Giao dịch CFD là gì ? Đầu tư CFD chứng khoán có được chia cổ tức ?

219
Giao dịch CFD là gì ? Tất cả thông thi về CFD cho nhà đầu tư
Giao dịch CFD là gì ? Tất cả thông thi về CFD cho nhà đầu tư

Giao dịch CFD là gì ?

CFD (Contract For Difference hay Hợp đồng chênh lệch) là các sản phẩm giao dịch phái sinh mang đến các cơ hội giao dịch trên sự biến động giá của nhiều sản phẩm tài chính như các chỉ số chứng khoán và tương lai hàng hoá.

CFD cho phép đầu cơ dễ dàng trên các thị trường khác nhau mà không cần thực sự phải sở hữu tài sản cơ sở ghi trong hợp đồng.

VD: Bạn có thể hiểu đơn giản ví dụ đầu tư Vàng theo cách truyền thống, bạn sẽ phải mua vàng vật chất hay vàng miếng về rồi đợi giá lên bạn sẽ bán ra thu về lợi nhuận.

Đối với giao dịch CFD Vàng bạn sẽ không cần phải thực sự sở hữu nó, bạn sẽ giao dịch nó qua nhà môi giới (brokers) với việc lập hợp đồng chênh lệch giá tại thời điểm hiện tại và thanh lý hợp đồng khi bạn muốn chốt lời.

Với CFD bạn sẽ giảm được các chi phí mua vào bán ra so với cách đầu tư truyền thống, đồng bạn được phép mở các vị thế lệnh (long, short) trong thị trường biến động. Việc này sẽ tạo thêm cơ hội đầu tư. Ngoài ra tỷ lệ đòn bẩy vốn cho đầu tư CFD lớn hơn theo các sàn khách nhau có thể tới 1:1000 (đây cũng là rủi ro cho tài khoản nếu không kiểm soát tốt).

Vị thế Long – Short: 

Long Position (Vị thế mua): Là khi nhà đầu tư bỏ tiền ra để mua một khối lượng tài sản và kỳ vọng nó sẽ tăng sau một khoảng thời gian nhất định. Nếu giá tăng như kỳ vọng thì khi kết thúc vị thế nhà đầu tư sẽ có lãi và ngược lại.

Short Position (Vị thế bán): hay còn gọi là bán khống, vị thế này được sử dụng khi nhà đầu tư cho rằng giá trị tài sản sẽ giảm tại một thời điểm trong tương lai. Nếu giá trị tài sản giảm như kỳ vọng tại thời điểm kết thúc vị thế, nhà đầu tư sẽ có lãi và ngược lại.

Thị trường CFD có lừa đảo không ?

Lịch sử CFD

Bắt nguồn từ Hợp đồng tương lai và Hợp đồng tùy chọn, CFD ra mắt lần đầu vào những năm 1990 bởi Smith New Court – một công ty kinh doanh môi giới có trụ sở tại London, sau đó được Merrill Lynch mua vào năm 1995, với giá trị 526 triệu bảng. 

CFD ban đầu được sử dụng để bù đắp rủi ro thua lỗ từ các cổ phiếu được giao dịch trên thị trường chứng khoán London. Tuy nhiên khi các nhà đầu tư nhận thấy được những lợi ích to lớn của công cụ tài chính này đó là chỉ yêu cầu một khoản ký quỹ nhỏ, không cần phải sở hữu tài sản và các nhà có thể tránh được một số loại thuế nhất định thì nó đã ngay lập tức trở nên phổ biến và được ưa chuộng nhất là với những nhà đầu cơ hoặc nhà đầu tư nhỏ lẻ với số vốn không nhiều. 

Quy mô của thị trường CFD

Thị trường CFD đã phát triển với một tốc độ khủng khiếp nhờ sự quan tâm của những nhà đầu tư dành cho nó, hiện tại nhà đầu tư có thể tiếp cận với hơn 4000 sản phẩm thị trường thông qua CFDs và số lượng này vẫn đang ngày càng được mở rộng ra thêm nữa.

Tính hợp pháp CFD

Tính đến thời điểm này của bài viết hiện đã có 20 quốc gia chấp nhận CFD như một hình thức giao dịch hợp pháp. Trong đó có những nước lớn thuộc EU như: Anh, Đức, Pháp, Úc, Thụy Sĩ, Singapore…v.v…Tuy nhiên mỗi nước lại có cách tiếp cận với CFD theo một cách riêng, thậm chí nhiều quốc gia còn chưa đưa ra chính sách về CFD.

Mặc dù hiện tại Việt Nam chưa đưa ra bất kỳ chính sách nào về việc cấm hay chấp thuận giao dịch CFD. Tuy nhiên một số quốc gia lớn trong khu vực Đông Nam Á đã chấp thuận việc giao dịch CFD như SingaporeThái Lan.

Giám sát CFD

Việc giám sát hoạt động của các sàn giao dịch CFD được thực hiện bởi một tổ chức bao gồm các cơ quan quản lý hàng đầu tại các quốc gia lớn. Tất cả các sàn giao dịch CFD uy tín trên thế giới đều được ủy quyền và cấp giấy chứng nhận từ những tổ chức này và nó bao gồm:

  • Tại Úc: Ủy ban chứng khoán và đầu tư Úc(ASIC). 

Các quy định của ASIC rất khắt khe như vốn hoạt động tối thiểu 1 triệu đô la, bắt buộc phải tách riêng tiền quỹ công ty và tiền gửi của khách hàng và phải có những công cụ hỗ trợ kiểm soát rủi ro cho nhà đầu tư(theo trang chính thức ASIC).

  • Tại Mỹ: Hiệp hội Tương lai quốc gia (NFA), Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai(CFTC)
  • Vương Quốc Anh: Cơ quan quản lý Tài chính anh FCA
  • Nhật: Cơ quan DỊch vụ tài chính FSA
  • Canada: Tổ chức điều tiết đầu tư Canada IIROC
  • Quần đảo Cayman: Cơ quan tiền tệ Quần đảo Cayman CIMA
  • Hồng Kong: Ủy ban chứng khoán và tương lai SFC
  • Singapore: Cơ quan tiền tệ Singapore MAS

Cảnh báo

Để tránh bị lừa đảo, nhà đầu tư nên chọn những sàn giao dịch lớn có uy tín và giấy phép hoạt động đầy đủ. Pháp luật tại Việt Nam chưa chấp nhận các loại hình giao dịch này nên khi gặp rủi ro sẽ không được hỗ trợ.

Hiện nay có rất nhiều lời mời chào đầu tư các sản phẩm chứng khoán quốc tế dựa vào các thông tin chia cổ tức, tuy nhiên nhà đầu tư lưu lý nên xác minh lại mức độ tuy tín của các sản giao dịch.

Với các sản phẩm CFD chứng khoán khách hàng không thực sự sở hữu cổ phiếu nên quyền lợi được chia cổ tức gần như là không có. Tuy nhiên một số sàn giao dịch vẫn thực hiện việc chia cổ tức cho nhà đầu tư.

Theo lịch cổ tức, bạn sẽ được chia cổ tức nhân với tỷ lệ đòn bẩy khi bạn mua và trả phí bằng cổ tức nhân với tỷ lệ đòn bẩy khi bạn bán. Cổ tức được chi trả qua đêm, sau khi thị trường đóng cửa.

Cổ tức của bạn sẽ được tự động tính là “Refunds” (Hoàn tiền) và được thêm vào lợi nhuận. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn có phí giữ cổ phiếu qua đêm với đòn bẩy (swap), tiền “Refunds” – hoàn lại sẽ nhỏ hơn do trừ phí qua giữ lệnh qua đêm/cuối tuần.

Nhưng mọi thứ luôn không hoàn hảo, nên có một vài lưu ý khi bạn đầu tư các sản phẩm chứng khoán quốc tế :

  • Đầu tư nhận cổ tức chủ yếu áp dụng trên thị trường chứng khoán Mỹ. Thị trường châu Âu không hào phóng cung cấp cổ tức (không chi trả cổ tức hoặc trả rất ít). Chính vì thế, bạn cần cân nhắc trong quá trình lựa chọn cổ phiếu để đầu tư.
  • Khi sử dụng chiến lược giao dịch để nhận cổ tức, nhà đầu tư nên đề phòng khi cổ phiếu đang trong xu hướng giảm. Bởi rất có thể số cổ tức bạn nhận được sẽ không được bao nhiêu mà thua lỗ từ giá cổ phiếu giảm lại lớn hơn gấp nhiều lần. Bạn có thể sử dụng các kỹ thuật phân tích ngắn hạn để dự đoán giá sẽ tăng hay giảm vào ngày hôm sau để có cái nhìn tốt hơn.
  • Hãy nhớ rằng khi bạn SELL, bạn sẽ trả phí bằng cổ tức nhân với đòn bẩy. Vì vậy, khi bạn mở lệnh SELL, bạn cần kiểm tra khi nào cổ tức sẽ được chi trả để tính đến khoản lỗ có thể ăn vào lợi nhuận tiềm năng của bạn.

Tổng hợp bởi Duan24h.net

4.7/5 - (9 bình chọn)


Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
| FACEBOOK
Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

Bài trướcCơ quan thẩm định giá bán nhà ở xã hội tại Bình Dương
Bài tiếp theoCó bao nhiêu phương pháp định giá đất hiện nay ?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây