Quy hoạch hạ tầng giao thông tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy và trung tâm logistics.

Hiện trạng giao thông tỉnh Hải Dương

Giao thông đường bộ

Cao tốc: Tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng qua địa bàn tỉnh 40Km với 6 làn xe cơ giới, 02 làn khẩn cấp, có 01 nút giao khác mức liên thông với QL.38B.

Hiện nay tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng được đầu tư với chất lượng đường tốt, tuyến đường đã góp phần hoàn thiện kết giao thông tỉnh Hải Dương đến các khu vực kinh tế trọng điểm trong khu vực, đặc biệt là tam giác kinh tế phía Bắc mà hạt nhân là Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.

Quốc lộ: Mạng lưới Quốc lộ hiện có trên địa bàn tỉnh chiều dài 190Km

– Tuyến đường QL.5 chiều dài trên địa bàn 44,1Km, tiêu chuẩn đường cấp II, quy mô 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ.

– Tuyến đường QL.18 chiều dài trên địa bàn dài 20Km, tiêu chuẩn đường cấp III, quy mô 2 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ.

– Tuyến đường QL.37 chiều dài trên địa bàn 64,3Km, tiêu chuẩn cơ bản đường cấp IV, quy mô 2 làn xe hỗn hợp; một số đoạn đạt cấp III quy mô 2 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ.

– Tuyến đường QL.38 chiều dài trên địa bàn 13,8Km, tiêu chuẩn đường cấp III, quy mô 2 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ.

– Tuyến đường QL.38B chiều dài trên địa bàn 19,2Km, tiêu chuẩn đường cấp III, quy mô 2 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ.

Nhà ở xã hội TP mới Bình Dương ✅, LOẠI THẤP TẦNG (1 TRỆT, 1 LẦU GỒM ĐẤT) hỗ trợ tư vấn làm hồ sơ trả góp lãi suất 4,8%/năm qua Ngân hàng chính sách, liên hệ 0888 266 898 (Ms Ngoan, cập nhật lúc 03:29 PM, 29/03/2024)


– Tuyến đường QL.17B chiều dài trên địa bàn 27,6Km, tiêu chuẩn cơ bản đường cấp IV, quy mô 2 làn xe hỗn hợp; một số đoạn đạt cấp III quy mô 2 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ.

– Tuyến đường QL.10 chiều dài trên địa bàn 01Km, tiêu chuẩn đường cấp III, quy mô 4 làn xe, 2 làn xe thô sơ.

Đường tỉnh : Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 24 tuyến đường tỉnh bao gồm: đường tỉnh, đường gom cao tốc, đường 62m, đường trục Bắc – Nam với tổng chiều dài 487,4 Km.

Giao thông đường thuỷ

Trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện có 20 tuyến đường sông với tổng chiều dài 419km trong đó:

Trung ương quản lý 14 tuyến sông với chiều dài 297 km (nằm trong 2/4 hành lang vận tải Quốc gia khu vực phía Bắc: Quảng Ninh – Hải Phòng – Hà Nội và Quảng Ninh – Hải Phòng – Ninh Bình).

Địa phương quản lý 06 tuyến sông với tổng chiều dài 122 km nằm trên hệ thống sông Bắc Hưng Hải.

Công trình thủy nội địa

Cảng thủy nội địa:

– Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 43 cảng sông nằm trên các tuyến đường thuỷ do trung ương quản lý.

– Hệ thống cảng chủ yếu với chức năng là cảng chuyên dùng, quy mô cảng nhỏ lẻ, chưa đủ điều kiện xếp dỡ container.

– Hệ thống cảng sông phân bổ chủ yếu trên các tuyến sông nằm trong 2 hành lang vận tải Quốc gia khu vực phía Bắc.

Bến thủy nội địa:

– Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 378 bến bao gồm các bến thuỷ, bến khách trong đó có 201 bến có phép và 178 bến không phép. Trong đó:

– Đối với bến thuỷ nội địa trên các tuyến sông Trung ương quản lý: Hiện nay có 136 bến được cấp phép hoạt động. Ngoài ra có 116 bến chưa được công bố hoạt động trong đó có 58 bến thuỷ nội địa năm trong Quy hoạch và 58 bến thuỷ không có trong Quy hoạch.

– Đối với bến thuỷ nội địa trên sông địa phương quản lý: Hiện có 1 bến có giấy phép hoạt động và 42 bến không có giấy phép hoạt động.

Giao thông đường sắt


Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hải Dương có 2 tuyến đường sắt Quốc gia và 1 tuyến đường sắt chuyên dùng:

– Tuyến đường sắt Hà Nội- Hải Phòng, dài 46km, khổ đơn 1.000mm, có 6 ga, chủ yếu nằm trong khu vực dân cư, khả năng mở rộng khó khăn. Các ga chỉ có 3 đường tránh, riêng ga Hải Dương có 6 đường tránh, diện tích sân ga nhỏ (từ 220 – 1120m2).

– Tuyến đường sắt Kép – Hạ Long, dài 9km, khổ đo 1.435mm, có 1 ga Chí Linh. Hiện nay chỉ có tàu hàng hoạt động.

– Tuyến đường sắt chuyên dùng Bến Tắm – Phả Lại, phục vụ vận chuyển cung cấp nhiên liệu cho Nhà máy nhiệt điện Phả Lại.

Quy hoạch giao thông tỉnh Hải Dương

Giao thông đường bộ

Phát triển mạng lưới giao thông đường cao tốc:

Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (CT.04)

– Giai đoạn đến năm 2030:

+ Duy trì khai thác tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng. Xây dựng bổ sung nút giao kết nối ĐT.392 và ĐT.390 trong giai đoạn 2021-2025 để nâng cao năng lực khai thác vận tải tuyến đường cao tốc.

+ Xây dựng đường gom hai bên cao tốc, đoạn qua các huyện Bình Giang, Gia Lộc, Tứ Kỳ (từ cầu Bãi Sậy đến ĐT.391). Quy mô tối thiểu là đường cấp III đồng bằng.

– Giai đoạn đến 2050:

Xây dựng nâng cấp mở rộng đường gom, đường song hành hai bên đồng bộ với hệ thống đường sắt cao tốc Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng. Đường ô tô cao tốc HN-HP quy mô 6 làn xe, đường gom hai bên tối thiểu cấp III, phạm vi đất dành cho đường bộ tối thiểu là 107m, gồm:

Nền đường cao tốc 33m + hành lang hai bên 2×21,5m + đường gom 2×15,5m (mặt đường 10,5m + vỉa hè 5m). Riêng đoạn đường vành đai 2 Thành phố Hài Dương đi trùng với đường gom bên trái đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, quy mô đường gom là 29m (mặt đường 24m + vỉa hè 5m).

Đồng thời, tích hợp tuyến đường sắt tốc độ cao Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng chạy song song tiếp giáp, phạm vi đất dành cho đường sắt tối thiểu là 50m, gồm: Nền đường sắt dài 20m + đất bảo vệ công trình đường sắt 2×7,5m + hành lang bên trái 15m.

Cao tốc Nội Bài – Hạ Long (CT.09)

Xây dựng tuyến đường cao tốc Nội Bài-Hạ Long theo định hướng quy hoạch giao thông đường bộ đã phê duyệt, kết nối hành lang phát triển phía Bắc của tỉnh. Tuyến đường chạy qua địa bàn tỉnh có chiều dài khoảng 20km, quy mô 4 làn xe. Quy mô mặt cắt tuyến tối thiểu B=98m (Gồm nền đường, hành lang xây xanh và đường gom 2 bên).

– Giai đoạn đến năm 2030: Xây dựng quy mô, phân kỳ đầu tư theo đinh hướng của Bộ GTVT.

– Giai đoạn đến năm 2050: Xây dựng toàn tuyến đạt quy mô hoàn chỉnh theo quy hoạch, đồng thời xây dựng hệ thống đường gom 2 bên với quy mô đường gom tối thiểu cấp III.

Đường vành đai 5 vùng thủ đô

Xây dựng tuyến đường vành đai 5 – vùng Thủ Đô trong giai đoạn 2021-2030 theo định hướng quy hoạch giao thông đường bộ đã phê duyệt, tuyến đường xây dựng trở thành tuyến đường trục dọc chính của tỉnh. Tuyến đường qua tỉnh Hải Dương với chiều dài khoảng 53km, quy mô 6 làn xe trong đó tại điểm cầu vượt sông Luộc đi trùng đường trục Bắc – Nam đến đường ĐT.392 có chiều dài khoảng 9km.

Hệ thống đường vành đai đô thị Hà Nội được định hướng cấp cao tốc kết nối các tỉnh vùng thủ đô Hà Nội và kết nối với cao tốc Bắc Nam đi các tỉnh miền Trung thuận lợi phát triển giao thông vận tải liên vùng.

– Giai đoạn đến năm 2030: Xây dựng quy mô, phân kỳ đầu tư theo đinh hướng của Bộ GTVT.

– Giai đoạn đến năm 2050: Nâng cấp toàn tuyến đạt quy mô hoàn chỉnh theo quy hoạch, đồng thời xay dựng hệ thống đường gom 2 bên với quy mô đường gom tối thiểu cấp III. 

Phát triển mạng lưới đường quốc lộ :

Xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện các yếu tố kỹ thuật các tuyến đường theo quy mô cấp đường tối thiểu theo quy hoạch giao thông đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 đã được phê duyệt,. Đối với các tuyến đường qua khu đô thị quy hoạch mở rộng đường chính và xây dựng đường gom theo nhu cầu phát triển của tỉnh bằng nguồn vốn của địa phương. Trong đó:

Quốc lộ 5:

– Giai đoạn đến năm 2030:

+ Giữ nguyên quy mô đường cấp II, quy mô 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ, quy mô chỉ giới quy hoạch toàn tuyến Bn=82m (bao gồm 25m nền mặt đường QL5+dải phân cách đường gom+2×12,5m đường gom).

+ Xây dựng mở rộng đường gom hai bên (đoạn qua thành phố Hải Dương) với quy mô tối thiểu Bm=11,0-15,0m mỗi bên. Từng bước đầu tư hoàn thành các đoạn đường gom còn lại qua địa phận các huyện Bình Giang, Cẩm Giàng, Nam Sách, Kim Thành và Kinh Môn (quy mô tối thiểu Bn=12,5m, Bm=7,5m).

– Giai đoạn tầm nhìn đến năm 2050: Xây dựng giao thông trên cao bằng hình thức cầu cạn cho đoạn qua thành phố Hải Dương. Quy mô đường trên cao tối thiểu 4 làn xe.

Quốc lộ 10

Giữ nguyên quy mô đường cấp III, quy mô 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ, trong đó cải tạo, nâng cấp mặt đường thường xuyên để đảm bảo giao thông đi lại thuận lợi, an toàn.

Quốc lộ 18:

– Giai đoạn đến năm 2030:

+ Duy trì khai thác tuyến đường với quy mô đường cấp III, quy mô 4 làn xe, trong đó cải tạo, nâng cấp mặt đường thường xuyên để đảm bảo giao thông đi lại thuận lợi, an toàn. Xây dựng cầu vượt trên QL18 tại các nút giao với QL37, đường vành đai V. Trong giai đoạn 2021-2030 quy hoạch tuyến đường trục ngang với chức năng là tuyến phân tải nhằm giảm tải cho tuyến quốc lộ 18 hiện hữu hiện đã mãn tải.

+ Tuyến đường phân tải kết nối từ trục đường tốc độ cao Đông Triều-Quảng Yên kết nối với Quốc lộ 37 và đoạn tuyến từ Quốc lộ 37 đến cầu Đồng Việt kết nối tỉnh Bắc Giang. Quy hoạch toàn tuyến đạt tối thiểu cấp III, 4 làn xe. Xây dựng cầu vượt tại nút giao với đường sắt và QL18.

– Giai đoạn đến năm 2050: Xây dựng hoàn chỉnh tuyến đường phân tải đạt quy mô tối thiểu cấp II.

Quốc lộ 38

– Giai đoạn đến năm 2030:

+ Giữ nguyên quy mô đường cấp III, quy mô 2 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ, trong đó xây dựng các tuyến tránh để giảm tải cho quốc lộ 38 hiện hữu.

+ Quy hoạch tuyến tránh phía Tây QL38 để tránh khu vực trung tâm thị trấn Kẻ Sặt, huyện Bình Giang và các khu dân cư Lương Điền, Cẩm Giàng và Ngọc Liên. Hướng tuyến dự kiến: Đoạn qua địa phận huyện Bình Giang đi theo tuyến quy hoạch tuyến kết nối mớii giữa QL38 địa phận xã Thúc Kháng và đi theo hướng Tây Bắc sang địa phận xã Tráng Liệt; vượt sông Sặt sang địa phận huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nối QL5 (đoạn trùng tuyến nối QL38 đến QL5). Đoạn từ QL5 kéo dài về phía Bắc để nhập về QL38 tại khu vực xã Ngọc Liên, huyện Cẩm Giàng.

+ Đầu tư xây dựng đoạn tránh phía Tây từ đầu tuyến đến QL5 theo tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp III đồng bằng.

– Giai đoạn đến năm 2050: Xây dựng nút giao liên thông tuyến tránh với QL5; thực hiện đầu tư xây dựng đoạn tuyến tránh còn lại nối QL5 với QL.38 tại Ngọc Liên, Cẩm Giàng.

Quốc lộ 37 (vành đai 3 phía Bắc):

– Giai đoạn đến năm 2030:

+ Nâng cấp QL37 toàn tuyến với quy mô tối thiểu đường cấp III đồng bằng; các đoạn qua địa bàn thành phố Chí Linh theo quy mô quy hoạch chung xây dựng TP Chí Linh.

+ Đề xuất điều chỉnh đoạn tuyến qua trung tâm thành phố Hải Dương thành đường địa phương (đoạn từ nút giao Gia Lộc Km47+888 – cầu Phú Tảo – Ngô Quyền – QL.5); thay thế nâng cấp lên QL bằng tuyến đường hiện có (đường 62m kéo dài – cầu Lộ Cương – Đại lộ Võ Nguyên Giáp – QL5).

+ Đề xuất điều chỉnh chuyển đoạn từ ngã ba Tiền Trung (Km61+900/QL5) đến ngã ba Sao Đỏ QL18 thành đường địa phương; thay thế và nâng lên quốc lộ 37 bằng đoạn nối từ QL5 (nút giao đường Ngô Quyền TP Hải Dương) đi theo tuyến kết nối đường dẫn cầu hàn đến QL18 tại Văn An, Chí Linh. Quy mô đoạn tuyến điều chỉnh tối thiểu cấp II.

– Giai đoạn đến năm 2050: Giai đoạn đến năm 2050: Xây dựng các nút giao khác mức (liên thông hoặc trực thông) với các tuyến: Đường vành đai V vùng Thủ đô, đường trục Đông Tây tỉnh Hải Dương (đường 396 kéo dài), ĐT.392, QL.38B, đường vành đai I+II thành phố Hải Dương, QL5, ĐT.397… và duy trì quy mô tối thiểu đường cấp II-III đồng bằng.

Quốc lộ 17B (quốc lộ thứ yếu)

– Giai đoạn đến năm 2030: Cải tạo, nâng cấp duy trì đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp IV, 2 làn xe trên toàn tuyến trong đó cải tạo, nâng cấp mặt đường thường xuyên để đảm bảo giao thông đi lại thuận lợi, an toàn.

– Giai đoạn đến năm 2050: Duy trì khai thác tuyến đạt quy mô tói thiểu cấp IV. Đề xuất điều chỉnh hướng tuyến QL17B thay thế bằng tuyến nối QL18 với cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đến giao với đường tỉnh 390 – Cầu Quang Thanh – Quốc lộ 10.

Quốc lộ 38B (quốc lộ thứ yếu)

– Giai đoạn đến năm 2030: Giữ nguyên quy mô đường cấp III, quy mô 2-4 làn xe. Xây dựng tuyến tránh tuyến tránh quốc lộ 38B trên địa bàn huyện Thanh Miện nhằm giảm tải cho tuyến QL38B hiện trạng, tăng tính kết nối với tỉnh Thái Bình. Quy hoạch đoạn tuyến tránh với quy mô tối thiểu cấp III.

– Giai đoạn đến năm 2050: Duy trì khai thác tuyến đường QL38B với quy mô tối thiểu cấp III, xây dựng nút giao khác mức với đường trục Đông – Tây.

Phát triển mạng lưới giao thông đường tỉnh

– Xây dựng các tuyến đường tỉnh mới, các tuyến đường tỉnh kéo dài kết nối khu vực các tỉnh lân cận, các tuyến đường có tính chất kết nối liên vùng tăng khả năng kết nối giao thông vận tải, khai thác được quỹ đất trên dọc tuyến, thu hút đầu tư phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

– Các tuyến đường trục chính kết nối trong mạng lưới đường tỉnh có vị trí vai trò quan trọng để quy hoạch mở rộng và xây dựng mới đồng bộ theo quy mô tối thiểu đường cấp II, cấp III đồng bằng (4-6 làn xe); kết nối liên vùng huyện và tạo điều kiện khai thác các quỹ đất và tiềm năng; thuận lợi cho việc kết nối các đầu mối giao thông quan trọng (các cao tốc HN-HP, Nội Bài-Hạ Long, Vành đai V vùng thủ đô, các quốc lộ huyết mạch: QL.5, QL.18, QL.37, QL.38 và 38B, cụ thể:

– Trục chính kết nối các vùng huyện Cẩm Giàng, Bình Giang, Thanh Miện, Ninh Giang, Thanh Hà gồm: ĐT.394B (đoạn QL5-Thái Học); ĐT.392 (đoạn Thái Học – nút giao với đường trục Bắc Nam huyện Thanh Miện); đường trục Bắc – Nam huyện Thanh Miện; ĐT.396 (đoạn cống Tiêu Lâm đến ĐH.01 Ninh Giang); ĐT.396 kéo dài đến nút giao ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (xã Vĩnh Lập, huyện Thanh Hà). Riêng đoạn đi trùng ĐT.396 hiện nay (cống Tiêu Lâm đến ĐH.01 Ninh Giang), được hỗ trợ phân tải bằng đường trục Đông Tây huyện Ninh Giang.

– Trục chính kết nối các huyện Thanh Hà, Kim Thành và thị xã Kinh Môn: Quy hoạch hướng tuyến nối nút giao đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đến QL.18 (tỉnh Quảng Ninh) kéo dài kết nối cao tốc Nội Bài-Hạ Long.

– Trục kết nối các huyện Nam Sách, TP Chí Linh và TX Kinh Môn theo hướng tuyến ĐT.397 nối tỉnh Bắc Ninh với QL37 tại đầu cầu Bình; Tuyến ĐT.389B kéo dài kết nối TX Kinh Môn và TP Chí Linh; ĐT.389B đến QL.17B.

– Xác định các trục đường tỉnh chính yếu, kết nối các trung tâm đô thị trên địa bàn tỉnh (Đường trục Bắc – Nam; ĐT.389, ĐT.389B, ĐT.390, ĐT.390B, ĐT.390C (chuyển từ QL37), ĐT.391, ĐT.392, ĐT.395, ĐT.396, ĐT.397 và các tuyến đường kết nối liên vùng mới …) với quy mô tối thiểu là đường cấp III đồng bằng. Các tuyến đường tỉnh còn lại, quy mô quy hoạch tối thiểu là đường cấp IV đồng bằng.

– Điều chỉnh hướng tuyến một số đoạn đường tỉnh đi qua các đô thị, dân cư tập trung, thay thế bằng các tuyến định hướng mới với quy mô tối thiểu cấp III.

– Xây dựng các cầu mới qua sông tăng kết nối, giảm thời giai đi lại giữa các địa phương trong đó ưu tiên xây dựng: Cầu An Đồng (kết nối huyện Ninh Giang với huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình), cầu Kênh Vàng (kết nối huyện Nam Sách với huyện Lương Tài, Bắc Ninh), cầu Đồng Việt (kết nối TP. Chí Linh với huyện Yên Dũng, Bắc Giang), cầu qua sông Lạch Tray kết nối với KCN Tràng Duệ mở rộng, cầu Tú kết nối huyện Thanh Hà (Hải Dương)với huyện An Lão (Hải Phòng), cầu qua sông Phi Liệt và sông Hàn nối thị xã Kinh Môn (Hải Dương) với huyện Thuỷ Nguyên (Hải Phòng), cầu qua sông Đá Vách nối thị xã Kinh Môn (Hải Dương) với thị xã Đông Triều (Quảng Ninh),…

*/ Đề xuất quy hoạch các tuyến đường tỉnh cụ thể:

– Đường tỉnh 389:

Giai đoạn đến năm 2030:

+ Mở rộng đường đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp III đồng bằng, quy mô 2-4 làn xe; riêng đoạn từ dốc mông đến cầu Triều mới (đi trùng với trục Bắc Nam) đạt tiêu chuẩn đường cấp II, quy mô 4 làn xe và đoạn qua các khu dân cư đô thị thực hiện theo quy hoạch đô thị.

+ Điều chỉnh hướng tuyến: Đoạn từ nút giao đường dẫn cầu Triều (Km9+600) – phà Triều cũ – Nút giao quy hoạch tuyến nối đầu cầu Triều đến ĐT.389 (tại xã Thái Sơn), chuyển thành đường nội bộ thị xã Kinh Môn. Thay thế đoạn tuyến này bằng đường dẫn đầu cầu Triều và tuyến nối đầu cầu Triều đến ĐT.389 (tại xã Thái Sơn) theo quy hoạch chung đô thị Kinh Môn.

Giai đoạn đến năm 2050: Xây dựng các nút giao khác mức với đường dẫn cầu Triều.

– Đường tỉnh 389B:

Giai đoạn đến năm 2030:

+ Đoạn từ QL17B đến giao với ĐT 389 cải tạo nâng cấp khoảng 3km còn lại đạt cấp IV và giữ nguyên quy mô cấp IV đối với đoạn tuyến hiện trạng và kéo dài đường tỉnh 389B để kết nối với QL.37 (thành phố Chí Linh) đạt tiêu chuẩn đường cấp II đồng bằng, quy mô tối thiểu 4 làn xe. Chiều dài đoạn kéo dài khoảng 6,5Km. Chỉnh tuyến đoạn từ QL.17B đến cầu Dinh kết nối với Hải Phòng theo quy hoạch chung thị xã Kinh Môn.

Giai đoạn đến năm 2050: Nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn cấp II đồng bằng, quy mô tối thiểu 4 làn xe. Xây dựng phần đường bên phải kênh Phùng Khắc theo quy hoạch chung đô thị Kinh Môn.

– Đường tỉnh 389C:

Đề xuất hướng tuyến bắt đầu từ nút giao đường tỉnh 389B (xã Quang Thành) đi theo hướng đường trục Bắc Nam tuyến phía Bắc chiều dài khoảng 10km đạt quy mô cấp II đồng bằng, kéo dài tuyến kết nối với đường tỉnh 390 và vành đai V vùng thủ đô theo hướng đi cầu Bùi Thị Xuân với chiều dài khoảng 6km quy mô tối thiểu cấp III đồng bằng.

Đường tỉnh 390:

+ Giai đoạn đến năm 2030: đoạn từ đường tỉnh 397 đến nút giao lập thể 390- QL5-Đ/sắt giữ nguyên như quy mô hiện trạng. Sau khi tuyến đường 397, cầu Hàn 2 và đoạn tuyến kéo dài đường 390C với Vành đai II (tại Khu CN An Phát) hoàn thành đưa vào khai thác thì chuyển đoạn tuyến từ đường 397 đến nút giao lập thể 390-QL5-Đ/sắt thành đường địa phương; đồng thời chuyển đường 390C thành đường 390 (lúc đó điểm đầu đường 390 giao với Vành đai II). Đoạn còn lại giữ nguyên hướng tuyến. Bổ sung đoạn nối đường dẫn nối cầu Quang Thanh (đã xây dựng) là ĐT.390.

+ Giai đoạn đến năm 2050: Nâng cấp mở rộng các đoạn đi trùng đường vành đai I theo quy mô quy hoạch đô thị thành phố Hải Dương. Xây dựng hoàn thiện đường gom hai bên theo quy hoạch chung xây dựng hai bên đoạn từ nút giao lập thể đến thị trấn Thanh Hà.

– Đường tỉnh 390B:

+ Giai đoạn đến năm 2030: Mở rộng đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp III, quy mô 2-4 làn xe. Điều chỉnh hướng tuyến như sau: Bổ sung tuyến đường gom bên phải đường sắt Hà Nội – Hải Phòng nhập thành ĐT.390B (đoạn từ nút giao lập thể Ngã ba Hàng đến ĐT.390B) tiếp tục đi theo hướng ĐT390B đến điểm giao ĐT390E, chuyển toàn bộ tuyến đường ĐT390E chuyển thành ĐT390B, đồng thời chuyển đoạn từ nút giao với ĐT 390E – cuối tuyến (TT Thanh Hà) thành đường địa phương.

+ Giai đoạn đến năm 2050: Duy trì quy mô tối thiểu đường cấp III, xây dựng các nút giao khác mức với đường trục Bắc Nam, đoạn tuyến phía Bắc (đoạn nối từ 390B đến QL5);

– Đường tỉnh 390C:

Chuyển tuyến ĐT390C thành đường địa phương và thực hiện nâng cấp, mở rộng theo quy hoạch của địa phương.

– Đường tỉnh 390D:

Giai đoạn đến năm 2030: Nâng cấp đề xuất chuyển thành QL.37 (thay thế đoạn tuyến QL.37 hiện có từ nút giao Ngô Quyền – đi trùng QL.5 – nút giao Tiền Trung-xã Quốc Tuấn), nâng cấp đường cấp II; từng bước xây dựng mở rộng và đầu tư đường gom hai bên theo Quy hoạch xây dựng vùng huyện Nam Sách. Đồng thời chuyển đoạn tuyến QL37 cũ từ nút giao với QL5 (ngã ba Tiền Trung) đến nút giao với tuyến tránh QL18 (Chí Linh) thành 390D và đoạn còn lại thành đường đô thị Chí Linh.

– Đường tỉnh 390E:

Giai đoạn đến năm 2030: Nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng, quy mô tối thiểu 2 làn xe; xây dựng cầu Giải (qua sông Rạng). Chỉnh tuyến cục bộ các đoạn từ phà Giải cắt QL.17B (qua khu dân cư Kim Đính huyện kim Thành) và đoạn cuối tuyến nối sang huyện An Dương, thành phố Hải Phòng.

Giai đoạn đến năm 2050: Nâng cấp toàn tuyến lên quy mô tối thiểu cấp III.

– Đường tỉnh 391:

Giai đoạn đến năm 2030:

+ Điều chỉnh đoạn từ QL5 đến vành dai I TP Hải Dương thành đường đô thị thành phố Hải Dương. 

+ Nâng cấp đoạn từ đường vành đai I TP Hải Dương đến Quý Cao (30Km) đạt tiêu chuẩn đường cấp II đồng bằng với quy mô 4 làn xe; điều chỉnh hướng tuyến đoạn từ xã Quang Phục đến xã Văn Tố đi theo tuyến tránh thị trấn Tứ Kỳ và đoạn 01 km (qua khu dân cư mới xã Nguyên Giáp) kéo dài nối QL.10 theo Quy hoạch chung xây dựng vùng huyện Tứ Kỳ.

+ Nâng cấp mở rộng đoạn Quý Cao đến Ninh Giang đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV, quy mô 2 làn xe; trong đó tích hợp khai thác đoạn đi chung mặt đê sông Luộc đồng bộ cho cả đê điều và giao thông. Chỉnh tuyến cục bộ để xây dựng cầu mới và nắn thẳng đoạn qua âu An Thổ. Điều chỉnh cục bộ hướng tuyến đoạn qua cụm công nghiệp Nguyên Giáp để tránh khu dân cư Quý Cao; Chuyển QL37 cũ thành đường tỉnh 391.

Giai đoạn đến năm 2050: Nâng cấp đoạn Quý Cao – QL.37 tối thiểu là đường cấp III, quy mô 2-4 làn xe.

– Đường tỉnh 392:

Giai đoạn đến năm 2030:

+ Điều chỉnh đoạn đầu tại QL38 mới.

+ Duy trì các phân đoạn đạt cấp III đồng bằng (Km0-Km15); nâng cấp các đoạn còn lại (đường cấp IV-V) đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp III, quy mô 2-4 làn xe.

+ Chỉnh tuyến cục bộ đoạn tuyến từ nút giao với đường Trục Bắc Nam (phía Nam) đến nút giao với QL37; đồng thời chuyển đoạn tuyến cũ thành đường huyện.

+ Xây dựng đoạn ĐT.392 kéo dài đã được xác định theo Quy hoạch xây dựng vùng huyện Tứ Kỳ, Thanh Hà và kế thừa Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT tỉnh Hải Dương đến năm 2020 để kết nối cầu Quang Thanh đi QL10 Hải Phòng. Tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, quy mô 2-4 làn xe.

Giai đoạn đến năm 2050: Duy trì tiêu chuẩn đường cấp III trên toàn tuyến. Xây dựng các nút giao khác mức QL.38B, VĐ5, QL.37.

– Đường tỉnh 392B:

Giai đoạn đến năm 2030:

+ Nâng cấp đường 392B hiện trạng theo quy mô tối thiểu đường cấp IV đồng bằng và chuyển toàn bộ tuyến thành đường huyện (trừ đoạn giao với ĐT 392C đến giao với ĐT 399 chuyển thành ĐT 392C).

+ Hoàn thành tuyến đường nối QL.38B (Triệu Nội – Thị trấn Thanh Miện) kết nối sang Quỳnh Lâm- Quỳnh Phụ Thái Bình theo quy hoạch vùng huyện Thanh Miện.

Nâng cấp đường tránh thành ĐT.392B mới, quy mô tối thiểu 2 làn xe.

Giai đoạn đến năm 2050: Hoàn thiện toàn bố tuyến đường theo quy mô cấp III đồng bằng.

– Đường tỉnh 392C:

+ Định hướng giữ nguyên hướng tuyến, quy mô nâng tối thiểu đường cấp IV đồng bằng (do đã có đường trục Đông Tây, huyện Thanh Miện thay thế đang đầu tư xây dựng kết nối tỉnh Hưng Yên).

+ Điều chuyển ĐT 392B đoạn từ với ĐT 392C đến giao với ĐT 399 và ĐT 399 đoạn từ giao với QL38B đến giao với ĐT 392B thành ĐT 392C.

– Đường tỉnh 393:

Giai đoạn đến năm 2030:

+ Đoạn từ đầu tuyến (giao với QL.37) đến nút giao với QL.38B thuộc thị trấn Gia Lộc, măt bằng hạn chế, khó khăn khi mở rộng: Bàn giao cho Uỷ ban nhân dân huyện Gia Lộc. Điều chỉnh điểm đầu tuyến từ nút giao với QL.37 sang nút giao với QL.38B trùng với nút giao cao tốc.

+ Đoạn từ nút giao với QL.38B đến ĐT.392 (ngã tư Đoàn Tùng) đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, quy mô 2-4 làn xe.

+ Đoạn từ ĐT.392 đến cầu Từ Ô: Mở rộng quy mô tối thiểu đường cấp IV đồng bằng, trong đó chuyển đoạn tuyến từ trục Bắc Nam Thanh Miện đến cầu Từ Ô chuyển thành đường huyện, xây dựng tuyến mới kết nối cầu Từ Ô (đã được xác định trong quy hoạch vùng huyện Thanh Miện) và chuyển thành ĐT.393, đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, quy mô 2-4 làn xe.

Giai đoạn đến năm 2050: Nâng cấp toàn tuyến là đường cấp III đồng bằng.

– Đường tỉnh 394:

Giai đoạn đến năm 2030:

+ Đoạn từ ĐT.394C đến QL5 mở rộng tối thiểu đường cấp IV chuyển thành đường huyện. Đoạn từ QL.5 đến đô thị Thái Học (Bình Giang) quy hoạch tối thiểu đường cấp III. Đoạn qua đô thị Thái Học (theo quy mô đường đô thị).

+ Đoạn từ ĐT.392 đến Hà Chợ đi Hưng Yên, quy hoạch đường cấp III và xây dựng cầu mới sang tỉnh Hưng Yên (thu hút nhân lực cho Vùng Công nghiệp Bình Giang – Thanh Miện).

Giai đoạn đến năm 2050: Duy trì quy mô quy hoạch tối thiểu đường cấp III. – Đường tỉnh 394B:

Hướng tuyến từ ĐT 280 (tỉnh Bắc Ninh) – Giao QL5 (Cẩm Giàng) – 394B – Giao ĐT.392 (nút giao với CT HN-HP – Trục Bắc Nam huyện Thanh Miện – Giao QL38B. Định hướng tuyến đường đạt quy mô tối thiểu cấp II, 4-6 làn xe.

– Đường tỉnh 394C:

Giai đoạn đến năm 2030: Định hướng giữ nguyên hướng tuyến, đồng thời bổ sung đoạn đường huyện 19 đoạn từ giao với QL38 đến địa phận tỉnh Hưng Yên thành ĐT394C. Nâng cấp đoạn tuyến đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV đồng bằng.

Giai đoạn đến năm 2050: Duy trì quy mô quy hoạch tối thiểu đường cấp IV.

– Đường tỉnh 395:

Giai đoạn đến năm 2030:

+ Đoạn đầu tuyến (giao với đường ĐT.391) đến hết thị trấn Gia Lộc (giao với QL38B) nâng cấp đạt quy mô cấp IV. Đoạn đi qua thị trấn Gia Lộc theo QHV huyện Gia Lộc.

+ Đoạn từ QL.38 đến trung tâm Kẻ Sặt: Nâng cấp tối thiểu đường cấp III đồng bằng (nắn chỉnh cục bộ đoạn tuyến vị trí đập Bá Thuỷ); riêng đoạn trung tâm Kẻ Sặt theo quy hoạch đô thị Kẻ Sặt.

Giai đoạn đến năm 2050: Duy trì quy mô quy hoạch tối thiểu đường cấp III.

– Đường tỉnh 396:

Giai đoạn đến năm 2030:

+ Hướng tuyến: Từ nút giao QL38B theo hướng đường trục Đông Tây huyện Thanh Miện – Giao ĐT.392B – đi theo hướng ĐT.396 hiện trạng – kéo dài đến cao tốc Hà Nội Hải Phòng.

+ Nâng cấp đường cấp III đồng bằng theo hướng tuyến hiện trạng; riêng đoạn từ cống Tiêu Lâm đến Đảo Cò có quy mô đường cấp IV đồng bằng, đồng thời chuyển đoạn tuyến thành đường huyện.

+ Kéo dài tuyến ĐT.396 theo dự án đường trục Đông Tây (tỉnh Hải Dương) và đoạn nối từ ĐT.391 (xã Cộng Lạc đến nút giao lên đường ô tô cao tốc Hà Nội Hải Phòng với quy mô đường cấp II đồng bằng. Đầu tư tuyến mới theo quy mô phân kỳ đường cấp II đồng bằng.

Giai đoạn đến năm 2050: Duy trì khai thác tuyến đường, nâng cấp cải tạo chất lượng mặt đường để khai thác giao thông được hiệu quả.

Đường tỉnh 396B

Giữ hướng tuyến như hiện nay, mở rộng, duy trì tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng.

– Đường tỉnh 396C:

Giữ hướng tuyến như hiện nay, nâng cấp quy mô toàn tuyến đạt tối thiểu cấp IV, 2 làn xe.

– Đường tỉnh 397:

Giai đoạn đến năm 2030: Xây dựng toàn tuyến đạt quy mô cấp II, 4 làn xe (Bn=18m, Bm=15m). Hướng tuyến điểm đầu tại QL37 đến cầu Kênh Vàng kết nối tỉnh Bắc Ninh.

Giai đoạn đến năm 2050: Xây dựng đường gom 2 bên, xây dựng nút giao khác mức với QL37.

– Đường tỉnh 398:

+ Nhánh 1 (qua đền thờ Chu Văn An) kết nối QL18 và QL37;

+ Nhánh 2 qua khu di tích đặc biệt quốc gia Côn Sơn có điểm đầu, điểm cuối giao với QL37;

+ Nhánh 3 bắt đầu tại điểm giao QL37 (ngã ba An Lĩnh) tới đền Bắc Đẩu;

+ Nhánh 4 điểm đầu giao cắt Nhánh 3 (gần nhã ba Đầu Rồng) và kết thúc tại bến phà Đồng Việt (giáp ranh tỉnh Bắc Giang). Tuyến nằm trên địa phận thành phố Chí Linh, với tổng chiều dài 23,65km, trong đó đi chung với QL37 là 3,95 km.

Giai đoạn đến năm 2030: chuyển toàn bộ thành đường địa phương; đồng thời chuyển đoạn tuyến: Cầu Đồng Việt – đi chung QL37 – giao QL18 – giao VĐ 5 – kết nối đường tốc độ cao của Quảng Ninh thành đường tỉnh và đặt tên là ĐT.398. Quy hoạch toàn tuyến ĐT.398 mới đạt quy mô cấp II đồng bằng.

Giai đoạn đến năm 2050: Duy trì khai thác, giữ quy mô đã xây dựng trong giai đoạn đến 2030.

– Đường tỉnh 398B:

Quy hoạch đoạn từ QL.18 đến Khu sinh thái hồ Bến Tắm (7,5Km) theo quy hoạch xây dựng chung thành phố Chí Linh (đường đô thị) và phương án ý tưởng quy hoạch Khu sinh thái hồ Bến Tắm. Đoạn còn lại quy mô tối thiểu đường cấp IV.

Quy hoạch bổ sung nhánh nối ĐT.398B đến ĐT.345 (tỉnh Quảng Ninh) đã xây dựng; bổ sung quy hoạch tuyến nối sang địa phận tỉnh Bắc Giang. Quy mô tối thiểu đường cấp IV đồng bằng.

– Đường tỉnh 399:

Định hướng chuyển đoạn giao với QL38B đến giao với ĐT 392B thành ĐT 392C và chuyển đoạn còn lại thành đường huyện, giữ quy mô tối thiểu cấp III.

– Đường 62m:

Giai đoạn đến năm 2030:

+ Đầu tư hoàn chỉnh quy mô quy hoạch B=62m (bao gồm mặt đường xe cơ giới 6×3,75=22,5m, dải phân cách giữa 11,5m, dải an toàn 2×0,5m=1,0m, chiều rộng làn xe thô sơ 2×3,0m=6,0m, dải an toàn giữa làn xe thô sơ và cơ giới 2×0,5=1,0m, chiều rộng hè đường 2×10,0m=20,0mmặt đường 2×11,5m+dải phân cách giữa 11m+vỉa hè 2x10m).

+ Chuyển toàn bộ đường 62m và bổ sung đoạn nối từ cầu Lộ Cương đến QL5 và đề nghị Bộ GTVT nâng cấp đoạn từ nút giao Gia Lộc đến QL.5 thành QL.37 (thay thế đoạn QL.37 từ nút giao Gia Lộc – cầu Phú Tảo – Đường Ngô Quyền – QL.5).

Giai đoạn đến năm 2050: Đầu tư các nút giao khác mức với đường vành đai I thành phố Hải Dương; nút giao liên thông khác mức QL5.

– Đường trục Bắc-Nam

Tuyến phía Nam: Thực hiện theo phương án quy hoạch hai bên đường trục Bắc Nam đã được duyệt. Trong đó:

+ Đến 2030: Giữ nguyên quy mô đường cấp III đồng bằng.

+ Đến 2050: Đoạn 9Km đi trùng đường vành đai V đầu tư theo quy mô hoàn chỉnh B=133m; đoạn còn lại thực hiện theo quy mô Bn=98m theo quy hoạch hai bên đường trục Bắc Nam được duyệt.

Tuyến phía Bắc: từ ĐT.390B đến cầu Triều. Trong đó:

+ Đến 2030: Xây dựng tuyến đường từ ĐT.390B đến ĐT.389 theo quy mô được duyệt Bn=25m, đường cấp II đồng bằng. Nâng cấp đoạn còn lại (đoạn tuyến đi trùng với ĐT.389 đến cầu Triều) đạt quy mô cấp III đồng bằng.

+ Đến 2050: Xây dựng theo quy mô hoàn chỉnh.

– Đường tỉnh đề xuất mới

+ Tuyến đường nối từ QL18 đến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng. Quy hoạch quy mô đường cấp II.

+ Trục nối từ QL18 (nút giao đường trục từ ĐT 397 đến QL18 ga Cổ Thành, Chí Linh) – Đường trục TP Chí Linh – Giao QL37 – Giao VĐ5- vượt sông Kinh Thày (đò Bố Ơi) – Giao đường dẫn cầu Triều – Giao ĐT 389 – Đường trục nối CT. Quy mô tuyến tối thiểu cấp III đồng bằng.

+ Trục nối từ nút giao giữa VĐ 2 thành phố Hải Dương, VĐ5 (Nam Sách) – Giao ĐT 389 – Theo trục Đông – Tây của TX Kinh Môn – Cầu Dinh. Quy mô tuyến tối thiểu cấp III đồng bằng.

+ Trục nối từ VĐ 1 (xã Tiền Tiến, TP Hải Dương) – VĐ2, VĐ5 (xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà) – qua xã: Thanh Khê, Thanh Thuỷ, Thanh Xuân, huyện Thanh Hà – Vượt sông Rạng – Qua xã: Liên Hoà, Tam Kỳ, huyện Kim Thành – QL10 (TP Hải Phòng).

Giao thông đường sắt

Đường sắt qua tỉnh phục vụ vận tải hàng hóa có khối lượng lớn trong vùng và quốc tế thông qua cảng Hải Phòng và Quảng Ninh.

Định hướng nâng cấp và quy hoạch mới các tuyến đường sắt tạo mối liên kết vùng, vận tải hành khách trên những chuyến tàu có tiện nghi tốt và tốc độ cao.

Giai đoạn đến năm 2030:

– Duy trì khai thác tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng, tuyến đường sắt Kép – Hạ Long. Tập trung nâng cao năng lực, chất lượng vận tải và cải tạo nâng cấp hạ tầng phục vụ giao thông đường sắt đưa đường sắt đạt các cấp kỹ thuật đường sắt quốc gia.

Nâng cấp, mở rộng các ga đường sắt hiện trạng, phát triển các kho bãi để nâng cao năng lực vận tải hàng hoá đường sắt.

– Hoàn thành và đưa vào khai thác tuyến đường sắt Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân nối thủ đô Hà Nội với TP. Hạ Long. Đoạn đi qua Hải Dương trùng với tuyến đường sắt chuyên dụng Bến Tắm Phả Lại. Đường đơn, khổ lồng 1.000 mm và 1.435 mm. Quy mô mặt cắt tối thiểu 25,2 m (gồm nền đường 8m, đất bảo vệ công trình đường sắt 2×5,6m, hành lang 2x3m). Xây dựng hoàn thiện tuyến đường trong giai đoạn 2021-2030, đồng thời quy hoạch đường gom bên trái tuyến đường sắt với quy mô tối thiểu 12,5m (mặt đường 7,5m, vỉa hè 5m).

Giai đoạn đến năm 2050:

– Hoàn thành tuyến đường sắt trên hành lang Đông Tây đoạn Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng đi song song cao tốc Hà Nội – Hải Phòng kết nối với đường sắt Trung Quốc tại Lào Cai kết nối với cảng biển cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (cảng Đình Vũ, Nam Đồ Sơn và Lạch Huyện). Quy hoạch tuyến với quy mô đường đôi, khổ 1435mm, mặt cắt tối thiểu 65m gồm: nền đường sắt 20m, đất bảo vệ công trình đường sắt 2×7,5m, hành lang đường sắt 2x15m. Lộ trình xây dựng tuyến đường sắt trong giai đoạn đến năm 2050 đồng thời quy hoạch đường gom đi song hành cùng đường sắt với quy mô tối thiểu đường cấp III.

– Tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng qua địa bàn tỉnh Hải Dương quy hoạch 3 ga mới: Ga Bình Giang, Ga Gia Lộc, Ga Tứ Kỳ. Các vị trí đặt Ga bố trí gần các khu công nghiệp định hướng giai đoạn đến năm 2050 trở thành các ga hàng hoá, hành khách kết hợp phát triển logistics.

Giao thông đường thủy

Theo quy hoạch kết cấu đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt tại Quyết định 1829/QĐ-TTg ngày 31/10/2021:

*/ Tuyến vận tải: Trên địa bàn tỉnh Hải Dương có 2 tuyến vận tải:

– Tuyến vận tải Quảng Ninh – Hải Phòng – Việt Trì (tuyến hành lang đường thủy nội địa số 1) định hướng luồng tuyến cấp II.

– Tuyến vận tải Quảng Ninh– Ninh Bình (Tuyến hành lang đường thủy nội địa số 2) định hướng luồng tuyến cấp II.

*/ Hình thành các cụm cảng trên địa bàn tỉnh:

– Cụm cảng Hải Dương trên sông Thái Bình, Kinh Thầy, Kinh Môn, Mạo Khê tiếp nhận cơ tàu 3000 tấn, công suất 21,5 triệu T/năm, nhu cầu sử dụng đất 147ha. Trong đó:

+ Khu cảng sông Kinh Thầy, Kinh Môn, sông Hàn tiếp nhận cỡ tàu 1.000-3000 tấn, công suất 18 triệu T/năm gồm các cảng: TP Chí Linh 2 cảng, H. Nam Sách 1 cảng, TX Kinh Môn 16 cảng, H. Kim Thành 11 cảng.

+ Khu cảng sông Thái Bình tiếp nhận cỡ tàu 1.000-2000 tấn, công suất 2,5 triệu T/năm gồm các cảng: TP Hải Dương 3 cảng, H. Thanh Hà 1 cảng.

+ Khu cảng sông Luộc tiếp nhận cỡ tàu 1.000-2000 tấn, công suất 1 triệu T/năm gồm các Cảng tại huyện Ninh Giang.

– Cụm cảng khách Hưng Yên – Hải Dương trên sông Hồng, sông Luộc, sông Thái Bình, Sông Kinh Thầy tiếp nhận cỡ tàu 100 ghế, công suất đạt 200 nghìn lượt HK/năm, nhu cầu sử dụng đất 2,6ha.

*/ Hình thành các cụm bến thủy nội địa Quy hoạch bến thuỷ nội địa trên các tuyến sông theo các cụm cảng, cụm bến thuỷ hàng hoá, hành khách phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn các huyện, thành phố.

Hình thành các cụm bến thủy nội địa trên hành lang các tuyến sông trên địa bàn tỉnh với tiêu chí hình thành cụm bến có tính kết nối với các ngành, tính liên vùng, xóa bỏ các bến thủy không còn nằm trong định hướng quy hoạch trong tương lai. Khu vực tập trung nhiều bến, khu vực xói lở nguy hiểm, khu vực thiếu mĩ quan,… và các khu vực khác với quy mô tùy từng tuyến sông và tùy từng khu vực (dự kiến quy mô khoảng 10-50ha), trước tiên hình thành các cụm bến trên các tuyến sông chính, tuyến sông trung ương, các tuyến sông có tính kết nối cao,… 

Định hướng phát triển logistics ICD

– Phát triển, hình thành 01 Trung tâm Logistics tại cảng cạn ICD hiện có, thuộc phường Việt Hòa, thành phố Hải Dương với quy mô 12ha;

– Quy hoạch trung tâm Logistics ICD trên địa bàn thành phố Chí Linh khai thác lợi thế khu vực ngã 3 sông Kinh Thầy và Kinh Môn; kết nối QL 37 và đường Vành đại 5 Hà Nội trong tương lai, quy mô khoảng 50ha;

– Quy hoạch trung tâm Logistics ICD trên địa bàn huyện Thanh Hà kết nối Cao tốc HN-HP, đường tỉnh 390, đường trục Đông – Tây của tỉnh Hải Dương; thuận tiện giao thông thủy của sông Thái Bình; kết nối sông Văn Úc – xuống khu vực cửa biển Kiến Thụy + Tiên Lãng, Hải Phòng. Quy mô khoảng 90ha;

– Quy hoạch trung tâm Logistics ICD trên địa bàn huyện Gia Lộc kết nối Cao tốc HN-HP, QL 38B và đường trục Bắc Nam của tỉnh Hải Dương. Quy mô khoảng 60ha;

– Quy hoạch trung tâm Logistics ICD trên địa bàn Thị xã Kinh Môn gắn kết QL5 và khu vực cảng sông kết nối với sông Cấm (kết nối Cảng Hải Phòng khoảng 8 -10 km). Dự kiến quy mô khoảng 75ha;

– Quy hoạch trung tâm Logistics ICD trên địa bàn huyện Bình Giang nhằm khai thác lợi thế nút giao với cao tốc HN-HP và khu vực phát triển Khu công nghiệp động lực của tỉnh. Dự kiến quy mô khoảng 75ha;

– Quy hoạch trung tâm Logistics ICD trên địa bàn huyện Thanh Miện gắn kết với trục Đông Tây kết nối các khu công nghiệp trên địa bàn. Quy mô khoảng 150ha;

– Quy hoạch trung tâm Logistics ICD trên địa bàn huyện Kim Thành để khai thác nhu cầu, phục vụ các Khu công nghiệp trên địa bàn huyện Kim Thành và vùng phụ cận. Quy mô dự kiến khoảng 50ha;

Hồ sơ QH tỉnh Hải Dương 2030

Tổng hợp bởi Duan24h.net

(Quy hoạch giao thông tỉnh Hải Dương : TP Hải Dương, TP Chí Linh, TX Kinh Môn, Bình Giang, Cẩm Giàng, Gia Lộc, Kim Thành, Nam Sách, Ninh Giang, Thanh Hà, Thanh Miện, Tứ Kỳ.)

4.7/5 - (6 bình chọn)

Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
| FACEBOOK
Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

Dữ liệu được chúng tôi cập nhật liên tục và chia sẻ (tải về) miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng OCB / Số TK : 0017107777799999 / Chủ TK : Lê Quang Khải
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0813 830 830 hoặc quét mã QR dưới đây:

Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

Bài trướcQuy hoạch vùng liên huyện, vùng huyện tỉnh Đồng Tháp
Bài tiếp theoCảnh Sát Giao Thông có được mặc thường phục bắn tốc độ ?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây