Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050: Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An, Tân Uyên, Bến Cát, Bắc Tân Uyên, Bàu Bàng, Dầu Tiếng, Phú Giáo.

Vị trí địa lý tỉnh Bình Dương

Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm về phía Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh, là một trong 8 tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đây là khu vực kinh tế năng động nhất cả nước và có tiềm lực kinh tế lớn nhất cả nước.

Tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng cả về kinh tế và chính trị, có diện tích tự nhiên là 2.694,43 km2 được bao bọc bởi hai con sông lớn là sông Sài Gòn ở phía Tây và sông Đồng Nai ở phía Đông và có toạ độ địa lý 10051′ 46’’- 11030′ vĩ độ Bắc và 106020′ – 106058′ kinh độ Đông.

  • Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước,
  • Phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh,
  • Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai,
  • Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh;

Bình Dương cách thủ đô Hà Nội 1.600km và Thành phố Đà Nẵng 850m về phía Bắc. Bình Dương có 3 hình thức vận tải. Cùng với TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương có vị trí địa lý nằm trong khu vực trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (VKTTĐPN) và là trung tâm vùng thành phố Hồ Chí Minh.

Tỉnh Bình Dương có ranh giới chung với TP. Hồ Chí Minh với chiều dài khoảng 120km từ Quận 9 qua quận Thủ Đức, Q 12 tới huyện Củ Chi. Vị trí địa kinh tế trên tạo cho Bình Dương vai trò quan trọng trong trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Tỉnh được xác định là là cửa ngõ giao thương quốc tế phía Bắc, Tây Bắc của vùng TP. Hồ Chí Minh, đầu mối giao thông về đường bộ, đường sắt kết nối với vùng sông Mêkông mở rộng và các nước Asean.

Về mặt vị trí, tỉnh Bình Dương là một trong bốn tứ giác động lực của phía Nam, đây cũng là vùng phát triển năng động bậc nhất và giữ vai trò quan trọng hàng đầu đối với việc phát triển kinh tế của cả nước. Với vị trí nằm trong hành lang kinh tế Mộc Bài – TP.HCM – Vũng Tàu gắn với hành lang xuyên Á, đồng thời cũng nằm trên tuyến đường thương mại hàng hóa Tây Nguyên đi qua địa phận tỉnh Bình Phước, Bình Dương là hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế của toàn vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên.

Tỉnh đóng vai trò quan trọng trong việc gắn kết chuỗi công nghiệp, thúc đẩy sự kết nối trong các chuỗi sản xuất của các ngành công nghiệp và phát triển các ngành dịch vụ phù hợp đảm bảo các mục tiêu về phát triển ngành thương mại và thương mại quốc tế.

Tỉnh Bình Dương có 09 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 4 thành phố (Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An, Tân Uyên), 1 thị xã (Bến Cát) và 4 huyện (Bắc Tân Uyên, Bàu Bàng, Dầu Tiếng, Phú Giáo).

Nhà ở xã hội TP mới Bình Dương ✅, LOẠI THẤP TẦNG (1 TRỆT, 1 LẦU GỒM ĐẤT) hỗ trợ tư vấn làm hồ sơ trả góp lãi suất 4,8%/năm qua Ngân hàng chính sách, liên hệ 0888 266 898 (Ms Ngoan, cập nhật lúc 06:19 PM, 28/04/2024)


Mô hình cấu trúc phát triển

Tổ chức không gian lãnh thổ tỉnh Bình Dương theo mô hình cấu trúc phát triển gồm: Bình Dương phát triển trở thành vùng đổi mới sáng tạo gồm 01 trục phát triển; 02 hành lang sinh thái; 03 Vành đai liên kết; 05 vùng phát triển.

– 01 trục phát triển: theo trục Bắc Nam, lấy trục quốc lộ 13, Bàu Bàng – Mỹ Phước – Tân Vạn; Cao tốc Chơn ThànhTP HCM; đường sắt Dĩ An – Lộc Ninh; đường sắt đô thị Suối Tiên – Bàu Bàng … làm trục liên kết, phát triển trục đô thị – công nghiệp -dịch vụ theo từng phân đoạn. Theo từng đoạn tuyến phát triển các HUB về dịch vụ, đổi mới sáng tạo và logictics theo mô hình TOD tập trung. Phân tách các luồng vận tải về hàng hóa, hành khách để có các giải pháp thiết kế giao thông phù hợp, hạn chế các luồng vận tải quy mô lớn vào trung tâm TP.HCM và đi qua trung tâm các đô thị.

– 02 Hành lang sinh thái: gồm hành lang sinh thái phía Đông gắn với trục sông Đồng Nai và hành lang sinh thái phía Tây gắn với trục sông Sài Gòn và hồ Dầu Tiếng sẽ phát triển dựa trên bảo vệ và phát huy các giá trị sinh thái, phát triển các cơ sở hạ tầng phục vụ vận tải đường thủy, phát triển các khu đô thị dịch vụ sinh thái, dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng, khu nông nghiệp sinh thái kết hợp hỗ trợ du lịch.

– 03 vành đai liên kết: Phát triển mở rộng không gian đô thị, chức năng và khung hạ tầng gắn với 03 vành đai liên kết của vùng Thành phố Hồ Chí Minh gồm: vành đai 3 – VHCM; vành đai 4 – VHCM; vành đai 5 – VHCM dự kiến. Ngoài ra, mở rộng hệ thống các tuyến giao thông với các địa phương lân cận để mở ra các không gian phát triển mới cho Bình Dương.

– 05 phân vùng phát triển:

(1) Vùng đô thị phía Nam (TP Thuận An, Dĩ An): Chỉnh trang, cải tạo, tái thiết trung tâm đô thị, công nghiệp hiện hữu.;)

(2) Vùng đô thị công nghiệp dịch vụ Thủ Dầu Một, thị xã Bến Cát, thành phố Tân Uyên): nơi tập trung dân cư chủ yếu, phát triển đô thị, công nghiệp, thương mại dịch vụ. Tiểu vùng Trung tâm là một hình thoi dài, có mật độ phát triển khá đa dạng. Phát triển trung tâm đô thị, công nghiệp, thương mại dịch vụ thời kỳ mới;

(3) Vùng đô thị cấp vùng (Bàu Bàng) trọng tâm của vùng đổi mới sáng tạo, phát triển đô thị đầu mối phân phối lưu thông giữa Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, TPHCM;

(4) Tiểu vùng Phía Đông Bắc (02 huyện Bắc Tân Uyên, Phú Giáo): Phát triển kinh tế sinh thái, hỗ trợ phát triển công nghiệp – logistics ven tiểu vùng Trung tâm, kết nối Tây Nguyên với trục kinh tế Đông Nam Bộ, khai thác hành lang vận tải/sinh thái sông Đồng Nai;

(5) Tiểu vùng Phía Tây Bắc (01 huyện Dầu Tiếng): Phát triển kinh tế sinh thái, du lịch ven sông Sài Gòn và hồ Dầu Tiếng, hỗ trợ phát triển công nghiệp – logistics ven tiểu vùng Trung tâm, kết nối Tây Nguyên – ĐBSCL, kết nối Tây Ninh – trục kinh tế Đông Nam Bộ.

Tài liệu, bản đồ quy hoạch tỉnh Bình Dương

Lưu ý: Hồ sơ quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Bản đồ hiện trạng

Bản đồ quy hoạch:

1Bản đồ định hướng phát triển khu công nghiệp
2Bản đồ định hướng phát triển cụm công nghiệp
3Bản đồ định hướng phát triển kết cấu hạ tầng xã hội
4Bản đồ định hướng phát triển hạ tầng thương mại
5Bản đồ định hướng phát triển ngành du lịch
6Bản đồ định hướng phát triển ngành du lịch ( dự án ưu tiên đầu tư)
7Bản đồ định hướng phát triển ngành văn hoá thể thao
8Bản đồ định hướng phát triển ngành văn hoá thể thao( dự án ưu tiên đầu tư)
9Bản đồ định hướng phát triển ngành giáo dục và đào tạo
10Bản đồ định hướng phát triển ngành y tế
11Bản đồ phương án phát triển nông nghiệp công nghệ cao
12Sơ đồ đình hướng đô thị và nông thôn
13Bản đồ phương án khoanh vùng đất đai
14Bản đồ định hướng phát triển không gian
15Bản đồ phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện vùng huyện, chi tiết (VÙNG 1 / VÙNG 2 / VÙNG 3)
16Bản đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải (FILE 1, FILE 2)
17Bản đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng kĩ thuật
18Bản đồ phương án quy hoạch chất thải rắn, nghĩa trang
19Bản đồ phương án quy hoạch vệ sinh môi trường
20Bản đồ phương án quy hoạch hệ thống cấp điện (đến năm 2030, đến năm 2050)
21Bản đồ phương án quy hoạch hệ thống cấp nước
22Bản đồ phương án quy hoạch phát triển hạ tầng viễn thông thụ động
23Bản đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng phòng chống thiên tai, thủy lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu
24Bản đồ phương án bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, phòng chống thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu
25Bản đồ định hướng phân vùng rủi ro thiên tai do bão, mưa lớn và lũ lụt
26Bản đồ định hướng phân vùng rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn, nắng nóng, sạt lở và dông lốc
27Bản đồ phương án khai thác sử dụng bảo vệ tài nguyên

Tham khảo: Bản đồ lấy ý kiến kquy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (11/2023)

Tổng hợp bởi Duan24h.net

5/5 - (1 bình chọn)


Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
| FACEBOOK
Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

Dữ liệu được chúng tôi cập nhật liên tục và chia sẻ (tải về) miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng OCB / Số TK : 0017107777799999 / Chủ TK : Lê Quang Khải
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0813 830 830 hoặc quét mã QR dưới đây:

Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

Bài trướcDoanh nhân Phạm Thị Hường (Phú Hồng Thịnh) là ai ?
Bài tiếp theoBản đồ quy hoạch, kế hoạch huyện Mai Sơn (Sơn La)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây