Mục lục

    Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    Vùng liên huyện tỉnh Đồng Tháp

    Phân vùng liên huyện

    Dựa trên mục đích và các cơ sở phân vùng như trên, tỉnh Đồng Tháp được phân thành 04 vùng liên huyện như sau:

    Vùng trung tâm: Chuỗi đô thị và hành lang kinh tế sông Tiền – bao gồm toàn bộ TP. Cao Lãnh và TP. Sa Đéc; khu vực phía Tây các huyện Tam Nông, huyện Thanh Bình; khu vực phía Nam huyện Cao Lãnh; khu vực phía Bắc các huyện Lấp Vò, huyện Lai Vung, huyện Châu Thành.

    Vùng phía Bắc: Vùng kinh tế biên giới thượng nguồn sông Tiền – bao gồm toàn bộ TP. Hồng Ngự và huyện Hồng Ngự, phần lớn lãnh thổ huyện Tân Hồng.

    Vùng phía Tây Nam: Vùng kinh tế hậu cần ven sông Hậu – bao gồm khu vực phía Tây các huyện Lấp Vò, huyện Lai Vung, huyện Châu Thành.


    Vùng phía Đông Bắc: Vùng kinh tế sinh thái nông nghiệp trung tâm Đồng Tháp Mười – bao gồm khu vực phía Đông các huyện Tân Hồng, huyện Tam Nông, khu vực phía Bắc huyện Cao Lãnh, và toàn bộ huyện Tháp Mười.

    Định hướng phát triển cho các vùng liên huyện

    Vùng trung tâm: Chuỗi đô thị và hành lang kinh tế sông Tiền

    Phạm vi: bao gồm toàn bộ TP. Cao Lãnh và TP. Sa Đéc; khu vực phía Tây các huyện Tam Nông (gồm 3 xã: An Hoà, An Long, Phú Ninh), huyện Thanh Bình (gồm TT. Thanh Bình và 9 xã: Tân Hoà, Tân Huề, Tân Quới, Tân Bình, Tân Long, An Phong, Phú Lợi, Tân Phú, Bình Thành); khu vực phía Nam huyện Cao Lãnh (gồm TT. Mỹ Thọ và 14 xã: Phong Mỹ, Tân Nghĩa, Phương Trà, Nhị Mỹ, An Bình, Mỹ Thọ, Mỹ Hội, Mỹ Xương, Tân Hội Trung, Bình Hàng Trung, Bình Hàng Tây, Mỹ Long, Mỹ Hiệp, Bình Thạnh); khu vực phía Bắc các huyện Lấp Vò (gồm 5 xã: Mỹ An Hưng A, Mỹ An Hưng B, Tân Mỹ, Tân Khánh Trung, Long Hưng A), huyện Lai Vung (gồm 2 xã: Tân Dương, Hoà Thành), huyện Châu Thành (gồm TT. Cái Tàu Hạ và xã: An Nhơn, An Hiệp, Tân Nhuận Đông, Tân Bình).

    Minh hoạ tổ chức không gian Vùng trung tâm: Chuỗi đô thị và hành lang kinh tế sông Tiền
    Minh hoạ tổ chức không gian Vùng trung tâm: Chuỗi đô thị và hành lang kinh tế sông Tiền

    Tính chất: Vùng trung tâm liên kết không gian giữa TP. Cao Lãnh, TP. Sa Đéc, các thị trấn huyện lỵ và chuỗi đô thị thuộc các huyện Thanh Bình, huyện Cao Lãnh, huyện Lấp Vò, huyện Châu Thành. Vùng trung tâm là trục động lực phát triển kinh tế – đô thị chiến lược của tỉnh Đồng Tháp, tạo ra các chuỗi giá trị đô thị có quan hệ hữu cơ chặt chẽ với các vùng sản xuất và nông thôn.

    Liên kết chính: cao tốc Hồng Ngự – Cao Lãnh – Trà Vinh kết nối với các tỉnh ven sông Tiền; QL N2 (đường Hồ Chí Minh) kết nối với vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên; trục hành lang QL30; trục hành lang đường Ven Sông Tiền, QL80, QL80B ở phía Nam; tuyến đường thuỷ quốc gia theo sông Tiền và sông Sa Đéc.

    Đô thị trung tâm vùng: TP. Cao Lãnh và TP. Sa Đéc.

    Hướng phát triển trọng tâm:

    + Nông nghiệp: hình thành các vùng trồng nông sản thương phẩm công nghệ cao (hoa kiểng, trái cây, rau củ); vùng nuôi trồng thuỷ sản (cá, tôm càng xanh) công nghệ cao thích ứng nước ngọt – lợ.

    + Công nghiệp: phát triển công nghiệp chế biến nông sản (trái cây, thuỷ sản) liên hợp chất lượng cao; công nghiệp dược phẩm dựa trên nguồn nguyên liệu và doanh nghiệp địa phương, gắn với phát triển y học cổ truyền; thúc đẩy các mô hình cụm kinh tế công nghiệp – nghiên cứu – đào tạo trở thành động lực phát triển đô thị mở rộng và đổi mới khu vực nông thôn.

    + Thương mại – dịch vụ: trung tâm kinh doanh, thị trường thương mại nông sản; thúc đẩy dịch vụ hậu cần cảng biển, càng sông tại các đô thị lớn.

    + Du lịch : xây dựng bảo tàng cấp vùng Đồng bằng sông Cửu Long đặt tại TP. Cao Lãnh  trở thành hạt nhân của thủ phủ văn hoá tỉnh Đồng Tháp; phát triển giao thông thuỷ gắn với du lịch sinh thái ven sông Tiền kéo dài từ An Long đến Cái Tàu Hạ, kết nối hệ thống cồn và không gian vườn cây ăn trái, nuôi trồng thuỷ sản, rừng ngập nước và các di tích văn hoá – lịch sử tạo thành các tour tuyến du lịch tiêu biểu.

    – Các khu đô thị mới gắn với nông nghiệp – du lịch thuộc khu vực phát triển mở rộng ở ngoại vi TP. Cao Lãnh và TP. Sa Đéc (Tổ hợp đô thị – du lịch; đô thị vườn xoài, đô thị du lịch hoa,…);

    – Chuỗi không gian phát triển phía Bắc TP. Cao Lãnh nằm giữa Quốc lộ 30 và tuyến cao tốc An Hữu – Cao Lãnh (kết nối Mỹ Thọ, Mỹ Xương, Mỹ Long) được định hướng là tổ hợp công nghiệp – dịch vụ – đô thị đa ngành nghề, trọng tâm là công nghiệp chế biến thực phẩm, hoá dược, sàn giao dịch nông sản, dịch vụ bổ trợ nông nghiệp, trung tâm nghiên cứu giống và công nghệ sản xuất,…

    – Chuỗi không gian phía Nam sông Tiền (kết nối Tân Mỹ, Long Hưng, Tân Dương) là trục du lịch – dịch vụ – đô thị nối liền không gian đô thị Cao Lãnh – Sa Đéc, là tiền đề quan trọng trong chiến lược hình thành quần thể đô thị quy mô 700.000 dân phía Bắc của Tứ giác diệu kỳ. Đây sẽ là trục hỗ trợ quan trọng cho hệ sinh thái nông nghiệp – du lịch phía Nam sông Tiền với đa dạng các lĩnh vực thế mạnh: trái cây nước ngọt (đặc biệt là quả có múi), chế biến rau quả chất lượng cao, công nghiệp hương dược liệu, sản xuất và phân phối hoa kiểng, du lịch văn hoá – nông nghiệp,…

    Vùng phía Bắc: Vùng kinh tế biên giới thượng nguồn sông Tiền

    Phạm vi: bao gồm toàn bộ TP. Hồng Ngự và huyện Hồng Ngự, phần lớn lãnh thổ huyện Tân Hồng (gồm TT. Sa Rài và 6 xã: Bình Phú, Tân Hộ Cơ, Thông Bình, Tân Công Chí, Tân Thành B, Tân Thành A).

    Minh hoạ tổ chức không gian Vùng phía Bắc: Vùng kinh tế biên giới thượng nguồn sông Tiền
    Minh hoạ tổ chức không gian Vùng phía Bắc: Vùng kinh tế biên giới thượng nguồn sông Tiền

    Tính chất: Vùng phía Bắc liên kết không gian giữa TP. Hồng Ngự, các thị trấn huyện lỵ của huyện Hồng Ngự, huyện Tân Hồng và vùng kinh tế cửa khẩu phía Bắc tỉnh Đồng Tháp. Vùng phía Bắc có vị trí đặc biệt quan trọng: là cửa ngõ của sông Mekong đi vào Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời là điểm khởi đầu của ba cung kinh tế chủ đạo ven sông Hậu, ven sông Tiền và Đồng Tháp Mười. Vị trí này định vị cho vùng phía Bắc vai trò cửa ngõ giao thương quốc tế của tỉnh Đồng Tháp nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, nắm giữ vai trò quan trọng và tiên phong trong liên kết và hợp tác liên vùng.

    Liên kết chính: tuyến cao tốc Hồng Ngự – Cao Lãnh – Trà Vinh kết nối với các tỉnh ven sông Tiền; QL N1 kết nối với khu vực biên giới thuộc các tỉnh An Giang, Long An; QL30, QL30B kết nối nội tỉnh với Vùng trung tâm; ĐT841 và QL30 nối dài liên kết với tỉnh Prey Veng (Campuchia) thông qua Cửa khẩu quốc tế Thường Phước và Dinh Bà; và hệ thống cửa khẩu đường bộ, đường thuỷ phía Bắc tỉnh Đồng Tháp.

    Đô thị trung tâm vùng: TP. Hồng Ngự

    Hướng phát triển trọng tâm:

    + Phát triển khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, gồm công nghiệp – thương mại – dịch vụ – du lịch – đô thị và nông lâm ngư nghiệp gắn với hệ thống cửa khẩu: 02 cửa khẩu quốc tế (Dinh Bà, Thường Phước), 02 cửa khẩu quốc gia (Sở Thượng, Thông Bình), 03 cửa khẩu phụ (Mộc Rá, Á Đôn, Bình Phú); là trung tâm giao lưu phát triển kinh tế giữa các nước tiểu vùng sông Mekong, trước hết trong quan hệ với Campuchia.

    + Nông nghiệp: vùng trồng lúa, rau xanh công nghệ cao thích ứng với điều kiện ngập lũ;

    + Công nghiệp: tổ hợp công nghiệp – kinh tế biên mậu, cảng biển và khu logistics, liên kết với Campuchia và các tỉnh biên giới lân cận (Long An, An Giang);

    + Thương mại – dịch vụ: dịch vụ hải quan – thương mại phi thuế quan; đầu mối xuất khẩu nông – thuỷ sản;

    + Du lịch: khai thác vị trí cửa ngõ đường thủy Việt Nam để hình thành điểm dừng chân – trung chuyển du lịch dọc sông Mêkong; phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp ven sông; du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm và tổ chức sự kiện (MICE).

    – Khu đô thị thương mại – dịch vụ – giải trí biên giới gắn với định hướng quy hoạch Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng Tháp; thúc đẩy đô thị hoá dọc theo hành lang Sa Rài – Dinh Bà và Thường Thới Tiền – Thường Phước;

    – Cảng biển, cảng du lịch cửa ngõ sông Mekong, sân bay hàng hóa, khu đô thị dịch vụ hậu cần, Khu công nghiệp, khu công nghệ cao, sản xuất hàng hóa, phi thuế quan;

    – Các khu du lịch nghỉ dưỡng, làng nghề quảng bá văn hoá nông nghiệp;

    – Trung tâm nghiên cứu, sản xuất giống cây trồng, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao thích ứng Biến đổi khí hậu.

    Vùng phía Tây Nam: Vùng kinh tế hậu cần ven sông Hậu

    Phạm vi: bao gồm khu vực phía Tây các huyện Lấp Vò (gồm TT. Lấp Vò và 7 xã: Hội An Đông, Bình Thạnh Trung, Bình Thành, Định An, Định Yên, Vĩnh Thạnh, Long Hưng B), huyện Lai Vung (gồm TT. Lai Vung và 9 xã: Long Hậu, Hoà Long, Long Thắng, Tân Phước, Tân Thành, Vĩnh Thới, Tân Hoá, Định Hoà, Phong Hoà), huyện Châu Thành (gồm 7 xã: Tân Phú Trung, Tân Phú, Phú Long, Hoà Tân, An Khánh, An Phú Thuận, Phú Hựu).

    Minh hoạ tổ chức không gian Vùng phía Tây Nam: Vùng kinh tế hậu cần ven sông Hậu
    Minh hoạ tổ chức không gian Vùng phía Tây Nam: Vùng kinh tế hậu cần ven sông Hậu

    Tính chất: Vùng phía Tây Nam liên kết không gian vùng các huyện phía Nam tỉnh Đồng Tháp (huyện Lấp Vò, huyện Lai Vung, huyện Châu Thành). Với vị thế điểm giao giữa trục đường bộ quốc gia N2 và trục đường thuỷ quốc gia theo sông Hậu, vùng phía Tây Nam đóng vai trò là đầu mối hạ tầng, dịch vụ cấp vùng quan trọng, giúp kết nối hoàn thiện các chuỗi giá trị cho tỉnh Đồng Tháp nói riêng và cụm đô thị trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

    Liên kết chính: QL N2 (đường Hồ Chí Minh) kết nối với vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên; nút giao cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ; hành lang kinh tế công nghiệp – hậu cần ven sông Hậu dọc theo QL 54 và TL 849B, TL 852 nối dài dự kiến; giao thông thuỷ dọc theo kênh Xáng Lấp Vò.

    Đô thị trung tâm vùng: TT. Lấp Vò

    Hướng phát triển trọng tâm:

    + Nông nghiệp: vùng trồng cây ăn quả có múi (cam, quýt hồng) chất lượng cao ở huyện Lai Vung;

    + Công nghiệp: công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống; cảng xanh R&D, hạ tầng trung chuyển hàng hoá của vùng; công nghiệp đóng và sửa chữa tàu cỡ nhỏ; khai thác vật liệu bê tông khối (cát, sỏi); công nghệ xanh – thu hồi năng lượng, vật liệu và chế phẩm sinh học;

    + Thương mại – dịch vụ: dịch vụ hậu cần – xuất khẩu đường sông;

    + Du lịch: nâng cao giá trị các làng nghề thủ công tại H. Lấp Vò, H. Lai Vung;

    Mũi nhọn phát triển đột phá của vùng:

    – Cụm cảng sông công nghiệp và dịch vụ hậu cần logistic nông nghiệp ven sông Hậu;

    – Khu công nghiệp Sông Hậu 2 (xã Định An, Định Yên, Bình Thành, H. Lấp Vò): tập trung phát triển kết hợp chuổi ngành hàng về dịch vụ logistics, kho bảo quản, chế biến nông – thủy sản chuyên sâu và nhóm ngành thương mại, dịch vụ khép kín phục vụ khu công nghiệp;

    – Khu công nghiệp Sông Hậu 3 (xã Tân Phước, H. Lai Vung): tập trung phát triển nhóm ngành về chế biến lương thực, thực phẩm, thức ăn, chế biến thủy sản, kho lạnh, vật liệu xây dựng, trích ly tinh dầu, là khu phụ trợ tập trung cung cấp dịch vụ về kho bãi cho thuê, dịch vụ liên quan logisitics phục vụ KCN kề cận như Gillimex, Tân Mỹ huyện Lấp Vò.

    Vùng phía Đông Bắc: Vùng kinh tế sinh thái nông nghiệp trung tâm Đồng Tháp Mười

    Phạm vi: bao gồm khu vực phía Đông các huyện Tân Hồng (gồm 2 xã: An Phước, Tân Phước), huyện Tam Nông (gồm TT. Tràm Chim và 8 xã: Phú Thành B, Phú Thành A, Phú Thọ, Phú Hiệp, Phú Đức, Tân Công Sính, Hoà Bình, Phú Cường), huyện Thanh Bình (gồm 2 xã: Tân Mỹ, Bình Tấn); khu vực phía Bắc huyện Cao Lãnh (gồm 3 xã: Gáo Giồng, Phương Thịnh, Ba Sao), và toàn bộ huyện Tháp Mười.

    Minh hoạ tổ chức không gian Vùng phía Đông Bắc: Vùng kinh tế sinh thái nông nghiệp trung tâm Đồng Tháp Mười
    Minh hoạ tổ chức không gian Vùng phía Đông Bắc: Vùng kinh tế sinh thái nông nghiệp trung tâm Đồng Tháp Mười

    Tính chất: Vùng phía Đông Bắc liên kết tổng thể không gian vùng nội địa phía Bắc tỉnh Đổng Tháp, bao gồm các huyện Tân Hồng, huyện Tam Nông, huyện Thanh Bình, huyện Cao Lãnh, huyện Tháp Mười. Với vị trí cữa ngõ kết nối với Long An và TPHCM, đây là vùng có nhiều dư địa phát triển, nhiều lợi thế trở thành vùng sản xuất nông nghiệp đổi mới thích ứng cao, vườn ươm cho những giá trị phát triển bền vững trong tương lai.

    Liên kết chính: QL N2 (đường Hồ Chí Minh) kết nối với vùng phía Nam sông Tiền của tỉnh Đồng Tháp và vùng Tứ giác Long Xuyên; các trục ngang kết nối với tuyến cao tốc Hồng Ngự – Cao Lãnh – Trà Vinh (QL30B, QL30C).

    Đô thị trung tâm vùng: TT. Mỹ An

    Hướng phát triển trọng tâm:

    + Nông nghiệp: chăn nuôi thuỷ cầm; vùng trồng lúa 2 vụ đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; cánh đồng lũ tự nhiên – vùng nuôi trồng thủy sản hoặc cánh đồng rau nổi vào mùa lũ; bảo tồn rừng và hệ sinh thái ngập nước; bảo tồn di truyền giống cây trồng Đồng Tháp Mười (sức chống chịu cao); nguồn cung cấp nước ngọt dự trữ cho sản xuất, sinh hoạt của vùng ĐBSCL;

    + Công nghiệp: công nghiệp chế biến lúa gạo chất lượng cao; sản xuất năng lượng tái tạo gắn với vùng sản xuất nông nghiệp (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối);

    + Thương mại – dịch vụ: dịch vụ nông nghiệp (vật tư, trang thiết bị, công nghệ); trung tâm nghiên cứu sản xuất giống cây trồng, vật nuôi và phân bón (hoàn thiện chuỗi giá trị và giảm phụ thuộc vào nguồn cung ngoài tỉnh); nghiên cứu phát triển các lĩnh vực liên quan đến nước (xử lý, quan trắc, công nghệ bơm, mạng lưới phân phối,…);

    + Du lịch: du lịch sinh thái – trải nghiệm tự nhiên (Vườn quốc gia Tràm Chim, rừng tràm Gáo Giồng, Đồng Sen Tháp Mười); du lịch lịch sử – văn hoá – khảo cổ (Gò Tháp).

    Mũi nhọn phát triển đột phá của vùng:

    – Đô thị sinh thái nông nghiệp – du lịch gắn với khu vực dự trữ sinh quyển Vườn quốc gia Tràm Chim: được định hướng trở thành “thành phố nổi – hạt ngọc sinh quyển của Đồng bằng sông Cửu Long”. Tổ hợp đô thị – sinh thái này đóng vai trò hạt nhân cho vùng dự trữ sinh quyển phía Bắc tỉnh Đồng Tháp, hướng tới các mục tiêu bảo tồn rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và sinh cảnh ngập nước Đồng Tháp Mười, điều phối và đảm bảo an ninh nguồn nước.

    – Thị trấn Mỹ An là đô thị trung tâm của vùng trồng lúa rộng lớn thuộc huyện Tháp Mười, huyện Cao Lãnh nói riêng và tiểu vùng Đồng Tháp Mười nói chung. Tuyến cao tốc N2 là động lực chủ đạo để TT. Mỹ An trở thành một đô thị lúa gạo với các tổ hợp kinh tế nông nghiệp chuyên sâu gắn với tăng trưởng xanh.

    – Đô thị Trường Xuân là đô thị cửa ngõ mới phía Đông Bắc của tỉnh, kết nối với đô thị Mỹ An theo ĐT845 và Tràm Chim theo QL30C.

    – Trong thời gian tới, với việc đề xuất UNESCO ghi nhận khu di tích Gò Tháp là một phần trong không gian văn hóa Óc Eo – di sản thế giới, nền văn minh cổ vùng Đồng Tháp Mười, cũng như là nơi ghi dấu ấn về lịch sử mở cõi, dựng nước và đấu tranh giữ nước trong thời hiện đại, sẽ góp phần hoàn thiện mảnh ghép văn hóa lịch sử của Tỉnh. Song hành với việc phát triển du lịch văn hóa, du lịch tâm linh.

    – Ngoài ra, với tiềm năng bức xạ mặt trời cao ở khu vực Đồng Tháp Mười, các mô hình sản xuất năng lượng tái tạo gắn với không gian nông nghiệp được dự báo sẽ tiếp tục được ứng dụng rộng rãi tại phân vùng này.

    Phương án phát triển vùng huyện tỉnh Đồng Tháp

    Thành phố Cao Lãnh

    Cao Lãnh nằm ở trung tâm tỉnh Đồng Tháp, kết nối chặt chẽ với TP. Sa Đéc để phát huy vai trò cụm đô thị động lực trung tâm của tỉnh.

    Cao Lãnh nằm bên bờ Bắc sông Tiền, nằm trên các tuyến giao thông quốc gia và vùng quan trọng theo hướng Tây Bắc – Đông Nam (Quốc lộ 30, cao tốc Hồng Ngự – Cao Lãnh – Trà Vinh, sông Tiền), hướng Đông Bắc – Tây Nam (Quốc lộ N2).

    Trên cơ sở tích hợp và kế thừa các định hướng quy hoạch cấp vùng và quốc gia, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đồng Tháp; sau khi rà soát quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội cấp huyện, các quy hoạch chuyên ngành cấp huyện (quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch nông thôn mới,…) đã được phê duyệt; cũng như căn cứ các mối liên hệ vùng, điều kiện tự nhiên, lợi thế, tiềm năng và bối cảnh phát triển địa phương, TP. Cao Lãnh thuộc Vùng trung tâm: Chuỗi đô thị và hành lang kinh tế sông Tiền.

    Không gian tổng thể TP. Cao Lãnh được tổ chức với các tính chất và định hướng chủ yếu:

    – Củng cố vai trò đô thị hạt nhân của Vùng trung tâm – Chuỗi đô thị và hành lang kinh tế sông Tiền, trung tâm của tỉnh Đồng Tháp, và là một trung tâm đầu mối quan trọng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long; trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh Đồng Tháp;

    – Hình thành các khu, cụm công nghiệp phía Bắc thành phố dọc theo tuyến cao tốc An Hữu – Cao Lãnh (đặc biệt là KCN Bắc Cao Lãnh gắn với nút giao cao tốc – Quốc lộ N2, phát triển theo hướng đa ngành: sản xuất thức ăn gia súc, chế biến nông – thuỷ sản, công nghiệp nhẹ, công nghiệp phụ trợ) thúc đẩy chế biến nông sản, cung ứng vật tư và dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp, dịch vụ trung chuyển hàng hoá;

    – Phát triển các trung tâm nông nghiệp công nghệ cao; trung tâm thương mại, dịch vụ, thể thao và giải trí; trung tâm du lịch văn hóa lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch cảnh quan đặc trưng sông nước tỉnh Đồng Tháp và vùng ĐBSCL; phát triển hoàn thiện các khu đô thị mới tại phường 3, 4, 6, 11, Hòa Thuận, Mỹ Phú và xã Mỹ Tân…

    – Đầu tư nâng cấp, phát triển hệ thống đường giao thông đô thị. Kết hợp các dự án mở mới các tuyến đường để hình thành các khu dân cư, thương mại, dịch vụ phù hợp. Tổ chức cải tạo, nạo vét, kè bờ hệ thống sông trên địa bàn thành phố như sông Cái Sao Thượng, sông Cao Lãnh…

    – Thúc đẩy phát triển đô thị mới ở khu vực ngoại vi đô thị; giữ gìn, nâng cao giá trị và quảng bá các không gian văn hoá địa phương (làng bánh xèo Mỹ Phú, làng nghề đan mê bồ Mỹ Trà).

    – Bảo vệ môi trường nước và cảnh quan nông nghiệp vườn xoài ven sông Tiền gắn với các điều kiện thuỷ văn, sinh thái đặc trưng của vùng; xúc tiến các hoạt động dịch vụ, du lịch nhằm gia tăng tương tác giữa khu vực ven sông và khu vực đô thị.

    Đến năm 2030: Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng đô thị, phát triển thành phố Cao Lãnh theo các mục tiêu đô thị tăng trưởng xanh, cân bằng và bền vững. Tiếp tục thúc đẩy đầu tư phát triển đô thị mở rộng về phía Đông theo định hướng quy hoạch chung, kết nối không gian đô thị với ĐT. An Bình và TT. Mỹ Thọ, tạo thành cụm đô thị động lực cho Chuỗi đô thị và hành lang kinh tế ven sông Tiền. Trong điều kiện bối cảnh và nguồn lực thuận lợi, cân nhắc sát nhập TP. Cao Lãnh, TT. Mỹ Thọ và một số khu vực đô thị ở ngoại vi thành phố để trở thành đô thị loại I.

    Thành phố Sa Đéc

    Sa Đéc nằm ở phía Đông Nam tỉnh Đồng Tháp, kết nối chặt chẽ với TP. Cao Lãnh để phát huy vai trò cụm đô thị động lực trung tâm của tỉnh.

    Sa Đéc nằm bên bờ Nam sông Sa Đéc, cách TP. Cao Lãnh khoảng 30km về phía Đông Nam, nằm trên các tuyến giao thông quốc gia và vùng quan trọng theo hướng Tây Bắc – Đông Nam (Quốc lộ 80, ĐT848, sông Tiền, sông Sa Đéc), hướng Đông – Tây (ĐT852, ĐT853, kênh Xáng Lấp Vò, kênh Mương Khai – Đốc Phủ Hiền).

    Trên cơ sở tích hợp và kế thừa các định hướng quy hoạch cấp vùng và quốc gia, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đồng Tháp; sau khi rà soát quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội cấp huyện, các quy hoạch chuyên ngành cấp huyện (quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch nông thôn mới,…) đã được phê duyệt; cũng như căn cứ các mối liên hệ vùng, điều kiện tự nhiên, lợi thế, tiềm năng và bối cảnh phát triển địa phương, TP. Sa Đéc thuộc Vùng trung tâm: Chuỗi đô thị và hành lang kinh tế sông Tiền.

    Không gian tổng thể TP. Sa Đéc được tổ chức với các tính chất chủ yếu:

    – Đô thị hạt nhân của Vùng trung tâm – Chuỗi đô thị và hành lang kinh tế sông Tiền;

    – Trung tâm công nghiệp, thương mại dịch vụ của vùng phía Nam sông Tiền;

    – Trung tâm nông nghiệp công nghệ cao, trung tâm hoa kiểng của ĐBSCL;

    – Trung tâm du lịch văn hóa lịch sử, du lịch sinh thái, sông nước miệt vườn.

    Định hướng tổ chức không gian tổng thể:

    – Tập trung thu hút đầu tư, phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội cho thành phố Sa Đéc theo hướng đầu mối vùng phía Nam sông Tiền;

    – Hệ thống giao thông đô thị: đầu tư xây dựng hoàn thiện đường từ nút giao thông phường Tân Quy Đông đến bến phà Sa Đéc-Miễu Trắng-cầu Cái Đôi, đường Trần Thị Nhượng, đường Nguyễn Sinh Sắc, đường Nguyễn Tất Thành, đường Phạm Hữu Lầu, đường Nguyễn Thị Minh Khai, đường vào khu liên hợp TDTT, đường Đào Duy Từ, đường vành đai đường ĐT.848,…

    – Hạ tầng xã hội: đầu tư xây dựng khu liên hợp thể dục thể thao, nhà ở xã hội, nhà cao tầng, trường học, trung tâm thương mại dịch vụ cao tầng, bến xe Sa Đéc đạt chuẩn loại II, hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt cho toàn đô thị, nhà máy xử lý chất thải rắn, mở rộng nghĩa trang, nhà tang lễ khu vực nội thị.

    – Phát triển các khu đô thị: Tái thiết đô thị tại khu dân cư khóm 3 phường 3, chỉnh trang khu đô thị tại phường An Hòa (khu dân cư An Hòa), mở rộng đô thị theo hướng giới hạn bởi các trục đường chính (vành đai đường ĐT.848, đường ĐT.848, đường ĐT.852 và đường QL.80).

    – Đến năm 2030: tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng đô thị, phát triển thành phố Sa Đéc theo các mục tiêu đô thị tăng trưởng xanh, cân bằng và bền vững. Tiếp tục thúc đẩy đầu tư phát triển đô thị mở rộng về phía Tây và phía Bắc theo định hướng quy hoạch chung, kết nối không gian đô thị với ĐT. Tân Dương, tạo thành cụm đô thị động lực cho Chuỗi đô thị và hành lang kinh tế ven sông Tiền. Trong điều kiện bối cảnh và nguồn lực thuận lợi, cân nhắc sát nhập TP. Sa Đéc, ĐT. Tân Dương một số khu vực đô thị ở ngoại vi thành phố để trở thành đô thị loại I.

    Thành phố Hồng Ngự

    Hồng Ngự nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Đồng Tháp, kết nối chặt chẽ với H. Hồng Ngự và H. Tân Hồng để phát huy vai trò vùng kinh tế biên giới phía Bắc của tỉnh.

    Hồng Ngự nằm ở thượng nguồn sông Tiền, cách TP. Cao Lãnh khoảng 55km về phía Tây Bắc, nằm trên các tuyến giao thông quốc gia và vùng quan trọng theo hướng Bắc – Nam (Quốc lộ 30, cao tốc Hồng Ngự – Trà Vinh, sông Tiền, sông Sở Thượng), hướng Đông – Tây (Quốc lộ N1, ĐT841, ĐT842, kênh Tân Thành – Lò Gạch, kênh Hồng Ngự – Vĩnh Hưng).

    Trên cơ sở tích hợp và kế thừa các định hướng quy hoạch cấp vùng và quốc gia, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đồng Tháp; sau khi rà soát quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội cấp huyện, các quy hoạch chuyên ngành cấp huyện (quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch nông thôn mới,…) đã được phê duyệt; cũng như căn cứ các mối liên hệ vùng, điều kiện tự nhiên, lợi thế, tiềm năng và bối cảnh phát triển địa phương, TP. Hồng Ngự thuộc Vùng phía Bắc: Vùng kinh tế biên giới thượng nguồn sông Tiền.

    Không gian tổng thể TP. Hồng Ngự được tổ chức với các tính chất chủ yếu:

    – Đô thị hạt nhân của Vùng kinh tế biên giới thượng nguồn sông Tiền;

    – Trung tâm công nghiệp tập trung, trung tâm thương mại dịch vụ của Khu kinh tế cửa khẩu phía Bắc tỉnh Đồng Tháp;

    – Trung tâm nuôi trồng thủy sản; trung tâm du lịch sinh thái của tỉnh Đồng Tháp;

    – Là cửa ngõ kết nối với Campuchia về kinh tế, giao lưu hàng hóa và an ninh quốc phòng.

    Định hướng tổ chức không gian tổng thể:

    – Đầu tư xây dựng, nâng cấp các tiêu chí còn thấp của thành phố Hồng Ngự theo tiêu chí đô thị loại III gồm: giao thông, tiêu thoát nước – thủy lợi, cây xanh, thu gom xử lý chất thải rắn – nghĩa trang;

    – Xây dựng mới hệ thống giao thông đô thị theo đồ án quy hoạch được duyệt. Cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông hiện hữu: đường Thiên Hộ Dương, đường Chu Văn An, đường ĐT.841, hệ thống đường đan liên ấp, đường nội bộ cụm dân cư,…

    – Nạo vét, khơi dòng, cải tạo luồng lạch. Xây dựng các tuyến kè dọc bờ sông Tiền ở khu vực trung tâm để bảo vệ chống sạt lở và tạo cảnh quan;

    – Xây dựng các công viên, hoa viên trong các khu dân cư nội thị hiện hữu;

    – Xây mới các khu vực chức năng, các hạng  mục trọng điểm được đề xuất theo quy hoạch, ưu tiên các dự án có tầm quan trọng, tác động đến chiến lược phát triển kinh tế của địa phương.

    – Đến năm 2030: Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng đô thị, phát triển thành phố Hồng Ngự theo các mục tiêu đô thị tăng trưởng xanh, cân bằng và bền vững. Tiếp tục thúc đẩy đầu tư phát triển đô thị mở rộng về phía Đông, phía Nam và phía Bắc theo định hướng quy hoạch chung, kết nối không gian đô thị với TT. Thường Thới Tiền, tạo thành cụm đô thị động lực cho Vùng kinh tế biên giới thượng nguồn sông Tiền. Trong điều kiện bối cảnh và nguồn lực thuận lợi, cân nhắc sát nhập TP. Hồng Ngự, TT. Thường Thới và một số khu vực đô thị ở ngoại vi thành phố để trở thành đô thị loại II.

    Huyện Cao Lãnh

    Huyện Cao Lãnh nằm ở trung tâm tỉnh Đồng Tháp, kết nối chặt chẽ với huyện Tháp Mười để phát huy vai trò vùng thủ phủ nông nghiệp – sinh thái của tỉnh.

    Trung tâm huyện Cao Lãnh cách TP. Cao Lãnh khoảng 8km về phía Đông. Huyện nằm ở bờ Bắc sông Tiền, nằm trên các tuyến giao thông quốc gia và vùng quan trọng theo hướng Tây Bắc – Đông Nam (Quốc lộ 30, cao tốc Hồng Ngự – Cao Lãnh – Trà Vinh, sông Tiền), hướng Đông Bắc – Tây Nam (Quốc lộ N2), hướng Đông – Tây (Quốc lộ 30B, ĐT846, ĐT857, kênh An Phong – Mỹ Hoà, kênh Nguyễn Văn Tiếp A, kênh Xáng Số 1 – Rạch Miễu), hướng Bắc – Nam (ĐT856, ĐT847, ĐT846B, ĐT850, Rạch Cần Lố, kênh Cái Bèo, kênh Đường Thét).

    Theo phương án tổ chức không gian gắn với phát triển kinh tế – xã hội vùng liên huyện, huyện Cao Lãnh thuộc Vùng trung tâm: Chuỗi đô thị và hành lang kinh tế sông Tiền và Vùng phía Đông Bắc: Vùng kinh tế sinh thái nông nghiệp trung tâm Đồng Tháp Mười.

    Trên cơ sở tích hợp và kế thừa các định hướng quy hoạch cấp vùng và quốc gia, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đồng Tháp; sau khi rà soát quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội cấp huyện, các quy hoạch chuyên ngành cấp huyện (quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch nông thôn mới,…) đã được phê duyệt; cũng như căn cứ các mối liên hệ vùng, điều kiện tự nhiên, lợi thế, tiềm năng và bối cảnh phát triển địa phương, huyện Cao Lãnh có thể phân thành 02 tiểu vùng phát triển. Cụ thể như sau:

    a) Tiểu vùng kinh tế sinh thái nông nghiệp phía Bắc

    Bao gồm toàn bộ địa giới hành chính các xã Gáo Giồng, Phương Thịnh, Ba Sao.

    Tính chất:

    – Xúc tiến hình thành các trung tâm kinh tế đổi mới hướng tới mục tiêu Tăng trưởng xanh (trung tâm nghiên cứu tre và sinh thái ngập nước tại Gáo Giồng);

    – Hình thành các cụm, cơ sở sản xuất công nghiệp quy mô nhỏ thúc đẩy chế biến nông sản, cung ứng vật tư và dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp;

    – Tăng cường liên kết, quảng bá du lịch sinh thái Gáo Giồng; bảo vệ môi trường và cảnh quan sinh thái nông nghiệp gắn với các điều kiện thuỷ văn, đa dạng sinh học đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười;

    b) Tiểu vùng đô thị và hành lang kinh tế phía Nam

    Bao gồm toàn bộ địa giới hành chính TT. Mỹ Thọ và các xã Phong Mỹ, Tân Nghĩa, Phương Trà, Nhị Mỹ, An Bình, Mỹ Thọ, Mỹ Hội, Mỹ Xương, Tân Hội Trung, Bình Hàng Trung, Bình Hàng Tây, Mỹ Long, Mỹ Hiệp, Bình Thạnh.

    Tính chất:

    – Củng cố và hình thành mới các vùng chuyên canh lúa, hoa màu, cây ăn trái, nuôi trồng thuỷ sản tập trung; ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ theo hướng hiện đại và bền vững, hướng tới thị trường xuất khẩu, đảm bảo tính đồng nhất, an toàn và nâng cao chất lượng sản phẩm;

    – Hình thành các khu, cụm công nghiệp dọc tuyến cao tốc An Hữu – Cao Lãnh theo hướng đa ngành: công nghiệp chế biến nông – thuỷ sản, công nghiệp nhẹ, công nghiệp phụ trợ, dịch vụ hậu cần, dịch vụ trung chuyển hàng hoá) thúc đẩy chế biến nông sản, cung ứng vật tư và dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp;

    – Phát triển hành lang đô thị TT. Mỹ Thọ – ĐT. Mỹ Long – ĐT. Mỹ Hiệp dựa trên động lực Quốc lộ 30 và tuyến cao tốc An Hữu – Cao Lãnh, trở thành trục động lực quan trọng của Chuỗi đô thị và hành lang kinh tế sông Tiền;

    – Thúc đẩy xây dựng nông thôn mới; nâng cao giá trị và quảng bá các sản phẩm nông nghiệp địa phương (xoài, sen, cam xoàn,…).

    – Tăng cường liên kết, quảng bá các không gian du lịch đặc trưng (du lịch sinh thái miệt vườn – làng bè Bình Thạnh, du lịch sinh thái – văn hoá – lịch sử Xẻo Quýt,…);

    Huyện Châu Thành

    Huyện Châu Thành nằm ở phía Đông Nam tỉnh Đồng Tháp, kết nối chặt chẽ với TP. Sa Đéc để phát huy vai trò cửa ngõ phía Đông Nam của tỉnh.

    Huyện Châu Thành có vị trí địa lý đặc biệt nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, cách TP. Cao Lãnh khoảng 45km về phía Đông Nam, nằm trên các tuyến giao thông quốc gia và vùng quan trọng theo hướng Đông – Tây (Quốc lộ 80, ĐT854, ĐT852, ĐT908, sông Tiền, kênh Lấp Vò – Sa Đéc), hướng Bắc – Nam (ĐT853, ĐT854, ĐT854B, kênh Mương Khai – Đốc Phủ Hiền, rạch Cần Thơ – Huyện Hàm, Rạch Nha Mân – Tư Tài, rạch Cái Tàu Hạ).

    Theo phương án tổ chức không gian gắn với phát triển kinh tế – xã hội vùng liên huyện, huyện Châu Thành thuộc Vùng trung tâm: Chuỗi đô thị và hành lang kinh tế sông Tiền và Vùng phía Tây Nam: Vùng kinh tế hậu cần ven sông Hậu.

    Trên cơ sở tích hợp và kế thừa các định hướng quy hoạch cấp vùng và quốc gia, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đồng Tháp; sau khi rà soát quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội cấp huyện, các quy hoạch chuyên ngành cấp huyện (quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch nông thôn mới,…) đã được phê duyệt; cũng như căn cứ các mối liên hệ vùng, điều kiện tự nhiên, lợi thế, tiềm năng và bối cảnh phát triển địa phương, huyện Châu Thành có thể phân thành 02 tiểu vùng phát triển. Cụ thể như sau:

    a) Tiểu vùng đô thị và hành lang kinh tế phía Bắc

    Bao gồm toàn bộ địa giới hành chính TT. Cái Tàu Hạ và các xã An Nhơn, An Hiệp, Tân Nhuận Đông, Tân Bình.

    Tính chất:

    – Phát triển đô thị dịch vụ Cái Tàu Hạ – Nha Mân trở thành đô thị cửa ngõ quan trọng phía Nam của tỉnh Đồng Tháp;

    – Củng cố và hình thành mới các vùng chuyên canh cây ăn trái, nuôi trồng thuỷ sản đặc biệt tại các xã cù lao (An Nhơn, An Hiệp); ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ theo hướng hiện đại và bền vững, kết hợp với khai thác du lịch để gia tăng nguồn thu kinh tế;

    – Hình thành các cụm, cơ sở sản xuất công nghiệp quy mô nhỏ (đặc biệt là CCN Tân Lập mở rộng) thúc đẩy chế biến nông sản, cung ứng vật tư và dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp;

    – Tăng cường liên kết, quảng bá du lịch sinh thái sông nước cồn An Hoà – cồn Bạch Viên.

    b) Tiểu vùng kinh tế hậu cần phía Nam

    Bao gồm toàn bộ địa giới hành chính các xã Tân Phú Trung, Tân Phú, Phú Long, Hoà Tân, An Khánh, An Phú Thuận, Phú Hựu.

    Tính chất:

    – Củng cố và hình thành mới các vùng chuyên canh lúa, khoai lang, hoa màu, cây ăn trái (nhãn, sầu riêng) quy mô lớn; ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ theo hướng hiện đại và bền vững, kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm;

    – Thúc đẩy xây dựng nông thôn mới; nâng cao giá trị và quảng bá các sản phẩm nông nghiệp địa phương (làm bột Tân Phú Trung, đan lát lục bình An Phú Thuận).

    – Hình thành các khu, cụm công nghiệp (đặc biệt là KCN Hoà Tân theo hướng đa ngành: sản xuất thức ăn gia súc, chế biến nông – thuỷ sản, công nghiệp nhẹ, công nghiệp phụ trợ) thúc đẩy chế biến nông sản, cung ứng vật tư và dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp, dịch vụ trung chuyển hàng hoá;

    – Đẩy mạnh đầu tư hạ tầng giao thông (ĐT852 nối dài, ĐT854, ĐT854B) kết nối chuỗi không gian Vùng kinh tế hậu cần ven sông Hậu với các đầu mối hạ tầng cấp vùng quan trọng (cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ, cầu Ô Môn) nhằm khai thác vùng dư địa phát triển lớn tại khu vực này.

    Huyện Hồng Ngự

    Huyện Hồng Ngự nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Đồng Tháp, kết nối chặt chẽ với TP. Hồng Ngự để phát huy vai trò cửa ngõ vùng kinh tế biên giới phía Bắc của tỉnh.

    Huyện Hồng Ngự nằm ở bờ Bắc thượng nguồn sông Tiền, cách TP. Cao Lãnh khoảng 65km về phía Tây Bắc, nằm trên các tuyến giao thông quốc gia và vùng quan trọng theo hướng Đông – Tây (Quốc lộ N1, ĐT841, sông Tiền, sông Sở Thượng, kênh Tứ Thường, kênh Tứ Thường 2), hướng Bắc – Nam (sông Cái Vừng, sông nhánh Cù lao Tây – Cù lao Ma).

    Trên cơ sở tích hợp và kế thừa các định hướng quy hoạch cấp vùng và quốc gia, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đồng Tháp; sau khi rà soát quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội cấp huyện, các quy hoạch chuyên ngành cấp huyện (quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch nông thôn mới,…) đã được phê duyệt; cũng như căn cứ các mối liên hệ vùng, điều kiện tự nhiên, lợi thế, tiềm năng và bối cảnh phát triển địa phương, huyện Hồng Ngự thuộc Vùng phía Bắc: Vùng kinh tế biên giới thượng nguồn sông Tiền.

    Không gian tổng thể H. Hồng Ngự được tổ chức với các tính chất và định hướng chủ yếu:

    – Thúc đẩy không gian kinh tế biên giới (công nghiệp, dịch vụ hậu cần, dịch vụ hải quan, phi thuế quan) gắn với động lực từ cửa khẩu quốc tế Thường Phước kết nối với đường Xuyên Á; gắn kết các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ an ninh quốc phòng;

    – Củng cố và hình thành mới các vùng chuyên canh lúa, hoa màu (đặc biệt là vùng trồng rau sạch công nghệ cao ở xã Long thuận), nuôi trồng thuỷ sản quy mô lớn theo các mô hình lúa – cá, lúa – tôm; ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ theo hướng hiện đại và bền vững, hướng tới thị trường xuất khẩu, đảm bảo tính đồng nhất, an toàn và nâng cao chất lượng sản phẩm;

    – Hình thành các khu, cụm công nghiệp (đặc biệt là KCN Thường Phước theo hướng đa ngành: sản xuất thức ăn gia súc, chế biến nông – thuỷ sản, công nghiệp nhẹ, công nghiệp phụ trợ) thúc đẩy chế biến nông sản, cung ứng vật tư và dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp, dịch vụ trung chuyển hàng hoá;

    – Phát triển hành lang đô thị sinh thái thượng nguồn sông Tiền TT. Thường Thới Tiền – ĐT. Thường Phước kết nối với không gian phát triển phía Tây của TP. Hồng Ngự, trở thành trục động lực quan trọng của Khu kinh tế cửa khẩu phía Bắc tỉnh Đồng Tháp;

    – Thúc đẩy xây dựng nông thôn mới; nâng cao giá trị và quảng bá các sản phẩm nông nghiệp địa phương (khăn choàng dệt Long Khánh, cụm du lịch làng nghề Bùi Thanh Thuỷ,…).

    – Tăng cường liên kết, quảng bá các không gian du lịch đặc trưng, đặc biệt là chuỗi không gian du lịch sinh thái Cồn Chính Sách – Cù lao Long Khánh – Cù lao Long Thuận.

    Huyện Lai Vung

    Huyện Lai Vung nằm ở phía Nam tỉnh Đồng Tháp, kết nối chặt chẽ với H. Châu Thành để phát huy vai trò cửa ngõ phía Nam của tỉnh.

    Huyện Lai Vung nằm ở bờ Bắc sông Hậu, cách TP. Cao Lãnh khoảng 25km về phía Nam, nằm trên các tuyến giao thông quốc gia và vùng quan trọng theo hướng Tây Bắc – Đông Nam (Quốc lộ 80, Quốc lộ 54, ĐT852, ĐT849B, sông Hậu), hướng Đông Bắc – Tây Nam (ĐT849, ĐT851, ĐT853B, ĐT853, kênh Mương Khai – Đốc Phủ Hiền, kênh Dương Hoà – Long Thắng).

    Theo phương án tổ chức không gian gắn với phát triển kinh tế – xã hội vùng liên huyện, huyện Lai Vung thuộc Vùng trung tâm: Chuỗi đô thị và hành lang kinh tế sông Tiền và Vùng phía Tây Nam: Vùng kinh tế hậu cần ven sông Hậu.

    Trên cơ sở tích hợp và kế thừa các định hướng quy hoạch cấp vùng và quốc gia, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đồng Tháp; sau khi rà soát quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội cấp huyện, các quy hoạch chuyên ngành cấp huyện (quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch nông thôn mới,…) đã được phê duyệt; cũng như căn cứ các mối liên hệ vùng, điều kiện tự nhiên, lợi thế, tiềm năng và bối cảnh phát triển địa phương, huyện Lai Vung có thể phân thành 02 tiểu vùng phát triển. Cụ thể như sau:

    a) Tiểu vùng đô thị và hành lang kinh tế phía Bắc

    Bao gồm toàn bộ địa giới hành chính các xã Tân Dương, Hoà Thành.

    Tính chất:

    – Phát triển vùng chuyên canh hoa kiểng, rau màu, cây ăn trái gắn với các trung tâm chế biến thực phẩm, nghiên cứu điều chế hương dược liệu; hướng tới liên kết sản xuất với vùng hoa nguyên liệu tại TP. Sa Đéc;

    – Tiếp tục củng cố xây dựng nông thôn mới, đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật phục vụ đô thị;

    – Chỉnh trang kiến trúc cảnh quan khu vực trung tâm đô thị Tân Dương; hình thành các khu chức năng đô thị rõ nét, gắn với các trục không gian chính của đô thị, kết nối hài hoà với các khu sản xuất, không gian nông thôn và các vùng sản xuất nông nghiệp;

    – Đẩy mạnh đầu tư hạ tầng giao thông (ĐT851 nối dài, ĐT852B, đường Ven Sông Tiền) kết nối ĐT. Tân Dương với TP. Sa Đéc, trở thành trung tâm đô thị mới và cửa ngõ phía Tây của TP. Sa Đéc.

    b) Tiểu vùng kinh tế hậu cần phía Nam

    Bao gồm toàn bộ địa giới hành chính TT. Lai Vung và các xã Long Hậu, Hoà Long, Long Thắng, Tân Phước, Tân Thành, Vĩnh Thới, Tân Hoá, Định Hoà, Phong Hoà.

    Tính chất:

    – Củng cố và hình thành mới các vùng chuyên canh lúa, hoa màu, cây ăn trái (quýt hồng, cam xoàn, bưởi) quy mô lớn; ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ theo hướng hiện đại và bền vững, kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm;

    – Hình thành các khu, cụm công nghiệp (đặc biệt là KCN Sông Hậu, CCN Vĩnh Thới, CCN Phong Hoà theo hướng đa ngành: sản xuất thức ăn gia súc, chế biến nông – thuỷ sản, công nghiệp nhẹ, công nghiệp phụ trợ) thúc đẩy chế biến nông sản, cung ứng vật tư và dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp, dịch vụ trung chuyển hàng hoá;

    – Phát triển các điểm đô thị dịch vụ công nghiệp ven sông Tiền (ĐT. Tân Thành, ĐT. Phong Hoà) dựa trên cấu trúc dân cư nông thôn hiện hữu; thúc đẩy xây dựng nông thôn mới, nâng cao giá trị và quảng bá các sản phẩm nông nghiệp địa phương (quýt hồng Lai Vung, nem Lai Vung);

    – Đẩy mạnh đầu tư hạ tầng giao thông (ĐT849B, ĐT851, ĐT853B) kết nối chuỗi không gian Vùng kinh tế hậu cần ven sông Hậu với các đầu mối hạ tầng cấp vùng quan trọng (Quốc lộ N2, Quốc lộ 80, cầu Ô Môn) nhằm khai thác vùng dư địa phát triển lớn tại khu vực này.

    Huyện Lấp Vò

    Huyện Lấp Vò nằm ở phía Nam tỉnh Đồng Tháp, đóng vai trò cửa ngõ đường bộ – đường thuỷ phía Tây Nam của tỉnh.

    Huyện Lấp Vò có vị trí địa lý đặc biệt nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, cách TP. Cao Lãnh khoảng 27km về phía Tây Nam, nằm trên các tuyến giao thông quốc gia và vùng quan trọng theo hướng Đông – Tây (Quốc lộ 80, Quốc lộ 80B, Quốc lộ 54, ĐT848, ĐT852B, ĐT849B, sông Xáng – Lấp Vò), hướng Đông Bắc – Tây Nam (Quốc lộ N2, ĐT848B, ĐT849).

    Theo phương án tổ chức không gian gắn với phát triển kinh tế – xã hội vùng liên huyện, huyện Lấp Vò thuộc Vùng trung tâm: Chuỗi đô thị và hành lang kinh tế sông Tiền và Vùng phía Tây Nam: Vùng kinh tế hậu cần ven sông Hậu.

    Trên cơ sở tích hợp và kế thừa các định hướng quy hoạch cấp vùng và quốc gia, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đồng Tháp; sau khi rà soát quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội cấp huyện, các quy hoạch chuyên ngành cấp huyện (quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch nông thôn mới,…) đã được phê duyệt; cũng như căn cứ các mối liên hệ vùng, điều kiện tự nhiên, lợi thế, tiềm năng và bối cảnh phát triển địa phương, huyện Lấp Vò có thể phân thành 02 tiểu vùng phát triển. Cụ thể như sau:

    a) Tiểu vùng đô thị và hành lang kinh tế phía Bắc

    Bao gồm toàn bộ địa giới hành chính các xã Mỹ An Hưng A, Mỹ An Hưng B, Tân Mỹ, Tân Khánh Trung, Long Hưng A.

    Tính chất:

    – Củng cố và hình thành mới các vùng chuyên canh lúa gạo, hoa kiểng, rau màu quy mô lớn; ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ theo hướng hiện đại và bền vững, hướng tới thị trường xuất khẩu, đảm bảo tính đồng nhất, an toàn và nâng cao chất lượng sản phẩm;

    – Hình thành các khu, cụm công nghiệp (đặc biệt là KCN Tân Mỹ theo hướng đa ngành: sản xuất thức ăn gia súc, chế biến nông – thuỷ sản, công nghiệp nhẹ, công nghiệp phụ trợ) thúc đẩy chế biến nông sản, cung ứng vật tư và dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp, dịch vụ trung chuyển hàng hoá;

    – Phát triển chuỗi đô thị công nghiệp – dịch vụ – du lịch ĐT. Tân Mỹ – ĐT. Tân Khánh Trung – ĐT. Long Hưng A trở thành cụm động lực quan trọng, đóng vai trò bản lề kết nối giữa TP. Cao Lãnh và TP. Sa Đéc;

    – Tăng cường liên kết, quảng bá các không gian du lịch đặc trưng (du lịch nông nghiệp sinh thái sông nước Mỹ An Hưng A – Mỹ An Hưng B, du lịch văn hoá – tâm linh Long Hưng A,…);

    – Thúc đẩy giao thông thuỷ kết hợp với dịch vụ du lịch đường sông ven sông Tiền, kênh Thầy Lâm (trải nghiệm văn hoá, nông nghiệp, ẩm thực, nghệ thuật dân gian,…).

    b) Tiểu vùng kinh tế hậu cần phía Nam

    Bao gồm toàn bộ địa giới hành chính TT. Lấp Vò và các xã Hội An Đông, Bình Thạnh Trung, Bình Thành, Định An, Định Yên, Vĩnh Thạnh, Long Hưng B.

    Tính chất:

    – Phát triển cụm kinh tế hậu cần ven sông Hậu trở thành trung tâm đầu mối hậu cần trung chuyển, công nghiệp chế biến cấp vùng (đầu mối giao thông, dịch vụ kho bãi, công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm, thương mại dịch vụ);

    – Thúc đẩy các không gian nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt ven sông Hậu theo hướng chuyên canh, ứng dụng công nghệ cao;

    – Phát triển chuỗi đô thị công nghiệp – dịch vụ – du lịch TT. Lấp Vò – ĐT. Định Yên – ĐT. Bình Thành – ĐT. Vĩnh Thạnh trở thành cụm đô thị động lực cho Vùng kinh tế hậu cần ven sông Hậu; làm nền tảng để nâng cấp Lấp Vò trở thành thị xã;

    – Thúc đẩy xây dựng nông thôn mới; nâng cao giá trị và quảng bá các sản phẩm nông nghiệp địa phương (chiếu Định Yên, thớt Định An, chổi lông gà Bình Thành,…).

    Huyện Tam Nông

    Huyện Tam Nông nằm ở phía Bắc tỉnh Đồng Tháp, cùng với huyện Thanh Bình đóng vai trò chuyển tiếp giữa vùng kinh tế biên giới phía Bắc và vùng nông nghiệp – sinh thái Đồng Tháp Mười.

    Huyện Tam Nông cách TP. Cao Lãnh khoảng 35km về phía Bắc, nằm trên các tuyến giao thông quốc gia và vùng quan trọng theo hướng Tây Bắc – Đông Nam (Quốc lộ 30, cao tốc Hồng Ngự – Trà Vinh, ĐT843, ĐT845, sông Tiền, kênh 2/9 – Đốc Vàng Thượng, kênh Kháng Chiến, kênh Phú Hiệp, kênh Phú Đức, kênh Tân Công Sính 1, kênh Phước Xuyên); hướng Đông – Tây (ĐT M15, ĐT844, kênh An Bình, kênh Đồng Tiến); hướng Đông Bắc – Tây Nam (ĐT855).

    Theo phương án tổ chức không gian gắn với phát triển kinh tế – xã hội vùng liên huyện, huyện Tam Nông thuộc Vùng trung tâm: Chuỗi đô thị và hành lang kinh tế sông Tiền và Vùng phía Đông Bắc: Vùng kinh tế sinh thái nông nghiệp trung tâm Đồng Tháp Mười.

    Trên cơ sở tích hợp và kế thừa các định hướng quy hoạch cấp vùng và quốc gia, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đồng Tháp; sau khi rà soát quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội cấp huyện, các quy hoạch chuyên ngành cấp huyện (quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch nông thôn mới,…) đã được phê duyệt; cũng như căn cứ các mối liên hệ vùng, điều kiện tự nhiên, lợi thế, tiềm năng và bối cảnh phát triển địa phương, huyện Tam Nông có thể phân thành 02 tiểu vùng phát triển. Cụ thể như sau:

    a) Tiểu vùng đô thị và hành lang kinh tế phía Tây

    Bao gồm toàn bộ địa giới hành chính các xã An Hoà, An Long, Phú Ninh.

    Tính chất:

    – Hình thành các khu, cụm công nghiệp dọc tuyến cao tốc Hồng Ngự – Cao Lãnh – Trà Vinh (đặc biệt là CCN Phú Thành A theo hướng đa ngành: công nghiệp chế biến nông – thuỷ sản, công nghiệp nhẹ, công nghiệp phụ trợ, dịch vụ hậu cần, dịch vụ trung chuyển hàng hoá) thúc đẩy chế biến nông sản, cung ứng vật tư và dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp;

    – Phát triển chuỗi đô thị ĐT. An Long, ĐT. Phú Thành A trở thành các đô thị dịch vụ công nghiệp gắn với các trục giao thông thuỷ – bộ quan trọng của vùng (Quốc lộ 30, Quốc lộ 30C, kênh Đồng Tiền).

    b) Tiểu vùng trung tâm huyện và kinh tế sinh thái nông nghiệp ở phía Đông

    Bao gồm toàn bộ địa giới hành chính TT. Tràm Chim và các xã Phú Thành B, Phú Thành A, Phú Thọ, Phú Hiệp, Phú Đức, Tân Công Sính, Hoà Bình, Phú Cường.

    Tính chất:

    – Củng cố và hình thành mới các vùng chuyên canh lúa, hoa màu, nuôi trồng thuỷ sản tập trung theo mô hình lúa – cá, lúa – tôm; ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ theo hướng hiện đại và bền vững, hướng tới thị trường xuất khẩu, đảm bảo tính đồng nhất, an toàn và nâng cao chất lượng sản phẩm;

    – Xúc tiến hình thành các trung tâm kinh tế đổi mới hướng tới mục tiêu Tăng trưởng xanh (trung tâm nghiên cứu bảo tồn và dự trữ sinh quyển ngập nước tại Tràm Chim, trung tâm nghiên cứu năng lượng tái tạo tại Hoà Bình);

    – Hình thành các cụm, cơ sở sản xuất công nghiệp quy mô nhỏ (CCN Phú Hiệp, CCN Phú Cường) thúc đẩy chế biến nông sản, cung ứng vật tư và dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp;

    – Thúc đẩy xây dựng nông thôn mới; nâng cao giá trị và quảng bá các sản phẩm nông nghiệp địa phương (lúa, sen, mật ong, kiệu, cá khô,…);

    – Phát triển chuỗi đô thị sinh thái TT. Tràm Chim – ĐT. Hoà Bình kết nối với hệ thống đô thị huyện Tháp Mười trở thành trục động lực phát triển đô thị – dịch vụ – du lịch quan trọng của Tiểu vùng kinh tế sinh thái nông nghiệp Đồng Tháp Mười;

    – Tăng cường liên kết, quảng bá du lịch sinh thái Tràm Chim; bảo vệ môi trường và cảnh quan sinh thái nông nghiệp gắn với các điều kiện thuỷ văn, đa dạng sinh học đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười.

    Huyện Tân Hồng

    Huyện Tân Hồng nằm ở phía Bắc tỉnh Đồng Tháp, kết nối chặt chẽ với TP. Hồng Ngự và H. Tân Hồng để phát huy vai trò cửa ngõ vùng kinh tế biên giới phía Bắc của tỉnh.

    Huyện Tân Hồng là huyện nằm sâu trong đất liền, không giáp sông lớn; cách TP. Cao Lãnh khoảng 65km về phía Bắc, nằm trên các tuyến giao thông quốc gia và vùng quan trọng theo hướng Đông – Tây (Quốc lộ N1, ĐT845, ĐT842, kênh Tân Thành – Lò Gạch, kênh Hồng Ngự – Vĩnh Hưng); hướng Tây Bắc – Đông Nam (Quốc lộ 30, ĐT845, kênh Tân Công Chí, kênh Sa Rài, kênh Tân Thành).

    Theo phương án tổ chức không gian gắn với phát triển kinh tế – xã hội vùng liên huyện, huyện Tân Hồng thuộc Vùng phía Bắc: Vùng kinh tế biên giới thượng nguồn sông Tiền và Vùng phía Đông Bắc: Vùng kinh tế sinh thái nông nghiệp trung tâm Đồng Tháp Mười.

    Trên cơ sở tích hợp và kế thừa các định hướng quy hoạch cấp vùng và quốc gia, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đồng Tháp; sau khi rà soát quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội cấp huyện, các quy hoạch chuyên ngành cấp huyện (quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch nông thôn mới,…) đã được phê duyệt; cũng như căn cứ các mối liên hệ vùng, điều kiện tự nhiên, lợi thế, tiềm năng và bối cảnh phát triển địa phương, huyện Tân Hồng có thể phân thành 02 tiểu vùng phát triển. Cụ thể như sau:

    a) Tiểu vùng kinh tế biên giới phía Bắc

    Bao gồm toàn bộ địa giới hành chính TT. Sa Rài và các xã Bình Phú, Tân Hộ Cơ, Thông Bình, Tân Công Chí, Tân Thành B, Tân Thành A.

    Tính chất:

    – Thúc đẩy không gian kinh tế biên giới (công nghiệp, dịch vụ hậu cần, dịch vụ hải quan, phi thuế quan) gắn với động lực từ cửa khẩu quốc tế Dinh Bà kết nối với đường Xuyên Á;

    – Củng cố các vùng chuyên canh nuôi trồng thuỷ sản quy mô lớn hướng tới thị trường xuất khẩu, đảm bảo tính đồng nhất, an toàn và nâng cao chất lượng sản phẩm;

    – Hình thành các khu, cụm công nghiệp (đặc biệt là KCN Tân Thành B theo hướng đa ngành: sản xuất thức ăn gia súc, chế biến nông – thuỷ sản, công nghiệp nhẹ, công nghiệp phụ trợ) gắn với dịch vụ trung chuyển hàng hoá trong nước và quốc tế thông qua hệ thống cảng, cửa khẩu;

    – Phát triển hành lang đô thị sinh thái TT. Sa Rài – ĐT. Dinh Bà kết nối với không gian phát triển phía Đông của TP. Hồng Ngự, trở thành trục động lực quan trọng của Khu kinh tế cửa khẩu phía Bắc tỉnh Đồng Tháp;

    – Phát triển nông nghiệp sinh thái gắn với chương trình nông thôn mới; thúc đẩy nâng cao giá trị và quảng bá các sản phẩm nông nghiệp địa phương (mắm, khô cá, khô trâu, gạo, bánh tráng,…).

    b) Tiểu vùng kinh tế sinh thái nông nghiệp phía Nam

    Bao gồm toàn bộ địa giới hành chính các xã An Phước, Tân Phước.

    Tính chất:

    – Phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp khu vực biên giới ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ theo hướng hiện đại và bền vững, gắn với bảo vệ an ninh quốc phòng;

    – Hình thành các cụm, cơ sở sản xuất công nghiệp quy mô nhỏ (đặc biệt là CCN Tân Phước) thúc đẩy chế biến nông sản, cung ứng vật tư và dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp;

    – Bảo vệ môi trường và cảnh quan sinh thái nông nghiệp gắn với các điều kiện thuỷ văn, đa dạng sinh học đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười.

    Huyện Thanh Bình

    Huyện Thanh Bình nằm ở phía Tây tỉnh Đồng Tháp, cùng với huyện Tam Nông đóng vai trò chuyển tiếp giữa vùng kinh tế biên giới phía Bắc và vùng nông nghiệp – sinh thái Đồng Tháp Mười.

    Huyện Thanh Bình cách TP. Cao Lãnh khoảng 20km về phía Tây Bắc. Lãnh thổ huyện gồm 02 khu vực: khu vực các xã đất liền và khu vực các xã thuộc Cù lao Tây. Huyện nằm trên các tuyến giao thông quốc gia và vùng quan trọng theo hướng Tây Bắc – Đông Nam (Quốc lộ 30, cao tốc Hồng Ngự – Trà Vinh, sông Tiền, kênh 2/9 – Đốc Vàng Thượng, kênh Kháng Chiến); hướng Đông Bắc – Tây Nam (ĐT843, ĐT855, kênh Đốc Vàng Hạ – Đường Gạo, kênh Bình Thành 4).

    Theo phương án tổ chức không gian gắn với phát triển kinh tế – xã hội vùng liên huyện, huyện Thanh Bình thuộc Vùng trung tâm: Chuỗi đô thị và hành lang kinh tế sông Tiền và Vùng phía Đông Bắc: Vùng kinh tế sinh thái nông nghiệp trung tâm Đồng Tháp Mười.

    Trên cơ sở tích hợp và kế thừa các định hướng quy hoạch cấp vùng và quốc gia, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đồng Tháp; sau khi rà soát quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội cấp huyện, các quy hoạch chuyên ngành cấp huyện (quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch nông thôn mới,…) đã được phê duyệt; cũng như căn cứ các mối liên hệ vùng, điều kiện tự nhiên, lợi thế, tiềm năng và bối cảnh phát triển địa phương, huyện Thanh Bình có thể phân thành 02 tiểu vùng phát triển. Cụ thể như sau:

    a) Tiểu vùng đô thị và hành lang kinh tế phía Tây

    Bao gồm toàn bộ địa giới hành chính TT. Thanh Bình và các xã An Phong, Phú Lợi, Tân Phú, Bình Thành, và các xã thuộc Cù lao Tây (xã Tân Hoà, Tân Huề, Tân Quới, Tân Bình, Tân Long).

    Tính chất:

    – Củng cố và hình thành mới các vùng chuyên canh cây ăn trái, nuôi trồng thuỷ sản đặc biệt tại các xã cù lao Tây (Tân Hoà, Tân Huề, Tân Quới, Tân Bình, Tân Long); ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ theo hướng hiện đại và bền vững, kết hợp với khai thác du lịch để gia tăng nguồn thu kinh tế;

    – Hình thành các cụm, cơ sở sản xuất công nghiệp quy mô vừa và nhỏ dọc theo Quốc lộ 30 (đặc biệt là CCN An Phong, CCN Tân Thạnh theo hướng đa ngành: công nghiệp chế biến nông – thuỷ sản, công nghiệp nhẹ, công nghiệp phụ trợ, dịch vụ hậu cần, dịch vụ trung chuyển hàng hoá) thúc đẩy chế biến nông sản, cung ứng vật tư và dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp;

    – Phát triển chuỗi đô thị ĐT. An Phong, ĐT. Tân Thạnh, TT. Thanh Bình, ĐT. Bình Thành trở thành các đô thị dịch vụ công nghiệp gắn với các trục giao thông thuỷ – bộ quan trọng của vùng (Quốc lộ 30, sông Tiền).

    b) Tiểu vùng kinh tế sinh thái nông nghiệp ở phía Đông

    Bao gồm toàn bộ địa giới hành chính các xã Tân Mỹ, Bình Tấn.

    Tính chất:

    – Củng cố và hình thành mới các vùng chuyên canh lúa, hoa màu, nuôi trồng thuỷ sản tập trung theo mô hình lúa – cá, lúa – tôm; ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ theo hướng hiện đại và bền vững, hướng tới thị trường xuất khẩu, đảm bảo tính đồng nhất, an toàn và nâng cao chất lượng sản phẩm;

    – Thúc đẩy xây dựng nông thôn mới; nâng cao giá trị và quảng bá các sản phẩm nông nghiệp địa phương (lúa, sen, ớt,…);

    – Đẩy mạnh đầu tư hạ tầng giao thông (ĐT857, ĐT855) thúc đẩy liên kết với các huyện lân cận trong chuỗi không gian Vùng kinh tế sinh thái nông nghiệp trung tâm Đồng Tháp Mười nhằm khai thác vùng dư địa phát triển lớn tại khu vực này, rút ngắn khoảng cách phát triển của các xã vùng sâu;

    – Bảo vệ môi trường và cảnh quan sinh thái nông nghiệp gắn với các điều kiện thuỷ văn, đa dạng sinh học đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười.

    Huyện Tháp Mười

    Huyện Tháp Mười nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Đồng Tháp, kết nối chặt chẽ với huyện Cao Lãnh để phát huy vai trò vùng thủ phủ nông nghiệp – sinh thái của tỉnh.

    Huyện Tháp Mười là huyện nằm sâu trong đất liền, không giáp sông lớn; cách TP. Cao Lãnh khoảng 30km về phía Đông Bắc, nằm trên các tuyến giao thông quốc gia và vùng quan trọng theo hướng Tây Bắc – Đông Nam (ĐT845, kênh 4 Bis), hướng Đông – Tây (Quốc lộ 30B, Quốc lộ 30C, ĐT857, ĐT846, kênh Đồng Tiến, kênh An Phong – Mỹ Hoà, kênh Nguyễn Văn Tiếp A).

    Trên cơ sở tích hợp và kế thừa các định hướng quy hoạch cấp vùng và quốc gia, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đồng Tháp; sau khi rà soát quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội cấp huyện, các quy hoạch chuyên ngành cấp huyện (quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch nông thôn mới,…) đã được phê duyệt; cũng như căn cứ các mối liên hệ vùng, điều kiện tự nhiên, lợi thế, tiềm năng và bối cảnh phát triển địa phương, huyện Tháp Mười thuộc Vùng phía Đông Bắc: Vùng kinh tế sinh thái nông nghiệp trung tâm Đồng Tháp Mười.

    Không gian tổng thể H. Tháp Mười được tổ chức với các tính chất và định hướng chủ yếu:

    – Củng cố và hình thành mới các vùng chuyên canh lúa,hoa màu, nuôi trồng thuỷ sản quy mô lớn theo các mô hình lúa – cá, lúa – tôm; hướng tới thị trường xuất khẩu, đảm bảo tính đồng nhất, an toàn và nâng cao chất lượng sản phẩm;

    – Hình thành các khu, cụm công nghiệp (đặc biệt là KCN Tân Kiều theo hướng đa ngành: sản xuất thức ăn gia súc, chế biến nông – thuỷ sản, công nghiệp nhẹ, công nghiệp phụ trợ) thúc đẩy chế biến nông sản, cung ứng vật tư và dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp, dịch vụ trung chuyển hàng hoá;

    – Xúc tiến hình thành các trung tâm kinh tế đổi mới hướng tới mục tiêu Tăng trưởng xanh (trung tâm nghiên cứu về nước tại Gáo Giồng, trung tâm nghiên cứu năng lượng tái tạo tại Trường Xuân, trung tâm nghiên cứu khảo cổ – bảo tồn tại Gò Tháp,…);

    – Phát triển chuỗi đô thị sinh thái ĐT. Thanh Mỹ – TT. Mỹ An – ĐT. Mỹ Hoà – ĐT. Trường Xuân kết nối với hệ thống đô thị huyện Tam Nông trở thành trục động lực phát triển đô thị – dịch vụ – du lịch quan trọng của Tiểu vùng kinh tế sinh thái nông nghiệp Đồng Tháp Mười;

    – Thúc đẩy xây dựng nông thôn mới; nâng cao giá trị và quảng bá các sản phẩm nông nghiệp địa phương (sen, xoài, nhãn lồng).

    – Tăng cường liên kết, quảng bá các không gian du lịch đặc trưng (du lịch sinh thái Đồng Sen, du lịch văn hoá – khảo cổ Gò Tháp, Thiền viện Trúc Lâm…)

    – Bảo vệ môi trường và cảnh quan sinh thái nông nghiệp gắn với các điều kiện thuỷ văn, đa dạng sinh học đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười.

    Hồ sơ QH tỉnh Đồng Tháp 2030

    Tổng hợp bởi Duan24h.net

    (Quy hoạch vùng huyện tỉnh Đồng Tháp : Cao Lãnh, Sa Đéc, Hồng Ngự, Châu Thành, Hồng Ngự, Lai Vung, Lấp Vò, Tam Nông, Tân Hồng, Thanh Bình, Tháp Mười.)

    Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
    TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
    | FACEBOOK
    Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

    Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
    LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây