Quyền sử dụng đất là tài sản đặc biệt nhưng không phải quyền sở hữu

101
Quyền sử dụng đất không phải quyền sở hữu
Quyền sử dụng đất không phải quyền sở hữu

Quyền sử dụng đất là một loại tài sản và hàng hóa đặc biệt nhưng không phải là quyền sở hữu… là nội dung theo Nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XIII.

Quyền sử dụng đất theo đúng nghĩa

Ban Chấp hành T.Ư vừa ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XIII về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”.

Trong đó, nghị quyết nêu rõ: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu thông qua việc quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng và quy định thời hạn sử dụng đất; quyết định giá đất; quyết định chính sách điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất không phải do người sử dụng đất tạo ra”.

Bên cạnh đó, quyền sử dụng đất là một loại tài sản và hàng hóa đặc biệt nhưng không phải là quyền sở hữu; quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được pháp luật bảo hộ. Người sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được Nhà nước giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai; không điều chỉnh lại đất nông nghiệp đã giao cho hộ gia đình, cá nhân; kịp thời có chính sách phù hợp để đất nông nghiệp được khai thác, sử dụng với hiệu quả cao nhất.

Cũng theo nghị quyết, thể chế, chính sách về đất đai phải được hoàn thiện đồng bộ và phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Có chính sách phù hợp với từng đối tượng, loại hình sử dụng đất để khơi dậy tiềm năng, phát huy cao nhất giá trị nguồn lực đất đai; kiên quyết khắc phục tình trạng tham nhũng, tiêu cực, khiếu kiện về đất đai, đầu cơ và sử dụng đất đai lãng phí.

Theo báo Thanh Niên

Quyền sở hữu, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt là gì ?

Quyền sở hữu là một phạm trù pháp lý phản ánh các quan hệ sở hữu trong một chế độ nhất định, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ sở hữu trong xã hội. Về nội dung, quyền sở hữu bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt đối với tài sản của chủ thể sở hữu hặc người không phải chủ sở hữu nhưng được ủy quyền đối với tài sản. Trong đó:

– Quyền chiếm hữu:

Theo Bộ luật dân sự 2015 thì quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản. Tùy vào những trường hợp cụ thể mà có thể chia quyền chiếm hữu ra làm 2 trường hợp: người chiếm hữu đồng thời là người sở hữu tài sản hoặc trường hợp người chiếm hữu không phải chủ sở hữu của tài sản.

Nhà ở xã hội TP mới Bình Dương ✅, LOẠI THẤP TẦNG (1 TRỆT, 1 LẦU GỒM ĐẤT) hỗ trợ tư vấn làm hồ sơ trả góp lãi suất 4,8%/năm qua Ngân hàng chính sách, liên hệ 0888 266 898 (Ms Ngoan, cập nhật lúc 09:25 PM, 19/04/2024)


– Quyền sử dụng:

Điều 189 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Quyền sử dụng tài sản là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lời, cổ tức từ tài sản..Cũng trong những trường hợp cụ thể mà chia ra quyền sử dụng tài sản đối với chủ sở hữu hoặc quyền sở hữu đối với người không phải chủ sở hữu tài sản. Như vậy, sử dụng tài sản là một trong những quyền năng quan trọng và có ý nghĩa thực tế của chủ sở hữu. Chủ sở hữu hoàn toàn có toàn quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức của tài sản theo cách thức và mục đích sử dụng tài sản theo ý chí của mình: sử dụng hoặc không sử dụng tài sản, trực tiếp khai thác công dụng tự nhiên của tài sản hoặc để cho người khác sử dụng thông qua các giao dịch dân sự như hợp đồng cho thuê, cho mượn.

– Quyền định đoạt: 

Theo Điều 192 Bộ luật Dân sự mới nhất  quy định: quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu hoặc từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản (mua, bán, chuyển quyền sử dụng…). Đây cũng là một trong những quyền quan trọng mang tính chất quyết định về sự tồn tại hay không của tài sản, khẳng định quyền sơ hữu hay không của chủ thể và cũng có khả năng quyết định tài sản. Quyền định đoạt không có ý nghĩa tuyệt đối mà trong những trường hợp cụ thể, quyên này vẫn có sự hạn chế nhất định:

Điều 196 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định các trường hợp hạn chế quyền định đoạt cụ thể.

Như vậy, Bộ luật Dân sự năm 2015 không quy định trong ba quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt quyền nào là quan trọng nhất. Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt là ba quyền khác nhau và không tách rời nhau trong suốt quá trình thực hiện quyền sở hữu của chủ sở hữu đối với tài sản. Do đó, không thể khẳng định quyền nào là quan trọng nhất trong ba quyền, cả ba quyền cùng được thực hiện mới đảm bảo lợi ích cho chủ sở hữu.

Tổng hợp bởi Duan24h.net

4.8/5 - (5 bình chọn)

Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
| FACEBOOK
Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

Dữ liệu được chúng tôi cập nhật liên tục và chia sẻ (tải về) miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng OCB / Số TK : 0017107777799999 / Chủ TK : Lê Quang Khải
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0813 830 830 hoặc quét mã QR dưới đây:

Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

Bài trướcTrách nhiệm hình sự tội cho vay nặng lãi, có nên báo công an ?
Bài tiếp theoQuy hoạch giao thông tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây