Trong lúc lái xe, anh M. loạng choạng, ngã xuống đường trong tình trạng tay chân co cứng. Người đi đường lập tức đưa bệnh nhân vào BVĐK Tâm Anh TP.HCM cấp cứu.
Anh M. nhập viện trong tình trạng mất ý thức, gồng cứng toàn thân, mắt lờ đờ, tim đập nhanh, da tái xanh; không có biểu hiện ảo giác, hoang tưởng, hạ thân nhiệt…
Sau khi loại trừ nguyên nhân đột quỵ, bác sĩ Hải xác định bệnh nhân bị rối loạn tâm thần và hành vi do cơ thể tiêu thụ quá nhiều caffeine. Chất này tác động đến hormone adrenaline khiến nhịp tim tăng nhanh, thậm chí thay đổi nhịp tim (rung tâm nhĩ). Đây là nguyên nhân người bệnh loạng choạng, hoa mắt, tim đập nhanh…
Nội Dung Đề Xuất
Vai trò của bác sĩ cấp cứu khi tiếp nhận ca bệnh đột ngột là “phân biệt chính xác tác nhân gây rối loạn tâm thần để rút ngắn thời gian điều trị, đạt hiệu quả tối ưu và đỡ tốn kém cho người bệnh”, bác sĩ Hải nhận định.
Sau khi xác định tác nhân gây bệnh, anh M. được truyền dịch, dùng thuốc an thần để giảm dần triệu chứng trong thời gian chờ cơ thể đào thải caffeine.
Xem thêm bài viết :
- Uống cafe vào lúc nào sẽ tốt cho sức khỏe ?
- Uống cafe để giảm cân như thế nào cho đúng ?
- Bác sĩ chỉ ra những người không nên uống cà phê
- Nghiên cứu ảnh hưởng của cà phê đối với tuổi thọ
Sau 3 giờ nhập viện, anh M. tỉnh táo trở lại khi hàm lượng caffeine được loại bỏ khỏi cơ thể. “Tỉnh dậy trong bệnh viện, tôi mới biết mình vừa được cứu sống”, anh M. cho biết.
Vốn là người làm kinh doanh, anh có thói quen uống khoảng 5 ly cà phê mỗi ngày. Sau khi uống cà phê, anh vẫn làm việc và sinh hoạt bình thường, không bị mất ngủ hay hồi hộp. Hôm nhập viện cấp cứu, anh vừa đi gặp 3 khách hàng và uống 3 ly cà phê. Trong lúc chạy xe đi giao hàng, anh thấy tim đập liên tục, phải thở nhanh và sâu, các cơ tay chân cứng lại và mất ý thức.
Theo Zing