Quy hoạch vùng liên huyện, vùng huyện tỉnh Bến Tre đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050 bao gồm : TP Bến Tre, Ba Tri, Bình Đại, Châu Thành, Chợ Lách, Giồng Trôm, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, Thạnh Phú.
Vùng liên huyện tỉnh Bến Tre
Vùng liên huyện phía bắc sông Hàm Luông
a) Phạm vi, tính chất, dự báo quy mô phát triển
+ Pham vi: gồm ranh giới hành chính Thành phố Bến Tre, huyện Châu Thành, huyện Giồng Trôm, với tổng diện tích vào khoảng 608km2.
Nội Dung Đề Xuất
+ Tính chất: là liên vùng trọng điểm thúc đẩy phát triển KTXH của các vùng khác trong tỉnh. Là đầu mối giao thương về nông nghiệp (cây ăn trái và lúa), công nghiệp và dịch vụ du lịch khu khu vực phía Bắc tỉnh Bến Tre.
+ Dự báo quy mô phát triển vùng liên huyện: Quy mô dân số đến năm 2030 khoảng 660.278 người, trong đó: dân số đô thị khoảng 409.000 người, dân số nông thôn khoảng 251.278 người. Quy mô dân số đến năm 2050 khoảng 825.600 người, trong đó: dân số đô thị khoảng 630.000 người, dân số nông thôn khoảng 195.600 người.
b) Phương án phân bố hệ thống đô thị và nông thôn
+ Tập trung triển khai xây dựng các tiêu chuẩn đô thị loại I đối với thành phố Bến Tre (giai đoạn 2021 – 2025); đến năm 2030 đạt công nhận đô thị loại I đối với TP. Bến Tre.
+ Nâng cấp đô thị Giồng Trôm lên đô thị loại IV đến năm 2030, hình thành trung tâm đô thị mang tính chất kết nối TP. Bến Tre và đô thị Ba tri.
+ Đến 2025 hoàn thành thủ tục thành lập thị trấn Tiên Thủy tại xã Tiên Thủy (đô thị loại V); đến 2030 thành lập mới thị trấn Mỹ Thạnh tại xã Mỹ Thạnh (đô thị loại V).
+ Ngoài ra, có 07 trung tâm cụm xã đạt tiêu chí đô thị loại V đến 2030, trong đó: xã Tân Phú (đến năm 2025 đạt đô thị loại V); các xã Phú túc, An Hiệp, An Hóa, Châu Hòa và Tân Thanh (đến năm 2030 đạt đô thị loại V).
+ Các trung tâm xã định hướng phát triển tăng tỷ lệ phi nông nghiệp, tiến tới đạt tiêu chí đô thị loại V sau năm 2030.
Vùng liên huyện phía nam sông Hàm Luông
a) Phạm vi, tính chất, dự báo quy mô phát triển
+ Phạm vi: gồm ranh giới hành chính huyện Mỏ Cày Nam, huyện Mỏ Cày Bắc, huyện Chợ Lách, với tổng diện tích khoảng 565 km2.
+ Tính chất: là liên vùng trọng điểm về phát triển kinh tế nông nghiệp công nghệ cao (vùng chuyên canh, thủy sản và hoa kiểng) của khu vực phía Nam tỉnh Bến Tre. Là vùng có điều kiện tự nhiên đặc trưng về cảnh quan phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí ven sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên.
+ Dự báo quy mô phát triển vùng liên huyện: Quy mô dân số đến năm 2030 khoảng 349.171 người, trong đó: dân số đô thị khoảng 114.500 người, dân số nông thôn khoảng 234.671 người. Quy mô dân số đến năm 2050 khoảng 409.850 người, trong đó: dân số đô thị khoảng 184.000 người, dân số nông thôn khoảng 225.850 người.
b) Phương án phân bố hệ thống đô thị và nông thôn
+ Xây dựng thị trấn Mỏ Cày (huyện lỵ) đến 2025 đạt tiêu chí đô thị loại III và đến năm 2030 thành lập thành phố Mỏ Cày, với vai trò là trung tâm vùng phía Nam sông Hàm Luông.
+ Tập trung triển khai xây dựng thị trấn Chợ Lách (huyện lỵ) đến 2030 đạt tiêu chí đô thị loại IV.
+ Đến năm 2025 hoàn thành thủ tục thành lập thị trấn Phước Mỹ Trung (huyện lỵ huyện Mỏ Cày Bắc) và thành lập thị trấn Hương Mỹ tại xã Hương Mỹ, huyện Mỏ Cày Nam; đến năm 2030 thành lập thị trấn An Định tại xã An Định, huyện Mỏ Cày Nam.
+ Đến 2030 hình thành 06 trung tâm cụm xã đạt tiêu chí đô thị loại V, trong đó: xã Phú Phụng, An Định, Tân Thành Bình đến 2025 đạt tiêu chí đô thị loại V; các xã Vĩnh Thành, Thanh Tân, An Thới, Hưng Khánh Trung A.
+ Các trung tâm xã định hướng phát triển tăng tỷ lệ phi nông nghiệp, tiến tới đạt tiêu chí đô thị loại V sau năm 2030.
Vùng liên huyện ven biển
a) Phạm vi, tính chất, dự báo quy mô phát triển
+ Phạm vi: gồm ranh giới hành chính các huyện Thạnh Phú, huyện Ba Tri, huyện Bình Đại, với tổng diện tích khoảng 1.184,7 km2.
+ Tính chất: là vùng trọng tâm về kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng ven biển tỉnh Bến Tre. Là vùng phát triển Công nghiệp – Dịch vụ – Nông nghiệp gắn với trục đường ven biển và các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ, khai thác lợi thế của vị trí để phát triển ngành du lịch (du lịch biển) và vận tải đường thủy đi quốc tế.
+ Dự báo quy mô phát triển vùng liên huyện: Quy mô dân số đến năm 2030 khoảng 460.551 người, trong đó: dân số đô thị khoảng 147.000 người, dân số nông thôn khoảng 313.551 người. Quy mô dân số đến năm 2050 khoảng 547.550 người, trong đó: dân số đô thị khoảng 336.500 người, dân số nông thôn khoảng 211.050 người.
b) Phương án phân bố hệ thống đô thị và nông thôn
+ Tập trung xây dựng Thị trấn mở rộng Ba Tri đến 2030 đạt tiêu chuẩn đô thị loại III và thành lập thành phố Ba Tri, dự kiến đến năm 2050 đạt tiêu chí đô thị loại II, với chức năng là trọng tâm vùng ven biển.
+ Xây dựng Thị trấn mở rộng Bình Đại đến năm 2030 đạt tiêu chí đô thị loại III và thành lập thị xã Bình Đại.
+ Định hướng đến năm 2030 xây dựng thị trấn Thạnh Phú đạt tiêu chí đô thị loại IV và đến 2050 đạt tiêu chí đô thị loại III.
+ Thành lập mới 07 thị trấn (đô thị loại V) đến năm 2030, trong đó: các thị trấn Tiệm Tôm (tại xã Tiệm Tôm), Lộc Thuận (tại xã Lộc Thuận) đến năm 2025 thành lập thị trấn; các thị trấn Giao Thạnh (tại xã Giao Thạnh), An Ngãi Trung (tại xã An Ngãi Trung), Mỹ Chánh (tại xã Mỹ Chánh), Tân Xuân (tại xã Tân Xuân) đến năm 2030 thành lập thị trấn. Dự kiến đến 2050 thành lập thị trấn (đô thị loại V) tại xã Thừa Đức, huyện Bình Đại.
+ Đến 2030 hình thành các trung tâm cụm xã tại các xã An Thúy, Tân Phong, Thới Thuận, Châu Hưng đạt tiêu chí đô thị loại V.
+ Các trung tâm xã định hướng phát triển tăng tỷ lệ phi nông nghiệp, tiến tới đạt tiêu chí đô thị loại V sau năm 2030.
Hướng phát triển trọng tâm của các vùng liên huyện
Hệ thống các khu vực trọng tâm vùng liên huyện được tổ chức trên cơ sở sự phân chia không gian vùng liên huyện, đảm bảo tính chất, chức năng, quy mô của các khu vực trọng tâm, đảm bảo bán kính phục vụ tiếp cận thuận tiện với các vùng lân cận.
a) Khu vực trọng tâm vùng liên huyện Bắc sông Hàm Luông Thành phố Bến Tre, với tính chất là đô thị loại I, TP. Bến Tre là đô thị tỉnh lỵ với vai trò là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật của tỉnh Bến Tre và là một trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng ĐBSCL.
TP. Bến Tre là đô thị phát triển gắn với bất động sản, dịch vụ đa ngành, đa lĩnh vực cấp vùng. Đây là nơi trung chuyển hàng hóa đường bộ, đường thủy, du lịch sinh thái ven sông Hàm Luông, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng cấp cao. Tại đây các khu vực chức năng đặc thù tập trung tạo thành Thung lũng Silicon Bến Tre.
b) Khu vực trọng tâm vùng liên huyện Nam sông Hàm Luông Khu vực trọng tâm của vùng Nam sông Hàm Luông là 3 thị xã huyện lỵ với tính chất là trung tâm hành chính, kinh tế theo hướng tổng hợp gắn với các hoạt động của các trung tâm du lịch văn hóa lịch sử (Khu di tích lịch sử Đồng Khởi).
c) Khu vực trọng tâm của vùng liên huyện ven biển Khu vực trọng tâm là 3 thị trấn huyện lỵ: Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú. Ngoài ra tại đây còn hình thành các điểm đô thị, trung tâm cụm xã gắn với các hoạt động kinh tế biển tạo thành Khu kinh tế biển Bến Tre.
Phương án phát triển vùng huyện tỉnh Bến Tre
Thành phố Bến Tre
- Diện tích: 70,6 km2
- Dân số nông thôn đến năm 2030: 30.000 người, đến năm 2050: 10.000 người
Thành phố Bến Tre với định hướng phát triển lên đô thị loại I, dân số nông thôn trong nội thị sẽ tăng mạnh do thu hút người dân nông thôn trên toàn tỉnh tới lao động.
Khu vực ngoại thị chủ yếu phát triển trồng cây ăn trái chất lượng cao và tạo thành vành đai xanh bao bọc đô thị.
Đầu tư phát triển hệ thống công trình công cộng đảm bảo chất lượng, bán kính phục vụ.
Huyện Châu Thành
- Diện tích: 228,7 km2
- Dân số nông thôn đến năm 2030 là 85.572 người, đến năm 2050 là 50.110 người
Huyện Châu Thành có sức hút từ các khu đô thị mới và các khu công nghiệp kỹ thuật cao, khiến cho dân cư nông thôn có xu hướng di chuyển vào các khu đô thị và khu công nghiệp.
Đến năm 2030, huyện Châu Thành có 6 là đô thị loại V (TT Châu Thành, TT An Hiệp, TT An Hóa, TT Tân Phú, TT Tiên Thủy, TT Phú Túc).
Dân cư nông thôn phân bố theo mô hình nhà vườn, sản xuất chủ yếu là nông nghiệp (trồng bưởi da xanh), công nghiệp (Giao Long, An Hóa, An Hiệp).
Nâng cấp cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật. Bố trí các công trình hành chính, thương mại-dịch vụ tại các TTTV đảm bảo bán kính phục vụ <5km. Đặc biệt đầu tư xây dựng không gian cây xanh mặt nước công cộng tại các TTTV.
Huyện Bình Đại
- Diện tích: 419,5 km2
- Dân số đến năm 2030 là 71.387 người, đến 2050 là 53.530 người
Với vị trí thuận lợi giao thông thủy, có tài nguyên biển và tiềm năng phát triển ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản, dừa, lúa, các hoạt động du lịch sinh thái biển, hình thành đô thị loại III, dân cư nông thôn huyện Bình Đại có xu hướng giảm dần do di chuyển vào trung tâm đô thị.
Hình thành 5 Trung tâm tiểu vùng trong đó có 3 TTTV đô thị (Bình Đại, Thới Thuận, Châu Hưng) và 2 TTTV là trung tâm xã (Lộc Thuận, Thừa Đức). Với đặc thù hình dáng trải dài, dân cư nông thôn Bình Đại được phân bố trên cả 3 vùng ngọt- lợ- mặn với các hình thái và đặc trưng sản xuất khác nhau
– Vùng ngọt: Diện tích 5.970 ha chiếm 14,23% diện tích tự nhiên, trọng tâm sản xuất nông nghiệp gồm trồng lúa, dừa và cây ăn trái, gồm 6 xã Tam Hiệp, Long Hòa, Phú Thuận, Châu Hưng, Long Định, Vang Quới Tây.
– Vùng lợ: Ngọt lợ bao gồm Diện tích 9.518ha, chiếm 22,69% diện tích tự nhiên của huyện, phát triển trồng dừa và nuôi trồng thủy sản, gồm 6 xã : Vang Quới Đông, Thới Lai, Phú Vang, Lộc Thuận, Phú Long và Định Trung . Lợ mặn bao gồm Diện tích 6.674,28ha, chiếm 15,91% diện tích tự nhiên của huyện, phát triển trồng lúa, nuôi trồng thủy sản, thương mại dịch vụ tại trung tâm huyện lỵ, gồm thị trấn Bình Đại, đô thị Bình Thới, Đại Hòa Lộc và Thạnh Trị.
– Vùng mặn: Diện tích 17.416,66ha, chiếm 41,52% diện tích tự nhiên của huyện, phát triển nuôi trồng thủy sản, trồng rừng ven biển và làm muối, gồm 4 xã Bình Thắng, Thạnh Phước, Thừa Đức, Thới Thuận.
– Nâng cấp cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật. Bố trí các công trình hành chính, thương mại-dịch vụ tại các TTTV đảm bảo bán kính phục vụ <5km. Đặc biệt đầu tư xây dựng không gian cây xanh mặt nước công cộng tại các TTTV.
Huyện Giồng Trôm
- Diện tích: 313,2 km2
- Dân số đến năm 2030 là 135.706 người, đến năm 2050 là 134.990 người
– Phát triển kinh tế vườn lúa và công nghiệp chế biến nông sản Nhìn chung dân cư nông thôn tại huyện Giồng Trôm phát triển ổn định, không có nhiều biến động về số dân. Người dân tập trung sản xuất nông nghiệp. Tương lai cần đẩy mạnh dây chuyền chế biến nông sản chất lượng cao đồng bộ với sản xuất.
Hình thành 5 Trung tâm tiểu vùng trong đó có 3 TTTV đô thị (Giồng Trôm, Phước Long, Châu Hòa) và 2 TTTV là trung tâm xã (Mỹ Thạnh, Tân Thanh).
– Nâng cấp cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật. Bố trí các công trình hành chính, thương mại-dịch vụ tại các TTTV đảm bảo bán kính phục vụ <5km. Đặc biệt đầu tư xây dựng không gian cây xanh mặt nước công cộng tại các TTTV.
Huyện Ba Tri
- Diện tích: 358,4 km2
- Dân số đến năm 2030 là 146.036 người, đến năm 2050 là 76.220 người
– Tài nguyên phong phú: đất đai, tài nguyên biển, tiềm năng phát triển thành vựa lúa và vựa cá của tỉnh.
– Các di tích văn hóa lịch sử, sân chim, cồn bãi tạo điều kiện phát triển du lịch, là một trong những điểm, tuyến du lịch của tỉnh.
– Do hình thành đô thị loại III, dân số nông thôn của huyện giảm mạnh. Hình thành 5 Trung tâm tiểu vùng (Ba Tri, Tân Xuân, Mỹ Chánh, An Ngãi Trung, An Thủy).
Nâng cấp cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật. Bố trí các công trình hành chính, thương mại-dịch vụ tại các TTTV đảm bảo bán kính phục vụ <5km. Đặc biệt đầu tư xây dựng không gian cây xanh mặt nước công cộng tại các TTTV.
Huyện Chợ Lách
- Diện tích: 167,6 km2
- Dân số đến năm 2030 là 78.369 người người, đến năm 2050 là 91.840 người
– Tài nguyên đất đai phù hợp cho việc phát triển vùng cây trái đặc sản, các làng nghề truyền thống trồng hoa kiểng kết hợp du lịch. Nhìn chung dân cư nông thôn tại huyện Chợ Lách phát triển ổn định, không có nhiều biến động về số dân.
Người dân tập trung sản xuất nông nghiệp. Tương lai cần đẩy kết hợp sản xuất với du lịch làng nghề, tạo động lực phát triển cho huyện. Hình thành 3 Trung tâm tiểu vùng trong đó có 2 TTTV đô thị (TT Chợ Lách, Phú Phụng) và 1 TTTV là trung tâm xã nông thôn (Vĩnh Thành).
Nâng cấp cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật. Bố trí các công trình hành chính, thương mại-dịch vụ tại các TTTV đảm bảo bán kính phục vụ <5km. Đặc biệt đầu tư xây dựng không gian cây xanh mặt nước công cộng tại các TTTV.
Huyện Mỏ Cày Bắc
- Diện tích: 158 km2
- Dân số đến năm 2030 là 69.450 người, đến năm 2050 là 42.410 người
– Phát triển nông nghiệp: vườn ca cao-dừa, cây ăn trái, hoa màu, chăn nuôi.
– Phát triển công nghiệp: KCN Thanh Tân, CCN Khánh Thạnh Tân, Tân Thành Bình
– Phát triển thương mại dịch vụ cùng hệ thống đô thị của huyện. Dân số nông thôn huyện Mỏ Cày Bắc có xu hướng giảm theo từng giai đoạn do quá trình hình thành đô thị loại IV và nhất là phát triển các khu công nghiệp.
Hình thành 3 Trung tâm tiểu vùng trong đó có 3 TTTV đô thị (Phước Mỹ Trung, Hưng Khánh Trung) và 1 TTTV là trung tâm xã (Tân Thanh). Nâng cấp cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật.
Bố trí các công trình hành chính, thương mại-dịch vụ tại các TTTV đảm bảo bán kính phục vụ <5km. Đặc biệt đầu tư xây dựng không gian cây xanh mặt nước công cộng tại các TTTV.
Huyện Mỏ Cày Nam
- Diện tích: 222,1 km2
- Dân số đến năm 2030 là 86.852 người, đến năm 2050 là 91.600 người
– Phát triển nông nghiệp: vườn dừa, chăn nuôi gia súc (heo), thủy sản trong mương vườn, cá tra bãi bồi, hoa màu.
– Phát triển công nghiệp: KCN Thành Thới, CCN An Thạnh
– Phát triển thương mại dịch vụ cùng hệ thống đô thị của huyện kết hợp dịch vụ du lịch (khu du lịch Đồng Khởi-Định Thủy) Hình thành 3 Trung tâm tiểu vùng đô thị (Mỏ Cày, An Thới, An Định), 1 trung tâm xã (Hương Mỹ).
Nâng cấp cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật. Bố trí các công trình hành chính, thương mại-dịch vụ tại các TTTV đảm bảo bán kính phục vụ <5km. Đặc biệt đầu tư xây dựng không gian cây xanh mặt nước công cộng tại các TTTV.
Huyện Thạnh Phú
- Diện tích: 422,7 km2
- Dân số đến năm 2030 là 96.128 người, đến năm 2050 là 81.030 người
– Tài nguyên đất đai, tài nguyên biển. Thế mạnh là thủy sản, chăn nuôi, rau màu Dân số nông thôn của huyện giảm mạnh do Thạnh Phú hình thành đô thị loại IV. Dân nông thôn có xu hướng dịch chuyển vào trung tâm đô thị.
Hình thành 3 Trung tâm tiểu vùng trong đó có 2 TTTV đô thị (TT Thạnh Phú, Tân Phong) và 1 TTTV là trung tâm xã (Giao Thạnh). Nâng cấp cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật.
Bố trí các công trình hành chính, thương mại-dịch vụ tại các TTTV đảm bảo bán kính phục vụ <5km. Đặc biệt đầu tư xây dựng không gian cây xanh mặt nước công cộng tại các TTTV.
Tổng hợp bởi Duan24h.net