Quy hoạch vùng huyện tỉnh Bắc Giang đến năm 2030

1094
Bản đồ quy hoạch phát triển vùng tỉnh Bắc Giang
Bản đồ quy hoạch phát triển vùng tỉnh Bắc Giang
Mục lục

    Quy hoạch vùng huyện tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gồm các địa giới hành chính : TP Bắc Giang, Hiệp Hòa, Lạng Giang, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động, Tân Yên, Việt Yên, Yên Dũng, Yên Thế.

    Thành phố Bắc Giang

    Mục tiêu và định hướng phát triển trọng tâm

    Mục tiêu: Thành phố Bắc Giang là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Bắc Giang; là “cửa ngõ kép hiện đại” của vùng Trung du và miền núi phía Bắc và vùng Thủ đô Hà Nội mở rộng; có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, vùng Trung du Miền núi phía Bắc.

    Đến năm 2030, thành phố Bắc Giang là đô thị loại I, đô thị phát triển theo hướng đô thị xanh – thông minh – hiện đại và văn minh với dịch vụ, công nghiệp phát triển, kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, đảm bảo tính kết nối. Môi trường tự nhiên được bảo vệ gắn với phát triển du lịch sinh thái bền vững.

    Hướng phát triển trọng tâm đến năm 2030

    –  Phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch: Phát huy lợi thế về vị trí địa lý, phát triển thành phố Bắc Giang trở thành trung tâm giao thương, đầu mối giao thông lớn của tỉnh và vùng, là đầu mối trung chuyển hàng hóa chất lượng cao từ cửa khẩu Lạng Sơn đến Hà Nội và các vùng lân cận; tập trung vào các sản phẩm dịch vụ có giá trị gia tăng cao, là động lực chính cho phát triển dịch vụ của tỉnh.


    + Thương mại: Thu hút nhà đầu tư và đấu giá khu đất để xây dựng tuyến phố thương mại nhà ở Nguyễn Văn Cừ, thành phố Bắc Giang. Tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thành Trung tâm logistics thành phố Bắc Giang.

    Quy hoạch và thu hút đầu tư Trung tâm dịch vụ tổng hợp cấp vùng (chợ cấp vùng quy mô khoảng 70ha); tiếp tục thu hút đầu tư các siêu thị, trung tâm thương mại tại các đô thị; chợ tại vùng nông thôn; tiếp tục nâng cao chất lượng, đa dạng hình thức bán buôn, bán lẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong chi tiêu, mua sắm.

    Xây dựng mới 02 (chợ Đồng Sơn, chợ Tân Tiến); nâng cấp, cải tạo 03 chợ (chợ Kế, Đa Mai, Mỹ Độ); xây dựng chợ đầu mối rau quả, quy mô 03 ha tại khu vực xã Dĩnh Trì, Thái Đào; xây dựng Khu kinh tế ban đêm về ẩm thực, mua sắm, vui chơi giải trí và trình diễn nghệ thuật phường Xương Giang, quy mô 2-3ha; Xây dựng Trung tâm Văn hóa – Hội chợ – Triển lãm tỉnh quy mô khoảng 3ha.

    + Du lịch: Phát triển du lịch theo hướng hình thành các khu vui chơi, giải trí, nghĩ dưỡng, sinh thái tâm linh trọng điểm vủa vùng Thủ đô. Đẩy mạnh phát triển du lịch, thu hút nhà đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi, giải trí núi Nham Biền; phát huy giá trị của khu di tích cấp quốc gia đặc biệt Chiến thắng thành Xương Giang…

    + Dịch vụ khác: đẩy mạnh phát triển dịch vụ có giá trị gia tăng cao như: thông tin truyền thông, bất động sản, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ công … đứng đầu tỉnh, nhằm hỗ trợ tối đa cho các hoạt động kinh tế; hướng tới xây dựng thành phố theo hướng đô thị thông minh, hiện đại.

    – Phát triển ngành công nghiệp: theo hướng bền vững với mô hình tăng trưởng kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu, chuyển dần từ gia công, lắp ráp sang sản xuất sản phẩm gắn với đảm bảo môi trường. Thu hút đầu tư các ngành, sản phẩm có hàm lượng khoa học và công nghệ cao, ít thâm dụng, tiết kiệm đất đai, tạo giá trị gia tăng cao, trọng tâm là các ngành: điện tử, may mặc và công nghiệp hỗ trợ.

    Thành lập thêm KCN Song Mai – Nghĩa Trung quy mô 205ha (trong đó có phần diện tích thuộc thành phố tại xã Song Mai và phường Đa Mai có diện tích khoảng 90ha), đưa vào hoạt động các dự án thuộc Khu phía Bắc Khu công nghiệp Song khê – Nội Hoàng; đầu tư hoàn thiện hạ tầng các cụm công nghiệp hiện có.

    Phát triển nông nghiệp: Xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên cơ sở phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp sạch. Trong đó, tỷ trọng sản xuất ứng dụng công nghệ cao năm 2030 chiếm khoảng 50%.

    Hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung chuyên canh, các khu nông nghiệp sinh thái và khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Nghiên cứu phát triển các mô hình vườn nông nghiệp đô thị dạng thủy canh, hữu cơ và kết hợp truyền thống, dạng nhà lưới nhà màng, trang trại nông nghiệp, công viên nông nghiệp.

    Chú trọng phát triển nhóm sản phẩm hoa, cây cảnh, rau an toàn và rau chế biến, tiếp tục phát huy và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp như khu trồng hoa công nghệ cao xã Dĩnh Trì, Song Mai; khu trồng rau và sản phẩm từ nông nghiệp công nghệ cao phường Đa Mai, xã Song Mai…

    Phát triển hệ thống đô thị, nông thôn

    – Đến 2030: Xây dựng thành phố Bắc Giang hướng tới mục tiêu trở thành đô thị loại I, cửa ngõ xuất nhập khẩu, trung tâm tiếp vận – trung chuyển hàng hóa của Vùng Thủ đô Hà Nội, vùng đồng bằng với cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn); đầu mối kinh doanh – thương mại quan trọng của Vùng với các tỉnh Đông Bắc của Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc. Các công trình chủ chốt và điểm nhấn bao gồm: Khu Quảng trường 3-2 gắn với Khu liên cơ quan tỉnh, khách sạn Mường Thanh, trung tâm hội nghị tỉnh; Khu trung tâm hành chính thành phố mới; Công trình văn hóa, thể dục thể thao: bảo tàng, trung tâm triển lãm, nhà hát, tổ hợp sân vận động, nhà thi đấu

    – Không gian nội thị: Đẩy mạnh huy động các nguồn lực cho phát triển đô thị, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ. Tiếp tục nâng cấp một số tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, đường gom cao tốc, mở mới các tuyến đường trục chính, đường vành đai đô thị theo quy hoạch như cải tạo nút giao và mở rộng đường gom cao tốc, cầu Á Lữ, đường trục chính Tây Nam, đường vanh đai, liên khu vực,… Phát triển, nâng cấp hệ thống thoát nước, cấp nước cho các khu đô thị và khu công nghiệp, khu dân cư; hoàn thiện xây dựng Nhà máy điện năng lượng tái tạo từ việc xử lý rác thải, hoàn thiện mạng lưới thu gom rác thải, hệ thống nghĩa trang nhân dân.

    – Nông thôn: Tập trung nguồn lực để nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới; xây dựng nông thôn theo hướng kết hợp cải tạo không gian cũ với phát triển mới các Điểm dân cư nông thôn sản xuất nông nghiệp hiện đại, cơ sở hạ tầng và dịch vụ đồng bộ, giữ gìn và bảo vệ môi trường.

    Định hướng phát triển giao thông

    Phối hợp xây mới đơn nguyên cầu Xương Giang trên tuyến cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn; đồng thời quy hoạch 5 nút giao liên thông trên địa bàn thành phố; triển khai mở rộng hệ thống đường gom, cầu vượt đường cao tốc. Quy hoạch, xây dựng cải tạo QL31 đoạn từ cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn đi xã Thái Đào huyện Lạng Giang đạt tiêu chuẩn đường đô thị. Đầu tư cải tạo mở rộng ĐT 295B, ĐT 299, ĐT 293.

    Phối hợp mở mới các tuyến: ĐT 398C, ĐT 398D, ĐT 292C; tuyến kết nối Thị trấn Bích Động với đường vành đai thành phố; quy hoạch mới 2 tuyến đường vành đai khép kín cho thành phố Bắc Giang; quy hoạch mới 04 cầu vượt sông Thương. Quy hoạch mới 01 bến xe khách loại 1 tại xã Tân Mỹ.

    Nghiên cứu, xây dựng 01 ga đường sắt tổng hợp mới thay thế Ga Bắc Giang, quy mô 20 ha. Quy hoạch cảng thủy nội địa Đồng Sơn, quy mô cảng cấp III; diện tích đất 37,5ha. Duy trì 03 cảng dân sự, quy hoạch đầu tư xây dựng mới 04 cảng dân sự, 01 bến trung chuyển và neo đậu tàu thuyền cho mục đích quân sự.

    Vùng huyện Việt Yên

    Mục tiêu và định hướng phát triển trọng tâm

    Mục tiêu: Phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực và yếu tố con người để đưa Việt Yên phát triển nhanh, toàn diện và bền vững; duy trì là huyện trọng điểm công nghiệp, đô thị, dịch vụ và là một trong những vùng động lực phát triển kinh tế của tỉnh; là đô thị vệ tinh, cửa ngõ kết nối tỉnh Bắc Giang với Vùng Thủ đô.

    Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị; lấy phát triển công nghiệp dẫn dắt, làm động lực cho phát triển đô thị, dịch vụ và hỗ trợ phát triển nông nghiệp. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đô thị đầu tư đồng bộ, hiện đại. Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện. Quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc. Đến năm 2025 trở thành thị xã và đến năm 2030 củng cố và nâng cao chất lượng đô thị loai III.

    Hướng phát triển trọng tâm đến năm 2030

    – Phát triển ngành công nghiệp: Duy trì tốc độ tăng trưởng công nghiệp ở mức cao, theo hướng bền vững thu hút đầu tư các ngành, sản phẩm có hàm lượng khoa học và công nghệ cao, ít thâm dụng, tiết kiệm đất đai, tạo giá trị gia tăng cao; ưu tiên phát triển các ngành, sản phẩm đảm bảo môi trường, qua đó thực hiện chuyển dịch mô hình tăng trưởng kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu; tiếp tục duy trì phát triển các sản phẩm quan trọng, chuyển dần từ gia công, lắp ráp sang sản xuất sản phẩm.

    Đến năm 2030, huyện có 11 KCN (04 KCN đã thành lập gồm KCN Quang Châu, Vân Trung, Đình Trám, Việt Hàn; quy hoạch mới 07 KCN gồm: Hòa Yên, Quang Châu 2, Tiên Sơn – Ninh Sơn, Minh Đức-Thượng Lan-Ngọc Thiện, Thượng Lan, Song Mai-Nghĩa Trung, Tự Lạn – Bích Sơn – Trung Sơn). Bố trí 09 cụm công nghiệp, trong đó giữ nguyên diện tích 03 CCN đã thành lập, mở rộng diện tích 01 CCN, thành lập mới 05 CCN.

    – Phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch:

    + Thương mại, dịch vụ: Phát triển dịch vụ bán buôn, bán lẻ, trên cơ sở huy động các nguồn lực xã hội đầu tư vào hạ tầng thương mại tại các khu đô thị, KCN trong vùng huyện; phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ và tập trung vào một số dịch có tiềm năng lợi thế: dịch vụ vận tải, dịch vụ tài chính ngân hàng và bảo hiểm, dịch vụ bất động sản, dịch vụ công; phát triển trung tâm dịch vụ thương mại, cảng cạn (Nếnh-Quang Châu); phát triển kinh tế đêm tại các khu dân cư dịch vụ My Điền thuộc thị trấn Nếnh, các khu đô thị dịch vụ gắn với các KCN.

    + Du lịch: Phát triển du lịch theo hướng du lịch tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng sinh thái, du lịch vui chơi, giải trí, thể thao cao cấp, phố du lịch… tập trung vào các khu du lịch: Khu du lịch văn hóa, tâm linh, sinh thái nghỉ dưỡng Tiên Sơn – Vân Hà, Khu sân golf Việt Yên tại các xã Hương Mai và Trung Sơn, Sân golf  Yên Hà xã Vân Trung.

    + Phát triển nông nghiệp: Phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung theo tiêu chuẩn an toàn, từng bước hình thành các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hướng vào các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, tạo ra sản phẩm có chất lượng.

    Hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung chuyên canh, các khu nông nghiệp sinh thái và khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; trồng trọt tậm trung phát triển cây rau sản xuất theo hướng áp dụng công nghệ cao, sản xuất theo quy trình VietGAP, hữu cơ; phát triển các mô hình trồng hoa, cây cảnh công nghệ cao; phát triển ngành chăn nuôi theo chăn nuôi tập trung, xa khu dân cư, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và liên kết theo chuỗi.

    Phát triển hệ thống đô thị, nông thôn

    – Đến 2030: Việt Yên trở thành thị xã, là đô thị loại III

    – Không gian nội thị gồm 9 đơn vị hành chính: Thị trấn Bích Động, thị trấn Nếnh, Hồng Thái, Tăng Tiến, Quảng Minh, Ninh Sơn, Vân Trung, Quang Châu và Tự Lạn.

    – Nông thôn: Phát triển theo mô hình nông thôn mới gắn với các đặc thù của từng khu vực trên cơ sở bổ sung hoàn thiện hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và cơ sở sản xuất theo mô hình nông thôn mới theo các tiêu chí riêng của tỉnh.

    Định hướng phát triển giao thông

    – Đường bộ đến năm 2030: trên địa bàn huyện có 01 tuyến cao tốc, 02 tuyến quốc lộ: QL 37, QL 17; 08 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 78km (gồm: 02 tuyến hiện có là 295B, 298; quy hoạch 04 tuyến đường huyện lên đường tỉnh gồm: 295C, 398C, 398D, 297B; mở mới 02 tuyến đường tỉnh gồm: 294B, 298B); cải tạo, nâng cấp 10 tuyến đường huyện hiện có, nâng cấp, mở mới 24 tuyến đường huyện.

    – Đường thủy: giai đoạn 2021-2030 xây dựng 06 cảng trong đó 03 cảng tổng hợp (tại Tiên Sơn, Ninh Sơn và Quang Châu), 03 cảng chuyên dùng (02 cảng xăng dầu tại Quang Châu và Tiên Sơn; 01 cảng tại Vân Hà).

    Vùng huyện Yên Dũng

    Mục tiêu và định hướng phát triển trọng tâm

    Mục tiêu: Khai thác và phát huy có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương, tăng cường hợp tác với các địa phương trong tỉnh nhằm huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững, phát triển kinh tế gắn với thực hiện công bằng xã hội; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nông nghiệp công nghệ cao, hoàn thiện hệ thống hạ tầng đồng bộ, theo hướng đô thị gắn với thành phố Bắc Giang.

    Hướng phát triển trọng tâm đến năm 2030

     – Phát triển ngành công nghiệp:

    Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng công nghiệp ở mức cao, theo hướng bền vững; thu hút đầu tư các ngành, sản phẩm có hàm lượng khoa học và công nghệ cao, ít thâm dụng, tiết kiệm đất đai, tạo giá trị gia tăng cao; ưu tiên phát triển các ngành, sản phẩm đảm bảo môi trường, qua đó thực hiện chuyển dịch mô hình tăng trưởng kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu.

    Đến năm 2030, trên địa bàn huyện có 06 KCN với diện tích 1.572ha gồm 02 KCN đã thành lập là Vân Trung, Song Khê – Nội Hoàng, quy hoạch mới 04 KCN là Yên Lư, Đồng Phúc, Đức Giang, Thái Đào – Tân An. Mở rộng diện tích CCN Yên Lư; giữ nguyên diện tích CCN Tân Dân, Nham Sơn – Yên Lư; sáp nhập CCN Nội Hoàng vào KCN Song Khê – Nội Hoàng.

    – Phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch:

    Phát triển thương mại – dịch vụ trở thành ngành chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của huyện và là ngành tạo ra đột phá trong phát triển, tập trung vào các sản phẩm dịch vụ có giá trị gia tăng cao, khai thác được tiềm năng, lợi thế về vị trí nằm trên tuyến Hành lang kinh tế Hà Nội – Lạng Sơn.

    Đầu tư phát triển hạ tầng thương mại đồng bộ, thống nhất với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của huyện, phù hợp với đặc thù và quy mô phát triển dân số của từng địa phương, từng khu đô thị; Thu hút nhà đầu tư và đấu giá khu đất để xây dựng khu dịch vụ tổng hợp, logistics Nham Biền quy mô 80ha, Khu dịch vụ tổng hợp, logistics Yên Hà quy mô 30ha, Khu dịch vụ tổng hợp, logistics, cảng cạn ICD Long Xá quy mô 80ha; thu hút đầu tư phát triển các trung tâm thương mại, khu dịch vụ du lịch. Tập trung phát triển các loại hình dịch vụ như tài chính, ngân hàng,… Xây dựng và phát triển mạnh lĩnh vực dịch vụ hiện đại, chất lượng cao.

    + Du lịch: Tập trung phát triển các loại hình du lịch cuối tuần với các khu nghỉ dưỡng sinh thái, du lịch thể thao cao cấp như golf , thể thao khám phá cao cấp, du lịch văn hóa – tâm linh, lịch sử – văn hóa, tập trung vào các khu du lịch: Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi, giải trí núi Nham Biền; Khu di tích quốc gia đặc biệt chùa Vĩnh nghiêm, Thiền Viện Trúc Lâm Phượng Hoàng; Sân golf dịch vụ Yên Dũng, sân golf Yên Hà; Khe hang Dầu….

    + Phát triển nông nghiệp: Xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên cơ sở phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp sạch

    Thực hiện tái cơ cấu cây trồng, chuyển đổi diện tích cây trồng khác sang trồng rau, đặc biệt là rau ứng dụng công nghệ cao, rau an toàn, rau xuất khẩu; chăn nuôi theo hướng nâng cao chất lượng trên cơ sở mở rộng loại hình chăn nuôi trang trại, khuyến khích tạo điều kiện hình thành cơ sở chăn nuôi quy mô lớn, vùng chăn nuôi tập trung, có trình độ chăn nuôi tiên tiến gắn với chuỗi sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

    Phát triển hệ thống đô thị, nông thôn

    – Đến 2030: có 05 đô thị loại V bao gồm: Đô thị Nham Biền, Tân An, Tiền Phong, Nội Hoàng, Đức Giang.

    – Nông thôn: Phát triển theo mô hình nông thôn mới gắn với các đặc thù của từng khu vực trên cơ sở bổ sung hoàn thiện hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và cơ sở sản xuất theo mô hình nông thôn mới theo các tiêu chí riêng của tỉnh.

    Định hướng phát triển giao thông

    – Đường bộ đến năm 2030: trên địa bàn huyện có 02 tuyến cao tốc, 01 tuyến quốc lộ QL17, 01 tuyến đường vành đai V; 06 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 51,2km (gồm 02 tuyến hiện có là 293, 299; 02 tuyến quy hoạch mới là 293B, 398; 02 tuyến nâng từ đường huyện lên đường tỉnh là 398C, 398D). Xây dựng mới 02 bến xe khách, trong đó: 01 bến loại 1 tại xã Hương Gián, 01 bến loại 4 tại TT Nham Biền.

    – Quy hoạch tổng số đường huyện trên địa bàn huyện Yên Dũng là 18 tuyến, với chiều dài 147km.

    – Đường thủy: giai đoạn 2021-2030 xây dựng 05 cảng trong đó 01 cảng tổng hợp, 01 cảng chuyên dùng, 03 cảng hành khách.

    Vùng huyện Hiệp Hòa

    Mục tiêu và định hướng phát triển trọng tâm

    Mục tiêu: Khai thác tiềm năng, lợi thế, nguồn lực và yếu tố con người để Hiệp Hòa phát triển nhanh, toàn diện và bền vững. Công nghiệp là động lực chủ yếu cho tăng trưởng, Hiệp Hòa trở thành một trong những trung tâm phát triển Công nghiệp mới của tỉnh; Dịch vụ phát triển đa dạng, phát huy lợi thế để phát triển dịch vụ thương mại; Nông nghiệp phát triển theo hướng an toàn, chất lượng, tạo sự ổn định. Kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, đầu tư đồng bộ, hiện đại; đến năm 2030 trở thành thị xã; lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện.

    Hướng phát triển trọng tâm đến năm 2030

     – Phát triển ngành công nghiệp: theo hướng thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng, phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế (công nghiệp sản xuất linh  kiện điện tử, cơ khí chế tạo, may mặc…) có giá trị gia tăng cao, tạo tăng trưởng đột phá để chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đến năm 2030 huyện có 04 KCN, trong đó mở rộng 01 KCN (Hòa Phú), quy hoạch mới 03 KCN (Xuân Cẩm – Hương Lâm, Châu Minh – Bắc Lý – Hương Lâm, Hòa Yên );

    Bố trí 14 cụm công nghiệp với diện tích 917ha, trong đó: Giữ nguyên diện tích 07 CCN đã có (gồm: Hợp Thịnh, Hà Thịnh, Việt Nhật, Jutech, Đoan Bái, Đoan Bái – Lương Phong 1, Đoan Bái – Lương Phong 2); mở rộng diện tích 01 CCN (Thanh Vân); thành lập mới 06 CCN.

    – Phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch:

    + Thương mại, dịch vụ: Phát triển tại các trung tâm đô thị Thắng, Bách Nhẫn, Phố Hoa và các KCN…

    + Du lịch: Phát triển du lịch theo hướng du lịch sử văn hóa, tâm linh gắn với không gian lịch sử ATK, tập trung vào các điểm du lịch: Đình Lỗ Hạnh (xã Đông Lỗ); Đình chùa Y Sơn (xã Hòa Sơn), Đình Xuân Biều (xã Xuân Cẩm)…

    – Phát triển nông nghiệp: Phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng hàng nông sản, hiệu quả sản xuất trên 1 đơn vị diện tích đất nông nghiệp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Xây dựng các mô hình và phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tiếp tục duy trì phát triển những loại trồng cây trồng đã tạo thương hiệu tốt như: bưởi diễn, rau cần,… tạo chuỗi giá trị.

    Chăn nuôi: chuyển sang chăn nuôi trang trại, đảm bảo môi trường, từng bước tổ chức lại chăn nuôi theo hướng liên kế và quản lý theo chuỗi sản phẩm khép kín từ chuồng nuôi đến thị trường tiêu thụ

    Phát triển hệ thống đô thị, nông thôn

    – Đến 2030: Hiệp hòa trở thành thị xã đô thị loại IV

    – Không gian nội thị gồm TT.Thắng và 10 xã: Hùng Sơn, Thái Sơn, Thường Thắng, Danh Thắng, Lương Phong, Đoan Bái, Bắc Lý, Hương Lâm, Châu Minh và Mai Đình.

    – Nông thôn: Phát triển theo mô hình nông thôn mới gắn với các đặc thù của từng khu vực trên cơ sở bổ sung hoàn thiện hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và cơ sở sản xuất theo mô hình nông thôn mới theo các tiêu chí riêng của tỉnh.

    Định hướng phát triển giao thông

    – Đường bộ đến năm 2030: trên địa bàn huyện có 01 tuyến QL37, có 09 tuyến đường tỉnh, trong đó có 04 tuyến đường hiện trạng là ĐT 295, 296, 288, 297; quy hoạch 01 tuyến nâng từ đường huyện lên đường tỉnh (ĐT 295C); mở mới 04 tuyến đường tỉnh qua địa bàn huyện (398, 398B, 296B, 296C). Đường huyện được quy hoạch là 15 tuyến với tổng chiều dài khoảng 105,8km, gồm 08 tuyến hiện có và 07 tuyến mới.

    – Đường thủy: giai đoạn 2021-2030 xây dựng 04 cảng (Hòa Phú, Xuân Cẩm,  Hợp Thịnh, Mai Đình).

    Vùng huyện Lạng Giang

    Mục tiêu và định hướng phát triển trọng tâm

    Mục tiêu : Phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực và yếu tố con người để đưa Lạng Giang phát triển nhanh, toàn diện và bền vững. Công nghiệp có bước đột phá, là động lực chủ yếu cho tăng trưởng, dịch vụ phát triển đa dạng, phát huy lợi thế địa lý trên hành lang kinh tế để phát triển dịch vụ thương mại; vận tải kho bãi.

    Nông nghiệp phát triển ổn định, theo hướng an toàn, chất lượng. Kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, đô thị đầu tư đồng bộ, hiện đại. Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện thuộc nhóm đầu của tỉnh; đời sống vật chất, tinh thần và môi trường sống của nhân dân được nâng lên; mở rộng hợp tác, hội nhập; đảm bảo quốc phòng, an ninh vững chắc.

    Hướng phát triển trọng tâm đến năm 2030

    – Phát triển ngành công nghiệp: Phát triển theo hướng công nghiệp sạch, thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng, phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế, có giá trị gia tăng cao, tạo tăng trưởng đột phá để chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế. Tập trung phát triển các ngành: sản xuất linh kiện điện tử, may trang phục, cơ khí, sản xuất, chế biến thực phẩm.

    Trong thời kỳ 2021-2030, quy hoạch mới 05 KCN gồm Tân Hưng, Thái Đào – Tân An, Mỹ Thái – Xuân Hương – Tân Dĩnh, Mỹ Thái, Nghĩa Hưng; giữ nguyên diện tích 06 CCN hiện có; quy hoạch mới 03 CCN, sáp nhập CCN Tân Hưng vào KCN Tân Hưng.

    – Phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch:

    + Thương mại: Phát triển thương mại – dịch vụ trở thành ngành chiếm tỷ trọng cao, khai thác được tiềm năng, lợi thế về vị trí nằm trên tuyến Hành lang kinh tế Hà Nội – Lạng Sơn; huyện trở thành trung tâm giao thương, đầu mối giao thông lớn của tỉnh và vùng, là đầu mối trung chuyển hàng hóa chất lượng cao từ cửa khẩu Lạng Sơn đến Hà Nội và các vùng lân cận, từ các tỉnh miền núi phía Bắc về phía biển của tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng và ngược lại và là động lực chính cho phát triển dịch vụ của tỉnh.

    Thu hút đầu tư xây dựng khu dịch vụ tổng hợp logistics kết hợp cảng cạn ICD xã Hương Sơn. Cải tạo, xây mới chợ, trung tâm thương mại tại thị trấn Vôi, Kép, các xã. Quy hoạch 04 khu trung tâm thương mại dịch vụ hỗn hợp cấp huyện, tổng diện tích 119ha.

    + Du lịch: Phát triển du lịch tâm linh kết hợp làng nghề truyền thống kết hợp mua sắm nông sản. Phối hợp với các tỉnh để xây dựng các tour, cụ thể tuyến Hà Nội – Bắc Giang – Lạng Sơn – Hà Nội để khai thác giá trị du lịch các di tích, di sản trên địa bàn; xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng sân gofl tại Hương Sơn trở thành khu du lịch cấp tỉnh; phát huy giá trị các không gian du lịch như: Khu sinh thái Vườn cò, Cây Dã Hương nghìn năm tuổi.

    + Dịch vụ khác: đẩy mạnh phát triển dịch vụ có giá trị gia tăng cao như: thông tin truyền thông, bất động sản, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ công … đứng đầu tỉnh, nhằm hỗ trợ tối đa cho các hoạt động kinh tế; hướng tới xây dựng thành phố theo hướng đô thị thông minh, hiện đại.

     – Phát triển nông nghiệp: Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm và tận dụng quỹ đất hợp lý. Phát triển ổn định diện tích cây lúa, không chỉ đảm bảo an ninh lương thực mà còn phải nâng cao giá trị gia tăng, nâng cao thu nhập cho nông dân.

    Quy hoạch phát triển vùng rau tập trung, sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng đưa vào tiêu thụ tại các siêu thị, khu công nghiệp, phục vụ nhu cầu rau sạch, rau an toàn cho vùng. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hình thức trang trại, đảm bảo môi trường, từng bước tổ chức lại chăn nuôi theo hướng liên kế và quản lý theo chuỗi sản phẩm khép kín từ chuồng nuôi đến thị trường tiêu thụ. Hình thành và phát triển các trạng trại tập trung, ứng dụng CNC với các sản phẩm có thế mạnh như: lợn, trâu, bò, dê, gà,…

    Phát triển hệ thống đô thị, nông thôn

    – Đến 2030: Phát triển không gian theo 5 tiểu vùng; trong đó thị trấn Vôi là đô thị trung tâm hành chính chính trị của huyện Lạng Giang bao gồm đầy đủ các công trình chức năng của thị trấn huyện lỵ; định hướng đến năm 2025 phát triển thành đô thị loại IV. Phát triển các thị trấn Kép, thành lập 03 đô thị mới bao gồm: Tân Dĩnh, Tân Hưng, Thái Đào.

    – Nông thôn: Phát triển theo mô hình nông thôn mới nâng cao trên cơ sở bổ sung hoàn thiện hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và cơ sở sản xuất theo mô hình nông thôn mới theo các tiêu chí riêng của tỉnh.

    Định hướng phát triển giao thông

    – Đường bộ: Duy trì khai thác tuyến Cao tốc Hà Nội – Bắc Giang -Lạng Sơn, hệ thống đường gom đạt cấp III; quy hoạch 01 nút giao tại điểm giao cắt giữa đường trục Vôi – Xương Lâm với đường Cao tốc; cải tạo, nâng cấp 01 nút giao với QL.37 . Phối hợp quy hoạch nâng cấp các tuyến đường quốc lộ qua địa bàn; xây dựng mới tuyến vành đai V thủ đô. Nầng cấp mở rộng 03 tuyến đường tỉnh (gồm: Giữ nguyên chiều dài 3 tuyến là 295, 295B, 292; kéo dài 01 tuyến là 299B; quy hoạch 02 tuyến đường huyện lên đường tỉnh là 398C, 398D; mở mới 03 tuyến là 292B, 293B, 398B); mở mới 04 tuyến đường huyện.

    – Đường sắt: Nâng cấp các ga, đặc biệt là các ga trên tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng qua địa bàn, gồm: Kép, Phố Tráng. Nghiên cứu khôi phục tuyến Kép – Lưu Xá và đưa tuyến vào hoạt động ổn định, bảo đảm an toàn chạy tàu, đưa dần vào cấp.

    Vùng huyện Tân Yên

    Mục tiêu và định hướng phát triển trọng tâm

    Mục tiêu : Xây dựng huyện Tân Yên phát triển theo hướng đô thị – công nghiệp, phát triển kinh tế vừa đảm bảo tính bền vững trong quá trình phát triển; nâng cao các tiêu chí huyện nông thôn mới.

    Từng bước trở thành một huyện phát triển năng động với nền nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phát triển theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, dịch vụ đa dạng; đô thị phát triển theo hướng tăng trưởng xanh, đồng bộ cơ sở hạ tầng, giữ gìn bản sắc văn hóa đặc trưng của đô thị, bảo vệ môi trường sinh thái.

    Hướng phát triển trọng tâm đến năm 2030

    – Phát triển ngành công nghiệp: Phát triển theo hướng công nghiệp sạch, thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng, phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế, có giá trị gia tăng cao, tạo tăng trưởng đột phá để chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế. Tập trung phát triển các ngành: công nghiệp chế biến, dệt may, cơ khí sửa chữa và lắp ráp.

    Trong thời kỳ 2021-2030, quy hoạch thành lập 04 KCN (Ngọc Lý, Phúc Sơn, Ngọc Thiện, Thượng Lan – Minh Đức – Ngọc Thiện); giữ nguyên hiện trạng 02 CCN (Đồng Đình, Lăng Cao); quy hoạch mới 06 CCN.

     – Phát triển nông nghiệp: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp hàng hóa đa dạng, tận dụng các lợi thế về điều kiện tự nhiên, điều kiện địa chất, khí hậu, thổ nhưỡng; đưa huyệnrọng điểm sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

    Tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc trưng có tiềm năng, lợi thế. Thu hút các doanh nghiệp, HTX, trang trại có sự hợp tác, kiên kết vào đầu tư vào nông nghiệp để năng cao chuỗi giá trị sản phẩm. Xác định 02 loại cây ăn quả chính là vải thiều (vải sớm), diện tích 1.020 ha và bưởi, diện tích 300ha  là sản phẩm chủ lực và sản phẩm đặc trưng của huyện; quy hoạch 11 vùng sản xuất rau tập trung với diện tích  545ha, 03 vùng sản xuất lạc tập trung với diện tích 616ha.

    Hình thành và phát triển các trạng trại tập trung, ứng dụng CNC với các sản phẩm có thế mạnh như: lợn, gà….; quy hoạch mới 02 vùng chăn nuôi tập trung với quy mô 30ha để thu hút đầu tư. Đến năm 2030 xác định trên địa bàn huyện có 07 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, với diện tích 460ha

    – Phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch:

    + Thương mại: Phát triển thương mại – dịch vụ trở thành ngành chiếm tỷ trọng cao, là trung tâm dịch vụ thương mại, lưu chuyển hàng hóa, sản phẩm nông nghiệp và cho khu vực tập trung KCN, CCN. Quy hoạch 02 trung tâm thương mại tại thị trấn Cao Thượng và thị trấn Nhã Nam, mỗi trung tâm diện tích khoảng 1,5ha; xóa chợ Hợp Đức; xây mới chợ Liên Sơn (chợ hạng 3) với diện tích khoảng 05 ha. Phát triển khu đô thị – dịch vụ gắn với KCN KCN Minh Đức-Thượng Lan – Ngọc Thiện với quy mô khoảng 50ha phục vụ khu công nghiệp.

    + Du lịch: Phát triển du lịch thăm quan di tích lịch sử, văn hóa kết hợp du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, ẩm thực đặc sản. Với điểm nhấn là Khu quần thể di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Khởi nghĩa Yên Thế (trong đó 21 di tích thuộc huyện Yên Thế, Tân Yên); Khu lưu niệm Sáu điều Bác dạy Công an nhân dân (thị trấn Nhã nam); Sân Golf và khu du lịch nghỉ dưỡng tại Núi Dành, xã Liên Chung, diện tích 200ha.

    + Dịch vụ khác: đẩy mạnh phát triển dịch vụ có giá trị gia tăng cao như: thông tin truyền thông, bất động sản, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ công … đứng đầu tỉnh, nhằm hỗ trợ tối đa cho các hoạt động kinh tế; hướng tới xây dựng thành phố theo hướng đô thị thông minh, hiện đại.

    Phát triển hệ thống đô thị, nông thôn

    – Đến 2030: Củng cố và phát triển hạ tầng, phát triển dịch vụ, công nghiêp, tăng chất lượng và sức hấp dẫn đô thị, thu hút đầu tư và lao động ngoài địa phương; nâng cao chất lượng có 02 đô thị loại V là thị trấn Cao Thượng và thị trấn Nhã Nam. Thành lập đô thị Bỉ, đô thị Việt Lập và đề án công nhận 2 đô thị đạt đô thị loại V.

    – Nông thôn: Phát triển theo mô hình nông thôn mới gắn với các đặc thù của từng khu vực trên cơ sở bổ sung hoàn thiện hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và cơ sở sản xuất theo mô hình nông thôn mới theo các tiêu chí riêng của tỉnh. Bố trí một số khu chức năng phi nông nghiệp, bổ sung các cụm công trình dịch vụ kết hợp một vài tuyến phố thương mại tại các trung tâm xã. Bổ sung không gian cây xanh công cộng và một số công trình phúc lợi công cộng thiết yếu nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

    Định hướng phát triển giao thông

    – Đường bộ: Duy trì khai thác, phối hợp quy hoạch nâng cấp các tuyến đường Vành đai V – Hà Nội, đoạn qua địa bàn huyện, tổng chiều dài khoảng 22,25km, giai đoạn đến năm 2030  đạt cấp II, 04 làn xe; giai đoạn đến năm 2050, duy trì toàn tuyến, bổ sung nút giao liên thông với ĐT 294. Quốc lộ 17, đoạn qua địa bàn huyện dài 17,5 km, giai đoạn đến năm 2030 đạt đường cấp III đồng bằng, trong đó, đoạn qua thị trấn Cao Thượng, thị trấn Nhã Nam đạt tiêu chuẩn đường đô thị.

    Đến năm 2030 trên địa bàn huyện có 09 tuyến đường tỉnh (gồm: Giữ nguyên chiều dài 03 tuyến là 295, 297, 294; kéo dài chiều dài 01 tuyến là 298; nâng từ đường huyện lên đường tỉnh 02 tuyến là 297B, 294C; mở mới 03 tuyến là 294B, 398B, 292B; 08 tuyến đường huyện (gồm: giữ nguyên chiều dài 04 tuyến; nâng cấp các tuyến đường xã thành đường huyện 04 tuyến; quy hoạch mở mới 08 tuyến).

    – Đường thủy: Đầu tư nạo vét tuyến đường thủy trên Sông Thương (5km, đoạn qua xã Bố Hạ, huyện Yên Thế) để đẩy mạnh phát triển giao thông đường thủy…

    Vùng huyện Yên Thế

    Mục tiêu và định hướng phát triển trọng tâm

    Mục tiêu: Đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới phát triển kinh tế, tập trung xây dựng huyện phát triển theo hướng bền vững với cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Thu hút các nhà đầu tư các dự án phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn, khuyến khích phát triển mạnh các thành phần kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá và nâng cao chất lượng dịch vụ.

    Phát triển kinh tế nông thôn gắn liền với xây dựng các xã nông thôn mới, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá.

    Hướng phát triển trọng tâm đến năm 2030

     – Phát triển ngành công nghiệp: Duy trì các ngành công nghiệp gắn với giải quyết lao động việc làm và và khai thác tiềm năng lợi thế về phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản. Phát triển các ngành công nghiệp mới, có tiềm năng, triển vọng, đặc biệt là các ngành, sản phẩm thân thiện với môi trường như công nghiệp sảng xuất năng lượng sạch, công nghiệp chế biến sâu nhằm nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm nông, lâm sản.

     Đến năm 2030, giữ nguyên diện tích CCN Bố Hạ, đưa ra khỏi quy hoạch CCN Cầu Gồ; quy hoạch mới 02 cụm công nghiệp (Tân Sỏi 20ha, Đông Sơn 25ha).

     – Phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch:

    Phát triển thương mại – dịch vụ: Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ để đáp ứng ngày tốt hơn nhu cầu xã hội. Phát triển đồng thời cả dịch vụ kinh tế, dịch vụ xã hội và dịch vụ công; vừa tạo ra giá trị gia tăng, vừa đảm bảo nâng cao chất lượng các dịch vụ công phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân như dịch vụ hành chính, y tế, giáo dục …

    Phát triển các trung tâm thương mại, siêu thị, hình thành các khu dịch vụ tập trung, hệ thống các chợ khu vực nông thôn, hệ thống chuỗi bán buôn, bán lẻ. Xây dựng các chợ chuyên ngành, bán lẻ, hệ thống kho bãi,…Trung tâm thương mại tại thị trấn Phồn Xương, thị trấn Bố Hạ, Mỏ Trạng xã Tam Tiến.

    + Du lịch: Phát triển du lịch tâm linh lịch sử kết hợp với du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao cao cấp… tập trung vào các khu du lịch: Khu quần thể di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Khởi nghĩa Yên Thế; Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hóa Bản Ven –  Xuân Lung – Thác Ngà, xã Xuân Lương trở thành khu du lịch cấp tỉnh; Khu sinh thái hồ Cầu Rễ; Khu hồ Suối Cấy; Sân golf Yên Thế tại xã Tiến Thắng, huyện Yên Thế.

    + Phát triển nông nghiệp: Phát triển ngành nông nghiệp để đảm bảo sử dụng có hiệu quả đất nông nghiệp, lao động khu vực nông thôn; đồng thời, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững và mang lại thu nhập cao cho người nông dân.

    Phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung theo tiêu chuẩn an toàn, từng bước hình thành các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hướng vào các sản phẩm có thể mạnh của địa phương, có giá trị kinh tế cao, tạo ra sản phẩm có chất lượng, khẳng định được thị trường.

    Tập trung phát triển cây ăn quả, cây rau màu. Phát triển chăn nuôi theo hướng nâng cao chất lượng trên cơ sở mở rộng loại hình chăn nuôi trang trại, khuyến khích tạo điều kiện hình thành cơ sở chăn nuôi quy mô lớn, vùng chăn nuôi tập trung, có trình độ chăn nuôi tiên tiến gắn với chuỗi sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Lâm nghiệp phát triển mạnh trồng rừng sản xuất, phát triển kinh tế rừng.

    Phát triển hệ thống đô thị, nông thôn

    – Đến 2030: có 03 đô thị loại V bao gồm: Đô thị Phồn Xương, Bố Hạ, Mỏ Trạng.

    – Nông thôn: Phát triển theo mô hình nông thôn mới gắn với các đặc thù của từng khu vực trên cơ sở bổ sung hoàn thiện hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và cơ sở sản xuất theo mô hình nông thôn mới theo các tiêu chí riêng của tỉnh.

    Định hướng phát triển giao thông

    – Đường bộ đến năm 2030: trên địa bàn huyện có 01 tuyến quốc lộ QL17; 07 tuyến đường tỉnh (gồm: Giữ nguyên chiều dài 03 tuyến hiện có là 292, 294, 242; nâng 02 tuyến đường huyện lên đường tỉnh là 294C; 292D; quy hoạch mới 03 tuyến là 294B, 294D, 293B).

    – Đường thủy: giai đoạn 2021-2030 quy hoạch 01 bến cảng cấp 3 tại Xuân Lan thị trấn Bố Hạ, quy mô khoảng 10ha.

    Vùng huyện Lục Nam

    Mục tiêu và hướng phát triển trọng tâm

    Mục tiêu: Phát triển huyện theo hướng bền vững. Công nghiệp có bước đột phá, trở thành động lực chính cho phát triển kinh tế. Dịch vụ phát triển đa dạng, trọng tâm là phát triển dịch vụ du lịch tâm linh, sinh thái, nghỉ dưỡng.

    Phát triển kinh tế nông thôn gắn liền với xây dựng các xã nông thôn mới, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá. Phát triển kinh tế đi đôi với phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hoá – xã hội, khoa học công nghệ, đảm bảo quốc phòng, an ninh.

    Hướng phát triển trọng tâm đến năm 2030

    – Phát triển công nghiệp với trọng tâm là các sản phẩm công nghiệp cơ khí chế tạo; công nghiệp điện tử; công nghiệp chế biến nông – lâm sản, thực phẩm; công nghiệp dệt may, da giầy. Phát triển theo hướng công nghiệp sạch, thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng, phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế, có giá trị gia tăng cao, tạo tăng trưởng đột phá để chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế. Đến năm 2030, quy hoạch 03 KCN, 08 CCN (gồm 06 CCN đã thành lập và 02 CCN quy hoạch mới).

    – Phát triển dịch vụ với trọng tâm là dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng, sinh thái, vui chơi, giải trí, thể thao. Trọng tâm khu nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, sân golf suối Nứa; khu sân golf và nghỉ dưỡng Bắc Giang tại các xã Chu Điện, Khám Lạng và Yên Sơn; khu sân golf và nghỉ dưỡng Lục Nam tại xã Cương Sơn, Nghĩa Phương; khu du lịch suối Mỡ, chùa Bát Nhã, điểm du lịch suối Nước Vàng …

    – Nông nghiệp phát triển với trọng tâm là phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Tiếp tục duy trì phát triển những loại trồng cây trồng đã tạo thương hiệu tốt như: na, dứa, nhãn, bưởi…

    Chăn nuôi: chuyển sang chăn nuôi trang trại, đảm bảo môi trường, từng bước tổ chức lại chăn nuôi theo hướng liên kế và quản lý theo chuỗi sản phẩm khép kín từ chuồng nuôi đến thị trường tiêu thụ.

    Phát triển vùng rừng sản xuất tập trung với diện tích khoảng 14.400ha (trong đó, diện tích trồng rừng gỗ lớn là: 4.500 ha; Diện tích rừng trồng được cấp chứng chỉ QLRBV là: 2.000 ha).

    Phát triển hệ thống đô thị, nông thôn

    Đến 2030: Thị trấn Đồi Ngô là đô thị loại IV với hướng đô thị phát triển chủ yếu về phía Nam (khu vực xã Tiên Hưng) và phía Đông (thị trấn Lục Nam), gắn với khu du lịch sinh thái tâm linh Suối Mỡ trên trục đường Tây Yên Tử. Thành lập mới thị trấn Phương Sơn, Cẩm Lý, Lan Mẫu.

    Nông thôn: Phát triển theo mô hình nông thôn mới gắn với các đặc thù của từng khu vực trên cơ sở bổ sung hoàn thiện hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và cơ sở sản xuất theo mô hình nông thôn mới theo các tiêu chí riêng của tỉnh.

    Định hướng phát triển giao thông

    – Đường bộ đến năm 2030: trên địa bàn huyện có 02 tuyến quốc lộ là QL31 (14km), QL37 (27,5km), đường Vành đai V thủ đô Hà Nội (13,2km): Thực hiện theo quy hoạch quốc gia.

    Tổng số đường tỉnh được quy hoạch là 5 tuyến/119,6km, trong đó các tuyến đường tỉnh hiện có là 02 tuyến đường tỉnh quan trọng bậc nhất là ĐT293 và 295 với tổng chiều dài 75,4km; quy hoạch mở mới 3 tuyến đường tỉnh tổng chiều dài khoảng 28,7km; nâng cấp 01 tuyến đường huyện lên đường tỉnh với chiều dài 22,5km; quy hoạch 16 tuyến đường huyện với tổng chiều dài 148,1km.

    Đường thủy: Xây dựng cảng Vũ Xá, Yên Sơn.

    Vùng huyện Lục Ngạn

    Mục tiêu và hướng phát triển trọng tâm

    Mục tiêu : Phát triển huyện theo hướng bền vững với cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Phát triển kinh tế nông thôn gắn liền với xây dựng các xã nông thôn mới, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá, an toàn, xây dựng huyện trở thành trung tâm cây ăn quả của vùng gắn với thương hiệu nổi bật vải thiểu Lục Ngạn. Chú trọng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

    Đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ, trong đó du lịch có bước phát triển đột phá. Phát triển toàn diện lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo; quan tâm đến khắc phục ô nhiễm và bảo vệ môi trường.

    Hướng phát triển trọng tâm đến năm 2030

    – Nông nghiệp phát triển với trọng tâm là phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung và trở thành vùng trồng cây ăn quả trọng điểm của cả nước gắn với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp theo hướng sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu, thúc đẩy quá trình sản xuất an toàn, hiệu quả, tiết kiệm chi phí đầu vào, tăng năng suất cũng như giá trị hàng hóa gắn với xây dựng và phát triển sản phẩm tiêu biểu của từng địa phương; đặc biệt là tập trung sản xuất vải, cam, bưởi…

    – Phát triển công nghiệp với trọng tâm là các sản phẩm công nghiệp chế biến các sản phẩm nông sản đặc trưng của huyện để kéo dài chuỗi giá trị sản phẩm và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế. Đến năm 2030, quy hoạch 03 CCN (gồm 02 CCN đã thành lập và quy hoạch mới 01 CCN).

    – Phát triển dịch vụ với trọng tâm là dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng, sinh thái, vui chơi, giải trí, thể thao với các điểm nhấn là xây dựng Khu du lịch sinh thái, miệt vườn, nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi, giải trí Lục Ngạn với trung tâm hồ Khuôn Thần trở thành khu du lịch cấp quốc gia.

    Phát triển hệ thống đô thị, nông thôn

    Đến 2030: Thị trấn Chũ mở rộng đã được công nhận là đô thị loại IV gắn với du lịch sinh thái; thành lập mới thị trấn Biển Động, Tân Sơn.

    Nông thôn: Phát triển theo mô hình nông thôn mới gắn với các đặc thù của từng khu vực trên cơ sở bổ sung hoàn thiện hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và cơ sở sản xuất theo mô hình nông thôn mới theo các tiêu chí riêng của tỉnh.

    Định hướng phát triển giao thông

    – Đường bộ đến năm 2030: trên địa bàn huyện có 02 tuyến quốc lộ là QL31 (40km), QL279 (25km) thực hiện theo quy hoạch quốc gia; quy hoạch 09 tuyến đường tỉnh (gồm: giữ nguyên chiều dài 02 tuyến là 290, 248; kéo dài 01 tuyến là 289; quy hoạch 02 tuyến đường huyện lên đường tỉnh là 291B, 289C; mở mới 03 tuyến là 293C, 290B, 289B; quy hoạch mới 08 tuyến đường huyện với tổng chiều dài 83km.

    Đường thủy: Tiếp tục đầu tư xây dựng cảng Mỹ An.

    Vùng huyện Sơn Động

    Mục tiêu và hướng phát triển trọng tâm

    Mục tiêu : Phát triển huyện Sơn Động theo hướng bền vững, trọng tâm bảo vệ và phát triển kinh tế rừng, Sơn Động trở thành lá phổi xanh của tỉnh và vùng; phát triển kinh tế nông nghiệp gắn liền với xây dựng nông thôn mới.

    Phát triển các loại hình dịch vụ, trọng tâm là dịch vụ du lịch sinh thái, văn hóa, tâm linh trở thành động lực, ngành kinh tế quan trọng; quan tâm phát triển công nghiệp. Tiếp tục phát triển toàn diện lĩnh vực văn hóa, xã hội; đẩy mạnh chương trình giảm nghèo bền vững.

    Hướng phát triển trọng tâm đến năm 2030

    – Nông nghiệp phát triển với trọng tâm là phát triển các vùng trồng rừng sản xuất tập trung và các loại cây, con đặc sản dưới tán rừng gắn với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất.

    – Phát triển công nghiệp với trọng tâm là các sản phẩm công nghiệp chế biến lâm sản để kéo dài chuỗi giá trị sản phẩm và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế; quy hoạch 01 CCN với diện tích 46ha.

    – Phát triển dịch vụ với trọng tâm là dịch vụ du lịch văn hóa, tâm linh, nghỉ dưỡng, sinh thái, du lịch cộng đồng với các điểm nhấn là xây dựng Khu du lịch Tây Yên Tử thành khu du lịch cấp quốc gia; Khu du lịch văn hóa, vui chơi giải trí Đồng Cao trở thành khu du lịch cấp tỉnh.

    Phát triển hệ thống đô thị, nông thôn

    Đến 2030: Tiếp tục đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng thị trấn An Châu, Tây Yên Tử (đô thị loại V).

    Nông thôn: Phát triển theo mô hình nông thôn mới gắn với các đặc thù của từng khu vực trên cơ sở bổ sung hoàn thiện hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và cơ sở sản xuất theo mô hình nông thôn mới.

    Định hướng phát triển giao thông

    – Đường bộ đến năm 2030: trên địa bàn huyện có 02 tuyến quốc lộ là QL31 (37km), QL279 (27km) thực hiện theo quy hoạch quốc gia;

    Đường tỉnh: Kéo dài chiều dài 02 tuyến đường tỉnh hiện có (291, 293); quy hoạch nâng 02 tuyến từ đường huyện lên đường tỉnh là 293D, 291C.

    Tài liệu QH T. Bắc Giang 2030 (16 files; 937,3 MB)

    Theo Duan24h.net

    (Quy hoạch xây dựng vùng huyện tỉnh Bắc Giang : TP Bắc Giang, Hiệp Hòa, Lạng Giang, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động, Tân Yên, Việt Yên, Yên Dũng, Yên Thế.)

    Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
    TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
    | FACEBOOK
    Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

    Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
    LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây