Quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nam sẽ phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2035, trung tâm công nghiệp công nghệ cao, y tế và chăm sóc sức khỏe, đào tạo nghề nghiệp và du lịch của vùng ĐBSH và cả nước.

Cập nhật: Quyết định số 1686/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Quan điểm phát triển

(1). Quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của cả nước; đảm bảo thống nhất với hệ thống quy hoạch quốc gia; đồng thời phù hợp với chiến lược phát triển bền vững, chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia.

(2). Phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Hà Nam dựa vào khai thác các lợi thế về vị trí địa lý của tỉnh liền kề với thành phố Hà Nội, nằm trong vùng Thủ đô Hà Nội để Hà Nam phát triển nhanh, bền vững, bao trùm và toàn diện.

(3). Động lực tăng trưởng quan trọng: Công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghệ cao, đô thị, dịch vụ thương mại (du lịch, giáo dục – đào tạo, y tế, trung tâm mua sắm lớn) và nông nghiệp hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao và để khai thông, khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế cho sự phát triển chung của vùng và cả nước.

Đây là quan điểm chủ đạo trong định hướng phát triển và thu hút đầu tư của tỉnh, gắn với liên kết vùng, đặt phát triển tỉnh Hà Nam trong tổng thể phát triển của vùng Thủ đô Hà Nội, vùng Đồng bằng sông Hồng.

(4). Tổ chức phát triển không gian toàn tỉnh theo hướng xanh có kiểm soát và bền vững:

  • Phát triển tỉnh Hà Nam theo hướng đô thị xanh, thông minh và bền vững;
  • Phát triển không gian đô thị tập trung theo các hành lang phát triển, tránh dàn trải và kết nối thông suốt;
  • Bố trí hợp lý các cụm đô thị – công nghiệp, hình thành các nêm xanh để kiểm soát về không gian;
  • Kiểm soát chặt chẽ về quỹ đất phát triển đô thị đảm bảo về môi trường sinh thái và phát triển bền vững.

(5). Chủ động nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn với quá trình hội nhập quốc tế để cơ cấu lại nền kinh tế của tỉnh đảm bảo phát triển nhanh, bền vững và chủ yếu dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và liên tục tạo ra các lợi thế so sánh mới để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư sản xuất, kinh doanh để đẩy mạnh thu hút đầu tư; huy động cao nhất các nguồn nội lực kết hợp với tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài, nhất là khu vực kinh tế tư nhân vào phát triển Hà Nam.

Nhà ở xã hội TP mới Bình Dương ✅, LOẠI THẤP TẦNG (1 TRỆT, 1 LẦU GỒM ĐẤT) hỗ trợ tư vấn làm hồ sơ trả góp lãi suất 4,8%/năm qua Ngân hàng chính sách, liên hệ 0888 266 898 (Ms Ngoan, cập nhật lúc 10:25 PM, 28/04/2024)


(6). Phát triển kinh tế gắn với đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội; nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, tinh thần và vật chất cho nhân dân; bảo vệ, bảo tồn môi trường sinh thái, các di tích, di sản lịch sử, văn hóa; khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên thiên nhiên; chủ động thích nghi, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Khơi dậy khát vọng phát triển và phát huy các giá trị văn hóa, con người để xây dựng và phát triển tỉnh Hà Nam đạt mức khá của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước. Phát huy tối đa nhân tố con người, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, lấy giá trị văn hoá, con người là nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững.

(7). Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; Chủ động mở rộng các quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế để tạo môi trường thuận lợi cho hợp tác phát triển.

Cơ cấu chuyển dịch ngành kinh tế giai đoạn đến năm 2030

Giai đoạn 2021-2025, phấn đấu tăng trưởng năng suất lao động (NSLĐ) xã hội đạt trên 10,7%/năm, trong đó trong đó NSLĐ ngành công nghiệp đạt trên 7%/năm, NSLĐ ngành xây dựng đạt trên 2%/năm, NSLĐ ngành thủy sản đạt trên 13,5%/năm và NSLĐ ngành dịch vụ đạt khoảng 6,5%/năm.

Trên cơ sở mục tiêu tăng trưởng NSLĐ, đến năm 2025, nhu cầu về lao động khu vực công nghiệp tăng khoảng 60 ngàn lao động (giai đoạn 2020-2025), lao động ngành xây dựng tăng khoảng 40 ngàn lao động và lao động khu vực dịch vụ tăng trên 21 ngàn lao động. Lao động khu vực nông nghiệp giảm trên 52 ngàn lao động được thu hút sang các ngành kinh tế khác, nhất là ngành công nghiệp. Như vậy, đến năm 2025, Hà Nam cần thu hút thêm trên 25 ngàn lao động từ bên ngoài tỉnh (giai đoạn 2020-2025).

Giai đoạn 2026-2030, phấn đấu tăng trưởng NSLĐ xã hội đạt trên 11%/năm, trong đó trong đó NSLĐ ngành công nghiệp đạt trên 9%/năm, NSLĐ ngành xây dựng đạt trên 3%/năm, NSLĐ ngành thủy sản đạt trên 14,5%/năm và NSLĐ ngành dịch vụ đạt khoảng 7%/năm.

Với mục tiêu tăng trưởng NSLĐ như trên, đến năm 2030, nhu cầu về lao động khu vực công nghiệp tăng trên 60 ngàn lao động (giai đoạn 2020-2025), lao động ngành xây dựng tăng trên 50 ngàn lao động và lao động khu vực dịch vụ tăng khoảng 16 ngàn lao động. Lao động khu vực nông nghiệp giảm trên 32 ngàn lao động được thu hút sang các ngành kinh tế khác. Như vậy, đến năm 2030, Hà Nam cần thu hút thêm trên 90 ngàn lao động từ bên ngoài tỉnh (giai đoạn 2020-2025).

Theo phương án phát triển, giai đoạn 2021-2030:

  • Tăng trưởng GRDP bình quân đạt trên 11,3%/năm, trong đó giai đoạn 2021-2025 đạt trên 10%/năm, giai đoạn 2026- 2030 đạt 12%/năm;
  • Tăng trưởng VA ngành công nghiệp đạt 13,5%/năm trong đó giai đoạn 2021-2025 đạt 13%/năm và đạt 14%/năm giai đoạn 2026-2030;
  • Tăng trưởng VA ngành nông nghiệp đạt 1,4%/năm, trong đó giai đoạn 2021-2025 đạt 1,5%/năm và giai đoạn 2026-2030 đạt trên 1,2%/năm;
  • Tăng trưởng VA khu vực dịch vụ đạt 8,5%/năm, trong đó giai đoạn 2021-2025 đạt 8%/năm và giai đoạn 2026-2030 đạt trên 9%/năm.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, đến năm 2025, cơ cấu ngành CN-XD chiếm trên 65,2% và chiếm 69,4% vào năm 2030; cơ cấu ngành dịch vụ chiếm 28,5% vào năm 2025 và chiếm 27,1% vào năm 2030; và cơ cấu ngành nông nghiệp giảm xuống còn 6,3% vào năm 2025 và giảm còn 3,5% vào năm 2030.

Phát triển công nghiệp là điều kiện tiên quyết để phát triển đô thị, bất động sản, các ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ đào tạo nghề; thực hiện tốt chủ trương của Trung ương về “ly nông bất ly hương”. Trong thời kỳ quy hoạch, Hà Nam cần tiếp tục quy hoạch quỹ đất phát triển KCN, CCN, khoảng 4.200 ha đến năm 2030.

QH tỉnh Hà Nam 2030,2050 (36 files)

Bài viết quy hoạch tham khảo :

Quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050 – Tổng hợp bởi Duan24h.net

4.8/5 - (9 bình chọn)


Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
| FACEBOOK
Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

Dữ liệu được chúng tôi cập nhật liên tục và chia sẻ (tải về) miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng OCB / Số TK : 0017107777799999 / Chủ TK : Lê Quang Khải
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0813 830 830 hoặc quét mã QR dưới đây:

Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

Bài trướcPhan Quốc Việt là ai? Hành trình sai phạm trong đại án Việt Á
Bài tiếp theoBản đồ quy hoạch, kế hoạch huyện An Lão (Bình Định)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây