Trong thị trường chứng khoán, tài chính.. dữ liệu khối lượng giao dịch (Volume) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phân tích kỹ thuật giúp các nhà đầu tư xác định đúng đắn xu hướng giá của cổ phiếu, trái phiếu, sản phẩm tài chính nhanh chóng.
Khối lượng cũng cung cấp một góc nhìn rõ hơn về hành vi của đám đông trên thị trường, trong chứng khoán một cổ phiếu càng được mua bán nhiều thì khối lượng của nó càng cao, điều này phản ánh tính thanh khoản và mức độ quan tâm của thị trường đối với cổ phiếu đó.
Ý nghĩa khối lượng giao dịch (Volume)
Khi nhìn vào số liệu mà Volume cung cấp, nhà đầu tư có thể hiểu được nhiều vấn đề khác nhau. Từ số lượng đó có thể hình dung được thị trường và giá của một cổ phiếu là như thế nào. Một số ý nghĩa cụ thể mà Volume mang đến cho các nhà đầu tư trong chứng khoán như sau:
- Thể hiện nhu cầu giao dịch chứng khoán của các nhà đầu tư
Qua khối lượng Volume, bạn có thể thống kế được nhu cầu của nhà đầu tư hiện nay như thế nào trong khoảng thời gian hay sau 1 phiên giao dịch bất kỳ. Ví dụ, một mã cổ phiếu có khối lượng giao dịch mua nhiều chứng tỏ thị trường đang rất quan tâm và kỳ vọng vào sự tăng giá của cổ phiếu đó.
Tuy vậy, nếu cổ phiếu nào đó có khối lượng giao dịch bán tăng nhanh chóng mà không có mua thì có khả năng nhà đầu tư đang bán tháo cổ phiếu vì nguyên nào nào đó tác động. Chẳng hạn như cổ phiếu rớt giá, một số thông tin tiêu cực về công ty phát hành cổ phiếu,…
- Hỗ trợ xác định được xu hướng giá cổ phiếu
Volume có thể giúp nhà đầu tư xác định được xu hướng giá, theo quy luật cung cầu nếu cung thấp hơn cầu thì giá sẽ tăng và ngược lại. Với chứng khoán cũng thế, nếu cổ phiếu có khối lượng giao dịch mua tăng thì giá cổ phiếu sẽ được đẩy lên.
Trường hợp nhu cầu bán tăng thì khối lượng giao dịch bán tăng. Trong khi nhu cầu mua không có thì giá cổ phiếu sẽ giảm để thanh khoản nhanh chóng hơn. Vì vậy có thể nói, qua khối lượng giao dịch ta có thể hình dung được xu hướng của giá mà cần phân tích nhiều.
- Định giá tiềm năng của một cổ phiếu nào đó
Thông qua khối lượng giao dịch (Volume) trong khoảng thời gian nhất định thì các nhà đầu tư có thể dựa vào yếu tố này để định giá cổ phiếu một cách nhanh chóng.
- Khối lượng mua tăng lên: Khi cổ phiếu được định giá cao vì các nhà đầu tư đang kỳ vọng vào sự tăng giá của nó, việc đánh giá dựa vào các thông tin họ có được từ tin tức hoặc doanh nghiệp cung cấp.
- Khối lượng bán tăng lên: Khi cổ phiếu đang bị định giá thấp vì các nhà đầu tư lo ngại về việc cổ phiếu này có thể bị mất giá.
Tương quan giữa khối lượng giao dịch và giá
Theo quy luật cung cầu của thị trường giá sẽ tăng khi cầu lớn hơn cung, và ngược lại giá giảm khi cung lớn hơn cầu.
Giải thích chung sự tương quan giữa giá và khối lượng giao dịch có 4 trường hợp lớn :
- Giá tăng khối lượng giao dịch tăng.
Khối lượng tăng cho thấy thị trường đang rất sôi nổi, người mua người bán nhiều, số lượng người mua kỳ vọng giá sẽ đi xa hơn nữa, đa phần mọi người đều tham gia vào lúc này.
- Giá giảm khối lượng giao dịch giảm.
Thị trường lúc này ảm đạm, người muốn mua bán ít dần, sự lên xuống của hàng hóa không còn được quá chú ý, giá sẽ di chuyển chậm dần để chờ đợi dòng tiền vào thị trường, trong giai đoạn này, giá sẽ di chuyển chậm và chờ đợi một bước chuyển mình.
- Giá tăng khối lượng giao dịch giảm.
Trong xu hướng tăng: Được xem là một tín hiệu giảm giá, khối lượng giảm thể hiện nhà đầu tư đang dần tránh xa hàng hóa vì giá cao, cho thấy sẽ có thể xuất hiện đảo chiều.
Trong xu hướng giảm: điều này thể hiện xu hướng giảm có thể sẽ tiếp tục, khi nhà đầu tư chưa chú ý tới hàng hóa.
- Giá giảm khối lượng giao dịch tăng
Trong một xu hướng giảm: là một tín hiệu đảo chiều, từ giảm qua tăng. Ta có câu hỏi “ai là người mua nhiều như vậy?” khi giá đi đến vùng có thể mua được, do tác động của tin tức, các phân tích kỹ thuật có được vùng giá đó,.. một lượng lớn nhà đầu tư sẽ nhảy vào thị trường, khối lượng tăng cao khi xu hướng giảm báo hiện có thể thị trường đã đến lúc đảo chiều.
Trong xu hướng tăng: lúc này ta đặt ngược lại câu hỏi “ai là người bán nhiều như vậy” cũng có thể do tác động của tin tức, các phân tích kỹ thuật,.. mà đã xuất hiện vùng giá nên bán, các nhà đầu tư bắt đầu chấp nhận bán giá thấp hơn một ít.
- Giá đi ngang khối lượng giao dịch tăng vọt
Lúc này giá đang trong phiên tích lũy thị trường bắt đầu chú ý tới hàng hóa hơn, các nhà đầu tư cũng bắt đầu gom hàng vào thời điểm này, đây là một tín hiệu tốt để mua hàng.
Sử dụng mối tương quan giữa giá và khối lượng theo lý thuyết chung về phân kỳ và hội tụ tổng quát
- Giá và khối lượng phân kỳ, tức là chiều của khối lượng và giá ngược nhau, một bên tăng một bên giảm và ngược lại, thì xu hướng sẽ nhanh chóng đảo chiều.
- Giá và khối lượng hội tụ, tức là giá cùng chiều với khối lượng, cùng tăng hoặc cùng giảm thì xu hướng sẽ tiếp tục bền vững
Trên đây chỉ là 7 trường hợp và lý thuyết chung về sự tương quan này, để cho mọi người tư duy được volume hay giá tác động đến thị trường như nào, chứ không hoàn toàn chính xác.
Theo Timo, CophieuX