Cầu Cát Lái kết nối Đồng Nai – TP. HCM | Tiến độ dự án 11/2024

662
5 phương án hướng tuyến xây dựng cầu Cát Lái . Đồ họa : Vnexpress.net
5 phương án hướng tuyến xây dựng cầu Cát Lái . Đồ họa : Vnexpress.net
Mục lục

    Cầu Cát Lái là dự án cầu vượt sông Đồng Nai kết nối giữ huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) với TP Hồ Chí Minh thay cho phà Cát Lái hiện hữu.

    Thông tin dự án cầu Cát Lái

    Dự kiến, cầu thay phà Cát Lái có điểm đầu kết nối nút giao Mỹ Thủy (vành đai 2), điểm cuối kết nối với tỉnh lộ 25B (cách phà Cát Lái hiện tại 1 km). Dự án được quy hoạch 20 năm qua, tương lai thay cho phà Cát Lái đang quá tải.

    Cầu Cát Lái có tổng mức đầu tư dự kiến hơn 7.200 tỉ đồng, thiết kế dây văng, rộng hơn 37 m, 6 làn ôtô và 3 làn xe thô sơ, lề đi bộ mỗi bên 1,5 m…

    Dự án không chỉ giải quyết vấn đề giao thông, kết nối, cầu Cát Lái có vai trò rất quan trọng tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế của Đồng Nai và cả TP. HCM, nhất là thu hút đầu tư trong nước, nước ngoài vào các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, thương mại, du lịch mà hai địa phương có thế mạnh.

    Đồng thời thúc đẩy thị trường bất động sản khu vực phát triển với việc giãn dân từ khu vực thành phố và biến Nhơn Trạch thành ngoại ô của TP. HCM.


    Xem thêm bài viết : Khởi công xây cầu Cát Lái, giá đất Nhơn Trạch sẽ như thế nào?

    Tiến độ thực hiện dự án cầu Cát Lái

    (15/03/2024) Hội nghị trao đổi, hợp tác giữa các địa phương vùng Đông Nam Bộ lần IV, quý 1 năm 2024 đã diễn ra tại tỉnh Đồng Nai. Hội nghị có sự tham dự của lãnh đạo 6 tỉnh, thành Đông Nam Bộ gồm TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình PhướcTây Ninh.

    Ông Võ Tấn Đức, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đề nghị lãnh đạo TP HCM xem xét, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cầu Cát Lái trong năm 2024, khởi công xây dựng vào năm 2025

    (26/11/2023) UBND tỉnh Đồng Nai lại tiếp tục có văn bản chỉ đạo các sở ngành, địa phương về việc nghiên cứu lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án xây dựng cầu Cát Lái theo đề nghị trước đó của UBND Tp.HCM.

    Trong đó, lưu ý thời điểm triển khai thi công phần cầu dẫn phía Tp.HCM thực hiện sau khi tuyến đường liên cảng Cát Lái – Phú Hữu – Vành đai 3 hoàn thành và đưa vào khai thác trong giai đoạn 2026 – 2030.

    Như vậy, đến nay phía Tp.HCM vẫn giữ quan điểm xây dựng cầu Cát Lái sau năm 2030, trong khi đó, phía Đồng Nai vẫn muốn xây dựng dự án này trước năm 2025 để xoá bỏ phà Cát Lái, thúc đẩy giao thông, kinh tế giữa hai địa phương.

    (18/01/2023) Dự án Xây dựng cầu thay phà Cát Lái kết nối H.Nhơn Trạch với TP.HCM lại tiếp tục được Sở GT-VT TP.HCM đề xuất xây dựng sau năm 2030.

    Cùng với đó, Sở GT-VT TP.HCM đề xuất giảm quy mô cầu Cát Lái. Cụ thể, đối với cầu thay phà Cát Lái kết nối TP.HCM với H.Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có quy mô 8 làn xe, bao gồm 6 làn xe cơ giới và 2 làn xe hỗn hợp.

    Mặc dù vậy, các cơ quan liên quan của TP.HCM thống nhất đề xuất điều chỉnh quy mô còn 6 làn xe. Về lý do điều chỉnh, các cơ quan chức năng TP.HCM cho rằng, với quy mô 8 làn xe theo quy hoạch sẽ phải thực hiện điều chỉnh quy hoạch đường Nguyễn Thị Định từ 60m lên 77m, ảnh hưởng đến tình hình sử dụng đất hai bên tuyến đường.

    Do đó, phương án đề xuất 6 làn xe sẽ giảm thiểu việc điều chỉnh quy hoạch đường Nguyễn Thị Định (chỉ điều chỉnh cục bộ lộ giới đường Nguyễn Thị Định đoạn 400m gần nút giao Mỹ Thủy để đảm bào bổ trí đủ số làn xe theo quy hoạch).

    (08/01/2023) UBND tỉnh đã kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chủ trì làm việc với tỉnh Đồng Nai và TP.HCM để thống nhất phương án chọn vị trí xây dựng cầu Cát Lái.

    Chiều ngày 06/01/2023, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh đã có chuyến khảo sát các dự án cầu Cát Lái, cầu Phước An tại huyện Nhơn Trạch. Cùng đi với đoàn có Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Hoàng

    (05/07/2022) Trong 5 phương án xây cầu thay phà Cát Lái được đề xuất, phương án thứ 4 được Sở GTVT, Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM đánh giá khả thi nhất.

    Sở GTVT vừa đề nghị Văn phòng UBND TP.HCM sớm tham mưu lãnh đạo thành phố xem xét đề xuất 5 phương án xây cầu thay phà Cát Lái, nối TP.HCM – Đồng Nai.

    Cụ thể, phương án 4 có điểm đầu trên đường trục Bắc – Nam, qua Rạch Dĩa, cắt đường Nguyễn Lương Bằng và đi trùng với đường Hoàng Quốc Việt, cắt đường Huỳnh Tấn Phát, vượt sông Đồng Nai sang xã Phú Hữu, Phú Đông, huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai). Tiếp theo, rẽ phải đi trùng đường quy hoạch kết nối cao tốc Bến Lức – Long Thành tại cuối dự án.

    Tổng chiều dài tuyến là 13,71 km, riêng chiều dài cầu là 3,5 km.

    Về ưu điểm của phương án này, tạo mạng lưới kết nối giao thông mới, thu hút lưu lượng giao thông từ trung tâm thành phố, biển Cần Giờ thông qua tuyến metro số 4 và các tuyến trục chính giao thông hướng tâm như đường Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Lương Bằng, sau đó qua huyện Nhơn Trạch, sân bay Long Thành và hướng ngược lại; phù hợp định hướng.

    Theo chuyên gia Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM, phương án 4 khả thi trong việc nghiên cứu điều chỉnh các quy hoạch liên quan trên địa bàn. Đồng thời một phần đường dẫn phía TP.HCM đi qua khu đất trống nên thuận lợi trong công tác giải phóng mặt bằng.

    Trong phương án 1, hướng tuyến bắt đầu từ nút giao Mỹ Thủy (vành đai 2), đi dọc đường Nguyễn Thị Định, vượt sông Đồng Nai. Tổng chiều dài tuyến là 11,76 km, chiều dài cầu là 3,10 km.

    Phương án này, ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân, sẽ xảy ra ùn tắc giao thông nghiêm trọng. Còn phướng án hầm vượt sông, ngoài nhược điểm như phương án 1 thì chi phí xây dựng và duy tu rất tốn kém so với làm cầu vượt sông.

    Phương án 2 có hướng tuyến từ nút giao trên đường vành đai 2, cách đường dẫn cầu Phú Mỹ 1 km và cách nút giao Mỹ Thủy 2,3 km. Cầu đi dọc nhánh rạch Kỳ Hà, vượt sông Đồng Nai, sang xã Phú Hữu (Nhơn Trạch), sau đó kết nối cao tốc Bến Lức – Long Thành.

    Tổng chiều dài tuyến là 10,6 km, riêng chiều dài cầu là 3,56 km. Với phương án này, ảnh hưởng đến hoạt động của cảng Cát Lái. Khi thu hút lưu lượng lớn xe từ trung tâm TP.HCM đi sân bay Long Thành, gây ùn tắc tại nút giao trên vành đai 2, cầu Phú Mỹ. Bên cạnh đó, phương án tuyến không vuông góc sông Đồng Nai, nên rất bất lợi khi khai thác.

    Với phương án thứ 3, Sở GTVT cho rằng, hướng tuyến cầu bắt đầu từ nút giao trên đường vành đai 2, cách cầu Ba Cua khoảng 300 m. Tuyến đi thẳng vào cổng C cảng Cát Lái, vượt sông Đồng Nai sang xã Đại Phước (Nhơn Trạch), rẽ phải đi trùng đường tỉnh lộ 25B, nối cao tốc Bến Lức – Long Thành.

    Tổng chiều dài tuyến 12,45 km, riêng chiều dài cầu là 3,12 km. phương án này, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động hiện hữu của cảng Cát Lái, quy hoạch của các dự án dọc theo tuyến.

    Còn phương án 5, khó khả thi có điểm đầu tuyến nằm trên trục đường Bắc – Nam, vượt qua Rạch Dĩa, đi theo đường trục quy hoạch kho B, cắt đường Huỳnh Tấn Phát, đi qua kho xăng dầu Nhà Bè, vượt sông Đồng Nai sang xã Phú Hữu, Phú Đông, huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai). Rẽ phải đi trùng đường quy hoạch và nối cao tốc Bến Lức – Long Thành tại cuối dự án.

    Tổng chiều dài tuyến gần 13 km, chiều dài cầu là 3,5 km, phương án này phải điều chỉnh quy hoạch đường Nguyễn Hữu Thọ đến kho B, khu vực tổng kho xăng dầu huyện Nhà Bè đang hoạt động.

    Tổng hợp bởi Duan24h.net (nguồn : Báo Giao Thông)

    Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
    TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
    | FACEBOOK
    Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

    Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
    LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây