Nếu kinh tế có sự tái cơ cấu lại các ngành, giá cổ phiếu từng ngành sẽ có sự thay đổi, kéo theo chỉ số chứng khoán bị tác động trực tiếp. VNIndex sẽ thể hiện được sự chuyển động cơ cấu của cả nền kinh tế nước nhà.
Chỉ số VN-Index được tính như thế nào ?
Chỉ số VN – Index được tính theo phương pháp trọng số giá trị thị trường, dựa vào mức độ chi phối của từng cổ phiếu được sử dụng. VN-Index được tính theo công thức:
VN-Index = (Tổng giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết hiện tại / Tổng giá trị của các cổ phiếu niêm yết cơ sở) x 100
Chỉ số được tính toán và thay đổi trong thời gian diễn ra giao dịch. Trong quá trình đó, sự biến động về giá cổ phiếu sẽ làm thay đổi giá trị chỉ số, đồng thời được so sánh tăng giảm đối với phiên giao dịch trước bằng %.
Ngoài ra, một số nhân tố khác làm thay đổi cơ cấu số cổ phiếu niêm yết là khi thêm, bớt cổ phiếu giao dịch vào cơ cấu tính toán. Điều này sẽ làm phát sinh tính không liên tục của chỉ số, các trọng số và cơ sở để xác định bình quân thị trường số chia đã thay đổi. Do đó, số chia mẫu số trong công thức tính chỉ số trên phải được điều chỉnh nhằm duy trì tính liên tục cần có của chỉ số.
Theo Bộ quy tắc xây dựng và quản lý Bộ chỉ số HOSE-Index phiên bản 3.0 của HOSE cập nhật tháng 11/2020, các chỉ số (bao gồm VN-Index, VN30-Index, VN Midcap, VN100…)sẽ được tính toán dựa trên phương pháp giá trị vốn hóa điều chỉnh free-float.
Chỉ số = Giá trị vốn hóa thị trường hiện tại / Hệ số chiaTrong đó:
CMV – Giá trị vốn hóa thị trường hiện tại được tính theo công thức:
- i: 1,2,3,… n
- n: Số cổ phiếu trong rổ chỉ số
- pi: Giá cổ phiếu i tại thời điểm tính toán
- si: Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành của cổ phiếu i tại thời điểm tính toán
- fi: Tỷ lệ free-float làm tròn của cổ phiếu i trong rổ chỉ số tại thời điểm
- ci: Tỷ lệ giới hạn tỷ trọng vốn hóa (chỉ tiêu này để tránh tình trạng một cổ phiếu đơn lẻ hay một nhóm cổ phiếu có liên quan chiếm tỷ trọng vốn hóa lớn)
Với mỗi bộ chỉ số, các cấu phần trong công thức sẽ có sự thay đổi hoặc áp dụng những quy tắc tính toán riêng.
Với hệ số chia, trong trường hợp có sự tăng hoặc giảm giá trị vốn hóa thị trường mà nguyên nhân không phải do sự biến động giá thị trường mà do các sự kiện doanh nghiệp hoặc các thay đổi về số lượng cổ phiếu thành phần, số chia cần phải điều chỉnh. Nguyên tắc là làm cho chỉ số trước và sau khi có biến động là bằng nhau.
Trong đó:
- Hệ số chia (trước) và CMV (trước) là hệ số chia và giá trị vốn hóa trước khi điều chỉnh
- Hệ số chia (sau) và CMV (sau) là hệ số chia và giá trị vốn hóa sau khi điều chỉnh
Các yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số VN-Index:
- Tâm lý nhà đầu tư: Giá của cổ phiếu sẽ bị ảnh hưởng bởi quy luật cung – cầu trên thị trường, vì vậy tâm lý của nhà đầu tư sẽ gây ra ảnh hưởng tới chỉ số VN-Index.
- Sự biến động của nền kinh tế: Khi nền kinh tế có sự phát triển tốt, các doanh nghiệp có cơ cấu tài chính tốt và tăng trưởng đều đặn, có nhà đầu tư có xu hướng đầu tư vào cổ phiếu nhiều hơn các kênh đầu tư và tích luỹ tài chính khác, nhờ vậy chỉ số VN-Index tăng.
- Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp: Doanh thu và tình hình tài chính của công ty là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới giá cổ phiếu, khi doanh thu và tài chính của doanh nghiệp tốt sẽ ảnh hưởng tích cực tới giá cổ phiếu của doanh nghiệp đó và ngược lại. Theo đó, giá cổ phiếu của doanh nghiệp tác động cùng chiều tới chỉ số VN-Index.
Theo Duan24h.net tổng hợp