Quy hoạch phát triển hệ thống đô thị tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Cập nhật đến 04/2024: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 24/11/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quyết định số 1836/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Phước ngày 05/10/2022 về việc phê duyệt Đề án phát triển đô thị tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Tải văn bản ⇓

Mục tiêu quy hoạch đô thị tỉnh Bình Phước

Mục tiêu tổng quát

Đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị hoá, phát triển đô thị bền vững theo mạng lưới, hình thành một số đô thị, chuỗi đô thị động lực. Kết cấu hạ tầng của đô thị, nhất là hạ tầng kỹ thuật khung và hạ tầng xã hội thiết yếu được xây dựng và phát triển đồng bộ, hiện đại. Chất lượng sống tại đô thị ở mức cao, bảo đảm đáp ứng cơ bản nhu cầu về nhà ở và hạ tầng xã hội cho cư dân đô thị.

Phát triển kiến trúc đô thị hiện đại, xanh, sạch, thông minh và giàu bản sắc văn hóa đặc trựng của địa phương.

Mục tiêu cụ thể

Tỷ lệ đô thị hoá đến năm 2025 đạt tối thiểu 42%, đến năm 2030 đạt trên 50%. Tỉ lệ đất xây dựng đô thị trên tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 2,9- 3,0% vào năm 2025 và đến năm 2030 đạt khoảng 3,0-3,2%.

Số lượng đô thị toàn tỉnh đến năm 2025 khoảng 18 đô thị, đến năm 2030 khoảng 22 đô thị. Đến năm 2025, 100% các đô thị hiện có và đô thị mới có quy hoạch tổng thể, quy hoạch phân khu, chương trình cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và phát triển đô thị; bảo đảm tối thiểu 100% đô thị loại III trở lên hoàn thiện tiêu chí phân loại đô thị về cơ sở hạ tầng đô thị, nhất là hạ tầng về y tế, giáo dục, đào tạo và công trình văn hoá cấp đô thị.

Tỉ lệ đất giao thông trên đất xây dựng đô thị đạt khoảng 22-24% vào năm 2025 và 24-26% vào năm 2030. Diện tích cây xanh bình quân trên mỗi người dân đô thị đạt khoảng 6-8 m2 vào năm 2025, khoảng 8-10 m2 vào năm 2030.

Diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người tại khu vực đô thị đạt tối thiểu 30 m2 vào năm 2025, đến năm 2030 đạt tối thiểu 32 m2.

Nhà ở xã hội TP mới Bình Dương ✅, LOẠI THẤP TẦNG (1 TRỆT, 1 LẦU GỒM ĐẤT) hỗ trợ tư vấn làm hồ sơ trả góp lãi suất 4,8%/năm qua Ngân hàng chính sách, liên hệ 0888 266 898 (Ms Ngoan, cập nhật lúc 10:58 PM, 25/04/2024)


Định hướng không gian phát triển đô thị tỉnh Bình Phước

Đề xuất phát triển vùng đô thị lớn ở phía Nam. Xác định Chơn Thành và Đồng Xoài là hai đô thị cùng tăng trưởng mạnh, có quy mô không quá chênh lệch nhau, và ở cự ly gần nhau nên sẽ dần phát triển lan tỏa và ít có khoảng phân biệt giữa hai đô thị. Ranh giới mang tính chất quản lý hành chính còn nhiều hạ tầng được chia sẻ dùng chung để cùng phục vụ cho sự phát triển mở rộng.

Đồng thời, vùng huyện Đồng Phú có vị trí tiếp giáp Bình Dương, có diện tích lớn công nghiệp đã được quy hoạch ở phía Nam, có các giao thông kết nối mở ra tiềm năng mới (đường cao tốc Bắc Nam phía Tây CT02, kết nối đường Đồng Phú – Bình Dương với Quốc lộ 14 và tuyến tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng…) cũng sẽ tham gia mạnh mẽ vào quá trình đô thị hóa của vùng tam giác phát triển.

Sự phát triển lan tỏa từ Chơn Thành Đồng Xoài sang phía Đông và từ Bình Dương lên phía Bắc sẽ giúp phía Tây, phía Nam và trung tâm Đồng Phú gia tăng vai trò trong vùng đô thị lớn của tỉnh.

Ngoài vùng đô thị lớn phía Nam, tiếp tục phát triển mạng lưới đô thị toàn tỉnh với hai hạt nhân ở phía Tây và phía Đông Bắc là Bình Long và Phước Long, đề xuất bổ sung đô thị hình thành mới tại vị trí tiềm năng; không cần thành lập đô thị mới tại vị trí đã có phát triển đô thị lan tỏa, thay vào đó, mở rộng ranh giới của 2 đô thị liền kề để đảm bảo cung cấp hạ tầng và tiện ích; bố trí đất dự trữ để chuẩn bị cho các kịch bản phát triển khác nhau.

Nâng cấp chất lượng hạ tầng kỹ thuật và xã hội đô thị và nông thôn, vùng liên huyện, vùng huyện, thu hút nguồn lực nhà nước và tư nhân, có các dự án trọng điểm mang tính chất xúc tác cũng như thí điểm.

Cải thiện chất lượng phát triển đô thị, đặc biệt về cấp nước. Định hướng điều chỉnh quỹ đất hiện có để bố trí thêm các không gian mở, không gian xanh, đảm bảo bán kính phục vụ cho các khu vực trong đô thị.

Đảm bảo chất lượng phát triển nông thôn, bổ sung các hạ tầng đặc biệt về giáo dục, y tế và giao thông. Cần tập trung nguồn lực phát triển một số xã nông thôn mới thành điểm phụ trợ cho đô thị lớn nhất trong vùng huyện, hoặc phát triển các đô thị loại V khác để phụ trợ cho đô thị này.

Xác định chiến lược, nguyên tắc phát triển cho các hình thái định cư tại Bình Phước gồm:

(1) Khu dân cư phát triển ven đường lớn: Tăng cường quản lý hành lang an toàn đường bộ và chỉ giới xây dựng để tránh lấn chiếm, xây dựng trái phép, đảm bảo phân tách giao thông đối ngoại và đối nội, an toàn giao thông;

(2) Khu dân cư có giao thông hình xương cá (phổ biến tại phía Nam Đồng Phú, dọc ĐT.741): Phát huy hình thái phát triển có trật tự, mật độ dân cư cao thông qua việc công nhận đô thị, xác định ranh giới mở rộng, đảm bảo cung cấp hạ tầng;

(3) Làng, khu dân cư ngoại ô: Tiếp tục xây dựng nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao. Ưu tiên nguồn lực phát triển một số xã nông thôn mới thành điểm phụ trợ cho đô thị;

(4) Nông trại, đồn điền: Do mật đô dân cư rất thấp, không hiệu quả về hạ tầng, khuyến khích chuyển đổi sử dụng đất tại các khu vực có tiềm năng;

(5) Khu dân cư biên giới: Khuyến khích phát triển bằng việc cung cấp hạ tầng và các chính sách về an sinh xã hội, nguồn nhân lực,

(6) Khu dân cư mới: Ưu tiên phát triển các khu đô thị, khu dân cư sinh thái, khai thác cảnh quan, du lịch, dịch vụ.

Phương án phát triển các đô thị tỉnh Bình Phước đến năm 2030

Căn cứ Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021 – 2030 theo QĐ 241/2021/QĐ-TTg và nhu cầu phát triển của địa phương, mạng lưới phân bổ hệ thống đô thị của tỉnh Bình Phước đến năm 2025 và 2030 như sau:

Phương án phát triển đô thị tỉnh Bình Phước đến năm 2030
Phương án phát triển đô thị tỉnh Bình Phước đến năm 2030

Giai đoạn 1 (2021-2025)

– Nâng cấp các xã đủ tiêu chuẩn lên đô thị loại V để hình thành 07 đô thị mới đối với các xã: Đức Liễu, huyện Bù Đăng; Bù Nho, huyện Phú Riềng; Đồng Nơ, huyện Hớn Quản; Tân Lập và Tân Hòa, huyện Đồng Phú; Lộc Hiệp, huyện Lộc Ninh; Thiện Hưng, huyện Bù Đốp.

Giai đoạn 2 (2026-2030)

– Đầu tư phát triển các đô thị: Đồng Xoài hướng đến là đô thị loại II; Bình Long, Phước Long, Chơn Thành hướng đến là đô thị loại III; Tân Khai, huyện Hớn Quản và Tân Phú, huyện Đồng Phú hướng đến là đô thị loại IV.

– Nâng cấp các xã đủ tiêu chuẩn lên đô thị loại V để hình thành 04 đô thị mới đối với các xã: Tân Tiến, huyện Đồng Phú; Lộc Thái, huyện Lộc Ninh; Thanh An, huyện Hớn Quản; Tân Hưng, huyện Hớn Quản.

– Đầu tư để hình thành 01 khu đô thị mới tại vùng đô thị phía Nam: Khu đô thị mới khu vực cầu Nha Bích và hồ Phước Hòa để liên kết đô thị động lực vùng phía Nam Đồng Xoài – Chơn Thành. Không gian phát triển đô thị là hành lang Sông Bé, hồ Phước Hòa, hệ thống bậc thang hồ Suối Cam và trục QL14.

Bản đồ QHĐT Bình Phước 2030 (5,1 MB)

Tổng hợp bởi Duan24h.net – Quy hoạch đô thị tỉnh Bình Phước

4.7/5 - (10 bình chọn)


Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
| FACEBOOK
Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

Dữ liệu được chúng tôi cập nhật liên tục và chia sẻ (tải về) miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng OCB / Số TK : 0017107777799999 / Chủ TK : Lê Quang Khải
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0813 830 830 hoặc quét mã QR dưới đây:

Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

Bài trướcQuy hoạch giao thông tỉnh Bình Phước đến năm 2030
Bài tiếp theoBán đất 5×20, phường An Điền (TP Bến Cát, Bình Dương)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây