Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050: TP Hải Dương, TP Chí Linh, TX Kinh Môn, Bình Giang, Cẩm Giàng, Gia Lộc, Kim Thành, Nam Sách, Ninh Giang, Thanh Hà, Thanh Miện, Tứ Kỳ.
Cập nhật: Quyết định số 1639/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Quan điểm phát triển tỉnh Hải Dương
Mục tiêu tổng quát phát triển tỉnh Hải Dương là phát triển hài hòa giữa kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh. Kết hợp nhuần nhuyễn giữa giữ gìn bản sắc văn hóa xứ Đông với phát triển kinh tế; trong đó văn hóa con người vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng, động lực để phát triển tỉnh Hải Dương.
Nội Dung Đề Xuất
Đến năm 2030 phấn đấu là tỉnh công nghiệp hiện đại có quy mô nền kinh tế trong top 10 của cả nước, đứng thứ 4 trong vùng ĐBSH là trung tâm công nghiệp động lực của vùng ĐBSH đạt một số tiêu chí cơ bản của Thành phố trực thuộc Trung ương.
Đến năm 2050 phấn đấu trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương văn minh hiện đại, xanh, thông minh giàu bản sắc văn hoá xứ Đông, phát triển bền vững hội nhập quốc tế sâu rộng, trung tâm công nghiệp đô thị là động lực thúc đẩy kinh tế của vùng ĐBSH.
Định hướng phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Hải Dương đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xây dựng dựa trên các quan điểm sau:
(1) Phát triển tỉnh Hải Dương theo đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; phù hợp với định hướng, mục tiêu phát triển vùng, các ngành, lĩnh vực quốc gia và cả nước, đảm bảo thống nhất với quan điểm phát triển tại quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng được xác định trên địa bàn Tỉnh.
(2) Chú trọng phát triển văn hóa, con người là nhiệm vụ trọng tâm, phát triển văn hóa gắn với bảo đảm an sinh xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh. Đầu tư cho phát triển văn hóa phải đặt ngang hàng với phát tiển kinh tế; Gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tốt đẹp phát triển văn hóa đọc; nâng cao mức độ hưởng thụ các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa và sử dụng các thiết chế văn hóa của nhân dân trên địa bàn tỉnh.
(3) Tạo được sự bứt phá trong phát triển trên cơ sở giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng; hiệu lực, hiệu quả của quản lý Nhà nước; sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội và sự đồng thuận của nhân dân.
(4) Phát triển nhanh, bền vững và bao trùm; thúc đẩy hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, linh hoạt, hiệu quả, với trọng tâm là hội nhập kinh tế quốc tế, có vị thế ngày càng quan trọng trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, tầm nhìn quốc gia và các cam kết quốc tế;…” phù hợp với tiềm năng, lợi thế, nội lực và khả năng huy động các nguồn lực bên ngoài cho phát triển toàn diện, bền vững trên tất cả các lĩnh vực; Phát huy, tận dụng tối đa tiềm năng thế mạnh của tỉnh, nhất là tiềm năng riêng có của tỉnh nằm trong liên kết vùng thủ đô, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và vùng ĐBSH, đặc biệt vị trí của tỉnh trong mối liên kết dọc theo trục đường cao tốc hướng Đông: Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh; Phát triển trong mối tương quan với định hướng phát triển của các tỉnh khác trong vùng và lân cận, trong đó yếu tố kết nối của tỉnh có vị trí nổi bật trong không gian phát triển chung. Đẩy mạnh hợp tác cùng phát triển, mở rộng chuỗi giá trị của vùng ĐBSH và các vành đai kinh tế trong khu vực; trở thành thành trung tâm kết nối với các tỉnh, thành phố trong cả nước và trong hợp tác quốc tế.
(5) Kết hợp hài hòa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh; kết hợp nhuần nhuyễn giữa giữ bản sắc văn hóa xứ Đông với phát triển kinh tế và giữa phát triển kinh tế với văn hóa, trong đó: con người vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng, là nguồn lực và động lực phát triển.
(6) Phát triển kinh tế – xã hội theo hướng tiếp cận toàn diện, với mục tiêu hướng đến tăng trưởng xanh và bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, chú trọng chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo; giữ gìn và sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên, môi trường có tính đến lâu dài để phát triển bền vững, bảo tồn các di tích lịch sử – văn hóa – thiên nhiên của địa phương; phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.
(7) Phát triển kinh tế – xã hội dựa trên nền tảng KH&CN và đổi mới sáng tạo, tạo đà để nâng cao năng suất, chất lượng tăng trưởng, chủ động tận dụng tốt nhất cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
(8) Chủ động nắm bắt thời cơ, hội nhập, huy động tổng hợp và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, chuyển nhanh sang phát triển theo chiều sâu dựa vào nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm đưa tỉnh trở thành một trung tâm kinh tế, đô thị lớn có sức thu hút, lan tỏa mạnh ở trong khu vực.
Phát triển một số ngành có thế mạnh, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đủ sức dẫn dắt và có tác động lan tỏa đến các ngành, lĩnh vực trong vùng; phát triển nguồn nhân lực có trình độ, chất lượng; là nơi thu hút, cung ứng lao động chất lượng cao cho khu vực và các nước. Ưu tiên nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ trở thành nhân tố quan trọng để tăng năng suất lao động, hiệu quả kinh tế và tính cạnh tranh; phát triển kinh tế số, xã hội số; chú trọng vào các giải pháp, sáng kiến chiến lược, mang lại hiệu quả cao.
Mục tiêu phát triển tỉnh Hải Dương
Mục tiêu phát triển đến năm 2030
Tận dụng và phát huy hết tiềm năng, lợi thế, và nguồn lực để phát triển Hải Dương một cách nhanh chóng, toàn diện, theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững. Xác định nền kinh tế sẽ chuyển dịch rõ rệt theo hướng giảm tỷ trọng nông, lâm, và ngư nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp.
Định hướng lấy công nghiệp làm ngành mũi nhọn phát triển, dịch vụ làm ngành tăng tốc phát triển, và nông nghiệp làm ngành duy trì sự bền vững. Đồng thời, thúc đẩy tăng trưởng bằng các nhân tố như khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, và nhân lực chất lượng cao.
Tiếp đến là chú trọng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đô thị một cách đồng bộ, hiện đại, cũng như phù hợp với mức độ phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Ngoài ra, tỉnh cũng cần chú trọng phát triển văn hóa – xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân, bảo vệ môi trường, cũng như củng cố an ninh – quốc phòng.
Thực hiện thắng lợi, đạt và sớm vượt các mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2021-2025) đã đề ra, đưa tỉnh Hải Dương trở thành tỉnh động lực và là trung tâm phát triển của vùng ĐBSH. Phát huy tiềm năng, thế mạnh và các thành quả tốt đẹp mà tỉnh Hải Dương đã đạt được; tranh thủ thời cơ, yếu tố thuận lợi để phát triển.
Phát huy sức mạnh nội lực; tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị; phát huy dân chủ, ý chí, khát vọng và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực; khai thác và phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, di sản, bản sắc văn hóa, con người xứ Đông để phát triển nhanh và bền vững.
Cơ cấu lại kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh, chuyển đổi số với các trụ cột chiến lược và các trụ cột hỗ trợ. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân; củng cố vững chắc quốc phòng, an ninh.
– Đến năm 2025: tỉnh Hải Dương trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, có hạ tầng kinh tế – xã hội khá đồng bộ; tiếp tục chuyển dịch kinh tế sang công nghiệp – dịch vụ, chủ trương ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chế biến. Tăng GRDP thực tế quân đầu người ở mức cao hơn cả nước.
– Đến năm 2030: phấn đấu xây dựng Hải Dương là tỉnh công nghiệp hiện đại, có quy mô nền kinh tế trong nhóm 10 tỉnh dẫn đầu cả nước, đứng thứ 4 trong vùng ĐBSH; phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội đồng bộ, hiện đại; là trung tâm công nghiệp động lực của vùng đồng. Tăng GRDP thực tế bình quân đầu người cao hơn cả nước.
– Đến năm 2050: phấn đấu trở thành trở thành thành phố trực thuộc Trung ương văn minh, hiện đại, giàu bản sắc văn hóa xứ Đông; một đô thị hiện đại, xanh, thông minh, an ninh, an toàn, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế sâu rộng; phát triển công nghiệp hiện đại, dịch vụ chất lượng cao, phục vụ các hoạt động sản xuất trên địa bàn cũng như toàn vùng ĐBSH. Phát triển kinh tế nông nghiệp đa giá trị tạo sự ổn định của nền kinh tế.
Cuối cùng, một trong những mục tiêu quan trọng nhất tỉnh hướng tới đạt được chính là trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Để làm được điều đó, Hải Dương cần đáp ứng các tiêu chí của thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó cần nỗ lực đạt được ba tiêu chí còn thiếu, bao gồm (1) tỷ lệ số quận trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện từ 60% trở lên, (2) thu nhập bình quân đầu người gấp ít nhất 1,75 lần so với bình quân cả nước, và (3) có 90% lao động phi nông nghiệp nội thành.
Tầm nhìn phát triển đến năm 2050
Theo xu hướng đó, đến năm 2050, Hải Dương sẽ gắn liền với bốn đặc điểm nổi bật: Toàn diện – Kết nối – Bền vững – Thịnh vượng.
Phát triển tỉnh Hải Dương trở thành một tỉnh công nghiệp hiện đại, văn minh, phát triển bền vững và giàu bản sắc văn hóa xứ Đông. Đến năm 2050, tỉnh Hải Dương là thành phố trực thuộc Trung ương, văn minh hiện đại, giàu bản sắc văn hóa xứ đông; Là một đô thị xanh, hiện đại, thông minh, sạch đẹp, an ninh, an toàn, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế sâu rộng. Là một trung tâm công nghiệp, đô thị và động lực thúc đẩy kinh tế xã hội vùng ĐBSH.
Để hiện thực hóa được tầm nhìn đó, trong giai đoạn tiếp theo, tỉnh sẽ chú trọng vào phát triển bốn trục không gian, bốn trụ cột chiến lược và ba nền tảng hỗ trợ chính.
Các trục phát triển không gian
(1) Trục phát triển Bắc – Nam: theo tuyến QL37, QL38, là trục kết nối 2 đô thị lớn của tỉnh là TP Hải Dương và TP Chí Linh và các thị trấn trung tâm huyện nằm trên trục, có tuyến đường VĐ5 vùng thủ đô đã được xác định trong quy hoạch của Quốc gia với tiêu chuẩn đường cao tốc, sẽ tăng cường kết nối các đô thị trong tỉnh và với các đô thị trong vùng Thủ đô, hình thành nên trục phát triển mới cho tỉnh.
(2) Trục phát triển Đông – Tây trung tâm tỉnh: dọc theo cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và QL 5,đi qua TP Hải Dương là đô thị trung tâm tỉnh.
(3) Trục phát triển theo hướng Đông Tây đi qua khu vực phía Bắc của tỉnh: Đi qua đô thị lớn thứ 2 của tỉnh là TP Chí Linh, với QL18 hiện đang kết nối với khu vực sân bay Nội Bài, TP Bắc Ninh, các đô thị của Quảng Ninh đến cửa khẩu Móng Cái.
(4) Trục phát triển kinh tế dọc các tuyến sông: với trọng điểm là trục dọc sông Thái Bình.
Các trụ cột chiến lược phát triển
Để hiện thực hóa được tầm nhìn, Tỉnh cần tập trung phát triển Bốn trụ cột chiến lược bao gồm:
- Công nghiệp: Chú trọng phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, tiến tới xây dựng Hải Dương thành vùng CN động lực cho vùng ĐBSH.
- Dịch vụ: Chú trọng phát triển các dịch vụ chất lượng cao phục vụ các hoạt động sản xuất trên địa bàn tỉnh và hướng tới là cho toàn vùng ĐBSH.
- Đô thị: Thúc đẩy việc xây dựng và phát triển các khu đô thị theo hướng đô thị xanh, hiện đại, thông minh, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân.
- Nông nghiệp: Phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung, kết hợp ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ, tạo sự bền vững cho phát triển KT của tỉnh.
Tài liệu, quy hoạch tỉnh Hải Dương
Báo cáo tóm tắt quy hoạch tỉnh Hải Dương 2030
Báo cáo thuyết minh tổng hợp tỉnh Hải Dương 2030
Bản đồ vị trí và các mối quan hệ của tỉnh
Các bản đồ hiện trạng phát triển
Bản đồ đánh giá tổng hợp đất đại theo mục đích sử dụng
Bản đồ phương án quy hoạch hệ thống đô thị, nông thôn
Bản đồ phương án tổ chức không gian và vùng chức năng
Bản đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng xã hội
(phát triển du lịch, dịch vụ, văn hóa, giáo dục đào tạo, y tế, an sinh xã hội, khoa học công nghệ, khu – cụm công nghiệp)
Bản đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật
(giao thông vận tải, xử lý nước thái, chất thải rắn, cấp điện, cấp nước sinh hoạt, thông tin truyền thông)
Bản đồ phương án quy hoạch sử dụng đất
Bản đồ phương án thăm dò, khai thác, bảo vệ tài nguyên
Bản đồ phương án xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện
Bản đồ vị trí các dự án và thứ tự ưu tiên thực hiện
(phát triển nông lâm thủy sản, phân vùng bảo vệ môi trường, khoan trắc chất lượng môi trường)
Tổng hợp bởi Duan24h.net