Quy hoạch phát triển hệ thống giao thông thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hiện trang giao thông Đà Nẵng
Giao thông đường bộ
– Cao tốc: là đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi đoạn qua địa phận Thành phố và tuyến La Sơn – Túy Loan, dài 7,97km
– Quốc lộ: tổng chiều dài 119,28km gồm các tuyến: Quốc lộ 1, Quốc lộ 14B, Quốc lộ 14G, tuyến hầm Hải Vân – Túy Loan.
– Đường tỉnh: 75,21km gồm các tuyến: ĐT.601, ĐT.602 và ĐT.605 (toàn bộ thuộc địa bàn huyện Hòa Vang).
– Đường huyện: 64,65km gồm các tuyến: ĐH.1, ĐH.2, ĐH.3, ĐH.4, ĐH.5, ĐH.7, ĐH.8, ĐH.9, ĐH.10, ĐH.11 và ĐH.12 (toàn bộ thuộc địa bàn huyện Hòa Vang).
Đường sắt
Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua Thành phố có chiều dài khoảng 30km, với các ga Đà Nẵng, Thanh Khê, Kim Liên, Hải Vân Nam, Lệ Trạch.
Ngoài các chuyến tàu Bắc – Nam, ga Đà Nẵng còn có thêm những chuyến tàu địa phương đáp ứng lượng khách rất lớn giữa các tỉnh, Đà Nẵng – Huế, Đà Nẵng – Quảng Bình, Đà Nẵng – Vinh, Đà Nẵng – Quy Nhơn, Đà Nẵng – Thành phố Hồ Chí Minh.
Ga Đà Nẵng nằm trên địa bàn quận Thanh Khê, đây là ga trung tâm và là đầu mối giao thông đường sắt chính của Thành phố Đà Nẵng.
Đường hàng không
– Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng là sân bay lưỡng dụng quân sự và dân dụng, có diện tích đường bao khoảng 1.100 ha, diện tích phần sân bay khoảng 850 ha, trong đó diện tích phần dân dụng khoảng 150 ha. Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng đạt tiêu chuẩn yêu cầu cho các loại máy bay cỡ lớn hoạt động.
– Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng hiện có 32 hãng hàng không (trong đó có 05 hãng hàng không trong nước với 42 điểm quốc tế, 10 điểm quốc nội). Mỗi ngày sân bay quốc tế Đà Nẵng phục vụ 150-180 chuyến cất cánh và khoảng 50.000 lượt hành khách thông qua nhà ga. Hiện nay cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng chưa có tuyến vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng tàu bay vận tải hàng.
– Cách trung tâm Thành phố 5km, Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng có vị trí quan trọng trong hệ thống sân bay dân dụng Việt Nam tại khu vực miền Trung, là điểm trợ giúp quản lý điều hành bay, cung ứng dịch vụ không lưu cho các tuyến bay quốc tế Đông – Tây qua Việt Nam, có khả năng tiếp nhận hàng hóa và có khả năng phục vụ hành khách tăng cao hằng năm.
Đường biển
– Cảng Đà Nẵng là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I); về lâu dài quy hoạch tiềm năng thành cảng biển đặc biệt (loại IA), gồm 3 khu bến Tiên Sa, Thọ Quang (Sơn Trà) và Liên Chiểu:
+ Khu bến Tiên Sa: là khu bến chính phục vụ trực tiếp hàng hóa thông qua thành phố Đà Nẵng, một phần Bắc Tây Nguyên và một phần hàng hóa của tuyến Hành lang kinh tế Đông – Tây, hàng quá cảnh của Lào. Bến Tiên Sa gồm 5 cầu cảng, tổng cộng chiều dài bến 1700m, các cầu cảng: Cầu 1 gồm bến TS1A va TS1B, cầu 2 gồm bến TS2A và TS2B, cầu 3 gồm bến TS3, cầu 4 gồm bến TS4, cầu 5 gồm bến TS 5 (cầu 4 và cầu 5 là 2 cầu cảng thuộc dự án nâng cấp mở rộng cảng Tiên Sa giai đoạn 2 hoàn thành và đưa vào khai thác tháng 8/2018 đạt công suất 4.05 triệu tấn/năm). Cảng Tiên Sa có khả năng tiếp nhận tàu hàng tổng hợp với 70.000 DWT, tàu container đến 4.000 Teus, tàu khách đến 170.000 GT. Công suất cảng Tiên Sa là 12 triệu tấn.
+ Cảng Thọ Quang (Sơn Trà): Là khu bến được xây dựng phục vụ di dời các bến sông Hàn. Chức năng là khu bến cảng tổng hợp cho tàu trọng tải từ 10.000 đến 20.000 tấn (vơi mớn), có bến chuyên dùng cho tàu trọng tải từ 1.000 đến 5.000 tấn. Hiện tại đã hoàn thành và đưa vào khai thác 1 bến tiếp nhận tàu 10.000 tấn; giai đoạn đến 2020 tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh thêm 1 bến tiếp nhận tàu 10.000 tấn nâng tổng công suất khoảng 2 triệu tấn/năm.
Đường biển
Cảng Đà Nẵng là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I); về lâu dài quy hoạch tiềm năng thành cảng biển đặc biệt (loại IA), gồm 3 khu bến Tiên Sa, Thọ Quang (Sơn Trà) và Liên Chiểu:
+ Khu bến Tiên Sa: là khu bến chính phục vụ trực tiếp hàng hóa thông qua thành phố Đà Nẵng, một phần Bắc Tây Nguyên và một phần hàng hóa của tuyến Hành lang kinh tế Đông – Tây, hàng quá cảnh của Lào.
Bến Tiên Sa gồm 5 cầu cảng, tổng cộng chiều dài bến 1700m, các cầu cảng:
- Cầu 1 gồm bến TS1A va TS1B,
- Cầu 2 gồm bến TS2A và TS2B,
- Cầu 3 gồm bến TS3,
- Cầu 4 gồm bến TS4,
- Cầu 5 gồm bến TS 5
(cầu 4 và cầu 5 là 2 cầu cảng thuộc dự án nâng cấp mở rộng cảng Tiên Sa giai đoạn 2 hoàn thành và đưa vào khai thác tháng 8/2018 đạt công suất 4.05 triệu tấn/năm).
Cảng Tiên Sa có khả năng tiếp nhận tàu hàng tổng hợp với 70.000 DWT, tàu container đến 4.000 Teus, tàu khách đến 170.000 GT. Công suất cảng Tiên Sa là 12 triệu tấn.
+ Cảng Thọ Quang (Sơn Trà): Là khu bến được xây dựng phục vụ di dời các bến sông Hàn. Chức năng là khu bến cảng tổng hợp cho tàu trọng tải từ 10.000 đến 20.000 tấn (vơi mớn), có bến chuyên dùng cho tàu trọng tải từ 1.000 đến 5.000 tấn.
Hiện tại đã hoàn thành và đưa vào khai thác 1 bến tiếp nhận tàu 10.000 tấn; giai đoạn đến 2020 tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh thêm 1 bến tiếp nhận tàu 10.000 tấn nâng tổng công suất khoảng 2 triệu tấn/năm.
+ Khu bến Liên Chiểu: Hiện tại gồm các bến chuyên dùng hàng rời (bến xi măng Hải vân) và hàng lỏng (các bến xăng dầu PETEC, PTSC, xăng dầu hàng không).
Đường thủy nội địa
Sông ngòi trên địa bàn Thành phố đều bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc và tỉnh Quảng Nam đổ ra cửa biển Đà Nẵng, luồng lạch thay đổi theo hai mùa chính là hè và đông, lòng sông rộng, chiều ngang trung bình là 120m, độ sâu trung bình là 3,5m. Hiện nay có 14 tuyến sông trong đó 06 tuyến sông chính là:
– Tuyến Sông Vĩnh Điện trên địa bàn thành phố có chiều dài 11,1 km, chiều rộng 50m-600m, sâu trung bình từ 2,5m vào mùa khô và sâu trung bình từ 3,0m vào mùa mưa. Tuyến sông này được tính từ cầu Tứ Câu giáp xã Hòa Phước giáp giới tỉnh Quảng Nam và kéo dài đến ngã ba sông cái (sông Hàn, sông Vĩnh Điện, sông Cẩm Lệ).
– Sông Yên là hạ lưu sông Ái Nghĩa và sông Vu Gia, đoạn đi qua Đà Nẵng có chiều dài 5,5km. Tại ngã ba sông Túy Loan và sông cầu Đỏ là Km00 của sông Yên, đoạn Km00 đến Km5+500 mùa khô sông sâu từ (3,5-5)m, lòng sông 32m đến 45m tàu thuyền lưu thông thuận lợi, đoạn Km4+600 đến Km4+900 gềnh đá và đập Bara chắn ngang, tàu thuyền không lưu thông được.
– Sông Túy Loan có chiều dài 10,2km, bắt nguồn từ tại ngã ba sông Yên và sông Cẩm Lệ, rộng từ 20 đến 80m là Km 00 của sông Túy Loan, mùa khô sông sâu từ (3- 5)m, tàu thuyền lưu thông thuận lợi, đoạn Km6+900 đến Km7+300 mùa khô sông sâu từ (0,7-1)m, tàu thuyền lưu thông khó khăn chủ yếu đi theo con nước thủy triều.
– Sông Cẩm Lệ hợp lưu của 2 sông là Túy Loan và sông Yên, có chiều dài 9,3km, rộng trung bình từ 150m đến 505m. Sông Cẩm Lệ nằm trên địa bàn quận Cẩm Lệ, bắt nguồn từ hợp lưu của hai con sông là sông Yên và sông Túy Loan đổ ra ngã ba sông Cái.
– Sông Hàn là con sông nằm trong nội thành thành phố Đà Nẵng với chiều dài 8,8km, chiều rộng trung bình 120m, sâu trung bình từ 4,5m vào mùa khô và sâu trung từ 5,5m vào mùa mưa. Sông Hàn là hạ lưu của Sông Cẩm Lệ và Sông Vĩnh Điện, có dòng chảy từ Nam đến Bắc đổ ra vịnh Đà Nẵng.
– Sông Cu Đê (hay còn gọi là sông Trường Định) là một dòng sông phía Bắc thành phố Đà Nẵng, có chiều dài tính từ xã Hoà Bắc đến cửa biển Nam Ô là 14km, rộng trung bình từ 20m đến 700m, độ sâu trung bình từ 0,5m đến 3,5m, là hợp lưu giữa Sông Nam và Sông Bắc. Sông chảy theo hướng Tây – Đông qua huyện Hoà Vang và quận Liên Chiểu rồi đổ ra biển Đông tại cửa biển Nam Ô.
Trên địa bàn thành phố đang tổ chức khai thác 07 tuyến đường thủy nội địa với tổng chiều dài 63,2km, trong đó gồm 19,9km đường thuỷ nội địa quốc gia được uỷ quyền cho Sở GTVT Đà Nẵng quản lý (gồm 02 sông: sông Hàn, sông Vĩnh Điện) và 43,3km đường thuỷ nội địa địa phương (gồm 05 sông: sông Cu Đê, sông Cẩm Lệ, sông Tuý Loan, sông Yên, sông Quá Giáng).
Quy hoạch giao thông TP Đà Nẵng
Đường bộ
Cao tốc
Tuyến cao tốc Bắc Nam phía Đông và phía Tây (gọi chung là cao tốc Bắc Nam) có hướng tuyến cơ bản theo:
- Tuyến đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi với quy mô 4-6 làn xe nền đường rộng 25.5m đã được xây dựng và đưa vào khai thác với chiều dài qua địa phận Đà Nẵng dài 7.97km kết nối Đà Nẵng (nút giao thông khác mức Túy Loan),
- Đường cao tốc La Sơn (Thừa Thiên Huế) – Túy Loan (Đà Nẵng) đang trong giai đoạn hoàn thiện chuẩn bị đưa vào khai thác, kết nối với đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi tại nút giao Túy Loan.
Thêm vào đó, để tạo sự thuận tiện trong lưu thông và kết nối với các khu công nghiệp dọc tuyến thì đề xuất xây dựng tuyến đường gom song song hai bên cao tốc đoạn từ nút giao Hòa Liên cho tới khu công nghiệp Hòa Cầm.
Đề xuất bổ sung tuyến cao tốc CT.21 (Đà Nẵng – Thạch Mỹ – Ngọc Hồi – Bờ Y (Kon Tum)) vào quy hoạch thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn tới năm 2050. Từ đó tạo cơ sở cho công tác quản lý và triển khai quy hoạch trong tương lai.
CT21 có hướng tuyến từ thành phố Đà Nẵng kết nối với Cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi đến Thạnh Mỹ, từ Thạnh Mỹ theo hướng đường Hồ Chí Minh về thị trấn Plei Kần (huyện Ngọc Hồ), từ thị trấn Plei Kần tuyến đi theo hướng QL.40 lên cửa khẩu Bờ Y.
Tuyến CH21 kết nối Đà Nẵng với các tỉnh Tây Nguyên nhằm thúc đẩy giao thương hàng hóa của các tỉnh này thông qua cảng Đà Nẵng. Tuyến cao tốc Đà Nẵng – Thạch Mỹ – Ngọc Hồi – Bờ Y đoạn qua địa phận Đà Nẵng trùng với đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi. Tuyến tách ra từ nút giao trạm thu phí Phong Thử của Cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Quốc lộ
– Quốc lộ 1: Đoạn qua Đà Nẵng từ Hải Vân đến Hòa Phước có tổng chiều dài 37,2km. đường QL1 hiện có và kết hợp phần Đường hầm Hải Vân tạo thành trục liên kết Bắc và Nam.
– Hầm Hải Vân: hầm dài nhất ở Đông Nam Á có chiều dài 6.28km, nằm trên quốc lộ 1 giữa Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế ở miền Trung. Hiện nay đã hoàn thành và đang khai thác.
– Quốc lộ 14B: đoạn qua địa bàn thành phố dài 32,126km, trong đó:
+ Đoạn Km0+00 (Cảng Tiên Sa) – Km24+100 dài 24,1km có bề rộng mặt đường chính Bmđ = 2×10,5m, tương ứng đường cấp II – 06 làn xe. Mặc dù theo Quy hoạch đường bộ quốc gia sau 2020 định hướng QL.14B có tối đa 4 làn xe, tuy nhiên đoạn tuyến này hiện trạng đã là 6 làn xe. Do đó, phương án đề xuất là giữ nguyên hiện trạng.
+ Đoạn Km24+100 – Km32+126 (giáp Quảng Nam) dài 8,026km có Bmđ = 11m (đoạn 126m cuối tuyến Bmđ = 8m), tương ứng đường cấp III (đoạn 126m cuối tuyến cấp IV). Theo định hướng của Quy hoạch đường bộ quốc gia sau 2020, quốc lộ 14B là đường cấp III-IV với quy mô 2-4 làn xe. Tuy nhiên, để đồng bộ mặt cắt ngang toàn tuyến trong địa phận thành phố Đà Nẵng đề xuất bổ sung thêm 2 làn xe. Tóm lại, đoạn tuyến này sẽ nâng cấp, mở rộng lên quy mô 6 làn xe với bề rộng hơn 20m.
– Quốc lộ 14G đoạn qua địa bàn thành phố dài 25km, có bề rộng mặt đường 4,5- 9m, tương ứng đường cấp IV, V – 02 làn xe.
– Tuyến đường tránh Nam Hải Vân – Túy Loan:
+ Đoạn Km7+923 (cửa phía Nam hầm đường bộ Hải Vân) – Km12+00 (nút giao Tạ Quang Bửu) dài 4,077km có Bmđ = 20,5(m), tương ứng đường cấp II – 06 làn xe.
+ Đoạn Km12+00 (nút giao Tạ Quang Bửu) – Km30+283 (giao QL.14B) dài 18,283km có Bmđ = 11m, tương ứng đường cấp III – 02 làn xe.
– Tuyến đường vành đai thành phố bao gồm đường Vành đai phía Nam (Hòa Phước – Hòa Khương), Vành đai phía Tây (Đoạn QL14B- đến khu CNTTTT) đang được xây dựng.
– Đường vành đai ngoài: Đường Vành Đai phía Tây kết nối đường tránh Nam hầm Hải Vân với QL14B tại nút giao với đường Hòa Phước – Hòa Khương, là tuyến đường bao ngoài để tránh cắt qua khu vực trung tâm thành phố Đà Nẵng.
So với Quy hoạch chung 359, đề xuất điều chỉnh đoạn phía Bắc của đường Vành đai phía Tây (đoạn đi qua khu CNC). Lý do điều chỉnh được trình bày trong phần Định hướng phát triển đường bộ kết nối với các khu công nghiệp. Cần có các biện pháp quản lý, phân luồng giao thông cần thiết để phân bố, chuyển hướng lưu lượng. Đường Vành đai phía Tây sẽ được phân kỳ làm hai đoạn như sau:
+ Đoạn từ phía Nam (tại nút giao với QL.14B tại Hòa Khương) đi lên tới nút giao với điểm cuối của đường Nguyễn Tất Thành kéo dài giữ nguyên theo quy hoạch 359;
+ Đoạn từ nút giao với điểm cuối của đường Nguyễn Tất Thành kéo dài cho tới điểm giao với cao tốc La Sơn – Hòa Liên: Đề xuất thay thế bằng tuyến đường kết nối Khu công nghệ cao với đường Vành đai phía Tây148.
– Quy hoạch bổ sung tuyến đường giữa đường vành đai phía Tây và đường bộ cao tốc nối từ Nguyễn Tất Thành (nối dài) qua Quốc lộ 14B gần Trung tâm hành chính huyện Hòa Vang và kéo dài đến biển. Kéo dài tuyến đường vành đai phía Tây 2 đến đường vành đai phía Nam.
– Quy hoạch bổ sung tuyến đường nối giữa đường vành đai phía Tây với đường Nguyễn Tất Thành nối dài tạo thêm lối giao thông ra vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng, Khu công nghệ thông tin tập trung Đà Nẵng và cửa ngõ phía Tây Bắc TP Đà Nẵng.
– Quy hoạch và xây dựng tuyến đường mới kết nối trực tiếp từ Cảng Liên Chiểu đến đường tránh Nam Hải Vân – Túy Loan.
Đường tỉnh
– Đường tỉnh ĐT601: Mở rộng và nâng cấp theo 3 đoạn. Đoạn 1 từ nút giao với đường 602 đến nút giao Nam Hầm Hải Vân quy hoạch theo tiêu chuẩn đường đô thị, B= 12m, bề rộng đường xe chạy 9m. Đoạn 2 từ QL1A Nam Hầm Hải Vân đến UBND xã Hòa Bắc có nền đường 12m, rộng 9m. Đoạn từ UBND xã Hòa Bắc đến La Sơn có nền 9m, mặt đường rộng 7m. Đồng thời sửa chữa hoặc xây dựng lại những cầu cũ đã xuống cấp.
– Đường tỉnh ĐT602: Đoạn từ đường Tôn Đức Thắng đến vành đai phía Tây mở rộng thành trục chính đô thị MCN 33m, đoạn từ đường vành đai phía Tây đến khu du lịch Bà Nà nâng cấp thành đường liên khu MCN 25m.
– Đường tỉnh ĐT605: Từ Km935+165 quốc lộ 1A đến Hòa Tiến được nâng cấp thành đường trục đô thị MCN 33m.
Đường hàng không
Các định hướng về quy hoạch cảng hàng không và sân bay Đà Nẵng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng được tổng hợp trong bảng dưới đây:
Đường sắt
Về tuyến đường sắt
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
Về hướng tuyến, đề xuất phương án tuyến đường sắt tốc độ cao và đường sắt thường đi cùng hành lang và vị trí nhà ga (phù hợp theo đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và theo Quyết định số 1769/QĐ-TTg ngày 19/10/2021 phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050).
Trên địa bàn thành phố Đà Nằng, sau khi vượt đèo Hải Vân, hướng tuyến cơ bản đi về phía Đông đường bộ cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi. Để không ảnh hướng đến khả năng phát triển cũng như mở rộng đô thị về phía Tây thành phố, kiến nghị tuyến đường sắt tốc độ cao chạy qua địa bàn thành phố Đà Nẵng sau khi qua hầm Hải Vân mới sẽ đi cao toàn bộ, không có các điểm giao cắt đồng mức.
Vị trí ga đường sắt cao tốc độ cao trùng với ga Đà Nẵng mới (của tuyến đường sắt quốc gia Bắc – Nam loại thường) sau khi di dời, vị trí ga mới tại khu vực phía Bắc nút giao giữa đường Bà Nà – Suối Mơ với đường bộ cao tốc thuộc khu vực xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang.
Tuyến đường sắt quốc gia Bắc Nam loại thường
Về hướng tuyến, di dời tuyến đường sắt và ga hiện trạng khu vực Đà Nẵng có hành lang và vị trí phù hợp theo đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 359/QĐ-TTg ngày 15/3/2021.
Sau khi cải tuyến, tuyến đường sắt quốc gia Bắc Nam loại thường sẽ đi ở phía Đông của tuyến đường cao tốc và tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam. Theo Quy hoạch mạng lưới tuyến đường sắt quốc gia sau 2020, tuyến đường sắt quốc gia Bắc Nam loại thường đi ở phía Đông của tuyến đường sắt tốc độ cao trên khu vực địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tại khu vực tiếp giáp giữa Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng là khu vực núi nên hướng tuyến của hai tuyến này không thể giao cắt chéo nhau tại khu vực này. Do đó, tuyến ĐSQG loại thường sẽ tiếp tục đi song song ở phía Đông của tuyến đường sắt tốc độ cao trên địa phận của thành phố Đà Nẵng.
Hành lang tuyến đường sắt quốc gia sau khi vượt hầm Hải Vân mới, sẽ đi dọc theo tuyến đường bộ cao tốc Bắc Nam về ga Đà Nẵng mới tại xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng. Tuyến đi tiếp đến khu công nghiệp Hòa Cầm mở rộng, qua sông Cầu Đỏ (cách cầu Đỏ khoảng 3 km về phía Tây), đi tiếp đến địa bàn xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang sang địa phận tỉnh Quảng Nam, đến đây thì tuyến đường sắt quốc gia Bắc Nam loại thường nhập lại với đường sắt quốc gia hiện tại.
Tổng chiều dài toàn bộ đoạn tuyến mới dự kiến khoảng 28 km, với khổ đường sắt như sau:
– Giai đoạn 2021-2030: xây dựng đường đơn, khổ 1000mm bởi theo QH mạng lưới đường sắt quốc gia sau 2020 thì tuyến ĐSQG Bắc Nam vẫn được định hướng là tuyến đường sắt đơn với khổ 1000mm trong giai đoạn 2021-2030. Do đó, khi cải tuyến ĐSQG trên địa bàn TP Đà Nẵng sẽ xây dựng đường đơn khổ 1000mm để đảm bảo vận hành thông suốt tàu Bắc Nam trên toàn tuyến. Đối với phần đường sắt cũ đi trong nội thành Đà Nẵng đề xuất sau khi bóc dỡ thì chuyển thành đường đô thị.
– Giai đoạn sau 2030: Trong QĐ 1769/QĐ-TTg ngày 19/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ không đề cập mở rộng khổ đường sắt quốc gia hiện tại. Tuy nhiên trong quy hoạch này đề xuất Bộ GTVT xem xét, phê duyệt phương án cải tạo/nâng cấp khổ đường sắt của tuyến ĐSQG đoạn qua địa phận thành phố Đà Nẵng từ điểm đấu nối đường sắt Đà Nẵng – Kon Tum tới đường sắt quốc gia đến ga Đà Nẵng mới và Ga Trung tâm logistics đường sắt (Ga hàng hóa Kim Liên mới) để tàu khách và tàu hàng từ Tây Nguyên có thể đi thẳng đến ga Đà Nẵng mới và ga Kim Liên.
Xây dựng hầm Hải Vân mới theo các quy hoạch đã có trước đây. Theo Quyết định 2477/QĐ-BGTVT ngày 9/7/2015 về Phê duyệt Quy hoạch chi tiết hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc Nam hiện có, trong đó đã đề xuất xây dựng hầm mới cho đường sắt Quốc gia đoạn qua đèo Hải Vân.
Hướng Hành lang đường sắt tốc độ cao và đường sắt quốc gia Bắc – Nam loại thường (đoạn phía Nam Đà Nẵng)
Theo Quy hoạch mạng lưới đường sắt quốc gia sau năm 2020 (Quyết định số1769/QĐ-TTg ngày 19/10/2021), hành lang đường sắt quốc gia Bắc Nam và Đường sắt tốc độ cao chạy song song cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi về phía Đông.
Hành lang đường sắt nằm kẹp giữa đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi và ĐSQG hiện tại. Tuyến ĐSQG sau khi cải tuyến chạy hết địa phận thành phố Đà Nẵng, đấu nối vào tuyến ĐSQG hiện tại trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Tuyến đường sắt quốc gia Tây Nguyên
Quy hoạch tuyến đường sắt Đà Nẵng – Kon Tum kết nối với tuyến đường sắt quốc gia Bắc – Nam tại ga Lệ Trạch mới khu vực xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, đi song song hướng tuyến hành lang đường sắt Bắc – Nam quy hoạch cắt Vành đai phía Nam và đi hết địa phận thành phố Đà Nẵng. Sang địa phận tỉnh Quảng Nam tuyến rẽ phải, tiếp tục giao với cao tốc đường bộ Đà Nẵng – Quảng Ngãi đi về hướng Tây phía tỉnh Kon Tum.
Chiều dài đoạn tuyến trong địa phận TP. Đà Nẵng: Khoảng 3,5km, nằm hoàn toàn trong hành lang đường sắt Quy hoạch.
Tuyến đường sắt quốc gia Đà Nẵng – Kon Tum đường đơn, khổ 1435 mm. Các giao cắt:
(1) Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng: Giao với Vành đai phía Nam, làm cầu vượt đường bộ hướng Vành đai phía Nam, đồng thời vượt 2 tuyến ĐSQG và ĐSTĐC.
(2) Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam: Giao với cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, làm cầu vượt đường bộ vượt trên đường sắt.
Để tàu khách và tàu hàng từ Tây Nguyên có thể đi thẳng đến ga Đà Nẵng mới và ga Kim Liên, đề xuất xây dựng đường sắt đơn khổ lồng (1000 mm và 1435 mm) cho đoạn từ ga Lệ Trạch đến Ga Trung tâm logistics đường sắt (Ga hàng hóa Kim Liên mới).
Tuyến đường sắt chuyên dùng
– Tuyến đường sắt kết nối với cảng biển Liên Chiểu
Đề xuất bổ sung quy hoạch các tuyến đường sắt chuyên dùng kết nối giữa đường sắt quốc gia, Ga Trung tâm logistics đường sắt (Ga hàng hóa Kim Liên mới) với cảng biển Liên Chiểu và các đầu mối có nhu cầu thu gom, giải tỏa hàng hóa bằng đường sắt. Để hạn chế ảnh hưởng tới khu công nghiệp Liên Chiểu hiện hữu và giảm thiểu giải phóng mặt bằng, đề xuất hướng tuyến của tuyến nhánh đi sát ranh phía Bắc của đường Tạ Quang Bửu, sau đó rẽ trái để kết nối với Ga Trung tâm logistics đường sắt (Ga hàng hóa Kim Liên mới).
Quy hoạch tuyến nhánh đường sắt chuyên dụng kết nối ga Kim Liên với cảng biển Liên Chiểu, xây dựng đường đơn khổ 1000mm để phù hợp Quyết định số 1769/QĐ- TTg ngày 19/10/2021 phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Do tuyến đường sắt hiện có không đề cập mở rộng đường thành khổ 1435mm, việc kết nối sẽ thông qua các ga để chuyển đổi khổ đường.
– Đường sắt kết nối với Trung tâm logistics & ICD Hòa Nhơn
Tuyến đường sắt chuyên dùng kết nối cảng cạn ICD Hòa Nhơn với Ga Trung tâm logistics đường sắt (Ga hàng hóa Kim Liên mới). Tuyến này có chiều dài khoảng 16 km, đường đơn, khổ 1000 mm.
Tuyến chạy song song hành lang đường sắt tốc độ cao và đường sắt quốc gia. Nguồn kinh phí xây dựng tuyến: lấy từ nguồn vốn tư nhân. Tùy thuộc nhu cầu đầu tư, tuyến đường sắt chuyên dùng kết nối ICD Hòa Nhơn với Ga Trung tâm logistics đường sắt (Ga hàng hóa Kim Liên mới) và cảng Liên Chiểu sẽ thay thế bằng các phương thức gom container hiện đại (ví dụ bằng đường sắt trên cao gom container – Container Sky Rail).
Về ga đường sắt
Ga đường sắt:
– Ga Đà Nẵng
Giữ nguyên phương án quy hoạch theo Quyết định 359, cụ thể di dời ga Đà Nẵng hiện trạng ra khỏi trung tâm thành phố, xây dựng nhà ga đường sắt mới đặt tại khu vực phía Bắc nút giao giữa đường Bà Nà – Suối Mơ với đường bộ cao tốc (cách nút giao khoảng 2,3 km) thuộc khu vực xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang, gắn với việc hình thành hệ thống trung tâm thương mại dịch vụ là động lực phát triển khu vực phía Tây thành phố.
Tái phát triển khu vực Ga Đà Nẵng hiện trạng thành đầu mối trung chuyển vận tải hành khách công cộng chính tại trung tâm thành phố kết hợp phát triển thương mại, dịch vụ, nhà ở theo định hướng phát triển TOD.
Chức năng và quy mô ga Đà Nẵng quy hoạch như sau:
+ Chức năng chính của ga Đà Nẵng mới là ga đầu mối hành khách, hàng hóa, kỹ thuậtvà lập tàu. Ga Đà Nẵng mới sẽ kết hợp với ga khách của tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam, lại vừa là đầu mối kết nối với hệ thống đường sắt đô thị trên địa bàn Thành phố. Bao gồm công trình kiến trúc, hạ tầng tại khu ga tích hợp (đường sắt quốc gia, đường sắt tốc độ cao; depot, kho hàng hóa (phục vụ cho địa phương) và các công trình phụ trợ khác có liên quan.
+ Quỹ đất dành cho ga Đà Nẵng mới được xác định dựa trên Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc Nam do Bộ GTVT lập năm 2019 và Báo cáo khảo sát thu thập dữ liệu của Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) lập năm 2019. Tổng diện tích đất dành cho khu ga Đà Nẵng khoảng 30ha, Depot đường sắt cao tốc khoảng 50-60 ha.
Phân kỳ đầu tư:
+ Giai đoạn 2021-2030: xây dựng phần khu ga hành khách mới dành cho đường sắt quốc gia Bắc Nam với quy mô 9-10 ray và diện tích 5-6 ha;
+ Giai đoạn sau 2030: xây dựng phần khu ga hành khách mới dành cho đường sắt tốc độ cao Bắc Nam với với quy mô 4 ray và diện tích 3-4 ha.
– Ga Trung tâm logistics đường sắt (Ga hàng hóa Kim Liên mới) Nâng cấp và phát triển ga Kim Liên hiện trạng (giáp đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu) thành Ga Trung tâm logistics đường sắt (Ga hàng hóa Kim Liên mới), có chức năng là ga kỹ thuật, lập tàu và xếp dỡ hàng hóa đi khu vực phía Bắc và phía Nam, đồng thời phục vụ khu cảng Liên Chiểu trong tương lai.
– Ga Lệ Trạch
Trong QHC 359 và Quy hoạch mạng lưới đường sắt sau năm 2020 đểu không đề cập phương án quy hoạch ga Lệ Trạch.
Do hướng tuyến đường sắt quốc gia qua địa phận Đà Nẵng được cải tuyến, không kết nối được vời ga Lệ Trạch hiên nay, do đó đề xuất xây dựng ga Lệ Trạch mới tại Lệ Sơn, xã Hòa Châu, Hòa Vang. Ga Lệ Trạch sẽ có chức năng là ga kỹ thuật, lập tàu và xếp dỡ hàng hóa đi khu vực phía Nam nhằm giảm tải cho ga Đà Nẵng và hỗ trợ hệ thống vận tải đường thủy Quốc gia.
+ Giai đoạn 2021-2030: xây dựng ga Lệ Trạch mới với quy mô dự kiến khoảng 5-6 ha. Khu đất xây mới chủ yếu là đất trống chưa xây dựng nên hầu như không cần giải phóng mặt bằng.
+ Giai đoạn sau 2030: Trong tương lai có thể nghiên cứu xây dựng ga Lệ Trạch theo mô hình ga kết hợp trung tâm Logistic.
Depo đường sắt:
Quy hoạch các vị trí Depo đường sắt phục vụ cho việc vận hành, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống GTCC khối lượng lớn như trong bảng dưới đây.
Đường thuỷ
a) Cảng biển:
Định hướng phát triển cảng biển Đà Nẵng là cảng tổng hợp quốc gia, đảm nhận vai trò cảng cửa ngõ Quốc tế ở khu vực miền Trung (loại IA). Tiếp tục đầu tư phát triển đồng bộ bến cảng, luồng vào càng, hệ thống dịch vụ hỗ trợ cảng, giao thông liên kết cảng với hệ thống giao thông quốc gia.
Cảng Liên Chiểu
– Quy mô: Đầu tư xây dựng mới với diện tích 450 ha (bao gồm cả phần mặt nước), diện tích hậu cần cảng khoảng 195 ha.
– Chức năng: Cảng hàng hóa với các bến cảng container, tổng hợp, hàng rời và bến cảng hàng lỏng. Nghiên cứu phát triển để đảm nhận vai trò khu bến chính của cảnh cửa ngõ quốc tế tại khu vực miền Trung.
– Công suất: Tiếp nhận tàu trọng tải 100.000 tấn, tàu công ten nơ có sức chở đến 8.000 TEU với công suất: 50 triệu tấn/năm.
– Kết nối vào cảng:
+ Kết nối với đường sắt quốc gia: Phương án 1 xây dựng tuyến đường sắt chuyên dụng kết nối Ga Trung tâm logistics đường sắt (Ga hàng hóa Kim Liên mới) với cảng Liên Chiểu; hoặc Phương án 2 – Bố trí bãi làm hàng của cảng Liên Chiểu ngay sát ranh giới phía Đông Ga Trung tâm logistics đường sắt (Ga hàng hóa Kim Liên mới) và kết nối bằng xe đầu kéo, cần cẩu hoặc phương thức gom phát container khác.
+ Kết nối với đường bộ: Định hướng xây dựng tuyến đường kết nối từ điểm giao với đường Nam hầm Hải Vân kết nối cho tới khu bến của cảng Liên Chiểu. Chiều dài dự kiến là 5 -6 km và quy mô mặt cắt ngang là 4-6 làn xe.
Cảng Tiên Sa
Sớm xây dựng đề án, lộ trình chuyển đổi Cảng Tiên Sa thành cảng biển du lịch quốc tế theo quy hoạch đã được phê duyệt và di dời Cảng Đà Nẵng sang đầu tư, khai thác tại cảng Liên Chiểu.
– Quy mô: Cảng Tiên Sa là cảng biển nước sâu mang tầm vóc lớn nhất khu vực miền Trung Việt Nam, đóng vai trò phát triển kinh tế khu vực cùng thành phố Đà Nẵng.
– Chức năng: phục vụ liên vùng và tiếp chuyển hàng cho Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Đông Bắc Vương quốc Thái Lan; có các bến Container, tổng hợp, hàng rời, bến cảng khách quốc tế. Sớm xây dựng đề án, lộ trình chuyển đổi Cảng Tiên Sa thành cảng biển du lịch quốc tế theo quy hoạch đã được phê duyệt và di dời Cảng Đà Nẵng sang đầu tư khai thác tại cảng Liên Chiểu
– Công suất: Tiếp nhận tàu trọng tải từ 30.000 – 50.000 tấn, tàu container có sức chở đến 4.000 TEU, tàu khách du lịch quốc tế đến 225.000 GT.
– Tuyến vận chuyển hàng hóa chính kết nối với Cảng Tiên Sa đang bố trí dọc theo đường AH17 (Yết Kiêu, Ngô Quyền, Ngũ Hành Sơn, Tiên Sơn, Cách Mạng Tháng 8, Trường Sơn, Quốc lộ 14B) và đường Quốc lộ 14G nhằm cung cấp kết nối trực tiếp đến đường Vành đai ngoài, CHKQT Đà Nẵng và đường cao tốc Quốc gia.
Khu bến Thọ Quang
– Chức năng: Khu bến Thọ Quang là bến cảng tổng hợp được xây dựng phục vụ di dời các bến sông Hàn.
– Công suất: Bến cảng cho tàu trọng tải từ 10.000 đến 20.000 tấn, có bến chuyên dùng cho tàu trọng tải từ 5.000 đến 10.000 tấn. Năm 2020 tổng công suất bến cảng khoảng 2 triệu tấn/năm. Đến năm 2030 định hướng tổng công suất bến cảng khoảng 3,5 triệu tấn/năm. Dự án nâng cấp luồng hàng hải vào khu bến cảng Thọ Quang đã được Bộ GTVT duyệt chủ trương đầu tư và Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận bổ trí vốn để thực hiện.
b) Đường thủy nội địa:
Quy hoạch các tuyến vận tải du lịch thủy nội địa kết nối cảng Tiên Sa và cảng sông Hàn; các tuyến vận tải du lịch từ cảng Tiên Sa đi vòng quanh bán đảo Sơn Trà, tuyến cảng Tiên Sa – khu du lịch làng Vân – hòn Sơn Trà Con; tuyến cảng Tiên Sa – Cửa Đại – Cù Lao Chàm và các tuyến đường thủy nội địa trên sông Hàn, sông Túy Loan, sông Yên, sông Cu Đê, sông Cổ Cò. Ngoài ra, để phục vụ vận tải hành khách đường thủy nội địa, các bến tàu dự kiến sẽ được bố trí dọc theo các tuyến sông.
Các định hướng quy hoạch phát triển đường thủy nội địa và các cảng đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng được tổng hợp dưới đây.
Bản đồ QHGT TP Đà Nẵng (30 MB)
Tổng hợp bởi Duan24h.net
(Quy hoạch giao thông TP Đà Nẵng : Cẩm Lệ, Hải Châu, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Thanh Khê, Hòa Vang, Hoàng Sa.)
Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG
0934.569.938 (ZALO 247)